Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ) TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.03 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MINH TRÂM

TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Hà

Phản biện 1:

……………………………………..
……………………………………..

Phản biện 2:

……………………………………..
……………………………………..

Phản biện 3:



……………………………………..
……………………………………..

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi

giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng cho học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn
(HCKK) là một chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước được
khởi động ở Việt Nam từ ngày 2/3/1998 với Quyết định số 51/1998/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ nay là quyết định 157/2007/QĐ-TTg ra
ngày 27 tháng 9 năm 2007 về các ưu đãi tín dụng cho HSSV. Hoạt động
của chương trình này đã mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Theo Ngân
hàng chính sách xã hội (NHCSXH), tính đến hết 31/10/2015, cả nước đã
cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có HCKK được vay vốn ưu đãi với hơn
55.000 tỷ đồng; mức dư nợ tín dụng trên 24.000 tỷ đồng. Nguồn tín dụng
này đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước, đã tạo ra nguồn cần thiết về tài chính cho một bộ phận không
nhỏ HSSV để họ có thể theo học trong các cơ sở đào tạo (CSĐT) trong
nước, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia thị trường
lao động và để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

phát kinh tế, xã hội của đất nước.
Cùng với thành quả chung của cả nước, thành phố Hà Nội đã giải
quyết cho 80 ngàn HSSV được vay ưu đãi với số vốn 1.317 tỷ đồng, tạo
điều kiện về tài chính cho 61.274 hộ gia đình trên địa bàn của Hà Nội vượt
khó, cho con em đến các CSĐT chuyên nghiệp theo học để có được một
nghề chuyên môn kỹ thuật để lập nghiệp . Những thành quả nêu trên là rất
đáng khích lệ. Nó không chỉ tạo động lực cho sự phát triển nhân lực mà
còn tạo thêm niềm tin của người dân trong xã hội đối với đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả trên, quá trình hoạt động tín
dụng cho HSSV có KCKK của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói
riêng còn không ít những hạn chế, thách thức. Chủ yếu là quy mô tín dụng
chưa tương xứng với nhu cầu; tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, một số HSSV sử
dụng vốn vay chưa đúng mục đích; cơ cấu cho vay còn có sự chênh lệch
lớn giữa các hệ đào tạo; mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu
của HSSV; việc sử dụng vốn vay chưa thật hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa
các chủ thể nhà trường, ngân hàng, chính quyền và gia đình còn nhiều bất


2
cập. Thực tiễn đã đặt ra vấn đề, nếu không có những nghiên cứu khoa học
và tổng kết đánh giá đúng thực trạng hoạt động của hình thức tín dụng này
thì việc thực hiện mục tiêu trong đường lối, chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước không đạt được như mong đợi.
Để góp phần vào lời giải cho vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
"Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội" để nghiên cứu
làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2 1 ục ích nghi n c u

Trên cơ sở xác định khung lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực
tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV của NHCSXH
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm thúc đẩy hoạt động này đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất
lượng cao của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, tiếp cận dưới góc độ
Kinh tế chính trị học.
2 2 Nhiệm vụ nghi n c u
Để giải quyết mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, thu thập, hệ thống hóa và bổ sung mới để làm rõ cơ sở lý
luận về tín dụng cho HSSV có HCKK dựa trên quan điểm, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và Nhà nước, trên các nội dung: đặc điểm, sự cần thiết chương trình
tín dụng, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện tín dụng cho HSSV có HCKK.
Hai là, khảo cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc giải
quyết quan hệ tín dụng cho HSSV có HCKK, rút ra bài học thực tiễn mà
thành phố Hà Nội có thể tham khảo.
Ba là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV
có HCKK của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, làm rõ những thành
tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.
Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho
HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 1 Đối tượng nghi n c u
Luận án nghiên cứu về tín dụng cho HSSV dưới góc độ kinh tế chính
trị, cụ thể là nghiên cứu các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (mà

NHCSXH là đại diện) với HSSV đang theo học tại các CSGD đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
3 2 Phạm vi nghi n c u
- Phạm vi khách thể cho vay của tín dụng là HSSV có HCKK bao
gồm HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và thuộc gia đình
gặp khó khăn đột xuất về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh đang theo học trong diện được vay vốn tại NHCSXH chi nhánh
thành phố Hà Nội. Nói cách khác phạm vi khách thể cho vay của tín dụng
là những HSSV đang gặp khó khăn về tài chính.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian phân tích, đánh giá thực
trạng: giai đoạn 2011-2015; thời gian đề xuất quan điểm, giải pháp đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4 1 Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghi n c u
- Cơ sở lý luân: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin để xem xét quan hệ tín dụng trong kinh tế thị trường và
vai trò của tín dụng đối với sự phát triển. Các nghiên cứu thực tiễn còn dựa
trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luận án
còn kế thừa những thành quả khoa học mà nhân loại đã đạt được, nhất là
những thành quả về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện
đại có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận án.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận các vấn đề
nghiên cứu từ các góc độ sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về tín dụng cho HSSV có HCKK theo
góc độ của khoa học kinh tế chính trị.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát thực tiễn, khảo cứu tài liệu, đánh giá
thực trạng tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội trong điều



4
kiện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước để phát triển nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế giai đoạn hiện nay.
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu phát triển tín dụng cho
HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.
4 2 Phương pháp nghi n c u
Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu
lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ
thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng kết thực tiễn
để xác định cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực tiễn việc giải quyết
quan hệ tín dụng giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với HSSV có HCKK
ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong luận án, tác giả có sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,
phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các số liệu thống kê, phương pháp
tổng kết thực tiễn để làm ró đối tượng nghiên cứu trên cả hai mặt định lượng
và định tính. Nguồn tài liệu và số liệu thống kê được thu thập từ các thông tin
chính thức trong đó chủ yếu từ NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội.
Để có thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu, tác giả quan tâm sử
dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và
phương pháp chuyên khảo, cụ thể là:
(1) Điều tra phỏng vấn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này có nội
dung rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ở nhiều lĩnh vực và
những thông tin cũng chỉ mang tính định tính, phản ánh bản chất sự vật lại
không thể hiện qua số liệu thống kê. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn
được sử dụng để thu thập các ý kiến của các nhà quản lý, của hộ gia đình,
HSSV về tín dụng cho HSSV theo những chủ đề hẹp liên quan đến từng
khía cạnh nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu chung của luận án.
(2) Điều tra qua mẫu phiếu: Xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối
tượng có liên quan đến tín dụng cho HSSV bao gồm: Hộ gia đình HSSV

và HSSV một số trường của Thành phố Hà Nội để lấy số liệu phục vụ
nội dung nghiên cứu thực trạng tín dụng cho HSSV. Để đảm bảo tính
chính xác chúng tôi điều tra với số lượng 500 phiếu hộ gia đình HSSV
có HCKK, 500 phiếu cho HSSV có HCKK. Xử lý số liệu bằng phần
mềm excel.


5
(3) Phương pháp chuyên gia: Để hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn
của luận án và khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các giải
pháp đề xuất, tác giả lấy ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, cán bộ quản
lý NHCSXH có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Các ý kiến
được thống kê, ghi chép, nghiên cứu, phân tích bổ sung cho luận án để các
giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV được đề xuất sát với thực tiễn và có
tính khả thi cao.
(4) Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp chuyên khảo được sử
dụng để khảo nghiệm các mô hình cho HSSV vay của một số quốc gia như
Nhật bản, Hàn quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước như Nghệ An,
Đà Nẵng để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Hà Nội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đóng góp về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng cho HSSV
dưới góc độ kinh tế chính trị, vận dụng vào nghiên cứu một địa phương có
tính đặc thù như thành phố Hà Nội. Khảo cứu kinh nghiệm một số địa
phương trong và ngoài nước về tín dụng cho HSSV. Qua khảo cứu, luận án
khái quát hóa thành các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho thành phố
Hà Nội về tín dụng cho HSSV.
- Đóng góp về thực tiễn: Thông qua các dữ liệu thu thập trên thông
tin chính thức và điều tra, khảo sát của tác giả để tổng kết, đánh giá thực
trạng tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015, đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành

phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

- Jamil Salmi (2003), "Student Loans in an International perspective:
The World Bank Experience", (Cho vay SV trong phối cảnh quốc tế: kinh
nghiệm của ngân hàng thế giới. Maureen Woodhall (2001), "Student
loans: prospects issues and lessons from international experience" (Về cho
SV vay: các vấn đề triển vọng và những bài học từ kinh nghiệm quốc tế).
Trong cuốn: "Student Loans Repayment and Recovery: International
Comparisons" (Cho SV vay trả nợ và phục hồi: So sánh quốc tế) (2008)
của Hua shen và Adrian Ziderman. Quý Tuấn Kiệt (2010),
"中国学生贷款利率管制政策的实施效应与对策", (Quản lý thực hiện chính sách lãi
suất cho SV vay ở Trung Quốc - vấn đề và giải pháp), đăng trên Tạp chí
Tài chính và Đại học Kinh tế Giang Tây, số 5 (2010). Browne
(2010),"The Browne report: higher education funding and student
finance" (Báo cáo của Browne: kinh phí giáo dục đại học và tài chính SV)
là bản báo cáo độc lập dài 64 trang dành cho chương trình tài trợ cho giáo
dục trình độ cao của nước Anh, công bố ngày 12/10/2010. Hee Kyung
Hong & Jae-Eun Chae (2011), "Student loan policy in Korea: Evolution,
Opportunities and Challenges" (Chính sách cho SV vay vốn tại Hàn Quốc:
Sự phát triển, cơ hội và thách thức). Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt

Nam có thể tham khảo trong hoạch định chính sách về mối quan hệ giữa
hỗ trợ HSSV vay vốn với nhu cầu phát triển hệ thống giáo dục đại học,
tránh tình trạng "quá tải". Tim Leunig and Gill Wyness (2011), "Early
repayment of student loans: should government impose early repayment
penalties?" (Trả nợ trước hạn của các khoản vay SV: Chính phủ nên áp đặt
hình phạt trả nợ trước hạn. Tham Hoa và Truong Quang Vu (2013),
"中国学生贷款债务负担演变及差异分析" (Việc thực hiện chính sách quản lý lãi suất
cho SV vay ở Trung Quốc - vấn đề và giải pháp).


7
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vấn đề về tín dụng
- Bài biết: "Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng thông qua
cải cách về giao dịch đảm bảo". Cuốn: "Phân tích tín dụng" của Đặng
Ngọc Đức (2012). Cuốn: "Tín dụng ngân hàng" của Lê Văn Tề (2013)
hướng vào nghiên cứu vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tín dụng cho người nghèo
- Đào Tấn Nguyên (2004), Giải pháp tín dụng góp phần xóa đói
giảm nghèo của NHCSXH Việt Nam . "Tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại ngân
hàng chính sách xã hội Nghệ An - những kinh nghiệm cho thời kì mới"
của Trần Đại Nghĩa (2006). Nguyễn Trọng Tài (2007), "Nâng cao chất
lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội - Nhìn từ góc độ kinh
nghiệm các nước". Vũ Thành Tự Anh và Brian Jm Quinn (2008), Tín
dụng và sự tin cậy. Oxpam và Actionnaid (2009), Theo dõi đói nghèo
phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt
Nam. Oxpam và Actionnaid (2009), Tác động của giá cả đến đời sống và
sinh kế của người nghèo tại Việt Nam. Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng
chiến lược phát triển bền vững của NHCSXH Việt Nam. Nguyễn Văn Đức
(2012) "Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH".

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về tín dụng cho học sinh, sinh viên
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
(1993), Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay. Việt Hải
(2004), "Cần có một cơ chế giúp SV nghèo vượt khó". Chu Văn Thành
(2007), Dịch vụ công đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam
hiện nay. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2007),
Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải pháp. Đỗ Thanh Hiền
(2007), "Vốn vay ngân hàng chính sách xã hội chắp cánh cho những ước
mơ đến giảng đường". Nguyễn Thị Hường (2008), "Đầu tư cho giáo dục
đào tạo thông qua chính sách tín dụng dịch vụ cho HSSV". Bình An
(2009), "Một chương trình tín dụng đầy tính nhân văn". Trần Hữu Ý
(2010), "Bước ngoặt trong chính sách tín dụng đối với HSSV kể từ quyết
định 157 của Thủ tướng chính phủ". Nguyễn Thị Huệ (2012), "Tín dụng
học sinh SV tại tỉnh Lâm Đồng". Nguyễn Minh Phương (2012), Đẩy mạnh


8
xã hội hóa giáo dục, y tế ở Việt Nam. Trần Hầu, Đoàn Minh Hậu (2012),
Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020. Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nguyễn Duy Hùng (chủ biên) trong cuốn: "Những thách thức
và giải pháp đối với an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt
Nam và Đức" (2013). Tư Hải (2014) trong bài viết: "Sẵn sàng vốn cho SV
vay vào năm học mới". Chi Mai (2014), "Ngân hàng chính sách xã hội đưa
ước mơ đến với HSSV nghèo" .
1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA
HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ thêm về tín dụng cho

HSSV trên các nội dung như: Khái niệm, bản chất của tín dụng cho HSSV
và đặc điểm của tín dụng cho HSSV khác với các hình thức tín dụng khác;
Sự cần thiết phải thực hiện chương trình tín dụng cho HSSV có HCKK;
Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách tín dụng cho HSSV có HCKK.
Thứ hai, tổng kết kinh nghiệm của quốc tế và các địa phương khác
trong nước về tín dụng cho HSSV có HCKK. Từ đó rút ra bài học cho
thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV gắn với xóa đói giảm
nghèo, an sinh xã hội, bình đẳng trong giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao.
Thứ ba, Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cho HSSV
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cho HSSVcũng
như những mục tiêu cần đạt được, luận án đề xuất các quan điểm và giải
pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung mang lại hiệu quả cao nhất.


9
Chương 2
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA TÍN
DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
2.1.1. Khái niệm về tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn
- Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở
hữu và người sử dụng một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc
hoàn trả đúng kỳ hạn và kèm theo lợi tức.

- Khái niệm tín dụng cho HSSV
Tác giả cho rằng: tín dụng cho HSSV là quan hệ cho vay giữa
NHCSXH và HSSV có HCKK, để HSSV chi trả chi phí học tập và sinh
hoạt; là công cụ tài chính Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ người nghèo
học tập và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khái niệm trên cho thấy bản chất của tín dụng cho HSSV:
Thứ nhất, là quan hệ kinh tế giữa NHCSXH với HSSV có HCKK,
giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua quá trình vận động của vốn tín
dụng. Vốn cho vay dưới dạng tiền tệ được chuyển từ NHCSXH sang
HSSV có HCKK. Tuy nhiên, bên cạnh hai chủ thể tín dụng này còn có hai
chủ thể với tư cách là người bảo lãnh: gia đình HSSV và Nhà nước.
Thứ hai, HSSV sử dụng vốn vay để trang trải chi phí cho việc học
tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí, chi
phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở đi lại. Họ không có
quyền sử dụng khoản vay này cho các hoạt động khác. Vì vậy, giám sát
việc sử dụng khoản vay này là trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.
Thứ ba, sự hoàn trả vốn tín dụng theo nguyên tắc phải bảo toàn về
giá trị và giá trị tăng thêm. Xét về mặt hình thức giống với các quan hệ tín
dụng khác là khi cho vay tiền đều phải thu lãi, có vay, có trả. Nhưng về
bản chất, tín dụng cho HSSV không chỉ vì mục đích thu lãi mà còn chủ
yếu thỏa mãn nhu cầu vay vốn của HSSV để học tập nâng cao tay nghề, tự


10
tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, thoát được
nghèo một cách bền vững.
Vậy tín dụng cho HSSV phải thực hiện hai mục tiêu: (1) Là công cụ
xúc tiến sự công bằng trong giáo dục, an sinh xã hội, góp phần phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao; (2) Là tổ chức tài chính, phải tôn trọng các
yêu cầu cơ bản của khả năng tài chính để có thể tiếp tục hoạt động một

cách bền vững.
2.1.2. Đặc điểm của tín dụng cho học sinh, sinh viên
- Tín dụng cho học sinh, sinh viên vừa chịu sự chi phối của cơ chế thị
trường, vừa thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước
- Đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Vốn cho vay từ nhiều nguồn khác nhau
- Cho vay theo món nhỏ, lãi suất ưu đãi và lượng khách hàng lớn
- Thu hồi nợ trong thời gian dài và chia làm nhiều kỳ
2.1.3. Sự cần thiết của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn
- Tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giúp giảm
bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập, đào tạo
- Tín dụng cho học sinh, sinh viên là công cụ để Nhà nước thực hiện
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Góp phần giảm bớt bất bình đẳng trong giáo dục đào, thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
2.2.1. Nội dung tín dụng cho học sinh, sinh viên
- Huy động nguồn vốn tín dụng cho học sinh, sinh viên
- Xác định đối tượng cho vay tín dụng học sinh, sinh viên
- Thời hạn cho vay, mức vay và lãi suất cho vay
- Thu hồi nợ và xử lý rủi ro
2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả tín dụng cho học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn
Để đánh giá kết quả tín dụng cho HSSV có HCKK, cần dựa vào các
tiêu chí sau:


11

- Số lượng và tỷ lệ học sinh, sinh viên trong diện chính sách được
vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội
- Tác động của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn đến học tập và rèn luyện của bản thân HSSV
+ Tỉ lệ HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn về tài chính và có kết quả
học tập tốt.
+ Số HSSV và tỉ lệ HSSV vay vốn đã tốt nghiệp, có việc làm
- Tỷ lệ thu hồi nợ
- Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng học sinh, sinh viên
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cho học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn
- Cơ chế, chính sách của nhà nước về tín dụng cho học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn
- Công cụ hỗ trợ của Nhà nước: môi trường pháp lý, môi trường kinh
tế xã hội
- Tiềm lực và năng lực của ngân hàng chính sách xã hội
- Các nhân tố thuộc bản thân và gia đình học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn
- Sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan đến tín dụng cho học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ TÍN
DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ
KHĂN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc về hình thức cho vay học sinh, sinh
viên trả theo thu nhập (ICL)
- Kinh nghiệm của Nhật Bản về hình thức cho vay học sinh, sinh
viên qua hộ gia đình hoặc người đỡ đầu
2.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước
- Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

- Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng


12
2.3.3. Bài học rút ra cho Hà Nội về thực hiện tín dụng cho học sinh,
sinh viên
Thứ nhất, về đối tượng cho vay: Thực tế ở hầu hết các nước đều
hướng đến các HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn theo tiêu chuẩn của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên một số nước đưa ra tiêu chí phụ như trường hợp ở
Hàn Quốc là HSSV đó phải có học lực đạt loại B trở lên tương đương loại
khá ở Việt Nam.
Thứ hai, về mức vay: Mức cho vay hiện nay của Việt Nam còn quá
thấp chưa đủ chi phí cho sinh hoạt, chưa kể đến chi phí mua các đồ dùng
thiết yếu cho học tập của HSSV.
Thứ ba, về phương thức cho vay và giải ngân vốn vay: Cho vay theo
tổ nhóm có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả tổ trong việc thụ
hưởng tín dụng ưu đãi, đồng thời cho phép các tổ có quyền quyết định
cách thức giải ngân vốn, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích sự
hoạt động và trách nhiệm của tổ trưởng, tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm
cao hơn trong mỗi tổ, vốn ưu đãi đến đúng hộ gia đình HSSV có HCKK.
Thứ tư, công tác thu hồi nợ: Tại các quốc gia chương trình cho vay
HSSV đều không tránh khỏi rủi ro trong việc thu hồi nợ. Vì vậy, giải quyết
vấn đề này mỗi quốc gia áp dụng những hình thức khác nhau phụ thuộc
vào đặc điểm về văn hóa, truyền thống, điều kiện kinh tế xã hội.
Thứ năm, công tác thông tin: Thành lập trung tâm quản lý thông tin
dữ liệu liên quan đến HSSV có HCKK vay vốn từ ngân hàng chính sách sẽ
giúp cho cán bộ tín dụng NH có đủ dữ liệu phân tích đánh giá hiệu quả của
vốn vay
Thứ sáu, công tác cán bộ: Kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác
cán bộ là quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng ngoài việc

giỏi về chuyên môn, rất cần đến giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, phong
cách giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng .
Thứ bảy, sự phối hợp giữa các bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị xã
hội liên quan đến tín dụng cho HSSV.


13
Chương 3
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
3.1. TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2011-2015
3.1.1. Khái quát ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố
Hà Nội
3.1.2. Tình hình thực hiện tín dụng cho học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội
3 1 2 1 Huy ộng vốn cho vay ối với học sinh, sinh vi n tại Ngân
hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội
- Về quy mô nguồn vốn: Tính đến ngày 31/12/2015 tổng nguồn vốn
đạt 5.188 tỷ đồng tăng 1614 tỷ đồng (tăng 10,6%) so với năm 2011.
Riêng về nguồn vốn cho vay HSSV trong giai đoạn này chủ yếu ở mức
trên dưới 20%, trong tổng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh, năm 2011
có mức cao nhất 29% còn năm 2015 thấp nhất ở mức 8%. Trong 13
chương trình của NHCSXHHN, chương trình cho vay HSSV tuy đã được
quan tâm về nguồn vốn, nhưng kết quả chưa được như mong muốn.
- Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn cho vay đã có sự thay đổi
theo hướng tích cực, tức là đã giảm dần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
và tăng dần nguồn vốn đi vay.
3.1.2.2. Đối tượng ược vay vốn tín dụng

Theo quyết định số 157, tất cả SV có HCKK học tại các trường đại
học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại
các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam, gồm: SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha
hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, SV là thành
viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình
quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của
hộ gia đình nghèo. Ngoài ra đối với những HSSV mà gia đình gặp khó
khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có xác
nhận của UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú thì cũng được NHCSXH
cho vay vốn để tiếp tục học tập.


14
Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng đào tạo: Chính
sách tín dụng đối với HSSV là một trong các chính sách của Nhà nước
nhằm thực hiện công bằng xã hội, đối tượng vay vốn đã được mở rộng hơn
trước đây. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến tất cả
các cấp bậc đào tạo, không phân biệt công lập hay ngoài công lập, không
phân biệt thời gian đào tạo. Việc mở rộng đối tượng cho vay nhằm tạo
nhiều cơ hội học tập cho các em HSSV.
Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo khu vực đến hết ngày
31/12/201: Các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, phú Xuyên, Ba
Vì có số lượng HSSV vay vốn cao nhất. Điều này phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện địa lý các quận, huyện. Khu vực
Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, phú Xuyên, Ba Vì có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn và điều kiện địa lý không thuận lợi, số gia đình HSSV có
HCKK chiếm tỷ lệ lớn dẫn đến số lượng HSSV vay vốn nhiều.
3.1.2.3. Thời gian cho vay, m c vay, và lãi suất cho vay
- Về thời gian cho vay: Theo quyết định 157, thời hạn phát tiền vay

là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món
vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gian HSSV
được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả
học tập. NHCSXH sẽ quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay
vốn về thời hạn phát tiền vay theo các kỳ học của từng năm học. Thời hạn
trả nợ cũng được tính bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ là
khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên
đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi)
- Về mức vay: Theo Quyết định 157, mức vốn cho vay SV vay đã
được nâng từ 300.000đ/tháng/SV lên mức cho vay tối đa là
800.000đ/tháng/SV. Hiện nay mức vay đối với SV đã được nâng lên
1.250.000 đồng/người/tháng năm 2016, tăng hơn so với mức vay bình
quân 1.100.000 đồng/người/tháng của năm học 2013. Tuy nhiên, mức vay
mới đó vẫn rất thấp so với chi phí thực tế, phổ biến của HSSV, nhất là đối
với HSSV học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay năm 2007-2010 là 0,5%/tháng
và lên đến 0,65%/tháng năm 2011 (tăng 0,15%/tháng).


15
3 1 2 4 Thực trạng thu hồi nợ
- Doanh số thu hồi nợ và tỷ trọng thu hồi nợ: Những năm đầu thực hiện
cho vay theo Quyết định 157, vòng quay tín dụng chậm vì tín dụng HSSV
cho vay với thời hạn trung bình 6-7 năm mới đến thời gian thu nợ nên doanh
số thu nợ những năm đầu chủ yếu thực hiện thu nợ đối với những HSSV đã
vay vốn theo Quyết định 107/2006/QĐ-TTg hoặc có khách hàng trả nợ trước
hạn. Thời gian đó, lượng HSSV được vay vốn chưa nhiều. Nhưng thời gian
những năm sau, cụ thể năm 2011 đã tăng nhanh hơn những năm trước chứng
tỏ cho thấy công tác thu hồi nợ khả quan để làm vốn quay vòng cho HSSV
khác vay, giải quyết cho vay được nhiều HSSV hơn trong cả nước.

Chỉ tính riêng năm 2015, chương trình tín dụng HSSV cho vay ra
khoảng 75 tỷ đồng nhưng thu nợ được gần 848 tỷ đồng. Như vậy, không
những ngân hàng thu hồi được vốn mà còn dôi ra được 763 tỷ đồng để bố
trí cho các HSSV khác được vay vốn. Đây được xem là thành tựu lớn của
chương trình tín dụng đối với HSSV trong năm, rất đáng trân trọng.
- Số lượng HSSV vay vốn đã trả nợ tại NHCSXH thành phố Hà Nội:
Số lượng HSSV đã vay vốn và trả nợ vốn vay càng tăng trong giai
đoạn 2011 - 2015. Năm 2011, chỉ có 189 HSSV trả nợ vốn vay chiếm
4,8% HSSV vay vốn. Nhưng năm 2015 đã có 1.072 HSSV trả nợ chiếm
84% số HSSV đến vay vốn tại NHCSXH thành phố Hà Nội. Mà nguyên
nhân chính là do năm 2014, 2015 là thời điểm đến chu kỳ trả nợ trong
vòng quay tín dụng. Đồng thời, do nhiều HSSV trả nợ trước hạn để
hưởng lãi suất ưu đãi. Điều này khẳng định chương trình tín dụng đã hoạt
động đúng mục đích đã đề ra của Chính phủ và chất lượng tín dụng được
nâng cao
- Dư nợ quá hạn: Tình hình nợ quá hạn chương trình tín dụng
HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội trong giai đoạn 20112015 thể hiện qua bảng số liệu nợ quá hạn cho vay HSSV từ năm 2012 đến
năm 2015 có xu hướng tăng, giảm thất thường, nhưng nhìn chung là có xu
hướng tăng. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 2,6% so với tổng dư nợ
cho vay HSSV, cuối năm 2015 nợ quá hạn tăng lên chiếm 4,4% so với tổng
dư nợ cho vay HSSV.


16
Đến 31/12/2015, tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại
NHCSXH thành phố Hà Nội chiếm 1,3% tổng dư nợ. Nếu so sánh tỷ lệ
nợ quá hạn cho vay HSSV với tỷ lệ nợ quá hạn của tất cả các chương
trình tín dụng tại NHCSXH thì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV chiếm tỷ
lệ rất nhỏ, khoảng 4,4% tổng dư nợ HSSV và khoảng 0,03% tổng dư nợ
các chương trình.

3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ TÍN DỤNG CHO HỌC
SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân về việc thực hiện tín dụng
cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội
- Những thành tựu đạt được về việc thực hiện tín dụng cho HSSV tại
NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội:
Thứ nhất, doanh số thu nợ cho vay đối với HSSV tăng khá nhanh.
Thứ hai, chương trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy
hiệu quả, mức độ hài lòng, sức hút của chương trình rất lớn.
Thứ ba, thủ tục cho vay HSSV đã được thực hiện đơn giản và nhanh
chóng hơn.
Thứ tư, việc cho vay đối với HSSV đã đảm bảo tính công khai, minh
bạch, công bằng.
Thứ năm, tín dụng cho HSSV tác động mạnh mẽ đối với đời sống vật
chất, tinh thần của người vay vốn
- Nguyên nhân của những thành tựu về việc thực hiện tín dụng cho
HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội:
Một là, do Chính phủ đã có nhiều giải pháp chỉ đạo tích cực
Hai là, chính sách tín dụng đối với HSSV đã tạo được sự đồng thuận
cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội.
Ba là, NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội đã coi trọng công tác
kiểm tra, giám sát
Bốn là, do các cấp, Ngành, chính quyền địa phương đã thực hiện
tương đối tốt công tác thông tin, tuyên truyền.
Năm là, do sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên NHCSXH
chi nhánh thành phố Hà Nội.


17
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về việc thực

hiện tín dụng cho học sinh sinh viên của thành phố Hà Nội
- Những hạn chế
Thứ nhất, quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu và số lượng
các đối tượng vay vốn.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, một số HSSV sử dụng vốn vay
chưa đúng mục đích.
Thứ ba, cơ cấu cho vay còn có sự chênh lệch lớn giữa các hệ đào tạo.
Thứ tư, mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của HSSV
và tồn tại hiện tượng cào bằng về mức vay.
Thứ năm, công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế dẫn đến mức
độ nhận thức về chương trình chưa đầy đủ chính xác.
Thứ sáu, công tác tổ chức thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế gây khó
khăn cho công tác tín dụng và giảm hiệu quả của chương trình.
Thứ bảy, tiêu chí bình xét hộ nghèo chưa phù hợp với tình hình hiện
nay của thành phố Hà Nội.
- Những nguyên nhân của hạn chế về tín dụng cho HSSV tại
NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội
Thứ nhất, cơ chế, chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp gây trở
ngại trong việc thực hiện tín dụng cho HSSV có HCKK. Cụ thể:
+ Thiết kế chính sách chưa phù hợp.
+ Nguồn lực dành cho việc thực hiện chính sách tín dụng chủ yếu lấy
từ ngân sách nhà nước nên không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, điều
chỉnh chính sách.
+ Nhiều bất cập của thực tiễn chưa được phản ánh trong chính sách.
Thứ hai, việc thực hiện chính sách tín dụng cho HSSV tại NHCSXH
chi nhánh thành phố Hà Nội và địa phương còn nhiều bất cập. Cụ thể:
+ Những hạn chế trong quản lý tổ chức, điều tra thống kê dẫn đến số
HSSV vay vốn tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội ngày càng giảm.
+ Cán bộ làm công tác làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp hội,
đoàn thể ở xã, phường và tổ trưởng Tổ TK&VV chưa làm hết trách nhiệm .



18
+ Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ thực thi chính sách còn nhiều
bất cập.
+ Công tác bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát
+ Chính sách tài chính và cơ sở vật chất phục vụ công tác tín dụng
còn nhiều bất cập
Thứ ba, HSSV và gia đình HSSV chưa nhận thức và ý thức đầy đủ
chính sách tín dụng cho HSSV. Cụ thể:
+ Nhận thức của hộ gia đình HSSV về dạy nghề còn lệch lạc, ít coi
trọng học nghề để lập thân, lập nghiệp
+ Nhận thức của hộ gia đình HSSV về chính sách chưa đầy đủ ảnh
hưởng tới hiệu quả của chương trình.
+ HSSV Hà Nội thiếu năng động trong tìm kiếm việc làm, lựa chọn
ngành nghề chưa phù hợp.
Thứ tư, sự kết hợp giữa các cấp, ngành, địa phương và NHCSXH
chưa tốt. Cụ thể:
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các bộ, ngành trong việc
quy hoạch đào tạo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho HSSV sau khi
tốt nghiệp.
+ Sự phối hợp của các cấp, các bộ, ngành trong công tác thông tin,
tuyên truyền về tín dụng cho học sinh, SV còn hạn chế.


19
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÍN DỤNG
HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO NHU CẦU TÀI CHÍNH CỦA HỌC SINH, SINH
VIÊN CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Xu hướng chung, quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo đại học, cao
đẳng và học nghề, trước hết là tự chủ về tài chính sẽ ngày càng cao; hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước ngày càng giảm. Điều đó cũng có nghĩa là chi phí
học tập mà HSSV phải đóng góp sẽ tăng cao. Đồng thời, theo tiêu chuẩn
nghèo mới, nghèo đa chiều tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội sẽ nhiều
hơn. Tất yếu, nhu cầu tài chính để thực hiện chương trình tín dụng cho
HSSV sẽ tăng lên.
4.2. QUAN ĐIỂM TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
- Tín dụng cho học sinh sinh viên vừa là chính sách xã hội, vừa là
công cụ tài chính góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong tiếp cận vốn vay
- Đảm bảo tính hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng vốn vay
- Cần phối hợp hệ thống các giải pháp nhằm thúc đấy tín dụng cho
học sinh, sinh viên
Những quan điểm có tính chất định hướng nêu trên là cơ sở đưa ra
các giải pháp khả thi, hiệu quả, bền vững đối với việc tăng cơ hội cho
HSSV tiếp cận vốn vay tại NHCSXH chi nhánh Hà Nội.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÍN DỤNG CHO
HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI
GIAN TỚI
4.3.1. Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tín dụng cho học sinh, sinh viên
Cần có những biện pháp nâng cao chất lượng trong xây dựng chính sách:
- Xây dựng hệ thống quản lý chính sách hiệu quả bao gồm: giải ngân
vốn, ghi chép, lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu.
- Các tiêu chí rõ ràng và cơ chế để xác định đủ điều kiện vay vốn,
không đủ điều kiện vay, trường hợp không phải trả lãi.



20
- Cần chú trọng nhiều hơn đến hoạt động phân tích chính sách, điều
tra, đánh giá nhu cầu xã hội
- Nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong từng bước của
quy trình xây dựng chính sách.
- Làm rõ mục tiên của chính sách và giá trị của chính sách cần xây
dựng. Trong điều kiện cụ thể của NHCSXH nói chung, chi nhánh Hà Nội
nói riêng theo chúng tôi cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho vay trên các
mặt với các nội dung cụ thể sau:
Một là, cần mở rộng đối tượng vay
Nhóm thứ nhất, là HSSV có HCKK theo Quyết định 157 vẫn được
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng theo lãi suất ưu đãi.
Nhóm thứ hai, là HSSV thuộc hộ gia đình mới thoát nghèo và hộ gia
đình có hai con đi học trở lên, có khó khăn về tài chính tiếp cận với nguồn
vốn vay không cần tài sản thế chấp nhưng lãi suất bằng lãi suất thị trường
Hai là, điều chỉnh lãi suất cho vay
Ba là, tăng mức cho vay đối với HSSV của thành phố Hà Nội nói
riêng và các tỉnh, thành khác nói chung.
4.3.2. Tăng nguồn vốn tín dụng cho học sinh, sinh viên
- Đối với nguồn vốn NSNN:
Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH, để đạt được mức
tăng trưởng là 3.000 - 4.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH
cần duy trì doanh số dư nợ từ 39.000 - 45.000 tỷ đồng, doanh số cho vay ở
mức từ 7.500 -8.000 tỷ đồng, nguồn vốn thu hồi nợ ở mức từ 6.500 - 7.500
tỷ đồng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn phát sinh trong năm.
- Đối với các nguồn vốn huy động:
+ Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng
cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả
năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn.

+ Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp
bù lãi suất.
+ Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lưu ý hoàn


21
thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang được khách hàng ưa chuộng như: Tiền
gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thưởng…
+ Những năm tới, cần tăng cường chỉ đạo mở rộng dịch vụ tiền gửi
thanh toán đến hộ gia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm…
+ Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo hướng phát triển
phù hợp với xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay.
4.3.3. Nâng cao năng lực hoạt động, đạo đức nghề nghiệp cho đội
ngũ cán bộ thực hiện tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố
Hà Nội
Một là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho
vay và sử dụng vốn vay NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội
Hai là, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên
Ba là, nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHCSXH chi nhánh Hà Nội
Bốn là, hoàn thiện bộ máy thực thi chương trình
Năm là, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý của tổ chức tín dụng
Sáu là, thúc đẩy sử dụng và thu hồi vốn có hiệu quả
4.3.4. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh, sinh viên và
gia đình
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm vay và trả nợ vốn vay của
học sinh, sinh viên và gia đình họ
Thứ hai, nâng cao ý thức học tập của HSSV nhằm tìm kiếm việc làm
phù hợp và tạo thu nhập trả nợ vốn vay

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền hướng dẫn gia đình HSSV có hoàn
cảnh khó khăn vay vốn, tăng gia sản xuất để trả nợ vốn vay
4.3.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ban ngành, các tổ
chức chính trị xã hội liên quan đến tín dụng cho học sinh, sinh viên
4.3.6. Một số kiến nghị
- Với Nhà nước
Nhà nước cần ban hành Luật về tín dụng chính sách nhằm luật pháp
hóa các hoạt động liên quan về tín dụng chính sách.


22
Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tạo lập nguồn vốn
cho vay của Chương trình theo hướng ổn định và bền vững.
Điều chỉnh mức cho vay phù hợp với tình hình mới. Cần mở rộng đối
tượng vay.
Tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những HSSV chưa tìm được việc
làm, chưa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo,
hộ khó khăn.
- Với các Bộ, ngành:
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ vốn cho NHCSXH
thông qua hình thức cho vay
Bộ Tài chính tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với
NHCSXH.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin tuyên truyền, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cần có quy hoạch và phân luồng trong quản lý
đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động trong mỗi thời kỳ. Trong hồ
sơ xin việc cần có xác nhận của nhà trường là HSSV vay vốn của
NHCSXH trong bảng điểm để các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nơi
tiếp nhận HSSV đến làm việc họ có trách nhiệm đôn đốc HSSV trả nợ.
- Với ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố Hà Nội và
tổ chức hội nhận ủy thác cho vay HSSV có chi nhánh thành phố Hà Nội

Các tổ chức hội nhận ủy thác của NHCSXH cho vay hộ nghèo cần có
chương trình kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp
cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác
- Kiến nghị với Chính quyền các cấp ở thành phố Hà Nội
Chính quyền các quận, huyện, thị xã Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT
tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín
dụng chính sách đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác đúng với
chủ trương chính sách của Chính phủ.


23
KẾT LUẬN
Tín dụng cho học HSSV có HCKK là một chủ trương, chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện quốc sách về giáo dục và đào tạo.
Kể từ khi thực hiện Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc lập "Quỹ tín dụng dành cho SV" đến nay, hoạt động tín dụng
cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả
kinh tế, xã hội thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vấn đề nảy sinh
trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng này.
Để góp phần vào việc tìm giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV của
thành phố Hà Nội, tác giả đã tiếp cận từ tổng quan tình hình nghiên cứu,
hệ thống hóa lý luận cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong và
ngoài nước, phân tích và đánh giá thực trạng diễn ra trên địa bàn Thành
phố giai đoạn 2011-2015. Nội dung nghiên cứu hướng tập trung vào làm
rõ đối tượng vay vốn là HSSV có HCKK tại NHCSXH chi nhánh thành
phố Hà Nội.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, tín dụng cho HSSV là
một chính sách kinh tế và xã hội đã áp dụng ở nhiều nước, nhất là ở các
nước đang phát triển, thu nhập của người dân còn thấp. Cơ sở quan trọng
nhất của loại tín dụng này là mong muốn vươn tới một nền kinh tế sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực của xã hội. Tuy
nhiên, do mục đích nghiên cứu của các tác giả là khác nhau nên nội dung
nghiên cứu của các công trình đã công bố có sự khác nhau. Đề tài nghiên
cứu của tác giả là mới, được tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học.
Về nhận thức lý luận, tín dụng cho HSSV là quan hệ cho vay của
NHCSXH đối với HSSV nhằm hỗ trợ người vay vốn để trang trải những
khoản chi phí, vượt qua những khó khăn về tài chính trong thời gian đi
học. Hoạt động của tín dụng cho HSSV có HCKK không chỉ chịu sự chi
phối bởi các quy luật của thị trường mà nó còn có sự hỗ trợ, định hướng
của Nhà nước. Tuy món cho vay cho HSSV là nhỏ, nhưng phải mất thời
gian dài người cho vay mới thu hồi được vốn. Mức rủi ro thường là cao.
Nhưng đây là một quan hệ kinh tế có tính đặc thù mang đậm nét nhân văn,
cần được khởi động.
Để thực hiện quan hệ tín dụng này, những nội dung mà các nhà


×