Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giáo trình giáo dục họ (dùng cho ngành GD mầm non, hệ từ xa) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.85 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------***----------------PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

GIÁO DỤC HỌC
(Dùng cho ngành GD Mầm non, hệ Từ xa)

Vinh 2011

1


Phần 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC

Chương 1:
GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT
1. Nguồn gốc của giáo dục
Từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại và phát triển con người phải nhận
thức thế giới khách quan. Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, con người
dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm lao động và chinh phục tự nhiên. Từ đó
nảy sinh nhu cầu truyền thụ những kinh nghiệm đã tích luỹ được cho nhau. Đây
chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.
Trong buổi đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn
giản theo lối quan sát – bắt chước, về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý
thức. Con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra các
phương thức để tổ chức quá trình giáo dục một cách có hiệu quả.
Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới
trình độ cao.
2. Các tính chất của giáo dục.


Phân tích hiện tượng giáo dục trong lịch sử nhân loại trên tất cả các phương
diện, có thể thấy các tính chất sau đây của nó:
2.1. Giáo dục là một hiện tượng chỉ có ở loài người.
Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất. Bản
chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội giữa các
thế hệ với nhau. Giáo dục là một phương thức để duy trì và phát triển xã hội loài
người.
2.2. Giáo dục có tính phổ biến và vĩnh hằng
Giáo dục là một phạm trù phổ biến vì có con người là có giáo dục. Giáo dục
tồn tại ở tất cả các chế độ xã hội, thể chế chính trị, trong mọi thời đại, mọi giai đoạn
lịch sử. Giáo dục gắn liền với nhu cầu tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
- Giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng vì nó tồn tại mãi mãi với loài người,
chỉ khi nào không tồn tại loài người thì mới mất đi hiện tượng giáo dục .
2.3. Giáo dục có tính lịch sử, tính giai cấp
Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử- xã hội. Giáo dục một mặt phản ánh
trình độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử. Mặt
khác, nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. Ở mỗi giai đoạn phát
triển lịch sử lại đặt ra những yêu cầu nhất định đối với giáo dục.
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trì
và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã thực hiện quyền
thống trị của mình đối với giáo dục thông qua mục đích, nội dung và phương pháp
giáo dục.
2.4. Giáo dục có tính nhân văn, tính dân tộc.
Bất cứ thời đại nào, chế độ xã hội thì nào mục đích của giáo dục là hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ, đào tạo họ trở thành những người có ích cho xã hội.
2


Chính vì vậy giáo dục mang tính nhân văn, nó phản ánh những giá trị văn hoá, đạo
đức, thẩm mỹ chung nhất của nhân loại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi nước đều có

truyền thống, bản sắc văn hoá riêng. Cho nên nền giáo dục ở mỗi nước cũng có
những nét độc đáo, những sắc thái riêng.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.
3. Các chức năng của giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương thức để tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Điều này thể hiện ở ba chức năng cơ bản của giáo dục
sau:
3.1. Chức năng kinh tế – sản xuất.
Chức năng kinh tế của giáo dục thể hiện đầy đủ nhất trong đào tạo nhân lực,
chuẩn bị một lớp người lao động trẻ cho xã hội
3.2. Chức năng chính trị – xã hội.
Giáo dục thực hiện chức năng chính trị – xã hội thông qua việc đào tạo ra
những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đó là những con người phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có ý thức chính
trị nhất định.
Mặt khác, GD tác động đến cấu trúc xã hội (các tầng lớp, các giai cấp), góp
phần làm cho cấu trúc XH trở nên thuần nhất.
3.3. Chức năng tư tưởng - văn hoá.
GD có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn
XH, xây dựng lối sống phổ biến trong toàn XH, xây dựng một trình độ văn hoá cho
XH.
Chức năng tư tưởng văn hoá của giáo dục còn được thể hiện ở chỗ giáo dục
góp phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa xã hội, giữ gìn, phát huy truyền
thống và bản sắc dân tộc.
Do có những chức năng trên mà ngày nay, giáo dục đã được nhìn nhận như
“chiếc chìa khoá để mở cửa vào tương lai”, là con đường quan trọng nhất để phát
triển KT-XH.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định GD - ĐT là quốc
sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH, coi đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước.

III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO
DỤC HỌC.
1. Đối tượng của giáo dục học.
Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người.
Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học chính là quá trình giáo dục, một quá trình
xã hội đặc biệt.
Qúa trình giáo dục có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Đó là một loại quá trình xã hội được tổ chức một cách có mục đích, có kế
hoạch, hướng vào việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, hình thành
và phát triển nhân cách người học.
3


- Đó là quá trình trong đó diễn ra mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa
nhà giáo dục và người được giáo dục, tạo thành một loại quan hệ xã hội đặc biệt:
quan hệ GD.
- Đó là quá trình nhà GD tổ chức, hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao
lưu của người được GD, qua đó hình thành và phát triển nhân cách cho họ.
Như vậy: QTGD là một quá trình XH hình thành nhân cách con người, được
tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, được thực hiện thông qua các hoạt
động GD, được tiến hành trong các mối quan hệ giữa nhà GD và người được GD
nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội.
Quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng của giáo dục học còn được gọi là
quá trình sư phạm tổng thể hay quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Quá trình này
bao gồm hai bộ phận: đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa
hẹp). Hai quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều thực hiện chức
năng chung của QTGD: hình thành nhân cách. Tuy nhiên, mỗi quá trình bộ phận lại
có chức năng trội của mình. Quá trình giáo dục là một hệ thống cấu trúc bao gồm
nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau:
* Mục đích, nhiệm vụ giáo dục: là thành tố cơ bản, quan trọng hàng đầu, có

tác dụng định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình giáo dục.
Toàn bộ quá trình giáo dục phải hướng vào việc thực hiện có hiệu quả mục đích,
nhiệm vụ giáo dục đã được xác định.
* Nội dung giáo dục: là thành tố cơ bản, làm nên nội dung hoạt động của nhà
giáo dục và người được giáo dục. Nội dung giáo dục được qui định bởi hệ thống
kinh nghiệm xã hội cần truyền đạt cho thế hệ trẻ.
* Phương pháp giáo dục: Là cách thức hoạt động phối hợp giữa nhà GD và
người được GD nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ GD đã đề ra.
* Nhà giáo dục: Là chủ thể của hoạt động GD. Theo quan điểm GD hiện
đại, nhà GD giữ vai trò chủ đạo, là người định hướng, thiết kế, tổ chức các hoạt
động giáo dục cho người được giáo dục.
*Người được giáo dục: Vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động GD.
Theo quan điểm GD hiện đại, người được GD là nhân vật trung tâm của nhà
trường.
*Kết quả giáo dục: phản ánh một cách tập trung nhất ở trình độ phát triển về
mặt nhân cách của người được giáo dục.
Các thành tố trên đây có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và
chịu sự qui định của môi trường KT- XH, khoa học và công nghệ.
2. Nhiệm vụ của giáo dục học.
Giáo dục học có các nhiệm vụ sau đây:
a. Nghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình giáo dục.
b. Nghiên cứu mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục
c. Nghiên cứu các con đường và biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
4


d. Nghiên cứu về xây dựng các lí thuyết giáo dục mới và khả năng ứng dụng
của chúng vào thực tiễn giáo dục.
3. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học.

Ngoài đối tượng nghiên cứu ra, mỗi khoa học đều có một hệ thống các khái
niệm và phạm trù. Giáo dục học cũng có một hệ thống các khái niệm có mối liên hệ
với nhau tạo thành một lí thuyết chặt chẽ. Chúng ta có thể làm rõ một số khái niệm
cơ bản sau đây:
3.1. Giáo dục.
Đây là một khái niệm xuất phát, có ý nghĩa quan trọng của giáo dục học.
a. Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch
sử – xã hội giữa các thế hệ.
b. Về hoạt động, giáo dục là quá trình tác động của xã hội và của nhà giáo
dục đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
c. Về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:
- Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh
hưởng của tất cả các tác động (bao gồm các tác động tự giác, tích cực xen lẫn các
tác động tự phát tiêu cực, các tác động khách quan lẫn tác động chủ quan). Đây
chính là quá trình xã hội hoá con người.
- Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượng giáo
dục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách. Đây chính là quá trình giáo
dục xã hội.
- Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là một hoạt động có kế hoạch, có nội dung và
bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chức giáo dục, trong
nhà trường đến học sinh nhằm giúp họ phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể
chất,… Đây chính là quá trình sư phạm tổng thể.
- Ở cấp độ thứ tư: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh những phẩm
chất đạo đức, những thói quen hành vi. Đây chính là quá trình giáo dục theo nghĩa
hẹp.
3.2. Giáo dưỡng.
Giáo dưỡng là quá trình cung cấp tri thức khoa học, hình thành phương pháp
nhận thức và kĩ năng thực hành cho học sinh thông qua con đường dạy học. Nói
cách khác giáo dưỡng chính là quá trình bồi dưỡng học vấn cho học sinh.
3.3. Dạy học.

Dạy học là một khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học.
Hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống
nhất. Trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo còn hoạt động học giữ vai trò tích
cực chủ động.
Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tập
là cơ hội quan trọng nhất giúp cho mỗi cá nhân phát triển và thành đạt trong nền
kinh tế tri thức của thế kỉ 21.
4. Mối quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khác.
5


Trong các lĩnh vực khoa học, về phương pháp luận, bên cạnh việc giới hạn
lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu phải thấy rõ mối liên hệ hữu cơ giữa một khoa
học nào đó với các khoa học có liên quan. Đối với Giáo dục học điều này càng
quan trọng.
Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người.
Vì thế, Giáo dục học có mối liên hệ với nhiều ngành khoa học xã hội, và khoa học
tự nhiên như Triết học, Xã hội học, Đạo đức học, Mĩ học, Sinh lý học…
* Trong mối quan hệ với Triết học thì Triết học duy vật biện chứng (triết học
Mác – Lênin) là cơ sở phương pháp luận của Giáo dục học. Chúng ta có thể lấy
một số ví dụ để làm rõ điều này:
Triết học duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất con người, trong tính hiện
thực của nó, là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Quá trình hình thành nhân cách là
quá trình con người tự chiếm lĩnh bản chất của loài người thông qua hoạt động của
chính mình.
Vận dụng quan điểm này vào trong Giáo dục học, đòi hỏi chúng ta muốn
hình thành nhân cách học sinh phải tổ chức và đưa các em tham gia vào các mối
quan hệ xã hội đa dạng.
Một ví dụ khác: Triết học duy vật biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan vận động và phát triển dưới ảnh hưởng của những

yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết
định, còn yếu tố bên ngoài giữ vai trò điều kiện. Sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng đạt hiệu quả tối ưu khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên
ngoài.
Vận dụng quan điểm này vào trong Giáo dục học đòi hỏi chúng ta, trong quá
trình giáo dục phải nhấn mạnh yếu tố tự giáo dục, yếu tố tự giác, tích cực của học
sinh (yếu tố bên trong) đồng thời không coi nhẹ tác động của nhà giáo dục, của
thầy cô giáo (yếu tố bên ngoài).
*Xã hội học: Chỉ ra những đặc điểm phát triển KT, VH, XH ảnh hưởng của
chúng đến sự hình thành, PT nhân cách con người, giúp GDH giải quyết những vấn
đề về mục tiêu, nội dung GD, tác động qua lại giữa nhà trường, gia đình, xã hội
trong công tác GD.
* Tâm lí học: có vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu những vấn đề của
GDH. Đặc biệt TLH lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm được coi là cơ sở để ứng dụng
hợp lý nội dung, PPGD.
* Sinh lý học: Liên quan chặt chẽ với GDH, được coi là cơ sở tự nhiên của
GDH. Sinh lý học nghiên cứu con người như một thực thể tự nhiên sinh học. Nó
cung cấp các dữ liệu về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, các kiểu loại hình
thần kinh, sự phát triển của các cơ quan cảm giác, vận động trong cơ thể người qua
các thời kỳ lứa tuổi khác nhau. Đó là cơ sở khoa học cuả GDH trong việc nghiên
cứu QTGD trẻ em.

6


Ngoài ra, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật công nghệ và sự
thâm nhập của chúng vào trong giáo dục nên Giáo dục học còn có mối liên hệ với
điều khiển học, tin học…
5. Phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học.
Trong phần này chúng ta chỉ xem xét các phương pháp nghiên cứu Giáo dục

học ở mức độ tổng quan, không đề cập đến các vấn đề cụ thể về phương pháp
nghiên cứu.
Khi nghiên cứu Giáo dục học, cần phải quán triệt các quan điểm phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Quán triệt các quan
điểm này vào trong nghiên cứu Giáo dục học đòi hỏi chúng ta phải xem xét các
hiện tượng giáo dục trong quá trình phát sinh, phát triển của chúng, trong mối liên
hệ qua lại của chúng.
Trên cơ sở quan điểm phương pháp luận, chúng ta phải vận dụng có kết quả
những phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: quan sát, điều tra, nghiên cứu các
sản phẩm của hoạt động, thực nghiệm sư phạm,…
Câu hỏi thảo luận và ôn tập
1. Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
2. Hãy phân tích các chức năng của giáo dục.
3. Quá trình giáo dục là gì? Phân tích các thành tố cấu trúc của quá trình giáo
dục.
4. Phân tích các khái niệm cơ bản của Giáo dục học.
5. Phân tích mối liên hệ giữa GDH với một số ngành khoa học.

Chương 2:

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

I. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
7


1. Khái niệm con người, nhân cách.
1.1. Khái niệm con người.
a. Các quan niệm về con người
Từ trước đến nay con người là đối tượng quan tâm của nhiều ngành KH khác

nhau. Nguồn gốc, bản chất, lý do, mục đích tồn tại của CN là đề tài đấu tranh gay
gắt giữa các trường phái khác nhau trong triết học, Tâm lý học, Giáo dục học.
* Thời kỳ cổ đại, do trình độ sản xuất còn thấp, KH chưa phát triển, con
người còn quá lệ thuộc vào tự nhiên nên không lý giải một cách KH bản chất,
nguồn gốc của con người. Trong triết học cổ đại xuát hiện trường phái "bất khả tri",
con người là 1 tồn tại thần bí, không thể hiểu nổi.
* Quan điểm duy tâm: với nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng đều gặp nhau ở
điểm: nguồn gốc con người: thượng đế sinh ra. Từ đó họ cho rằng bản chất con
người là cái được thượng đế sắp đặt sẵn. Với quan niệm này thì con người bất lực
trước chính mình vì tất cả đều phụ thuộc vào sức mạnh bên ngoài. Đây là quan
niệm sai lầm.
* Về sau, trên cơ sở PT của KHTN (Nhất là của sinh học TK 19) làm xuất hiện
những quan điểm duy vật về con người. Tuy nhiên việc lý giải bản chất con người
mang tính chất siêu hình.
Tóm lại các quan niệm trên đây đều chưa đúng, chưa lý giải một cách KH nguồn
gốc, bản chất của CN
b. Quan niệm Mác - Ănghen về CN:
Dựa trên thành tựu mới về sinh học TK 19 và đứng trên quan điểm duy vật biện
chứng, M-A đã nhìn nhận con người trong tiến trình PT, tiến hoá của loài và sự PT
của LS - XH. Hai ông cho rằng: con người vừa là thực thể TN vừa là thực thể XH.
Tóm lại, để hiểu bản chất con người, Mác - Ănghen đã tìm thấy nguồn gốc của CN
trong TN-XH chứ không phải do thượng đế sinh ra. Đây là quan điểm biện chứng
nhất về CN.
1.2. Khái niệm về nhân cách
Khi con người là đại diện của loài ta gọi là cá thể, với tư cách là thành viên
của xã hội ta gọi nó là cá nhân như một thực thể độc lập và khi nó có đủ khả năng
để trở thành chủ thể hoạt động học tập, lao động, vui chơi, con người trở thành
nhân cách (xem sơ đồ sau).
Con người


Cá thể

Đại diện loài

Cá nhân

Thành viên của XH

8

Nhân cách

Chủ thể hoạt động


Khi con người là chủ thể hoạt động, của các mối quan hệ XH thì người ta gọi
đó là 1 nhân cách. Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, khái niệm nhân cách bao
gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người.
Nhân cách có cái chung của loài người nhưng cũng có cái riêng của cá nhân.
thông thường ở VN khi nói đến nhân cách thường quan niệm đó là sự thống nhất
giữa các mặt phẩm chất và năng lực (đức- tài) trong mỗi con người.
1.3. Khái niệm về sự phát triển nhân cách.
Để có nhân cách con người cần đạt tới trình độ phát triển tâm lý nhất định và
phải có khả năng coi mình như 1 cái trọn vẹn duy nhất khác với người khác.Việc
con người trở thành nhân cách và hoàn thiện nó trong quá trình sống cũng như do
kết quả của sự phát triển và giáo dục được gọi là sự hình thành nhân cách. Sự hình
thành nhân cách được bắt đầu từ lúc con người sinh ra và diễn ra mạnh mẽ trong
thời ký thơ ấu, thiếu niên, thanh niên và đạt tới sự kết thúc tương đối ở lứa tuổi
trưởng thành.
Nhân cách của con người được hình thành, phát triển trong quá trình sống,

học tập, lao động, giao lưu, vui chơi, giải trí và theo quy luật lĩnh hội các di sản văn
hoá vật chất - tinh thần do các thế hệ trước để lại trong công cụ lao động, trong
những tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Mặt khác, chính bằng các hoạt
động xã hội mà con người ngay từ tấm bé đã dần dần lĩnh hội nội dung loài người
chứa đựng trong các mối quan hệ xã hội có liên quan tới hoạt động của họ. Lênin
đã nói một cách hình ảnh: cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo
đức của XH mà nó là thành viên. Chính nhờ các mối quan hệ với thế giới tự nhiên,
thế giới đồ vật do các thế hệ tạo ra và các mối quan hệ xã hội mà con người gắn bó,
nhân cách được hình thành và phát triển.
Sự phát triển nhân cách bao gồm các mặt sau đây:
- Sự phát triển về mặt thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cơ
bắp và sự hoàn thiện của các giác quan.
- Sự phát triển về mặt tâm lí: biểu hịên ở những biến đổi cơ bản trong các
quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống, thói quen và nhất là ở sự
hình thành các thuộc tính mới của nhân cách.
- Sự phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở việc tích cực, tự giác tham gia vào
các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội cũng như ở những thay đổi trong cách
cư xử với những người xung quanh.
Như vậy, sự phát triển nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sức
mạnh thể chất và tinh thần, các sức mạnh bản chất của con người.
Đó không chỉ là sự biến đổi về lượng mà trước hết là những biến đổi về chất
trong mỗi một con người.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, trong đó có nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Các yếu tố này tác động đến
con người không phải song song với nhau, có giá trị như nhau và độc lập với nhau.
9


Vì vậy, cần phải xem xét một cách đúng đắn khách quan và khoa học các tác động

của từng yếu tố trong công tác giáo dục.
1. Yếu tố di truyền.
1.1. Khái niệm di truyền.
Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống thế hệ
trước, đó là sự truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau những phẩm chất và những
đặc điểm sinh học nhất định đã được ghi lại trong chương trình gen (cấu tạo cơ thể,
loại hình thần kinh, các tư chất,…)
Nhờ di truyền mà các đặc điểm của loài được giữ lại, được phát triển và hoàn
thiện theo con đường tiến hoá tự nhiên. Có một số thuộc tính sinh học có ngay từ
khi đứa trẻ sinh ra gọi là những thuộc tính bẩm sinh.
1.2. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, bẩm sinh di truyền giữ vai trò tiền đề
quan trọng cho sự phát triển nhân cách, bởi lẽ muốn hình thành, phát triển được
nhân cách trước hết phải có con người bằng xương, bằng thít do di truyền mang lại.
Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, (được biểu
hiện dưới dạng các tư chất, năng lực) tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết
quả trong một số lĩnh vực nhất định (như trong âm nhạc, hội hoạ, toán học).
Quan điểm này đã khẳng định những gì cần thiết cho sự phát triển của đứa
trẻ đã tiềm ẩn trong bản thân đứa trẻ. Giáo dục chỉ làm cho những khả năng tiềm ẩn
đó trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, di truyền không thể quyết định những giới hạn tiến bộ xã hội của
con người. Các phẩm chất XH trong con người khi mới sinh ra chưa có. Những
phẩm chất đó chỉ có thể có được trong quá trình hoạt động và giao lưu với người
khác. Các thuộc tính tâm lý phức tạp như thức, thế giới quan, tình cảm, các phẩm
chất đạo đức không có trong chương trình di truyền. Ở mỗi người quá trình hình
thành nhân cách được diễn ra trong điều kiện độc đáo, không lặp lại.
Mặt khác, các tư chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh vực hoạt
động hết sức rộng rãi, bao quát. Nó chỉ là điều kiện để sau này thực hiện có kết quả
một hoạt động cụ thể nào đó mà bản thân con người lựa chọn. Sự phát triển các tư
chất, tài năng ở dạng này hay dạng khác phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như hoàn

cảnh sống, điều kiện giáo dục, hoạt động của cá nhân
Ví dụ: Hiện nay có một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người có tài qua
các thế hệ. Điều đó không chỉ là được di truyền những tư chất nhất định mà còn do
các gia đình này trẻ em được sống và giáo dục trong một mồit thuận lợi, được sớm
tham gia vào hoạt động để sáng tạo nên tài năng đó.
Kết luận sư phạm: Trong công tác GD nhà giáo dục phải quan tâm đúng mức
đến việc phát huy hết những tư chất, năng lực vốn có ở HS để phát triển, bồi
dưỡng tài năng. Đồng thời phải có biện pháp GD đúng đắn để bù đắp những thiệt
thòi, khiếm khuyết ở trẻ do bẩm sinh, di truyền mang lại. Cần đánh giá đúng dắn
vai trò của yếu tố di truyền, không xem nhẹ cũng không tuyệt đối hoá, để tránh
những sai lầm trong nhận thức, cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục.
10


2. Yếu tố môi trường.
2.1. Khái niệm môi trường.
Cùng với yếu tố di truyền, trong quá trình phát triển để trở thành nhân cách,
con người còn chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
Môi trường được hiểu là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể
cả các điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt
động của con người.
Người ta phân biệt hai loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội.
- Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lí - sinh thái. Môi trường tự nhiên có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất. Vị trí địa lí tự nhiên và môi trường địa
lí kinh tế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và hoạt động của con người.
- Môi trường xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa
các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể.
Môi trường XH được phân chia thành MT lớn (tổ chức nhà nước, thể chế
chính trị, KT, pháp luật, các quan hệ XH), môi trường nhỏ: trực tiếp bao quanh trẻ

(gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè).
Khi nói đến ảnh hưởng của MT đến sự hình thành và phát triển nhân cách,
GDH chủ yếu nhấn mạnh đến môi trường XH vì chỉ trong môi trường XH thì con
người mới có thể phát triển những tư chất người như ngôn ngữ, tư duy, dáng đi
thẳng.
2.2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách.
Sự hình thành và phát triển nhân cách được diễn ra trong một môi trường
nhất định, môi trường là yếu tố điều kiện đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách. Bởi lẽ:
Môi trường là “thao trường” để đứa trẻ thể nghiệm những khả năng di truyền
của mình, là nơi góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện
cho hoạt động giao lưu của cá nhân mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh
nghiệm xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành
và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm, thái độ của cá
nhân đối với các ảnh hưởng đó (tiếp thu, chấp nhận hay phản đối) cũng như tuỳ
thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường
(tích cực hay không tích cực).
Chính vì vậy Mác đã nhấn mạnh: Hoàn cảnh sáng tạo con người trong chừng
mực con người sáng tạo hoàn cảnh.
MT tác động đến con người có thể gây ra những ảnh hưởng tích cực và cả
mặt tiêu cực. Do đó trong công tác GD phải có kế hoạch "sư phạm hoá MT", phát
huy những nhân tố tích cực, ngăn ngừa, đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực, tự phát
của môi trường, phải hướng vào việc xây dựng cho HS những định hướng giá trị
đúng đắn để có bản lĩnh vững vàng đối với các tác động của MT. Gắn chặt giáo
11


dục, học tập với thực tiễn XH, tạo điều kiện cho HS tham gia vào việc cải tạo và
xây dựng MT.

2.3. Yếu tố hoạt động
2.3.1. Khái niệm hoạt động
Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động kế tiếp nhằm đạt được
những mục đích nhất định.
Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ của mình với thế
giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hoá năng lực
lao động và các phẩm chất tâm lí của bản thân thành sản phẩm và quá trình ngược
lại là tách những thuộc tính của sự vật, của sản phẩm quay trở về với chủ thể, biến
thành vốn liếng tinh thần của chủ thể (Phạm Minh Hạc).
Mỗi lứa tuổi đều gắn liền với hoạt động chủ đạo.
2.3.2. Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách.
Hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân
cách. Nội dung, phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của cá nhân trong hoạt
động đã tạo nên những nét tính cách riêng của từng người. Con người hoạt động
như thế nào thì nhân cách của họ được phát triển như thế ấy. Điều này hoàn toàn
phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát
triển nói chung.
Từ mối quan hệ gắn bó giữa hoạt động và nhân cách, chúng ta thấy rằng:
muốn hình thành nhân cách trẻ em cần đưa các em tham gia vào các hoạt động nhất
định. Nói cách khác, để hình thành và PT nhân cách cho HS, giáo dục phải tổ chức
đúng đắn các loại hình hoạt động cho họ để họ chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội,
các giá trị văn hoá của xã hội loài người.
Hoạt động có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh, cho nên một trong những quy luật của giáo dục là phải thay đổi tính
chất của hoạt động, phong phú hoá nội dung, đa dạng hoá hình thức cách thức tổ
chức hoạt động và lôi cuốn trẻ em tham gia vào hoạt động một cách tự giác, tích
cực.
Tuy nhiên, hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính tập
thể. Vì vậy, hoạt động luôn gắn liền với giao lưu. Trong giao lưu con người không
chỉ nhận thức từ người khác mà còn nhận thức chính bản thân mình.

Để hoạt động trở thành yếu tố quyết định, điều kiện cần:
- Cá nhân cần triệt để phát huy những yếu tố sinh học ưu việt của mình.
- Triệt để tận dụng những tác nhân tích cực của MT.
- Biết tuân thủ sự hướng dẫn tổ chức khoa học QTGD của nhà GD.
- Tích cực hoạt động cá nhân với các loại hình hoạt động chủ yếu, phù hợp
với lứa tuổi để biến cá nhân từ khách thể thành chủ thể tích cực của QT nhận thức
và hình thành nhân cách.
4. Yếu tố giáo dục
4.1. Khái niệm giáo dục
12


Giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành và phát triển nhân cách
con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
GD được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theoi nghĩa rộng: Sự hình thành có mục đích, có tổ chức những sức mạnh
thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức, thị
hiếu thẩm mỹ cho con người.
-Theo nghĩa hẹp: bao gồm các quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoa
học của thế giới quan, cac phẩm chất đạo đức.
Có các hình thức giáo dục như giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất. Kết hợp
gia đình, nhà trường, XH là một trong những nguyên tắc quan trọng trong công tác
GD.
4.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách.
Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Vai trò này thể hiện ở những điểm sau đây:
* Giáo dục điều tiết những ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh, di truyền:
+ Tạo điều kiện cho những yếu tố tích cực trong vốn di truyền của đứa trẻ
phát triển: Nhờ GD mà con người có thể phát triển mọi tư chất, năng lực của mình.

+ GD có thể bù đắp những thiếu hụt, những hạn chế của yếu tố bẩm sinh, di
truyền: những trẻ bị khuyết tật, hoàn cảnh không thuận lợi bằng con đường GD có
thể lĩnh hội được nền học vấn.
* Giáo dục tổ chức ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
Giáo dục được coi là một bộ phận tác động của mọi trường XH từ bên ngoài
đến nhân cách. Tuy nhiên khác với các tác động khác của môi trường, nó mang tính
mục đích, tính chủ động và do những nhà GD đảm nhiệm cùng với các lực lượng
XH khác. GD có thể phát huy tối đa mặt tích cực của yếu tố môi trường đồng thời
ngăn chặn, đẩy lùi đi đến tiêu diệt những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
GD có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi
trường XH gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của XH.Đó
chính là hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ em hư và những người phạm
pháp.
* Giáo dục còn định hướng cho hoạt động của cá nhân:
- Vạch chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
- Tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng
đó.
Tuy nhiên GD không chỉ là tác động 1 chiều của nhà GD đến nhân cách, nó
còn cả hoạt động tích cực, đa dạng của người được GD. Vì vậy, để GD trở thành
yếu tố chủ đạo cần có các điều kiện:

13


- Kết hợp đúng đắn vai trò chủ đạo của nhà GD với việc phát huy vai trò chủ
thể tích cực, chủ động sáng tạo của người được GD (kết hợp chặt chẽ giữa GD và
tự GD)
- Phát huy cao độ và triệt để những điều kiện bên trong của HS (những tư

chất, năng lực vốn có),
- GD không chờ đợi sự PT mà phải đón trước và thúc đẩy sự phát triển nhân
cách.
- Kết hợp các loại hình GD: gia đình, nhà trường, XH,
Tóm lại: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách, định hướng cho sự PT nhân cách, là trung tâm để phát huy các yếu tố
bẩm sinh, môi trường và cá nhân trong sự hình thành và PT nhân cách. Một nền
giáo dục tốt có thể làm cho con người phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển
của thời đại.

1.
2.
3.
4.
5.

Câu hỏi ôn tập và tự học
Hãy phân biệt các khái niệm: cá thể, cá nhân, nhân cách.
Phân tích vai trò của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Phân tích vai trò của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Phân tích vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Tại sao nói giáo dục giữa vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách?

14



CHƯƠNG 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC
I. Mục đích giáo dục
1. Khái niệm về mục đích, mục tiêu giáo dục
a. Mục đích GD
* Theo cấu trúc vĩ mô của hoạt động, MĐ chính là mô hình kết quả HĐ của
con người được hình dung trước. Từ mô hình này chủ thể lựa chọn, nội dung, PP
phương tiện tác động đến đối tượng để đạt được kết quả.
*Mục đích giáo dục là một phạm trù của giáo dục học, có vị trí quan trọng trong lí
luận và thực tiễn giáo dục.
Mục đích giáo dục là yếu tố dự kiến trước về sản phẩm giáo dục. Sản phẩm đó
chính là kiểu người, là mô hình nhân cách con người mà mà nhà trường cần đào tạo
theo yêu cầu của XH. Do đó mục đích GD liên quan trực tiếp đến việc phát huy sức
mạnh của con người, là vấn đề then chốt trong chiến lược PT KT-XH.
- Mục đích giáo dục là yếu tố có ý nghĩa quyết định của quá trình giáo dục. Nó quy
định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các tiêu chuẩn kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục, đồng thời nó cũng quy định tính chất, phong cách của
các mối quan hệ, tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.
- Mục đích giáo dục mang tính chất lịch sử và tính giai cấp.
- Mục đích giáo dục là điểm tập trung cao nhất những đòi hỏi của xã hội đối với
sản phẩm giáo dục. Nó phản ánh những yêu cầu khách quan của thực tiễn đất nước,
những xu thế khách quan cuả thời đại và các quy luật của QTGD .Mục đích GD
được xây dựng dựa trên những căn cứ thực tiễn sau:
+ Dựa theo chiến lược PT KT-XH, KH và công nghệ quốc gia
+ Dựa theo yêu cầu cuả đất nước và thời đại đối với nhân cách thế hệ trẻ,
theo nhu cầu PT nhân lực XH.
+Dựa theo xu thế PT của nền GD quốc gia và quốc tế
+ Tính toán đến những điều kiện KT, VH,XH kinh nghiệm và truyền thống
GD.
Mục đích giáo dục thể hiện tập trung nhất tính giai cấp của giáo dục. Cuộc
đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực giáo dục trước hết tập trung ở cuộc đấu tranh về

mục đích giáo dục.

15


- MĐGD là một khái niệm rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau
như cấp độ vĩ mô, trung gian, vi mô. Trong thực tiễn GD sử dụng 2 thuật ngữ để
diễn đạt cái đích phải đạt đến của hoạt động GD là MĐGD và mục tiêu giáo dục.
Các cấp độ của MĐGD:
+ Cấp độ XH: MĐGD là cái đích chung của toàn bộ sự nghiệp GD, được xây
dựng xuất phát từ chiến lược PT KT-XH và để phục vụ cho sự PT ấy.
- Đối với toàn XH, MĐ của hệ thồng GD quốc dân là: nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
- Đối với thế hệ trẻ: MĐGD là làm cho họ trở thành những nhân cách toàn
diện.
+ Cấp độ nhà trường: MĐGD được cụ thể hoá thành mục tiêu GD cho 1 cấp
học, mục tiêu đào tạo cho 1 ngành học, 1 loại hình đào tạo.
+ Cấp độ chuyên biệt: thể hiện ở mục tiêu cho từng môn học, từng bài dạy.
b. Mục tiêu giáo dục:
Chỉ kết quả cần đạt được của QTGD trong một thời gian nhất định . Hay nói
cách khác, mục tiêu GD chính là sự cụ thể hoá mục đích GD vào từng cấp học, bậc
học, chỉ đạo cách thức thực hiện các hoạt động GD và đánh giá kết quả GD. Do đó
quan hệ giữa mục đích và mục tiêu là quan hệ giữa cái tổng thể và cái bộ phận.
Khác với mục đích, mục tiêu có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định,
kết quả có thể đo được.
Mục tiêu của nền giáo dục XHCN Việt Nam
Mục tiêu của nền giáo dục XHCN Việt Nam là đào tạo con người Việt nam
phát triển toàn diện, có đạo dức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghễ nghiệp, trung
thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, các phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và

bảo về Tổ quốc. ( Điều 2, chương 1, Luật Giáo dục)
Tóm lại: mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản và rất quan trọng của
Giáo dục học. Nó có chức năng chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ quá trình giáo dục và
là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục – đào tạo. Mục đích giáo dục có nhiều cấp độ.
Việc nắm vững mục đích giáo dục là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục, đảm bảo công tác giáo dục không đi trệch khỏi định hướng XHCN.
II. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
1. Khái niệm về hệ thống giáo dục quốc dân.
Để thực hiện chiến lược giáo dục, mỗi quốc gia đều có một hệ thống giáo
dục của mình. Hệ thống giáo dục quốc dân là mạng lưới các trường học được xây
dựng để tiến hành giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nhân lực theo yêu cầu của xã hội.
Hệ thống các trường học được xây dựng thống nhất trên phạm vi cả nước, được sắp
xếp thành các cấp học, ngành học, với các loại hình đào tạo khác nhau, nhằm thoả
mãn nhu cầu học tập của nhân dân.
Hệ thống giáo dục quốc dân là sản phẩm của nền chính trị, kinh tế, văn hoá,
khoa học, công nghệ của một quốc gia. Quy mô, cơ cấu tổ chức, chất lượng giáo
16


dục và đào tạo, xu hướng và khả năng phát triển của toàn bộ hệ thống bị quy định
bởi trình độ phát triển của đất nước.
Mục đích xây dựng hệ thồng GD QD là nâng cao trình độ dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Hệ thống GDQD được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Phải phù hợp với trình độ phát triển KT, VH, KH của đất nước, phù hợp
với mục tiêu chiến lược KT, XH quốc gia, đồng thời phải tiếp cận với trình độ phát
triển GD thế giới.
- GD phải hướng tới phổ cập cho đông đảo quần chúng, GD dành cho mọi
người
-Tổ chức quá trình đào tạo mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học,

GD phải phục vụ thiết thực cho nhu cầu thực tế của cuộc sống XH.
- Phải thống nhất trong cả nước, liên thông giữa các cấp học, ngành học.
2. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Hệ thống GDQD gồm GD chính qui và GD thường xuyên.
Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay được xây dựng như sau:
2.1. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
3 tháng đến 6 tuổi.
Mục tiêu của ngành học này là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1 (điều 22, chương2).
Về nội dung, giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hoà giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lí của trẻ.
Về phương pháp, giáo dục mầm non phải thông qua việc tổ chức các hoạt
động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện, chú trọng việc nêu gương, động viên,
khích lệ.
Ngành giáo dục mầm non chia làm hai nhóm: nhóm nhà trẻ, dành cho các
cháu từ 3 tháng đến 3 tuổi; nhóm mẫu giáo, dành cho trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2.2. Giáo dục phổ thông (điều 26).
Giáo dục phổ thông bao gồm:
2.2.1. Giáo dục tiểu học.
Đây là bậc học bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 11- 12 tuổi, được thực hiện
trong 5 năm học; từ lớp 1 đến lớp 5.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để trẻ tiếp tục học lên THCS.
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản, cần
thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và
tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về
hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.

17


2.2.2. Giáo dục trung học cơ sở.
Giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9.
Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học,
đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Toán,
lịch sử dân tộc, các kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp
luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết về kỉ thuật và hướng nghiệp.
2.2.3. Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12.
Mục tiêu của bậc học này là nhằm giúp học sinh của cố và phát triển những
kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết
thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân
để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất.
Giáo dục THPT phải củng cố phát triển những nội dung đã học ở THCS
hoàn thành nội dung học vấn phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo
chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh còn có
nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng
của học sinh.
2.3. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 – 4 năm đối với người tốt
nghiệp THCS, từ 1 – 2 năm đối với người tốt nghiệp THPT.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ

năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao
động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có
kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp.
Dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp
phổ thông, công nhân kỉ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Về nội dung, giáo dục nghề nghiệp phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề
nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn
theo yêu cầu đào tạo.
Về phương pháp, giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lí thuyết với
rèn luyện kĩ năng thực hành, đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng
hành nghề.
18


2.4. Giáo dục đại học (Điều 38, 39 mục 4, chương 2)
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm đối với người có
bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp.
Mục tiêu của đào tạo trình độ cao đẳng là giúp sinh viên có kiến thức chuyên
môn và kĩ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 – 6 năm học, tuỳ theo ngành
nghề được đào tạo, đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc THCN, từ 1 – 2
năm học đối với người tốt nghiệp Cao đẳng cùng chuyên ngành.
Mục tiêu của đào tạo trình độ đại học là giúp sinh viên nắm vững kiến thức
chuyên môn và kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được

đào tạo.
- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 2 – 3 năm đối với người tốt
nghiệp đại học.
Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là giúp học viên nắm vững lí thuyết, có
trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực
phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm đối với người có bằng
tốt nghiệp đại học, từ 2 - 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.
Mục tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ là giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí
thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải
quyết những vấn đề mới về khoa học – công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học
và hoạt động chuyên môn.
2.5. Giáo dục không chính quy (GD thường xuyên)
Giáo dục không chính quy là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm,
vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết,
nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc
sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
2.6. Những xu hướng đổi mới của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn
thiện theo những xu hướng sau đây:
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp, tạo điều kiện
cho tất cả mọi người dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào cũng tìm ra cho mình một
cách học phù hợp.
- Đảm bảo sự liên thông giữa các bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân:
liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, liên thông giữa giáo
dục nghề nghiệp với giáo dục đại học và sau đại học…
III. Nhiệm vụ của nền giáo dục XHCN Việt Nam.
Nền giáo dục XHCN Việt Nam trong giai đoạ hiện nay có các nhiệm vụ sau
đây:
1. Nâng cao dân trí

19


Nói đến dân trí là nói đến trình độ học vấn của người dân, nói đến mặt bằng
kiến thức của người dân. Nó là kết quả tổng hợp của GD GĐ- NT- XH là một chỉ
số để đánh giá mức độ phát triển của một đất nước. Một quốc gia có trình độ dân trí
cao là quốc gia mà trong đó đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đạt trình độ
cao, thể hiện trong đời sống chính trị, lối sống văn hoá, đạo đức, trong ý thức và
hành vi của mỗi cá nhân đối với các mối QHXH. Mục tiêu chiến lược phát triển
của VN là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những giải pháp để
đạt mục tiêu đó là nâng cao dân trí.
Năm 2000 nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Chúng ta đang
phấn đấu để thực hiện phổ cập THCS vào năm 2010 và phổ cập THPT vào năm
2020. Chỉ trên mặt bằng dân trí cao thì con người VN mới tiếp cận được xu thế
phát triển chung của thế giới, có trình độ học vấn để thực hiện một cách tự giác các
mục tiêu về dân số, môi trường, các vấn đề KT, XH khác. Đặc biệt khi nhân loại
bước vào nền kinh tế tri thức thì việc nâng cao dân trí lại càng có ý nghĩa quan
trọng hơn bao giờ hết.
Muốn vậy phải xây dựng một hệ thống giáo dục mạnh từ bậc mầm non đến
ĐH, đa dạng hoá các loại hình GD để mỗi công dân được hưởng quyền lợi và thực
hiện nghĩa vụ học tập của mình.
2. Đào tạo nhân lực
Đây là vấn đề quan trọng trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, trong xu thế
hội nhập và giao lưu, trong điều kiện nền KT thị trường vì trình độ được đào tạo
của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động.
Việc đào tạo nhân lực được thực hiện thông qua toàn bộ hệ thống giáo dục
quốc dân nhưng trực tiếp là các ngành giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và
sau đại học.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải tập trung vào
việc đào tạo hai nguồn nhân lực chủ yếu, đó là: đội ngũ trí thức và đội ngũ công

nhân kĩ thuật lành nghề.
2.1. Về đào tạo đội ngũ trí thức
Người ta qui định trí thức căn cứ vào trình độ học vấn, ở thế giới hiện đại ít
nhất phải có bằng ĐH. Tuy nhiên có bằng ĐH chưa chắc là trí thức. Người được
gọi là trí thức là người có học vấn cao, được XH thừa nhận, phải là người LĐ trí óc
và phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.
Sự đối mặt với những thách thức của thời đại đã làm cho các Chính phủ tại
nhiều quốc gia nhận ra rằng, trí tuệ là nguồn tài nguyên đặc biệt và quý giá nhất
trong mọi nguồn. Đặc trưng của nguồn tài nguyên này là ở chỗ càng biết sử dụng
và quý trọng nó thì nó càng nảy nở và phát triển. Một dân tộc mạnh chỉ khi nó có
nguồn tài nguyên trí tuệ đủ sức giải quyết các bài toán của thời đại.
Vì thế đào tạo và xây dựng đội ngũ trí thức là một vòng đua tranh quyết liệt
của thời đại đi vào nền kinh tế tri thức, của thế kỉ 21.
Đội ngũ trí thức VN khả năng làm việc không thua kém trí thức các nước,
tuy nhiên hạn chế: thiếu thông tin, điều kiện làm việc còn hạn chế.
20


2.2. Về đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.
CNKT là những người trực tiếp sử dụng các phương tiện KT và công nghệ
Trong chiến lược PT KT-XH, việc đào tạo một đội ngũ công nhân kĩ thuật
lành nghề có khả năng tiếp cận với các công nghệ và phương tiện kĩ thuật tiên tiến
đang là một vấn đề quan trọng và cấp bách.
Tuy nhiên, đội ngũ công nhân kĩ thuật của nước ta hiện nay đang còn rất
thiếu, nhất là công nhân kĩ thuật lành nghề. Do đó, trước mắt Nhà nước cần có
chính sách đầu tư xây dựng một hệ thống các trường dạy nghề trọng điểm, đủ sức
đào tạo công nhân kĩ thuật lành nghề có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển các
ngành kinh tế – xã hội then chốt của cả nước cũng như của từng địa phương. Đồng
thời có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng mới hoặc trang bị lại cho các

trường dạy nghề hiện có để đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề cho họ.
3. Bồi dưỡng nhân tài.
Nhân tài và nhất là thiên tài, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
– xã hội. Trên bia ở Văn Miếu Hà Nội, tổ tiên ta đã khẳng định: “Những người tài
giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát
triển mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém đi thì quyền lực đất nước bị suy
thoái. Những người giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với
đất nước”, đây là một chân lí. Chính những người tài năng và các vĩ nhân đã thúc
đẩy, mở đường “đánh dấu” các mốc phát triển của khoa học, lịch sử.
Để bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, thế kỉ mà “cạnh
tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, thì việc bồi dưỡng nhân tài là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược, vấn đề đột phá trong sự PT.
Do đó GD - ĐT phải làm thế nào để bồi dưỡng được đội ngũ những người
giỏi trong tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, cần có
chính sách thu hút, đãi ngộ, sử dụng đối với những người tài để họ có thể cống
hiến nhiều cho XH.
Vì những người tài năng, nhất là những thiên tài, không chỉ mang lại vinh
dự, tiếng thơm cho quốc gia mà còn mang lại các giá trị tinh thần vật chất to lớn
không chỉ cho từng nước mà có khi cho cả nhân loại.
Tóm lại: Nền giáo dục XHCN Việt Nam hiện nay có ba nhiệm vụ như trên.
Các nhiệm vụ trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu hỏi ôn tập
1. Mục đích giáo dục là gì? Phân biệt mục đích và mục tiêu giáo dục.
2. Hệ thống GD quốc dân là gì? Trình bày sơ lược hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam
3. Trình bày mục tiêu các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam.
4. Phân tích các nhiệm vụ của nên GD XHCN Việt Nam.

21



CHƯƠNG IV
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ GD THẾ GIỚI
I. Giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy
1. Đặc điểm của chế độ CSNT
- Công cụ lao động còn thô sơ, trình độ sản xuất còn thấp kém, do đó con người
quá lệ thuộc vào tự nhiên.
- Tổ chức XH đầu tiên của người nguyên thuỷ là công xã thị tộc. Công xã thi tộc
lúc này sống theo “chế độ mẫu hệ”.
- Trong cuộc sống nguyên thuỷ lâu đời hàng triệu năm, con người đã biết chăn nuôi
và trồng trọt và tìm ra lửa.
- Đây là thời kỳ sức sản xuất phát triển thấp kém nhất, nhưng mọi người được bình
đẳng nhất – thời kỳ chưa có giai cấp. Đó là xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
Như vậy, xã hội cộng sản nguyên thuỷ với một đời sống thấp kém về vật chất
nhưng đã đặt tiền đề quan trọng để lịch sử sang trang từ “mông muội” đến “dã
man”. Đó là việc con người bắt nguồn từ lao động thô sơ, giản đơn đến chăn nuôi,
trồng trọt và tìm kiếm ra nguyên liệu mới để chế tạo công cụ sản xuất làm cho XH
đi lên không ngừng từ thấp đến cao: từ vượn thành người, từ XH chưa có giai cấp
đến XH có giai cấp đầu tiên trong lịch sử (chế độ chiếm hữu nô lệ).
2. Đặc điểm của GD
- GD mang tính thực tiễn, tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước.
- GD mang tính bình đẳng cho mọi người, không phân biệt giới tính, vị trí XH. Có
thể nói rằng, mỗi người nguyên thuỷ vừa là người lao động, vừa là người thầy nếu
biết hơn người khác, vừa là trò nếu phải tìm học.
22


Như vậy, GD trong XH CSNT hết sức sơ khai nhưng thiếu nó thì XH không thể đi
lên từ đây để chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn: chế độ chiếm hữu nô lệ.

II. GD dưới chế độ chiếm hữu nô lệ
1. Đặc điểm chung của XHCHNL
- XH đầu tiên trong LS có giai cấp với 2 giai cấp đối kháng, đó là chủ nô: giữ vai
trò thống trị XH và nô lệ: tầng lớp bị trị trong XH. Để bảo vệ quyền lợi của mình,
chủ nô lập ra nhà nước, có quân đội bảo vệ, có toà án để xét xử, có luật pháp để
buộc mọi người phải tuân theo vì lợi ích của chủ nô. Nô lệ trong XH này được coi
như công cụ biết nói, họ bị tước bỏ hết quyền làm người
- Như vậy, chế độ chiếm hữu nô lệ là XH có giai cấp đầu tiên và có chế độ áp bức
con người dã man nhất trong lịch sử.
2. Đặc điểm chung của GD
- GD chỉ là đặc quyền, đặc lợi, là công cụ bảo vệ quyền thống trị của giai cấp chủ
nô.
- Xuất hiện nhà trường, chủ nô uỷ quyền cho một lớp người chuyên làm công tác
chăm sóc, GD trẻ em, đó là thầy giáo.
- Nội dung GD chỉ là những gì cần thiết cho giai cấp chủ nô.
+ Nhà trường phải rèn luyện thể chất cho trẻ em để có sức khỏe tốt, biết sử dụng
các vũ khí thông thường cũng như kỹ thuật tác chiến thời cổ đại để bảo vệ chủ nô
và đàn áp nô lệ.
+ Học các môn học như số học, hình học, tiếng la tinh, ngữ pháp, âm nhạc, hội hoạ,
kinh thánh.
- GD chỉ dành riêng cho con cái chủ nô, còn nô lệ và phụ nữ không được nhận sự
GD.
3. Một số nhà GD tiêu biểu
3.1. Xôcrat (469- 399 TCN)
- Là người đại diện cho trường phái duy tâm khách quan.
- Là người đề xuất PP đàm thoại trong dạy học (PP Xôcrat). Phương pháp DH này
đã đi vào lịch sử như là một trong những PP truyền thống.
3.2. Platôn (427- 348 TCN)
- Đại diện tiêu biểu nhất cho trường phái duy tâm khách quan của Hylạp cổ đại.
Phân chia XH thành 2 tầng lớp: Dân tự do, nô lệ, trong đó quyền hành XH tập

trung vào tay dân tự do. Song để dân tự do trở thành người có quyền hành đồi hỏi
họ phải được tiếp nhận một nền GD.
- Đưa ra 1 hệ thống GD cho dân tự do:
+ Trước 7 tuổi trẻ được GD tại nhà (MG)
+ Từ 7-17 tuổi học ở trường với nhiều môn học
+ Từ 17-20 tuổi trẻ tiếp tục học văn hoá, thể dục, quân sự, triết học. Trẻ nào
không họ được đi lính.
+ Từ 20-30 tuổi: học các môn đề cao như Toán, Thiên văn, lý luận âm nhạc, luật
pháp nhằm đào tạo quan lại làm việc trong bộ máy chính quyền.
23


+ Từ 30-35 tuổi: đối với những người tỏ ra thực sự thông minh để đạt trình độ
cao về chân, thiện, mỹ (chủ yếu là nghiên cứu triết học) – chọn ra những người
xuất sắc giữ những chức vụ cao, điều hành nhà nước chủ nô. Sau 50 tuổi nghỉ
quản lý để chuyên việc viết sách và nghiên cứu lý luận.
- Đánh giá cao vai trò của GD, muốn trở thành người phải qua GD. GD là nhiệm
vụ của toàn XH, GD con người là quá trình lâu dài, phải được tiến hành từ thủa
ấu thơ.
3.3. Arixtốt (382- 322 TCN)
Là người tài cao học rộng, được coi là bộ bách khoa toàn thư của Hy lạp cổ đại.
Ông cho con người là một thực thể tự nhiên gồm 3 yếu tố, ứng với mỗi yếu tố
cần có nội dung GD phù hợp.
+ Xương thịt
Thể dục
+ Ý chí
Đức dục
+ Lý trí
Trí dục
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử Arixtot đã cho rằng muốn GD con người thì

phải xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của nó.
Ông là người đầu tiên trong LS cho rằng trẻ em phát triển qua các thời kỳ, mỗi
thời kỳ có những đặc điểm PT riêng về tâm sinh lý, do đó phải có N, PP, hình
thức GD thích hợp. Theo ông, trẻ có 3 thời kỳ PT:
+ Từ 0- 7 tuổi
+ Từ 7-14 tuổi
+ Từ 14-21 tuổi
Đặc biệt ông nhấn mạnh tuổi 14 (tuổi dậy thì) với những biến đổi lớn lao về tâm
sinh lý, nhà GD phải quan tâm để giúp trẻ vượt qua tuổi khủng hoảng này.
- Đánh giá cao vai trò của GD gia đình, GĐ là môi trường GD đầu tiên của trẻ
và người mẹ là nhà GD đầu tiên. Vì thế, muốn trẻ em nên người không được coi
thường môi trường GD này.
III. GD trong XH phong kiến và thời kỳ văn hoá Phục hưng.
A. GD trong thời kỳ phong kiến
1.Đặc điểm chung của XH PK
- 2 giai cấp chủ yếu: địa chủ và nông dân (phương Đông), lãnh chúa và nông
nô (phương Tây).
- Nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.
- Tư liệu SX chính là ruộng đất, nhưng ruộng đất lại chủ yếu tập trung vào tay
địa chủ, lãnh chúa. Nguồn sống chính của XH PK là nông nghiệp
- Hình thức bóc lột chủ yếu là địa tô phong kiến với nhiều hình thức: tô hiện
vật, tô lao dịch, tô tiền
- Ý thức hệ tư tưởng chủ yếu là tôn giáo
Với những đặc điểm trên, XH PK đã làm cho nông dân và người lao động sống
khổ cực, tối tăm trong suốt “đêm trường Trung cổ”.
2. Đặc điểm chung của GD phong kiến Trung hoa
- Các triều đại PK đều dựng ra trường học riêng để GD con cái các tầng lớp quí tộc.
24



- Nho giáo được coi là nội dung GD chủ yếu trong nhà trường
- Chế độ khoa cử được đề cao.
3. Một số nhà GD tiêu biểu
* Khổng Tử (551-479 TCN)
- Đánh giá rất cao vai trò của GD. Theo ông, một dân tộc muốn tồn tại và PT phải
có 3 thành tố:
+ Thứ (dân tộc đó phải đông dân)
+ Phú (dân tộc đó phải giàu có)
+ Giáo (dân tộc đó phải được GD)
GD là một thành tố không thể thiếu được của một dân tộc
Đối với mỗi con người: “Ngọc bất trác bất thành khí…”
Từ đó ông chủ trương “Hữu giáo vô loại” (giáo dục cho mọi người).
- Mục đích GD: đào tạo những người nhân nghĩa, trung chính, hiểu được cái đạo
của người quân tử. (đào tạo người quân tử). Quân tử là mẫu người mà nhà trường
phong kiến cần phải đào tạo để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
- Nội dung GD: Khổng tử đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện chữ nhân, chữ lễ
cho người quân tử.
- Phương pháp và nguyên tắc và PPGD:
+ Coi trọng sự suy nghĩ tích cực của HS : ‘Vật có 4 góc, bảo cho biết một góc mà
không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa’’. Cách dạy của ông chỉ là gợi mở để
người học tự tìm ra chân lý. Thầy chỉ cho trò cái mấu chốt nhất, còn cái khác trò tự
tìm ra. Ông đánh giá rất cao vai trò của cá nhân trong việc tự tu dưỡng theo nguyên
tắc tự thân, luôn học thầy hỏi bạn.
+ Dạy học sát đối tượng : Luôn xuất phát từ đặc điểm của người học để đặt ra yêu
cầu và nội dung GD vừa sức.
+ Học phải đi đôi với hành: học cái gì phải thực hành ngay cái đó, học chữ nhân
phải làm điều nhân.
+ Học phải thành tâm và luôn hiếu học.
+ Gắn việc học tập với sinh hoạt đời sống TN-XH
B. GD trong thời kỳ Văn hoá Phục hưng.

1. Đặc điểm của thời kỳ Văn hoá Phục hưng
Trên cơ sở ra đời của các trường ĐH lớn ở châu Âu và sự PT của thành thị, từ TK
XIV - XVI ở phương Tây một trào lưu tư tưởng tiến bộ nhằm:
- Lên án XH phong kiến với những thói hư tật xấu của nó
- Cổ vũ cho tự do của con người
- Đòi khôi phục lại những giá trị đã đạt được trong thời kỳ cổ đại.Trào lưu tư tưởng
tiến bộ này gọi là chủ nghĩa nhân văn, thời kỳ lịch sử sôi động đó gọi là thời kỳ
Văn hoá Phục hưng.
2. Đặc điểm giáo dục
Điển hình cho các nhà GD Phục hưng là Thomas More (1478- 1535)
LLGD của ông:
- GD bình đẳng cho mọi người
25


×