Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ) Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 181 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Dengyang KONGCHI

vÊn đề phát huy nguồn lực thanh niên
trong quá trình công nghiệP hóa, hiện đại hóa
ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Dengyang KONGCHI

vÊn đề phát huy nguồn lực thanh niên
trong quá trình công nghiệP hóa, hiện đại hóa
ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ HỒNG SƠN


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Dengyang KONGCHI


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực, phát huy nguồn lực
thanh niên và vai trị của nó trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nguồn nhân lực
và nguồn lực thanh niên trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nguồn nhân lực
và nguồn lực thanh niên trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố và vấn đề
luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG Q TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN
NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN


2.1. Phát huy nguồn lực thanh niên và những nhân tố tác động đến việc phát huy
nguồn lực thanh niên
2.2. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trị của việc phát huy nguồn lực thanh niên
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chương 3: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG Q TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng nguồn lực thanh niên trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
3.2. Thực trạng phát huy nguồn lực thanh niên trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nguồn lực thanh niên trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC
THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở
CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thanh
niên đáp ứng yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.2. Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực thanh niên, giải quyết việc làm và tạo điều
kiện cho thanh niên làm việc trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.3. Hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.4. Mở rộng dân chủ, khơi dậy sự nỗ lực của bản thân thanh niên và đẩy mạnh hợp
tác quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
6
7
13
17
23

26
26
56

78
78
85
102

115
115
126
138

143
148
151
152
164



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND Lào

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

KDTN

: Kinh doanh tư nhân

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

LLLĐ

: Lực lượng lao động

NDCM Lào

: Nhân dân Cách mạng Lào

NLCN

: Nguồn lực con người

NLTN

: Nguồn lực thanh niên

TTLĐ

: Thị trường lao động

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 2.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào.............................................49
Bảng 2.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP/người của Lào...................................49
Bảng 3.1: Bảng so sánh học sinh, sinh viên trong các ngành kinh tế .................... 106
Bảng 3.2: Bảng năng suất lao động trong các ngành ............................................ 110


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã và đang chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ đến việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); đồng thời, cũng
đã chứng kiến sự thất nghiệp đáng lo ngại do sự phát triển của khoa học và công
nghệ đã thay thế sức lao động sống của con người. Từ đó nhân loại đã ghi nhận
những thành tựu, bài học lớn đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực
quản lý và trong việc xác lập mơ hình phát triển nói chung mà một trong những
bài học đó là bài học về sử dụng, phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên
(NLTN) và xã hội. Do vậy, Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) xác
định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Lào: “Chúng ta cần phải
coi CNH, HĐH đất nước là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất
nước, vì CNH, HĐH và xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có cùng một ý
nghĩa” [113, tr.50]. Đồng thời cũng cho rằng CNH, HĐH đòi hỏi phải phát
huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả nội lực và ngoại lực, huy động và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cùng hướng vào mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng NDCM Lào đã khẳng định, nguồn lực con người (NLCN) nói
chung, NLTN nói riêng là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với quá
trình CNH, HĐH. Vì NLTN là một nguồn lực lượng lao động hăng hái, có sức
khỏe tốt và có vai trị quan trọng đó là NLTN là lực lượng cơ bản, xung kích và

đi đầu trong q trình CNH, HĐH. Đây chính là "nguồn lực của mọi nguồn lực",
là "tài nguyên của mọi tài nguyên", là nhân tố bảo đảm quan trọng bậc nhất để
đưa đất nước Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, Đảng NDCM Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò


2

của NLTN trong sự nghiệp CNH, HĐH để phát triển đất nước. Điều này được
khẳng định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào
“Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi dưỡng trình độ của
cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển” [114, tr.19].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào tiếp tục
khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để nâng cao trình
độ lực lượng sản xuất và tiếp tục tập trung phát huy những kết quả cải cách
giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực theo 3 tính chất, 5 nguyên tắc
giáo dục quốc gia” [115, tr.23]. KT-XH càng phát triển thì càng cần phải có
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơng nhân kỹ thuật có trình độ cao về tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học công nghệ trong sự phát triển. Ở
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), NLTN đang trở thành
một trong những yếu tố then chốt, có vai trị đặc biệt trong sự nghiệp xây
dựng KT-XH nói chung và q trình CNH, HĐH nói riêng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào, biết
bao thế hệ thanh niên đã phát huy lòng yêu nước và những truyền thống quý báu
của dân tộc, làm nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
NDCM Lào, thanh niên Lào đã nêu cao tinh thần anh hùng cách mạng, làm rạng
rỡ hơn truyền thống của dân tộc và truyền thống của thanh niên trong thời đại
mới. Cũng chính thanh niên nước CHDCND Lào với trí thơng minh, tài sáng

tạo, lịng dũng cảm và tinh thần lao động cần cù đã có những cống hiến to lớn
vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng của NLTN, trong những năm
qua CHDCND Lào cũng đã nỗ lực đào tạo và sử dụng NLTN nhằm phục vụ
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đó là đã xây dựng hệ thống giáo dục - đào
tạo từ mẫu giáo cho đến đại học và sau đại học chặt chẽ hơn, chú trọng mở


3

rộng xây dựng các cơ sở đào tạo, tạo điền kiện cho thanh niên nơng thơn có cơ
hội được đi học ngày càng nhiều; việc phân bổ và sử dụng NLTN cũng đang
được chun mơn hóa và hợp lý hơn; tạo môi trường cho thanh niên làm việc,
ban hành nhiều chính sách ưu đãi thanh niên nơng thơn nghèo đi học khơng
phải nộp học phí...
Tuy nhiên, trong q trình phát huy NLTN đặc biệt là NLTN chất lượng
cao còn nhiều bất cập như: số lượng cịn ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới, chưa thực sự là động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH,
nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. Chẳng
hạn, một bộ phận nhỏ thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, ý chí tự lực tự cường,
phong cách lao động của xã hội công nghiệp và thể lực còn thấp; điều kiện lao
động của thanh niên còn kém; nhiều thanh niên còn thất nghiệp, thiếu việc làm
hoặc việc làm khơng ổn định; tình trạng thất học, mù chữ trong thanh niên khá
cao, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,... Bởi vậy, hơn ai hết, NLTN rất cần
sự tiếp sức của toàn xã hội và của các tổ chức Đoàn để củng cố niềm tin vào
cuộc sống hiện tại và tương lai, để rèn luyện và trưởng thành. Do vậy, việc
nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng phát huy NLTN ở nước CHDCND
Lào để có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về chất nhằm phát huy
NLTN đáp ứng yêu cầu thực tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy việc
nghiên cứu: "Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong q trình cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào hiện nay" trở
nên cấp bách và được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của tác giả.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về NLTN, phát huy NLTN, CNH, HĐH và
đánh giá thực trạng phát huy NLTN trong q trình CNH, HĐH, từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở
CHDCND Lào hiện nay.


4

2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ quan niệm về nguồn nhân lực, NLTN, phát huy NLTN trong quá
trình CNH, HĐH. Phân tích vai trị của việc phát huy NLTN trong q trình
CNH, HĐH.
- Đánh giá thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở
CHDND Lào trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy NLTN trong quá trình
CNH, HĐH ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy NLTN
ở CHDCND Lào hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở CHDCND Lào.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy NLTN

trong quá trình CNH, HĐH từ năm 1986 đến nay; giải pháp của luận án có giá
trị đến 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Lào về nguồn nhân
lực nói chung, NLTN nói riêng, về CNH, HĐH, kế thừa kết quả nghiên cứu
của các cơng trình đã cơng bố và những lý luận hiện đại phổ biến hiện nay về
phát huy NLTN.


5

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống, kết hợp
phương pháp lơgíc và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, sử dụng
các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học từ các cơng trình đã cơng bố ở nước
CHDCND Lào có liên quan trực tiếp tới đề tài.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát huy NLTN trong q trình CNH,
HĐH ở CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở
CHDCND Lào.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy NLTN
trong q trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về
NLTN ở các trường đại học và cao đẳng.

- Những quan điểm, những kết luận khoa học của luận án có thể được
các ngành, các cấp ủy đảng ở CHDCND Lào vận dụng vào thực tiễn công tác
thanh niên.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình nghiên cứu của tác giả
đã cơng bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 13 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề nhân lực, nguồn nhân lực và phát huy NLTN đã từng thu hút sự
chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong nước và nước
ngồi. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề chiến lược con người nói
chung và NLTN nói riêng từ các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác
giả đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển KTXH, tính tích cực xã hội của nguồn nhân lực và con đường nâng cao vai trò
nguồn nhân lực cũng như NLTN trong quá trình CNH, HĐH.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế, con người luôn được coi là động lực quan trọng, yếu tố quyết định trong
quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH. Chính vì vậy, mà ở Việt Nam có khá
nhiều các cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau có
liên quan tới việc phát triển và phát huy nguồn nhân lực và NLTN.
Ở CHDCND Lào, vấn đề phát huy NLTN để đáp ứng yêu cầu quá trình
CNH, HĐH đã được đề cập trong văn kiện của các kỳ đại hội Đảng NDCM
Lào từ khóa IV đến khóa IX, đặc biệt là Chiến lược phát triển thanh niên giai
đoạn 2010 đến năm 2020 của Trung ương Đoàn Thanh niên NDCM Lào năm
2007 và Chiến lược CNH, HĐH đất nước của Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư năm
2002, đã khẳng định tính tất yếu của q trình CNH, HĐH và vai trị NLTN

trong sự nghiệp phát triển KT-XH. Ngồi ra cịn có những bài viết của lãnh tụ
Lào nói về vai trị của thanh niên và công tác thanh niên: Bài của Chủ tịch
Cayxỏn Phômvihản “Thanh niên hãy là con đại bàng không sợ phong ba bão
tố, hãy là Xỉn Xay của thời đại chúng ta” [102]; bài phát biểu của đồng chí
Chum Ma ly Xay Nha Xỏn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
NDCM Lào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đoàn Thanh niên
NDCM Lào năm 2011 [131]. Các cơng trình và ý kiến của các lãnh tụ nêu trên


7

đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và những vấn đề cụ thể về NLTN trong
tình hình mới hiện nay. Từ đó đã đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp phát huy NLTN để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH
trong từng giai đoạn cách mạng hiện nay ở Lào.
Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN
LỰC, PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA NĨ TRONG
Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

- Nguyễn Định Luận, “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2010” [50]. Tác giả đã đề cập đến chiến lược phát triển nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
- Phạm Minh Hạc, “Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội” [31]. Cuốn sách này đã làm rõ vai trò quan trọng
của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển con người trong sự nghiệp CNH,
HĐH và xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Việt Nam để phục vụ hiệu quả việc phát triển con người.
- Bùi Văn Nhơn (2006), “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”

[62]. Cuốn sách này gồm 6 chương: Dân số - cơ sở tự nhiên hình thành nguồn
lực xã hội; nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam;
phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH; việc sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội vào sản xuất xã hội; việc tổ chức tiền
lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức phân bổ dân cư và
nguồn nhân lực xã hội.
Tác giả đã tham khảo và sử dụng nội dung của cuốn sách liên quan tới
luận án như các khái niệm về nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực trong
sự nghiệp CNH, HĐH; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam;


8

các hình thức phát triển nguồn nhân lực; chính sách và quản lý sự phát triển
nguồn nhân lực.
- Đào Quang Vinh, “Phát triển nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” [84]. Luận án gồm 3 chương, Chương
1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân
lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Chương 3: Quan điểm
và một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này liên quan tới
luận án như luận giải mối quan hệ và tác động qua lại giữa CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn với phát triển nguồn nhân lực nhằm pháp phát triển nguồn
nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
- Phạm Minh Hạc, “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [32]. Cuốn sách đã phân tích mối
quan hệ biện chứng giữa văn hóa, con người và nguồn nhân lực. Phát triển văn
hóa, con người và nguồn nhân lực phải đặt trong một tổng thể không tách rời

nhau, gắn kết nhau trong một thể thống nhất. Đồng thời nhóm tác giả cũng làm
rõ chất lượng nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là những
người lao động có tri thức tốt, kỹ năng cao và tính nhân văn.
Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của các cơng trình liên quan
tới luận án như các vấn đề lý luận về con người, phát triển con người, phát triển
nguồn nhân lực; các định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao. Trong đó, phát triển giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng hàng
đầu, có tầm quyết định để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Phạm Văn Mợi, "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải
Phòng" [54]. Tác giả đã làm rõ về lý luận, vai trò của nguồn nhân lực đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển KT-XH của mỗi quốc


9

gia, đồng thời cũng đã phân tích thực trạng của nguồn nhân lực ở Hải Phịng
theo ba nhóm: về nhân lực cán bộ quản lý; nhân lực khoa học và cơng nghệ;
nhân lực lao động kỹ thuật. Sau đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên những yêu cầu phát triển KT-XH.
- Dương Anh Hoàng, “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố ở Thành phố Đà Nẵng” [36]. Cuốn sách tập trung giải
quyết các vấn đề cơ bản như: Một là, phân tích và làm rõ lý luận phát triển
nguồn nhân lực và những đặc điểm quan trọng của q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố ở Đà Nẵng; Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển
nguồn nhân lực ở Đà Nẵng, bao gồm cả thành tựu và những hạn chế, đồng
thời chỉ ra những nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển nguồn
nhân lực sau hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; Ba là,
luận chứng quan điểm phát triển nguồn nhân lực, đề xuất một số giải pháp
mang tính định hướng để góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực
phục vụ cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng

trong thời gian tới.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc hoạch định chính sách
về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước nói chung, các
tỉnh thành phố nói riêng và đặc biệt là cho những nhà lãnh đạo, quản lý ở
Thành phố Đà Nẵng.
- Trần Kim Hải, “Sử dụng nguồn lực trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta” [33]. Cuốn sách này gồm có 3 chương với nội dung:
Nguồn nhân lực và xu hướng chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình
CNH, HĐH; thực trạng và hình thức sử dụng nguồn nhân lực ở nước Việt
Nam hiện nay; phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước. Trong đó phân tích lý luận, thực
tiễn và kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực của một số quốc gia, làm rõ
những yêu cầu, xu hướng phổ biến sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình


10

CNH, HĐH, từ đó hướng vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của
việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này liên quan tới
khái niệm: “nguồn nhân lực”; xu hướng và đặc điểm chủ yếu của việc sử dụng
nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH: con người được coi là nhân lực cơ
bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, khai thác tiềm năng trí tuệ,
phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của sử dụng nguồn nhân
lực; Việc ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trở thành yếu tố cơ bản của việc sử dụng nguồn nhân lực;
Quan điểm và phương hướng cơ bản về sử dụng nguồn lực trong quá trình CNH,
HĐH đất nước.
- Nguyễn Ngọc Tú, “Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế” [78]. Tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng hàng đầu

của nhân lực chất lượng cao trong phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Trong q trình nghiên cứu vai trị, tác động to lớn của nhân lực
chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, thì cũng khơng thể bỏ qua sự tác
động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển nguồn nhân lực
của đất nước.
Tác giả coi nhân lực chất lượng cao là sự cần thiết khách quan trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là đưa kinh tế Việt nam gia nhập phân công
lao động quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường quốc tế. Như vậy,
việc phát triển nhân lực chất lượng cao trong tương lai, phải hướng vào phát
triển nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng; nhân lực quản lý hành chính nhà
nước; nhân lực khoa học-công nghệ và phát triển đội ngũ giáo viên đại học và
cao đẳng. Đây là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Trần Khánh Đức, “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI” [26]. Cuốn sách đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo


11

trong phát triển con người nói chung và nguồn nhân lực đất nước nói riêng. Tác
giả đã làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các
tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột phá để
phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải cách giáo
dục và đào tạo.
- Xỉtha Lườnkhămphuvơng, “Vai trị của chính sách xã hội đối với
việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay” [85]. Trên cơ sở phân tích
khái quát một số khía cạnh lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố
con người; đồng thời làm rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc
phát huy nhân tố con người, luận án đã phân tích rõ thực trạng và những vấn
đề đặt ra của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người ở Lào

hiện nay, từ đó nêu phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới
chính sách xã hội để phát huy hiệu quả nhân tố con người ở Lào trong những
năm tiếp theo.
- Sổmmát Phônsêna, “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [119]. Qua bài
viết, tác giả bài viết đã phân tích sau hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương đổi
mới, đất nước Lào đang bước sang một thời kỳ phát triển mới, trong đó vị thế
kinh tế và năng lực khơng cịn đơn thuần phụ thuộc vào sự sẵn có của các lợi
thế cạnh tranh truyền thống, dựa trên tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao
động rẻ. Trong thời kỳ mới, yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức
và kỹ năng, sẽ giữ vai trò then chốt đảm bảo cho khả năng phát triển, hội nhập
thành công của nền kinh tế.
Để đạt được những mục tiêu này, đất nước đối mặt với nhiều thách
thức về yếu tố địa lý, về trình độ phát triển KT-XH, và đặc biệt là chất lượng
nguồn nhân lực còn yếu kém. Để làm được điều này, Nhà nước và nhân dân
Lào phải đồng tâm hiệp lực với sự giúp đỡ quốc tế thực hiện tốt các chính
sách đã đề ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế và dinh dưỡng,...


12

- Sưlao Sôtuky, “Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô
Viêng Chăn” [67]. Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
cho phát triển KT-XH; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho
phát triển KT-XH của một số địa phương ở Việt Nam; trình bày thực trạng,
phân tích, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô
Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ
yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn đến
năm 2020; kiến nghị về tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo nguồn
nhân lực cho phát triển KT-XH ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.

- Nguyễn Thị Tú Oanh, “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” [63]. Luận án làm rõ vai
trị của NLTN trên cơ sở phân tích những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp
CNH, HĐH như: Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, thanh niên là lực lượng
nòng cốt đẩy mạnh các phong trào "xung phong tình nguyện vượt mức kế
hoạch", phong trào "lao động sáng tạo", phong trào CKT (chất lượng, kiểu
dáng, tiết kiệm), góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh dịch vụ và chất lượng hàng hóa Việt Nam. Thanh niên khơng chỉ là lực
lượng chính trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, mà
thanh niên còn là nguồn lực chủ chốt, là nguồn nhân tài của sự nghiệp CNH,
HĐH. Thanh niên chẳng những đồng tình, ủng hộ sự nghiệp CNH, HĐH, mà
còn hăng hái tham gia đi đầu trong sự nghiệp trọng đại đó. Hiện thực của cuộc
sống đang cuốn hút thanh niên vào đời sống chính trị. Thu hút lực lượng trẻ, sử
dụng lực lượng đó một cách có hiệu quả vào q trình CNH, HĐH, phát triển
xã hội là một yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam,... Từ đó đề xuất một số
quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy và phát triển NLTN đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Khămphăn Sítthịđămpha, “Sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay” [116]. Tác giả đã đưa ra


13

những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với công
tác phát triển thanh niên hiện nay, phân tích vị trí, vai trị và những quan điểm
của Đảng và Nhà nước về phát triển thanh niên. Đặc biệt đã làm rõ những đặc
điểm của thanh niên Lào, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra
hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp, hoàn thiện và phát triển cơng
tác quan trọng này một cách có hệ thống. Đây là những tài liệu có ích giúp tác
giả luận án này nghiên cứu sâu hơn về thanh niên.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG
PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG Q
TRÌNH CƠNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, "Luận cứ khoa học của việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước" [74]. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã
hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con
người có lịng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất
định. Ngày nay, đó chính là những cán bộ cơng chức, cán bộ nghiên cứu khoa
học, những người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu của Nhà nước của
dân, do dân và vì dân; những người đại diện cho Nhà nước. Cuốn sách nêu bật
lên được cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là nhân tố có tính
quyết định với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
những thay đổi về KT-XH đang đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ nhằm huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một
nước CNH, HĐH theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của
nhân dân được nâng cao. Các tác giả khẳng định chỉ dẫn của Hồ Chí Minh
rằng, muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa,
cán bộ là người gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước. Vì vậy, họ phải
thật sự là những con người xã hội chủ nghĩa.


14

Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam
quan tâm hàng đầu và ngày càng được quan tâm hơn. Mấy năm gần đây,
Đảng và Nhà nước XHCN Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính

sách về vấn đề cán bộ nhằm củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Tuy nhiên, muốn đưa ra những
chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả về cơng
tác cán bộ thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn nắm vững
quy luật, cần đi sâu nắm bản chất của vấn đề mới có thể thấy được những nét
đặc thù và vai trị của cán bộ, công nhân viên chức trong từng giai đoạn cách
mạng, đồng thời nhận rõ những khó khăn và thuận lợi mà giai đoạn phát triển
mới đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với
đội ngũ cán bộ hiện nay.
Cuốn sách quan trọng này đã góp phần lý giải một cách có hệ thống các
căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, từ đó
đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển
đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ cán bộ
cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay ở Việt Nam.
- Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa Việt Nam” [43]. Cuốn sách này đề cập đến nội dung, đặc
điểm, tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, khẳng định
vai trò của NLCN là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; khảo sát thực
trạng NLCN Việt Nam và những vấn đề đặt ra; đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm khai thác và phát triển NLCN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
- Nguyễn Hữu Dũng, “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam” [15]. Nghiên cứu sinh tham khảo và tiếp thu tư tưởng của cuốn sách này
về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng


15

NLCN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam;
đồng thời đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và
sử dụng có hiệu quả NLCN trong q trình CNH, HĐH.

- Đoàn Văn Thái, "Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [70]. Cuốn sách này, tác giả
đã đề cập đến nội dung, đặc điểm, tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH đất
nước và chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ
CNH, HĐH.
- Phạm Công Nhất, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu đổi mới và hội nhập kinh tế” [61]. Tác giả khẳng định Việt Nam là một nước
có tốc độ phát triển nguồn nhân lực nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về nguồn nhân lực và khoa
học - cơng nghệ ngày càng lớn, thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam
hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của sự bất cập đó là
thu nhập bình qn đầu người thấp, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cịn
kém, chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy lạc hậu.
- Phạm Hồng Tung, “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [79]. Nội dung cuốn sách dựa
trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau ở cả trong và ngoài nước, với cách tiếp
cận đa ngành, nghiên cứu cơng phu, khoa học, đã trình bày và thảo luận về
một số vấn đề liên quan đến lý thuyết khoa học, phương pháp và cách tiếp
cận đặc thù đối với nghiên cứu thanh niên, lối sống và lối sống thanh niên,
cũng như hệ thống hóa những quan điểm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về thanh niên và công tác thanh niên. Đồng thời, tác giả phân tích làm sáng
tỏ những nội dung cơ bản, ưu điểm cũng như hạn chế của đường lối, chính
sách và pháp luật đối với thanh niên. Ngoài ra, cuốn sách còn đi sâu nghiên
cứu, chỉ ra diện mạo và đặc điểm chính của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện


16

nay. Trên cơ sở đó, làm rõ thực trạng và những xu hướng biến đổi lối sống

của thế hệ trẻ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc
tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng đối với
việc hình thành và quá trình biến đổi lối sống của thanh niên. Từ những
nghiên cứu, với những luận chứng có tính thuyết phục cao, tác giả đã đưa
ra những khuyến nghị khoa học và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm xây
dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất
nước hiện nay: Đó là nhóm giải pháp liên quan đến đường lối, chính sách
thanh niên của Đảng và Nhà nước; các tổ chức, đoàn thể của thanh niên;
gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh niên; giáo dục đường lối với
thanh niên; truyền thơng đại chúng; chính bản thân thanh niên. Bên cạnh
đó, cuốn sách cũng đã góp phần tổng kết, đánh giá công tác thanh niên của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức thanh niên trong 25 năm đổi mới đất nước
vừa qua. Trong đó, tác giả cuốn sách chỉ ra và phân tích những ưu thế và
những mặt mạnh cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay xét cả trên
những đặc điểm và khía cạnh phản ánh chất lượng thể chất và chất lượng
tinh thần. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định: Sự quan tâm nghiêm túc,
mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên và công tác thanh niên
là nguyên nhân quan trọng nhất đưa lại những thành tựu lịch sử trong việc
giáo dục, tổ chức và vận động thanh niên Việt Nam trong 25 năm qua, góp
phần quan trọng vào sự ổn định của tình hình và sự phát triển nhanh chóng,
vững chắc của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Cuốn sách gồm 4 chương.
Chương I: Thanh niên và lối sống thanh niên: Cơ sở lý luận, phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận; Chương II: Tình hình thanh niên Việt Nam
hiện nay; Chương III: Xu hướng biến đổi lối sống chủ yếu của thanh niên
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI; Chương IV: Những nhân tố
tác động, định hướng và giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên
Việt Nam trong những thập kỷ tới.


17


- Nguyễn Hải Hữu, “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [39]. Cuốn sách đã nêu quan điểm về phát triển
nguồn nhân lực ở CHDCND Lào; nhấn mạnh những thay đổi cơ bản về nhận
thức và tư duy đối với phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới (1986 2009). Bài viết nhấn mạnh công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đã đạt được
những thành tựu rất to lớn, góp phần đưa đất nước Lào đi nhanh hơn vào q
trình CNH, HĐH nhưng gặp khơng ít khó khăn, thách thức, nhất là vấn đề phát
triển nguồn nhân lực. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, là lực cản đối với sự phát triển. Tác
giả nhấn mạnh để quá trình CNH, HĐH được đẩy mạnh và phát triển thì nguồn
nhân lực nói chung và NLTN nói riêng ở CHDCND Lào cần được chú trọng
phát triển hơn.
1.3. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG Q
TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

- Phạm Văn Mợi, “Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và cơng
nghệ ở Hải Phịng phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [55]. Luận án có 4
chương, gồm các nội dung: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ phục vụ CNH, HĐH. Thực trạng phát triển nhân lực khoa học và cơng
nghệ ở thành phố Hải Phịng. Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ
yếu phát triển nhân lực khoa học và cơng nghệ ở Hải Phịng phục vụ CNH,
HĐH đến năm 2020.
Tác giả đã tham khảo và tiếp thu tư tưởng của tác giả Phạm Văn Mợi liên
quan tới luận án như khái niệm nhân lực khoa học- công nghệ, cơ sở lý luận,
thực tiễn và quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học
- công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.



18

- Vũ Thị Phương Mai, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua
thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước” [52]. Tác giả đã nêu rõ
kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước như Mỹ,
Nhật, trong đó có cả các nước cơng nghiệp hóa mới Đơng Á.
- Lê Văn Phục, “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
của một số nước trên thế giới” [64]. Bài viết đã trình bày kinh nghiệm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước trên thế giới: Singapo, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu. Các quốc gia đều coi trọng, phát
triển nền giáo dục - đào tạo, và chú ý đến chính sách thu hút sử dụng nhân tài.
Sau đó đã đề ra một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam.
- Trần Văn Tùng, “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài
năng - kinh nghiệm của thế giới” [81]. Nội dung của cuốn sách này bàn về kinh
nghiệm phát triển, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ, sản xuất
kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số nước châu Âu, châu Á; chính sách đào
tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng hiện có của Việt Nam trong
q trình CNH, HĐH.
- Tăng Minh Lộc, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn”
[49]. Tác giả khẳng định, hiện nay nông nghiệp, nông thơn ở Việt Nam cịn
nhiều mảng yếu. Trong q trình tác động của CNH, HĐH trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, những mảng yếu đó càng bộc lộ rõ hơn và chỉ rõ một trong
những mảng yếu đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển. Từ đó tác giả đi sâu vào phân tích tìm ra ngun nhân và đưa
ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.
- Nguyễn Trọng Bảo, "Xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ quản lý kinh
doanh thời cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [5]. Đây là một trong
những cuốn sách bước đầu đề cập đến xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó gắn với yêu cầu của việc nâng



19

cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đổi mới,
thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam.
- Nguyễn Đình Cử, “Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá: Phát
triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [13]. Trong bài viết tác giả đã phân
tích thực trạng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, nhằm làm rõ vì
sao phát triển nguồn tài nguyên con người lại được lựa chọn là một trong những
khâu đột phá ở nước CHDCND Lào. Qua đó tác giả đưa ra một số kết luận về
nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đề xuất một số giải
pháp góp phần thực hiện có hiệu quả khâu đột phá nói trên.
- Trần Đình Hoan, "Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [35]. Đây là kết quả
nghiên cứu của đề tài khoa học, những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh
giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách gồm các nội dung cơ bản
như: Trình bày những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Bàn về q trình
thực hiện cơng tác đánh giá, quy hoạch, ln chuyển cán bộ trong thời gian
qua và tình hình hiện nay; Quan điểm và giải pháp đổi mới nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện gần 80 năm qua, cách mạng
Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Từ một nước nô lệ, Việt Nam
đã trở thành một quốc gia dân tộc, là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải
phóng dân tộc. Trong hơn hai mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan



×