Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.1 KB, 4 trang )
I. Lực ma sát trượt
1. Độ lớn của lực ma sát trượt:
Thí nghiệm: Móc lực kế vào một khúc gỗ hình chữ nhật đặt trên bàn rồi kéo theo
phương ngang cho khúc gỗ chuyển động gần như thẳng đều (h.13.1). Khi ấy, lực kế
chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật. Ta làm như thế vài lần, mỗi lần ghi
giá trị mà lực kế chỉ. Sau đó lấy giá trị trung bình làm độ lớn của lực ma sát trượt.
2. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào
Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:
a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3. Hệ số ma sát trượt
Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực được gọi là hệ số ma
sát, kí hiệu là .
(13.1)
Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xuác. Nó
không có đơn vị và được dùng để tính độ lớn của lực ma sát trượt.
4. Công thức của lực ma sát trượt
(13.2)
II. Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản lại chuyển
động lăn của vật.
Thí nghiệm cho thấy lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
Trong trường hợp ma sát trượt có hai cần phải giảm thì người ta thường dùng con
lăn hay ổ bi đặt xen vào giữa hai tiếp xúc (h.13.2) và hình 13.3)
III. Lực ma sát nghỉ
1. Thế nào là lực ma sát nghỉ
Ở thí nghiệm trên hình 13.1 nếu ta kéo lực kế với một lực nhỏ thì khúc gỗ chưa
chuyển động. Mặt bằng tác dụng vào khúc gỗ lực ma sát nghỉ cân bằng với lực keo,
làm khúc gỗ đứng yên.
2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ