Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài 17 cấp cứu nội khoa trong nha khoa trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.22 KB, 20 trang )

CẤP CỨU NỘI KHOA TRONG NHA KHOA TRẺ EM
Nha khoa là một chuyên khoa có liên quan đến ngoại khoa và thường gây
nhiều lo âu cho bệnh nhân. Các yếu tố này kết hợp với nhau tạo ra một tình
huống dễ đưa đến các cấp cứu nội khoa, nhất là những cấp cứu có liên quan và
làm trầm trọng thêm do stress. Hơn nữa, tất cả thuốc men sử dụng trong nha
khoa, dù là thuốc gây tê tại chỗ, kháng sinh, thuốc êm dịu hoặc giảm đau đều có
thể gây nhiễm độc hoặc dị ứng.
Sự ám ảnh về cấp cứu nội khoa thường gây lo sợ và bối rối cho sinh viên
nha khoa vì họ có thể sẽ được mời đến để chẩn đoán và điều trị những bệnh nội
khoa mà họ không được huấn luyện và trang bị. có thể thừa nhận là người ta
không mong đợi bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ chẩn đoán được nguyên nhân của các
cấp cứu một cách chính xác và tức thời. thực vật, việc chẩn đoán một bệnh nội
khoa thường đòi hỏi nhiều giờ hoặc nhiều ngày tại bệnh viện. trách nhiệm chủ
yếu của BSRHM trong cấp cứu nội khoa nằm ở chỗ phòng ngừa, sửa soạn, cấp
cứu cơ bản, cung cấp sự giúp đỡ và vận chuyển.
Cấp cứu và ngăn ngừa các trường hợp cấp cứu trong nha khoa trẻ em cũng
cần thiết không kém nếu không nói là khó khăn hơn do những đặc điểm của đối
tượng và các phunogw pháp điều trị. Tuy nhiên, việc nắm vững và thực hiện
một cách thành thạo những biện pháp cũng như các giai đoạn của trình tự xử trí
cấp cứu giúp người điều trị tự tin hơn vafddatj hiệu quả hơn khi phải đối mặt với
những tình huống khó khăn này.
PHÒNG NGỪA
Có lẽ phần quan trọng nhất trong cấp cứu nội khoa là ngăn ngừa chúng xảy

I.

ra. Sự ngăn ngừa này có thể thực hiện được bằng việc tìm hiểu bệnh sử và khám
1.

thực thể, tham vấn nội khoa (nếu có chỉ định) và theo dõi bệnh nhân.
Bệnh sử và khám thực thể


Hiểu biết kỹ lưỡng về các bệnh nội khoa, cả cơ thể lẫn tâm lý, của bệnh
nhân sẽ giúp ngăn ngừa phần lớn các cấp cứu nội khoa. Các dữ kiện này có được
thông qua bệnh sử nội khoa và khám thực thể. Cách dễ nhất để có được bệnh sử
nội khoa là bảo bệnh nhân điền vào bảng câu hỏi đơn giản về bệnh sử nội khoa
trong đó có những câu hỏi liên quan đến bệnh nội khoa hiện nay hoặc trước kia,
1


sự dị ứng, nhập viện, thuốc men… BSRHM xem lại tờ khai này, đánh dấu
những chỗ quan trọng rồi tiến hành khai thác thêm một ít nếu cần.
Khám thực thể phải gồm: các dấu hiệu sinh tồn( nhịp tim, nhịp thở và tính
chất, huyết áp ở trẻ lớn), khám kỹ đầu, cooe và vẻ bề ngoài (dáng đi, trạng thái
tâm thần, màu da…). Sau đó tùy theo sự huấn luyện và kinh nghiệm của
BSRHM sẽ có sự đánh giá về tình trạng cơ thể của bênh nhân. Nếu bác sĩ dùng
các kỹ thuật làm êm dịu có thể làm ức chế chức năng tim mạch hoặc hô hấp của
bệnh nhân thì bác sĩ phải có các kỹ năng trong việc chẩn đoán hệ thống tim
mạch và hô hấp (như nghe tim, phổi).
Việc nắm rõ bệnh sử và khám thực thể giúp BSRHM biết được những bệnh
mà bệnh nhân đã có từ trước có thể đưa đến cấp cứu nội khoa. Sự hiểu biết này
cho phép xây dựng kế hoạch điều trị có thể ngăn ngừa được cấp cứu nội khoa.
Điều này liên quan đến việc làm êm dịu còn ý thức những bệnh gây ra stress như
các cơn hen suyễn hoặc các cơn động kinh, lên lịch hẹn phù hợp, ngừa nhiễm
trùng viêm nội tâm mạc ngay cả tiến hành các thủ thuật cần thiết trong phòng
2.

mổ bệnh viện nếu cần thiết.
Tham vấn nội khoa
Nếu có các vấn đề liên quan đến việc xử trí một trẻ bị bệnh nội khoa, thì

3.


nên liên hệ với bác sĩ của bệnh nhân để có sự hướng dẫn.
Theo dõi bệnh nhân
Mức độ theo dõi cần thiết để điều trị an toàn một bệnh nhi nha khoa thay
đổi theo tình trạng của bệnh nhân và kỹ thuật xử trí bệnh nhân đang được dùng.
Theo dõi bệnh nhân liên quan đến sự quan sát các thông số sinh lý trong suốt
thời gian để phát hiện mọi thay đổi và xử trí kịp thời trước khi tình thế nguy
hiểm xảy ra. BSRHM phải luôn luôn theo dõi tổng quát bệnh nhân bao gồm mức
độ ý thức, mức độ thoải mái, trương lực cơ, màu da và niêm mạc và kiểu thở.
Đối với đa số bênh nhân khỏe mạnh đang được gây tê tại chỗ thì đây là tất cả sự
theo dõi cần thiết.
Khi dùng sự làm êm dịu có ý thức, đặc biệt là ở trẻ em, mà ranh giới an
toàn rất hẹp do sự dự trữ về tim mạch và hô hấp thấp thì cần phải được theo dõi
thêm. Hệ thống đầu tiên cần được theo dõi trong lúc điều trị nha khoa với việc
làm êm dịu có ý thức hoặc làm êm dịu sâu là hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp
2


và hệ tim mạch. trước khi cho thuốc êm dịu, ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn như
nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ. Ở tất cả bệnh nhân đang làm êm dịu
còn ý thức thì tiếng tim và tiếng thở phải được theo dõi liên tục bằng một ống
nghe đặt trước tim.
Ngoài những máy theo dõi cần thiết, cũng có nhũng thiết bị khác làm tăng
khả năng theo dõi các chức năng sinh tồn của bệnh nhân. Có thể theo dõi huyết
áp và nhịp tim thuận tiện bằng máy đo huyết áp tự động như Dinamap, có thể
được điều chỉnh để đo huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung
bình và nhịp tim vào mỗi khoảng thời gian định trước và cho kết quả bằng số.
máy đo điện tim là phương pháp chính xác nhất để theo dõi nhịp tim. Nhiều thiết
bị đã được giới thiệu để theo dõi hô hấp gồm pylse oximeter, ear oximeter,
impedance plethysmograph và máy theo dõi O2 và CO2 xuyên qua da. Trong

các thiết bị này thì pulse oximeter là có ích và chính xác nhất để phát hiện tình
trạng thiếu oxy (hypoxia). Máy này đo lường HbO bão hòa trong thời gian ngắn
và đồng thời điều chỉnh hồi tố tức thời tình trạng oxy hóa của bệnh nhân.
Khi sử dụng êm dịu sâu hoặc gây mê toàn thân thì cần theo dõi kỹ lưỡng
hơn. Ngoài sự quan sát cần thiệt và đặt ống nghe trước tim, theo dõi khi cho
thuốc êm dịu sâu phải bao gồm việc ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn tối thiểu mỗi
5 phút một lần (gồm cả huyết áp) theo dõi nhiệt độ liên tục và điện tâm đồ. Cũng
nên đặt một ống thông tĩnh mạch. việc sử dụng các dụng cụ để cố định ở trẻ nho
làm cho việc theo dõi rất khó khăn. Khi dùng những dụng cụ này, BSRHM phải
quan sát ít nhất một chi và mặt để xem màu da, thường xuyên kiểm tra vị trí của
đầu để đảm bảo đường thở được thông và theo dõi liên tục tiếng tim và tiếng thở
với một ống nghe đặt trước tim. Cũng nên dùng một pulse oximeter.

3


SỬA SOẠN CHO VIỆC CẤP CỨU
Mặc dù có các biện pháp phòng ngừa, đôi khi các cấp cứu nha khoa vẫn

II.

xảy ra. BSRHM thực hành phải được chuẩn bị cho những việc như thế. Việc sửa
1.

soạn liên quan đến bản thân BSRHM, nhân viên và khoa.
Chuẩn bị cá nhân
Như đã nói, không thể mong đợi BSRHM thực hành có thể chẩn đoán và
điều trị mọi cấp cứu nội khoa. Tuy nhiên, có thể đoán trước những tình huống
cấp cứu nào thường xảy ra nhất trong phòng nha và chuẩn bị tốt để đối phó. Ví
dụ : ngất, thở sâu, co giật, hạ đường huyết, hạ huyết áp tư thế, suyễn, dị ứng và

nghẹt đường hô hấp. Mỗi tình huống cấp cứu nội khoa có thể là hậu quả trực
tiếp của thuốc hay của kỹ thuật đang dùng nên phải dự đoán trước, hiểu rõ và
chuẩn bị. Ví dụ: phản ứng do gây tê tại chỗ và ức chế hô hấp do làm êm dịu. Sự
chuẩn bị cá nhân đối với BSRHM bao gồm: biết được các triệu chứng, tiến triển
và cách điều trị những tình huống này. Sự huấn luyện về cấp cứu (hồi sức tim –
phổi) phải được coi là cần thiết cho mọi nhân viên y tế thực hành. Nếu sử dụng

2.

các kỹ thuật làm êm dịu có ý thức thì nên có sự huấn luyện sâu về cấp cứu tim.
Chuẩn bị nhân viên
Toàn thể nhân viên trong khoa phải được huấn luyện để nhận biết và điều
trị các cấp cứu nội khoa thông thường. tốt nhất là phải đòi hỏi mọi nhân viên
trong khoa phải được chứng nhận đã thành thạo trong cấp cứu tim cơ bản. một
biện pháp tiếp cận cấp cứu nội khoa theo đội sẽ giúp cho việc xử trí có tổ chức
các tình huống cấp cứu. mỗi nhân viên nên được phân công trước vai trò của
mình khi có trường hợp cấp cứu để dụng cụ cấp cứu sẽ được mang đến (và giữ
gìn) bởi người được phân công, còn thuốc cấp cứu thì được chuẩn bị bởi một
người khác và mọi việc thực hiện một cách có tổ chức. may thay, vì các cấp cứu
nội khoa tương đối hiếm khi xảy ra trong phòng nha, do đó nên tổ chức những
cuộc thực tập cấp cứu đều đặn để cho đội hoạt động trơn tru và giảm sự hoảng

3.

loạn khi có cấp cứu thực sự.
Chuẩn bị ở khoa
Mỗi phòng nha có một số trang thiết bị. cần có thêm một số tối thiểu các
trang bị bổ sung ở mỗi khoa để chuẩn bị cho các cấp cứu nội khoa. Các trang bị

a.


thiết yếu này có thể chia thành: dụng cụ cấp cứu và thuốc cấp cứu.
Dụng cụ cấp cứu.
4


Nên nhớ rằng trách nhiệm chủ yếu của BSRHM là cấp cứu cơ bản và vận
chuyển trong hầu hết các tình huống nên chỉ cần một ít dụng cụ để đối phó với
các cấp cứu nội khoa. Trước hết phải có sẵn oxy. Một nguồn oxy có thể cung
cấp trên 90% oxy lưu lượng trên 5 lít/phút cà phải có đủ oxy trong ít nhất 1 giờ.
Mục đích chủ yếu đầu tiên của cấp cứu là thiết lập và duy trì một chức năng hô
hấp thích hợp. Sự giảm oxy huyết trong máu động mạch là nguyên nhân thường
đưa đến tử vong trong đa số các tình huống cấp cứu nội khoa. Sự oxy hóa thích
hợp phải được đảm bảo bằng cách cho thêm oxy. Nếu bệnh nhân tự thở được thì
có thể cho oxy qua mặt nạ ở mặt, ở mũi và ở ống thông mũi. Tuy nhiên, bệnh
nhân có thể ngưng thở trong lúc tình huống cấp cứu thì phải làm hô hấp nhân
tạo. Một hệ thống cung cấp oxy có áp lực dương (mặt nạ có túi-van) cũng là một
dụng cụ thiết yếu để cung cấp oxy cho bệnh nhân. Một máy hút có dung tích lớn
là dụng cụ thứ bà cũng được coi là thiết yếu trong điều trị các cấp cứu nội khoa.
Các tình huống cấp cứu, đặc biệt ở người hôn mê, có thể gây ói mửa. Việc hít
chất ói có thể là một tai họa. Điều này có thể ngừa được bằng cách đặt bệnh
nhân ở tư thế phù hợp và hút.
Các dụng cụ cấp cứu khác nên có là bơm tim và kim chích, một bộ đồ
truyền tĩnh mạch, dụng cụ mở sụn nhẫn – giáp, ống để thở đặt vào miệng bệnh
b.

và mũi, đèn soi thanh quản và ống nội khí quản.
Thuốc cấp cứu
Hầu hết các cấp cứu nội khoa trong phòng nha không cần dùng đến thuốc.
BSRHM thực hành nên nghĩ đến các biện pháp cấp cứu cơ bản và chỉ dùng

thuốc khi có chỉ định rõ ràng.
Nội dụng của hộp thuốc cấp cứu có thể hoàn toàn khác nhau đối với mỗi
BSRHM, tùy theo các thuốc được dùng trong phòng nha, trình độ được huấn
luyện và mức độ hỗ trợ về nội khoa có sẵn. các thuốc cần có để xử trí mọi cấp
cứu nội khoa có thể gặp do việc sử dụng các thuốc để điều trị bệnh nhân bao
gồm các thuốc gây tê mà các thuốc này có thể gây ra các phản ứng dị ứng hay
độc hại.
BSRHM phải sử dụng thành thạo các thuốc trong hộp thuốc cấp cứu. Một
hộp thuốc cấp cứu tốt nên chứa càng ít thuốc càng tốt và phải đơn giản, xếp đặt

5


gọn gang và sẵn sàng. BSRHM phải sử dụng thành thạo từng loại thuốc bao
gồm liều lượng, chỉ định và tác dụng phụ.
Danh sách sau đây là sơ lược các thuốc cần có trong hộp thuốc cấp cứu dành
a.


cho bác sĩ răng trẻ em.
Các thuốc điều trị dị ứng
Epinephrine
Sử dụng: epinephrine là thuốc quan trọng nhất trong hộp thuốc cấp cứu. Là
điều trị chọn lọc với phản ứng phản vệ, phản ứng suyễn nặng và kích thích tim
cơ bản. một BSRHM sử dụng thuốc cho bệnh nhân, bao gồm thuốc tê, thì phải
có sẵn epinephrine trong trường hợp dị ứng.
Tác dụng: epinephrine lag một cetecholamin

giống


giao

cảm

(sympathomimetic) có cả tác dụng anpha và beta. Epinephrine làm tăng nhịp tim
và huyết áp, làm dãn cơ trơn khí quản và kháng histamine.
Dạng cung cấp: ống 1/1000 (1mg/ml) hoặc 1/10.000 chứa sẵn trong bơm
tiêm (0,1mg/ml).
Liều lượng: 0,01mg/kg (0,1mg/kg loại 1/10.000 tĩnh mạch), (0,01ml/kg
loại 1/1000 tiêm bắp); có thể lặp lại sau 5-10 phút nếu cần. liều duy nhất ở trẻ
em không nên vượt quá 0,5mg.
Tác dụng phụ: các tác dụng phụ của epinephrine gồm cao huyết áp, loạn


nhịp tim, lo âu và đau đầu.
Diphenhydramin (Benadryl)
Sử dụng: diphenhydramin được dùng cho các phản ứng dị ứng khởi đầu
chậm hơn hoặc nhẹ hơn phản ứng phản vệ và dùng kết hợp với epinephrine

b.


trong các phản ứng dị ứng nặng.
Tác dụng: kháng histamine.
Dạng cung cấp: ống 50mg trong 1ml hoặc lọ 10mg/ml.
Liều lượng: 1 -2 mg/ kg tĩnh mạch hay tiêm bắp.
Tác dụng phụ: êm dịu, kháng acetylcholine (anticholiergic).
Thuốc chống co giật
Diazepam (Valium)
Sử dụng: diazepam được dùng trong điều trị trạng thái động kinh.

Tác dụng: chống co giật.
Dạng cung cấp: lọ 5mg/ml, chứa sẵn trong bơm tiêm.
Liều lượng:
Dưới 5 tuổi: 0,3mg/kg với liều ban đầu không quá 0,25mg/kg đến tổng
liều tối đa 0,75mg/kg cho khoảng thời gian đó, chích tĩnh mạch chậm (hoặc tiêm
bắp sâu): * tổng liều tối đa là 5mg.
6


Trên 5 tuổi: 1ml/liều, chích tĩnh mạch chậm; * tổng liều tối đa 10mg.
Người lớn: 5-10mg/liều, chích tĩnh mạch chậm; * toonge liều tối đa là

c.


30mg.
Tác dụng phụ: êm dịu, ức chế hô hấp.
Thuốc đối kháng với thuốc gây nghiện (narcotic antagonist)
Naloxone (Narcan)
Sử dụng: Naloxon được dùng để chống lại tác dụng ức chế hô hấp hoặc tác
dụng phụ khó chịu khác của thuốc giảm đau gây nghiện. cần có thuốc này nếu
các thuốc gây nghiện được sử dụng.
Tác dụng: đối kháng lại thuốc gây nghiện.
Dạng cung cấp: ống 0,4mg/ml.
Liều lượng: 0,01mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp; có thể lặp lại sau đó với
liều 0,1mg/kg nếu cần.
Tác dụng phụ: rất hiếm, tuy nhiên đã có báo cáo tim ngừng đập khi dùng

d.



naloxon.
Steroid
Hydrocortisone sodium succinate (Solu – Cortef)
Sử dụng: corticosteroid dùng điều trị suy thượng thận cấp xảy ra ở một
bệnh nhân lệ thuộc steroid hoặc điều trị bổ sung trong phản ứng phản vệ nặng
hoặc cơn suyễn.
Tác dụng: là một corticosteroid thượng thận nên có tính kháng viêm và làm
ổn định màng tế bào.
Dạng cung cấp: 50mg/ml trong ống 2ml Mix- O.
Liều lượng: 0,2 -1mg/kg. liều cao hơn trong nhữn tình thế cấp tính nặng đe

e.


dọa tính mạng.
Các thuốc chống giảm đường huyết
Dextrose 50%
Sử dụng: nếu mất ý thức hoặc giảm ý thức do giảm đường huyết, điều trị
chọn lựa là cho dextrose 50% qua đường tĩnh mạch để làm tăng nồng độ glucose
trong huyết thanh.
Tác dụng: làm tăng trực tiếp nồng độ glucose trong huyết thanh ngay lập
tức.
Dạng cung cấp: dextrose 50% trong nước vô trùng – chai 50ml (1ml=
0,5mg).
Liều lượng: 0,5- 1mg/kg (1- 2 ml/kg) tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân tỉnh



lại.

Glucagon
7


Sử dụng: nếu không tìm được đường tĩnh mạch, kích thích tố glucagon có
thể được dùng. Nên nhớ rằng sự hồi phục ý thức có thể cần từ 10 – 20 phút.
Tác dụng: làm tăng nồng độ glucose trong huyết thanh bằng cách làm tăng
sự phân giải glycogen.
Dạng cung cấp: dung dịch 1mg/ml.
Liều lượng: 0,5- 1mg tiêm bắp (0,025 – 0,1mg/kg), có thể lặp lại liều này
f.

sau 20 phút nếu cần. liều duy nhất tối đa à 1mg.
Các thuốc co mạch
Đặc biệt nếu các kỹ thuật làm êm dịu bằng đường tĩnh mạch đang được sử
dụng, nên dùng một thuốc làm tăng huyết áp trong trường hợp giảm huyết áp
nặng. Nếu hạ huyết áp là do nhịp tim, thì trước hết phải điều trị loạn nhịp tim
với sự trị liệu thích hợp. Nếu hạ huyết áp là do tác dụng của thuốc (dãn mạch)
thì cần truyền dịch kèm với hoặc không kèm thuốc co mạch. Hai loại thuốc co



mạch luân phiên có thể được cho:
Epinephrine
Sử dụng: epinephrine được dùng làm tăng huyết áp và nhịp tim từ mức độ
sốc (Shock levels).
Tác dụng: có tác dụng chống giao cảm anpha và beta gián tiếp bằng cách




làm tăng catecholamine nội sinh.
Liều lượng: 0,5mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Tác dụng phụ: cao huyết áp, tim nhanh, loạn nhịp tim, nhức đầu.
Methoxamin
Sử dụng: methoxamin dùng để tăng huyết áp từ mức độ sốc.
Tác dụng: methoxamin chỉ có tác dụng giống giao cảm anpha trực tiếp.
thuốc làm tăng huyết áp bằng cách co mạch ngoại biên và không có tác dụng

g.

trực tiếp lên tim. Thuốc có thể làm tim đập chậm do phản xạ.
Dạng cung cấp: lọ 10mg/ml hoặc ống 20mg/ml.
Liều lượng: 0,25mg/kg tiêm bắp hoặc 0,8mg/kg tĩnh mạch chậm.
Tác dụng phụ: tim đập chậm, cao huyết áp, đau đầu.
Thuốc giảm đau
Với những trường hợp cấp cứu, nếu đau và lo âu làm cho tình huống lâm
sàng xấu hơn thì có thể chỉ định một thuốc giảm đau gây nghiện. Chủ yếu là
nhồi máu cơ tim cấp, thường là vấn đề ở người già. Morphin, meperidin, hoặc

h.

các thuốc gây nghiện khác.
Các thuốc hồi sức tim
Nếu BSRHM đã được huấn luyện về hồi sức tim hoặc thực hiện kỹ thuật
làm êm dịu sâu gây mê tổng quát, thì các thuốc hồi sức tim có thể bao gồm trong
8


hộp thuốc cấp cứu. Sẵn sàng máy theo dõi điện tim và máy chống rung khi dùng









những thuốc này.
Atropine
Sử dụng: điều trị tim đập chậm.
Tác dụng: atropine là thuốc ức chế pho giao cảm, do đó làm tăng nhịp tim.
Dạng cung cấp: ống hoặc lọ 0,4mg trong 1ml.
Liều lượng: 0,01mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Trong hồi sức tim
0,02mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Tác dụng phụ: tim nhanh, loạn nhịp, khô miệng.
Sodium bicarbonate
Sử dụng: nhiễm toan, ngừng tim.
Tác dụng: làm tăng pH máu trực tiếp.
Dạng cung cấp: 1mEq/kg tiêm tĩnh mạch chậm, cách khoảng 10 phút nếu
cần trong lúc hồi sức.
Tác dụng phụ: nhiễm kiềm, tăng natri trong máu.
Calcium chloride
Sử dụng: suy tâm thu, hạ huyết áp, phân ly điện- cơ.
Tác dụng: tăng co bóp của tim.
Dạng cung cấp: dung dịch 10% (100mg/ml).
Liều lượng: 0,2ml/kg CaCl2 10% tĩnh mạch với lieuf 20mg/kg, cho 10 phút
nếu cần.
Tác dụng phụ: viêm tĩnh mạch.
Lidocain (Xylocaine)
Sử dụng: lidocain được dùng trong điều trị loạn nhịp tâm thất (ngoại thu

tâm thất, tim đập nhanh do tâm thất).
Ghi chú: chỉ có lidocain thuần túy được dùng cho mục đích này. Lidocain
nha khoa không nên chích tĩnh mạch.
Tác dụng: lidocain ức chế tính tự động và ức chế các ổ tạo nhịp tim bất
thường ở tâm thất.
Dạng cung cấp: lọ 1% (10mg/ml) hoặc 2% (10mg/ml) hoặc bơm tim làm
sẵn.

i.

Liều lượng: 1mg/kg tĩnh mạch.
Tác dụng phụ: ê mdiuj, nhiễm độc quá liều thuốc tê (co giật).
Các thuốc khác
Các thuốc khác không phải là những thuốc chích nhưng có thể bao gồm
trong hộp cấp cứu là (1) các thuốc kích thích hô hấp như các thuốc hít ammonia
(ammonia inhalants); (2) đường (để điều trị giảm đường huyết ở một bệnh nhân
còn ý thức); (3) thuốc dãn mạch như nitroglycerin; (4) một ống bơm khí dung

9


metaproterenol (Metaprel), albuterol (Ventolin, Proventil), hoặc Isotharin
(Bronkosol) để điều trị cơn suyễn.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp cứu nội khoa cần có phụ
giúp của các cơ sở cấp cứu gần đó. Ví dụ: phải có số điện thoại của đội cấp cứu
hoặc cơ sở cấp cứu gần nhất để liên hệ khi cần.
XỬ TRÍ CÁC CẤP CỨU NỘI KHOA
Xử trí các cấp cứu nội khoa cơ bản, đặc biệt là những cấp cứu liên quan

III.


đến thay đổi tình trạng ý thức, phải được tiếp cận tương tự theo trình tự ưu tiên.
Trình tự ưu tiên thường được thể hiện qua thứ tự chữ cái: ABCD. Và tiếp cận
này không chỉ giúp cho việc xử trí bệnh nhân có kết quả tốt hơn mà còn làm cho
1.

BSRHM bớt lo âu và bối rối.
Tư thế
Trong các cấp cứu liên quan đến sự giảm ý thức hoặc hạ huyết áp, tư thế tốt
nhất để xử trí là đặt bệnh nhân nằm ngửa với hai chân hơi cao hơn vị trí của tim.
Điều này sẽ làm giảm tối thiểu hoạt động của tim, giúp máu từ các chi trở về
nhiều lên và tăng lưu lượng máu não. Vị trí này thực hiện dễ dàng trên ghế nha.
Đối với các cấp cứu nội khoa ở bệnh nhân còn ý thức liên quan đến ức chế hô
hấp (như cơn suyễn) hoặc đau thắt ngực, thường tốt nhất cho bệnh nhân là tư thế

2.

nằm nửa nằm nửa ngồi.
Thông khí (Airway – “A”)
Ưu tiên hàng đầu trong xử trí tất cả các cấp cứu nội khoa là giữ được một
đường thở thông thoáng. Nếu oxy đến phởi bị gián đoạn ngay cả trong khonagr
thời gian ngắn, nhất là ở một trẻ nhỏ, thì sự suy sụp về tinh thần và tim mạch sẽ
xảy ra đưa đến ngừng tim, tổn thương tế bào não và chết. đường thở có thể bị
nghẽn do viêm tiến triển, chấn thương, dị vật hoặc các nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân thường gặp nhất của nghẽn đường hô
hấp đều liên quan đến lưỡi. Khi một bệnh nhân bị giảm ý thức hay hôn mê, các
cơ nâng hãm và lưỡi trở nên mềm nhão, làm cho gốc lưỡi rơi xuống phía sau
họng và làm nghẽn đường hô hấp giữa các xoang miệng và xoang mũi với khí
quản. Ngửa đầu ra phía sau và ấn mạnh hàm dưới ra phía trước cùng lúc mở
miệng bệnh nhân thường giúp làm mở đường hô hấp bị lưỡi làm nghẽn. Dụng cụ

để giữ lưỡi ra phía trước có ích ở bệnh nhân hôn mê hoặc giảm sút ý thức nặng.
Tuy nhiên, nhũng dụng cụ này không nên dùng ở những bệnh nhân còn tỉnh táo
10


vì chúng có khuynh hướng gây co thắt thanh quản, bệnh nhân không nói được
và ói mửa.
Nếu đường thở bị nghẽn do một dị vật như một cuộn gòn hoặc một phục
hồi chức năng thì xử tí tùy theo tình trạng bệnh nhân. Ở bệnh nhân tỉnh táo thì
bước đầu tiên là dùng bàn tay đập mạnh 4 cái vào lưng bệnh nhân giữa 2 xương
bả vai, ngay trên cột sống. Đập mạnh vào lưng sẽ nhanh chóng làm tăng áp suất
trong ngực tạo ra một luồng hơi tống mạnh qua thanh quản có thể giúp tống dị
vật ra ngoài. Đập 4 lần thật nhanh lieentieeps và ngưng ngay nên dị vật thoát ra.
Nếu không có kết quả thì có thể ấn bụng (nghiệm pháp Heilich). Trong tư thế
ngồi hoặc đứng, bác sĩ ở phía sau bệnh nhân, đặt một nắm tay vào bên dưới mấu
ức ở phần giữa – trên của bụng, rồi lấy bàn tay kia nắm chặt tay nọ và đẩy mạnh
lên trên và ra sau. Nghiệm pháp này đẩy cơ hoành lên trên và tạo ra một sự tăng
mạnh và đột ngột áp suất trong ngực, tống hơi qua thanh quản và có thể đẩy bật
dị vật. Ấn bụng 4 lần thật nhanh liên tiếp nhau. Sự ấn bụng có thể được biến đổi
cho bệnh nhân đang nằm (như trong ghế nha) và bá sĩ ấn bụng với lòng bàn tay
từ bên cạnh hay phía trước bệnh nhân. Ấn bụng không làm ở trẻ nhỏ vì các cơ
quan trong bụng của chúng tương đối lớn (nhất là gan) nên dễ bị tổn thương.
Trong những trường hợp này, thay thế bằng nghiệm pháp ấn ngực khi xoa bóp
tim. Ấn ngực cũng dùng ở phụ nữ có thai và những người mập. Quy trình đập
mạnh 4 cái vào lưng tiếp theo bằng 4 lần ấn bụng được lặp đi lặp lại cho tới khi
đấy được chỗ nghẽn hoặc cho đến khi bệnh nhân mất ý thức.
ở bệnh nhân mất ý thức với đường thở nghẽn, đặt bệnh nhân nằm ngửa, đẩy
đầu bệnh nhân ra sau và nâng cằm lên, và cố gắng giúp bệnh nhân thở bằng cách
thổi qua miệng hoặc bằng hệ thống bóng giúp thở có mặt nạ và van. Mặc dù lúc
này, đập lưng và ấn bụng đã không thành công trong việc đẩy dị vật, cơ chế hô

hấp áp suất dương do luồng hơi theo chiều ngược lại và có thể hiệu quả. Nếu cố
gắng giúp thở bằng tay không thành công, tiến hành quy trình 4 đập lưng (kết
thúc bằng việc xoay bệnh nhân về phía người cấp cứu tạm thời) và 4 lần ấn bụng
hay ngực (từ bên hay phía trước), sau đó nên ra 1 ngón tay từ 1 bên miệng bệnh
nhân sâu vào trong hầu miệng để lấy được dị vật đã được đẩy ra. Rồi lại giúp

11


thở với áp suất dương. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi thành công khai


thông đường thở hoặc cần thiết phải chuyên ngay sang kỹ thuật khác.
Các kỹ thuật có tính xâm lấn
Ở trẻ em nghẽn hoàn toàn đường thở sẽ đưa đến ngừng tim và rối loạn hoạt
động não rất nhanh. Ở hầu hết trẻ nhỏ, nghẽn hoàn toàn đường thở sẽ không thể
chịu đựng lâu hơn 1 phút. Nếu các quy trình trên không kết quả trong việc mở
thông đường thở nhanh chóng và bệnh nhân có triệu chứng thiếu oxy (tím tái,
loạn nhịp tim), phải sử dụng một kỹ thuật cao hơn.
Dụng cụ đầu tiên để ứng phó với nghẽn đường thở là soi trực tiếp thanh
quản bằng một đèn soi thanh quản. Việc sử dụng đèn soi thanh quản cần một sự
huấn luyện và kỹ năng. Với đèn soi này, thanh quản sẽ được bộc lộ và lấy được
mọi dị vật khi nhìn trực tiếp. Đặt ống thông nội khí quản thích hợp để có thể
giúp thở bằng tay khi cần.
Mở đường thở bằng kỹ thuật mở sụn nhẫn- giáp (cricothyrotomy) là biện
pháp cuối cùng. Mở sụn nhẫn bằng dao hoặc chọc thủng với cây kim nòng rộng
để giúp thở qua khí quản nhờ luồng oxy hoặc giúp thở thêm. Kỹ thuật này, cùng

3.


với các điểm mốc về giải phẫu chính phải được BSRHM hiểu biết kỹ lưỡng.
Hô hấp (Breathing – “B”)
Ưu điểm thứ hai trong xử trí các cấp cứu nội khoa, một khi đường thở
thông thoáng đã được thiết lập, là phải đảm bảo sự hô hấp thích hợp. Phải xem
ngực có nở ra và xem có hoi qua mũi, miệng trong lúc thở không bằng cách cảm
nhận và nghe. Nếu bệnh nhân không thở thì phải cấp cứu hô hấp ngay. Đầu tiên
cho thở nhanh 4 cái để làm dãn phổi, tiếp theo 1 lần cho mỗi 3 giây ở trẻ em
hoặc 1 lần thở cho mỗi 5 giây ở người lớn cho đến khi bệnh nhân tự thở lại
được.
Cấp cứu hô hấp có thể thực hiện bằng phương pháp miệng – miệng hoặc túi
có mặt nạ và van. Phương pháp miệng – miệng đôi khi cần thiết trong tình thế
khẩn cấp nhưng hiệu quả của nó rất giới hạn do hơi thở ra chỉ chứa tối đa 15
-18% oxy được thổi vào phổi bệnh nhân đang thiếu oxy.
Việc sử dụng một hệ thống thở có áp suất dương (bóng cao su với van và
mặt nạ) có thể cung cấp gần 100% oxy thì tốt hơn nhiều. Dùng một mặt nạ khít
chặt lên miệng và mũi bệnh nhân. Mặt nạ được gắn vào một van một chiều giúp
cho oxy được đưa vào bệnh nhân khi bóp bóng. Túi trống sau đó sẽ được làm
12


đầy lại chỉ với oxy. Kỹ thuật gồm chỉ giữ mặt nạ chặt trên mặt bệnh nhân và duy
trì thông khí bằng một tay và tay kia thì bóp túi, đẩy oxy bằng áp suất dương vào
phổi bệnh nhân. Thở ra thì thụ động. Kỹ thuật cấp cứu hô hấp này hiệu quả hơn
nhiều so với cấp cứu miệng – miệng và tất cả BSRHM nên nắm vững, một hệ
thống bóng cao su – van – mặt nạ, như bóng Ambu, được coi là trang bị cấp cứu
4.

cần thiết cho tất cả phòng nha.
Tuần hoàn (Circulation “C”)
Khi đường thở và sự hô hấp được phục hồi, phải hỗ trợ hệ tuần hoàn của

bệnh nhân. Phương pháp nhanh, thuận lợi và chính xác để đánh giá sự tuần hoàn
là sờ mạch cổ. Nên sờ động mạch cổ ngay dưới cơ ức đòn chũm ở cổ. Không
nên sờ cả 2 động mạch cổ cùng một lúc vì tác động lên thụ thể áp lực của xoang
cổ có thể gây phản xạ tim đập chậm. Ghi nhận tính chất, tần số và nhịp mạch.
Nếu mất mạch thì phải cấp cứu tim ngay. Nếu có mạch thì theo dõi huyết áp và

5.

nhịp tim.
Điều trị bằng thuốc (Definitive therapy – “D” or Drug)
Chỉ sau khi thực hiện thành công các bước “A”, “B” và “C” của xử trí cấp
cứu, sẽ xem xét điều trị bằng thuốc men. Việc BSRHM có bắt tay vào điều trị
bằng thuốc hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sự huấn luyện và khả
năng chuyên môn, sự có sẵn các hỗ trợ về y khoa và tình thế mà BSRHM gặp.
Nếu cấp cứu là rất cấp tính và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt nếu nguyên
nhân rõ ràng và do tác động điều trị hoặc thuốc men gây ra thì điều trị bằng
thuốc là có chỉ định và cần thiết. Tóm tắt một số các cấp cứu nội khoa cần điều

a.

trị bằng thuốc sau đây:
Ngất
Ngất do ức chế mạch hoặc ngất đơn giản có lẽ do nguyên nhân thường gặp
nhất gây mất ý thức trong phòng nha. Tuy nhiên, nó ít gặp ở trẻ em hơn ở người
lớn. Ngất là một phản ứng stress không thích hợp thường lo âu gây ra. Khi bệnh
nhân lo âu, đáp ứng đánh trả - hoặc – chạy trốn của hệ thần kinh giao cảm bị
kích thích làm phóng thích epinphrin và norepinephrin nội sinh vào hệ tuần
hoàn. Đáp ứng này làm tăng lưu lượng máu đến các cơ của cơ thể. Nếu các cơ
co lại như khi vận đang vận động, lưu lượng máu sẽ được duy trì. Tuy nhiên,
trong ghế nha, sự co cơ là rất ít hoặc không có và vì thế máu bị ứ lại trong các

13


cơ, nhất là ở hai chi dưới, làm giảm thể tích máu lưu thông và do đó giảm máu
đến não. Đưa đến phản xạ tăng nhịp tim nhằm duy trì huyết áp và mạch máu ở
ngoại biên co lại biểu hiện da bị lạnh, xanh và vã mồ hôi. Khi lưu lượng máu
đến não giảm ở tư thế đứng, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng hoặc bị ngất.
Giai đoạn này được gọi là tiền ngất. Nó có thể bắt đầu nhanh và kéo dài ít phút.
Nếu được nhận ra sớm ở một bệnh nhân dễ bị ngất và xử trí nhanh thì có
thể tránh được sự mất ý thức. Xử trí tiền ngất gồm việc cho bệnh nhân nằm ngửa
(đầu thấp và đặt hai chân cao để tăng lưu lượng máu đến não nhờ trọng lực).
Khuyến khích bệnh nhân co các bắp thịt nhất là ở hai chân cũng làm tăng lượng
máu đang bị ứ ở các cơ trở về. Cần cho oxy trong mọi cấp cứu liên quan đến
giảm máu đến não. Việc dùng một chất hít chứa ammonia để kích thích bệnh
nhân cũng có một số ít lợi.
Nếu quá trình ngất tiếp tục, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị suy yếu và hệ thần
kinh phó giao cảm đột ngột trở nên ưu thế. Dẫn đến suy giảm đột ngột và trầm
trọng nhịp tim và huyết áp. Lưu lượng máu đến não giảm và mất ý thức. Hô hấp
trở nên không đều, đồng tử dãn và thường có co giật. Các cơ dãn ra và đường
thở có thể bị nghẽn. Mất ý thức do ngất thường đáp ứng nhanh khi đặt bệnh
nhân ở tư thế như đã nói ở trên. Nên cho oxy, duy trì thông khí, sự hô hấp, nới
lỏng quần áo, theo dõi các dấu sinh tồn.
Ý thức thường hồi phục khá nhanh nhưng nhịp tim và huyết áp có thể chậm
hơn. Nếu quá 5 phút mà ý thức không phục hồi hoặc phục hồi nhưng không
hoàn toàn sau 15-20 phút thì cần hỗ trợ thuốc men. Thường không được chỉ định
dùng thuốc trừ khi nhịp tim và huyết áp còn bị ức chế có khuynh hướng trầm
trọng sau khi đã đặt bệnh nhân ở tư thế trên. Trong trường hợp này dùng
b.

atropine để làm tăng nhịp tim hoặc một sô thuốc co mạch để làm tăng huyết áp.

Phản ứng dị ứng
Các phản ứng dị ứng liên quan đến các đáp ứng quá nhạy cảm của hệ miễn
dịch với các kháng nguyên được coi như là vật lạ với sự thành lập các kháng thể
sau đó. Có nhiều loại đáp ứng dị ứng khác nhau từ các mẩn đỏ nhẹ và xuất hiện
chậm cho đến sự quá mẫn nặng, đột ngột, đe dọa đến tính mạng. Các thuốc chủ
yếu dùng trong nha khoa trẻ em có thể gây phản ứng dị ứng lag penicillin, các
thuốc êm dịu chích tĩnh mạch, hoặc các thuốc gây tê loại ester.
14


Phản ứng quá mẫn chủ yếu thông qua sự phòng thích histamine từ các tế
bào đã nhạy cảm. Histamin là một chất độc cực mạnh gây viêm và tác dụng trên
mạch máu. Các hệ thống của cơ thể liên quan chủ yếu trong phản ứng dị ứng là
da, hệ thống hô hấp và hệ tim mạch. Phản ứng thường gặp nhất là ở da và có thể
đi từ nổi mẩn đỏ nhẹ đến mề đay hoặc phù mạch.
Thường thì nếu khởi đầu càng nhanh và triệu chứng càng dữ dội thì phản
ứng toàn thân càng nặng nề. Phù mạch ở mặt và cổ có thể tiến triển nhanh, đưa
đến nghẽn đường thở và chết. Hệ thống hô hấp thường bị ảnh hưởng sau khi
phản ứng ở da bắt đầu trong phản vệ toàn thân. Vấn đề quan trọng là cơ trơn khí
quản co thắt gây khó thở do nghẽn đường hô hấp, nhất là lúc thở ra. Triệu chứng
chính có thể nhận biết là tiếng rít. Khi tắc nghẽn tăng lên bệnh nhân càng có
nhiều khó khăn trong việc trao đổi thể tích không khí cần thiết và thường trở lên
hoảng loạn, điều này càng làm cho tình thế xấu hơn và càng thiếu oxy trầm
trọng. Các cơ trơn khác cũng co thắt gây đau thắt ở bụng, buồn nôn và ói mửa
hoặc đi tiểu không tự chủ. Nếu choáng phản vệ tiến triển, hệ tim mạch cũng bị
ảnh hưởng. Hạ huyết áp cũng xảy ra do tác dụng dãn mạch của histamine và các
chất trung gian khác. Tim nhanh do phản xạ, loạn nhịp tim và sau đó ngưng tim.
Xử trí các phản ứng dị ứng tùy thuộc vào diễn biến và độ nặng của các triệu
chứng. Nếu các triệu chứng xảy ra tức thì hoặc nặng, nên cho epinephrine
0,01mg/kg, tốt nhất chích tĩnh mạch trong dung dịch 1/1000. Epinephrine chống

lại hầu hết các tác dụng của histamine. Nó làm dãn khí quản và tăng huyết áp và
nhịp tim do tác dụng anpha và beta. Còn có tác dụng điều trị các mẩn đỏ ở da,
mề đay và phù mạch qua một cơ chế chưa được biết.
Diphenhudramin (Benadryl), một chất ngăn chặn thụ thể của histamine,
cũng nên sử dụng. Thuốc kháng histamin này không đảo ngược các tác dụng mà
histamine đã gây ra nhưng ngăn ngừa các tiến triển tiếp theo hoặc sự tái phát của
các triệu chứng. nếu phản ứng là chậm và nhẹ, thì chỉ cần dùng diphenhydramin
để ngăn ngừa tiến triển của phản ứng dị ứng. diphenhydramin cũng nên cho
uống cách 6 giờ trong 24-48 giờ sau mọi phản ứng dị ứng. Nên cho oxygen nếu
có các triệu chứng hô hấp. Việc dùng các thuốc giống giao cảm dạng phun như
epinephrine, Isoproterenol hoặc metaproterenol (Metaprel) để điều trị co thắt khí
15


quản cũng có lợi. Nếu phản ứng trầm trọng thì nên chuyển bệnh nhân đến bệnh
viện và việc sử dụng thêm cortisteroid như hydrocortisone sodium succinate.
c.

Tốt nhất thì nên cho corticosteroid sớm khi có phản ứng.
Động kinh
Trong các loại động kinh, loại gồng cứng – co giật (cơn toàn thể) là loại
thường cần đến điều trị. Động kinh con toàn thể biểu hiện thành 4 giai đoạn: giai
đoạn bắt đầu, tiền triệu, co giật (trong cơn) và chấm dứt.
Giai đoạn bắt đầu gồm những thay đổi khó nhận thấy có thể xảy ra trong
nhiều phút đến nhiều giờ. Nó thường không rõ ràng về lâm sàng đối với bác sĩ
hoặc bệnh nhân. Tiền triệu là một triệu chứng thần kinh mà bệnh nhân cảm thấy
ngay trước cơn động kinh. Nó đặc biệt liên quan đến vùng não mà hành động
động kinh bắt đầu. Nó có thể gồm một vị giác, hoặc một mùi, một ảo giác, một
cử động hoặc các triệu chứng khác. Tiền triệu thường giống nhau trong tất cả
các cơn động kinh của bệnh nhân. Khi sự phóng điệncủa thần kinh trung ương

trở nên toàn thể thì giai đoạn trong cơn bắt đầu. bệnh nhân mất ý thức, ngã
xuống nền nhà, và tiếp theo là sự gồng cứng các cơ. Do các cơ của thành ngực
co thắt, không khí bị đẩy qua thanh quản tạo ra một tiếng kêu gọi là tiếng kêu
động kinh. Rồi các cử động co giật bắt đầu, tạo nên sự co giật nhanh của các chi
và thân mình. Sự hô hấp có thể bị trở ngại trong giai đoạn này và bệnh nhân có
thể tự gây thương tích cho mình. Giai đoạn co giật này thường kéo dài từ 1 đến
3 phút. Khi giai đoạn co giật chấm dứt, các cơ dãn ra và cử động ngưng lại. Sự
ức chế thần kinh trung ương trầm trọng thường hiện diện trong giai đoạn sau
cơn này và có thể đưa đến sự ức chế hô hấp. Xử trí cơn động kinh gồm việc kìm
giữ bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và đặt vào vị trí để phòng ngừa bệnh nhân bị
thương tích. Bảo đảm thông khí và chăm sóc nâng đỡ như được chỉ định trong
giai đoạn sau cơn, đặc biệt là thông khí. Cơn động kinh duy nhất thì không cần
điều trị bằng thuốc vì nó sẽ tự chấm dứt. nếu giai đoạn trong cơn kéo dài 5 phút
hoặc nếu cơn động kinh xảy ra liên tiếp cách nhau bằng những khoảng thời gian
ngắn thì tình trạng này được gọi là trạng thái động kinh. Đây là một cấp cứu nội
khoa nguy hiểm đến tính mạng vì nếu sự co giật cơ không kiểm soát được có thể
đưa đến sự tăng nhiệt độ, tăng sự tiêu thụ oxy, tim nhanh, cao huyết áp, rối loạn
16


hô hấp và loạn nhịp tim. Tình trạng này được điều trị tốt nhất với diazepam tiêm
d.

tĩnh mạch và nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Thở sâu
Hội chứng thở sâu, giống như ngất là một phản ứng lo âu không phù hợp
xảy ra chủ yếu ở những phụ nữ hay lo sợ đang cố tình tìm cách che giấu sự lo âu
của họ. Ít gặp hơn nhiều ở đàn ông và hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Hội chứng này
thường được thúc đẩy bởi một sự kiện gây ra lo âu như tiêm thuốc tê. Bệnh nhân
thường không biết sự việc rằng họ đang bắt đầu thở sâu, nhịp thở có thể tăng đến

25-30 lần/phút với sự tăng dung tích thở. Bệnh nhân có thể than phiền là khó
thở. Sự tăng thở làm tăng thải CO2 trong máu. Sự giảm CO2 trong máu
(Hypocarbia) sẽ gây ra co mạch sinh lý của các động mạch nuôi dưỡng não và
làm giảm lưu lượng máu đến não. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy chóng mặt và
choáng váng, điều này sẽ gây ra sự lo âu cao hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn
làm cho tình trạng càng xấu hơn. Các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra gồm
cảm giác tê và kiến bò ở các chi và quanh miệng, giật cơ và đau thắt cơ (chuột
rút, vọp bẻ), co giật và mất ý thức.
Xử trí thở sâu liên quan đến sự nhận biết sớm sự lo âu của bệnh nhân và
thảo luận điều này một cách cởi mở với bệnh nhân. Trấn an bệnh nhân, ân cần
với bệnh nhân và bảo bệnh nhân thở chậm lại sẽ chặn đứng được quá trình này.
Không nên cho oxy. Nếu không kết quả thì phải từng bước làm tăng nồng độ
CO2 trong động mạch (PaCO2). Bằng cách cho bệnh nhân thở vào và do đó sẽ
làm tăng CO2 và đảo ngược quá trình này. Dĩ nhiên, không nên tiến hành lâu do
có thể gây ra sự thiếu oxy. Đôi khi việc sử dụng một thuốc chống lo âu như

e.

diazepam tiêm tĩnh mạch cũng có ích.
Cơn suyễn
Chủ yếu ở trer em là suyễn dị ứng (hoặc ngoại sinh), qua trung gian của
kháng thể IgE. Loại suyễn này thường phát triển nặng thêm khi bệnh nhân
khoảng gần 20 tuổi. Trong trường hợp này cơn suyễn thường được thúc đẩy bởi
các kháng nguyên chuyên biệt như phấn hoa, bụi và mốc. Khí quản và phế quản
tăng phản ứng trong bệnh suyễn và có sự tăng tiết. trong cơn suyễn cấp, sự co
thắt của cơ trơn trong thành phế quản gây ra sự co thắt phế quản và tiếng rít đặc
biệt. các chất tiết đặc có thể bít những khí quản nhỏ và thành khí quản bị viêm
17



nhanh chóng làm cho đường thở bị ảnh hưởng thêm. Quá trình này có thể gây ra
nhiều triệu chứng khác nhau từ khó thở nhẹ và ho cho đến khó thở nặng, tím tái
và chết.
Ở người lớn, loại suyễn chủ yếu được gọi là suyễn ngoại sinh (extrinsic
asthma). Với suyễn ngoại sinh, các cơn suyễn có thể được thúc đẩy do nhiễm
trùng, chất kích thích, tập luyện quá mức và quan trọng nhất là các stress. Với
mọi bệnh nhân suyễn, cần lấy bệnh sử kỹ lưỡng, bao gồm tần số của các cơn,
cơn có nặng không (nếu bệnh nhân phải nhâp viện thì điều gì thúc đẩy cơn
suyễn, và đã dùng thuốc gì). Cần phải tránh các yếu tố thúc đẩy. nếu bệnh nhân
đang dùng thuốc thì nên khuyên bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc trước khi đến
phòng nha. Nếu bệnh nhân dùng một loại thuốc dạng phun (Isuprel, Metaprel),
thì nên mang theo thuốc khi đến phòng nha.
Nếu bệnh nhân suyễn bắt đầu thở rít và khó thở trên ghế nha thì nên cho
bệnh nhân oxy và có thể cho họ ngồi lên (nếu bệnh nhân thấy dễ chịu ở tư thế
ngồi). nếu họ có một ống bơm khí dung, thì nên dùng thuốc đó có thể giúp ngăn
chặn cơn. Nếu những thuốc hít không làm ngưng sự co thắt khí quản thì chích
dưới da epinephrine 0,01mg/kg (liều tối đa là 0,5mg) trong dung dịch 1/1000.
Thuốc này có thể làm ngưng cơn suyễn trong hầu hết các trường hợp. nếu sau 2
liều epinephrine mà cơn không giảm thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh
viện. nếu cơn suyễn trở nên rất nặng, thì có thể tiêm aminophylin tĩnh mạch để
làm giảm sự co thắt khí quản. một liều cao 5,6mg/kg được tiêm truyền trong
vòng 10 phút rồi tiếp tục truyền tĩnh mạch 1mg/kg/giờ. Những bệnh nhân nào
phải dùng thuốc tiêm để kiểm soát con suyễn nên được chuyển đến bệnh viên.
Cho corticosteroid (Hydrocortison hoặc dexamethason) cũng có ích trong những
f.

cơn suyễn nặng.
Tiểu đường
Là một rối loạn liên quan đến việc sản xuất Insulin kém và hậu quả là rối
loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Bệnh này đặc trưng bằng sự

tăng đường huyết nếu không được điều trị. Tiểu đường xảy ra ở trẻ em được gọi
là tiểu đường thiếu niên và thường có tiên lượng xấu nhất. những bệnh nhân này
không có hoặc có rất ít hoạt động của tế bào beta tụy tạng và do đó cần phải
18


tiêm Insulin hàng ngày. Việc kiểm soát đường huyết có thể rất khó khăn. Các
cấp cứu chính là do sự giảm hoặc tăng đường huyết. nếu nồng độ Insulin trong
huyết tương thấp hoặc không có trong thời gian dài, đường huyết tăng lên. Tuy
nhiên, vì glucose không thể đi vào tế bào do thiếu Insulin cũng như cetone và
các acid chuyển hóa khác. Tình trạng nhiễm toan tiểu đường xảy ra, có thể đưa
đến hôn mê và chết nếu không điều trị. Điều quan trọng cần biết liên quan đến
nhiễm toan này là chúng diễn ra nhiều ngày trước. nó không xảy ra đột ngột ở
một người bệnh trước đó tỉnh táo và trong tình trạng tốt.
Nếu bệnh nhân tiểu đường đang khỏe mà bị bệnh đột ngột trong phòng nha,
thì tình trạng này thường là do hạ đường huyết cấp hoặc choáng do Insulin. Tình
huống thường gặp là một bệnh nhân đã chích Insulin buổi sáng và quên ăn hoặc
ăn không đủ carbohydrate. Sự vận động và stress cũng làm tăng việc sử dụng
carbohydrate và làm giảm nồng độ glucose trong máu. Glucose và oxygen là
những chất chuyển hóa chủ yếu cho các tế bào não. Khi nồng độ glucose trong
huyết thanh bắt đầu giảm, các triệu chứng thần kinh bắt đầu xuất hiện. hầu hết
bệnh nhân tiểu đường đã quen với hiện tượng này và mang theo một nguồn
carbohydrate để dùng trong tình huống này. Nếu bệnh nhân không dùng
carbohydrate và nồng độ glucose trong máu tiếp tục giảm, các triệu chứng của
suy giảm hoạt động não sẽ xảy ra. Bệnh nhân có thể ngủ lịm, thay đổi khí sắc,
hành động kỳ dị hoặc buồn nôn. Hệ thần kinh giao cảm trở nên tăng hoạt động
để cố gắng làm tăng nồng độ glucose trong máu, gây ra các triệu chứng như tim
đập nhanh, cao huyết áp, lo âu và vã mồ hôi. Bệnh nhân có tiếng nói lè nhè, đi
không vững (lảo đảo), ý thức u ám và có thể mất ý thức. các cơn co giật cũng có
thể xảy ra.

Xử trí giảm đường huyết gồm việc cho glucose. Đường uống chủ có thể sử
dụng nếu bệnh nhân còn hoàn toàn tỉnh táo và đang có những triệu chứng sớm.
có thể dùng nước trái cây có đường hoặc nước giải khát có đường. nếu bệnh
nhân có ý thức u ám thì nên đặt một ống thông tĩnh mạch và cho dextrose 50%
cho đến khi ý thức được hồi phục. có thể cho glucagon tiêm bắp nếu không đặt
được ống thông tĩnh mạch. cần nhớ rằng ý thức sẽ phục hồi chậm hơn khi dùng

19


glucagon. Không bao giờ tìm cách cho uống glucose ở một bệnh nhân có ý thức
u ám hoặc mất ý thức.

20



×