Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Tóm tắt Luận án tiến sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam) Khu ủy Trị Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.22 KB, 28 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN VN LC

Khu ủy Trị - Thiên - Huế
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
từ năm 1966 đến năm 1975

TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM

H NI - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
2. PGS.TS Trịnh Thị Hồng Hạnh

Phản biện 1:..................................................................
..................................................................

Phản biện 2:..................................................................
..................................................................

Phản biện 3:..................................................................
..................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện


họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016


Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Một trong những nét độc đáo, sáng tạo trong đường lối cách mạng
của Đảng giai đoạn 1954-1975 là lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức
Đảng ở các địa phương, các chiến trường phù hợp với thực tiễn cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (KCCMCN). Việc Bộ Chính trị quyết
định tổ chức lại, thành lập mới nhiều tổ chức của Đảng, trong đó có Khu
ủy Trị - Thiên - Huế cũng không ngoài mục đích nêu trên.
Trong cuộc KCCMCN, Trị - Thiên - Huế là địa bàn tiền tiêu, một
hướng chiến lược quan trọng về quân sự và chính trị; vừa là chiến trường
tác chiến của các binh đoàn chủ lực, vừa là chiến trường chiến tranh nhân
dân địa phương; là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của hai chế độ, hai
lực lượng cách mạng và phản cách mạng.
Từ tháng 3-1955 đến tháng 4-1966, Quảng Trị và Thừa Thiên được
tổ chức thành Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên, trực thuộc Khu ủy V. Trong thời
gian này, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên thực hiện nhiệm vụ “khu đệm”, hạn chế
đấu tranh vũ trang, kết quả đấu tranh thấp so với toàn miền Nam. Khi Mỹ
thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN gay go, ác liệt
hơn, chiến trường Trị - Thiên - Huế cũng “nóng bỏng” hơn. Tuy nhiên, cơ
quan lãnh đạo Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên lại bộc lộ nhiều khuyết điểm, khó
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mới. Tháng 4-1966, Bộ Chính trị quyết

định thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Trung ương Đảng.
Khu ủy Trị - Thiên - Huế thể hiện rõ quá trình kiện toàn, xây dựng tổ
chức và lãnh đạo kháng chiến thắng lợi ở địa phương, góp phần trực tiếp
vào đánh thắng các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã tiến hành ở
miền Nam Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1975.
Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về tổ chức và quá trình
Khu ủy lãnh đạo kháng chiến ở chiến trường Trị - Thiên - Huế là cần thiết,
góp phần tổng kết sâu sắc hơn về cuộc KCCMCN; góp phần tổng kết công
tác xây dựng Đảng; tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề
Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
từ năm 1966 đến năm 1975 làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thành lập, xây dựng tổ chức và lãnh đạo chiến tranh
nhân dân của Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN từ năm 1966
đến năm 1975; thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát tình hình và chủ trương của Trung ương Đảng về cuộc
KCCMCN (1965-1975); phân tích đặc điểm chiến trường Trị - Thiên Huế; nêu rõ yêu cầu khách quan thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của Khu ủy Trị - Thiên - Huế; trình bày quá trình kiện toàn, xây
dựng, phát triển về tổ chức và quá trình lãnh đạo toàn diện cuộc KCCMCN
của Khu ủy từ năm 1966 đến năm 1975 trên địa bàn Trị - Thiên - Huế;
đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá trình
xây dựng tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Khu ủy.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế; quá trình
xây dựng tổ chức và quá trình lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Khu ủy
Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự thành lập; quá trình kiện toàn,
xây dựng, phát triển tổ chức của Khu ủy Trị - Thiên - Huế; quá trình Khu
ủy lãnh đạo nhân dân địa phương tiến hành kháng chiến. Do nguồn tư liệu
có hạn nên dung lượng phần xây dựng tổ chức của Khu ủy chỉ trình bày ở
mức độ nhất định, mà tập trung nhấn mạnh nhiều hơn về quá trình Khu ủy
lãnh đạo chiến tranh nhân dân ở địa bàn Trị - Thiên - Huế.
- Về không gian: Sự lãnh đạo của Khu ủy trên địa bàn Trị - Thiên Huế bao gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế, trải dài từ
phía Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) đến phía
Bắc đèo Hải Vân (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế);
- Về thời gian: Từ tháng 4-1966 (Khu ủy Trị - Thiên - Huế thành lập)
đến tháng 4-1975 (Khu ủy Trị - Thiên - Huế giải thể).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm


3
của Đảng về chiến tranh nhân dân, về vai trò của quần chúng nhân dân đối
với lịch sử, về công tác xây dựng Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic và kết hợp với các phương pháp khác: phương pháp

điền dã, phương pháp nghiên cứu văn bản học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chứng minh, phương pháp so sánh… để nghiên
cứu làm rõ nội dung đề cập trong luận án.
5. Nguồn tư liệu
Các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo, điện văn… của Trung ương Đảng,
Quân ủy Trung ương, Khu ủy, Quân Khu ủy Trị - Thiên - Huế, các đảng
bộ địa phương được lưu trữ tại Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng,
kho lưu trữ của Viện Lịch sử Đảng, của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
Phòng lưu trữ của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị; các
công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN nói chung và ở Trị - Thiên - Huế
nói riêng của các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành đoàn thể và của các
nhà khoa học trong và ngoài nước; các bài viết, hồi ký của một số tướng
lĩnh, đồng chí lãnh đạo, lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc
KCCMCN trên chiến trường Trị - Thiên - Huế từ năm 1966 đến năm 1975.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần tái hiện có hệ thống quá trình hình thành, xây
dựng tổ chức và lãnh đạo kháng chiến của Khu ủy Trị - Thiên - Huế
(1966-1975); góp phần tổng kết sâu sắc hơn cuộc KCCMCN nói chung và
công tác xây dựng Đảng nói riêng ở Trị - Thiên - Huế; bước đầu nêu lên
một số nhận xét và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá trình ra đời, xây
dựng tổ chức, lãnh đạo kháng chiến của Khu ủy để vận dụng vào thời kỳ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay trên địa bàn Trị - Thiên - Huế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy Lịch sử của Đảng nói chung, Lịch sử Đảng bộ của hai tỉnh
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.



4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Nhóm công trình tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Một số công trình tiêu biểu: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước - Thắng lợi và bài học của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực
thuộc Bộ Chính trị, NXB CTQG, Hà Nội, 1995; Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam (1954-1975), tập II của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB CTQG, Hà Nội, 1995; Về cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của Đại tướng Văn Tiến Dũng, NXB QĐND,
Hà Nội, 2005; Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do vì chủ nghĩa
xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới của đồng chí Lê Duẩn, NXB Sự
thật, Hà Nội, 1970… Luận án tiến sĩ lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 của
tác giả Trần Như Hiền, 2016… Về công tác xây dựng Đảng, có các công
trình tiêu biểu: Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) của tác giả
Nguyễn Trọng Phúc, NXB CTQG, Hà Nội, 2012; Lịch sử công tác tổ chức
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) của Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn
Thị Phương Hồng (đồng chủ biên), NXB CTQG, Hà Nội, 2005...
Các công trình trên đều có đề cập đến Khu ủy Trị - Thiên - Huế.
1.1.1.2. Nhóm công trình trực tiếp nghiên cứu về chiến trường Trị
- Thiên - Huế và Khu ủy Trị - Thiên - Huế
Các công trình tiêu biểu: Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954-1975) của tác giả Võ Văn Minh làm chủ biên, NXB

QĐND, Hà Nội, 1994; Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng (Dự thảo) - Lưu hành nội bộ của Ban
Tổng kết chiến tranh chiến trường Trị - Thiên - Huế trực thuộc Bộ Quốc
phòng, NXB Thuận Hóa, Huế, 1985… Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa
Thiên Huế chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (19451975), tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 1995; Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh Thừa Thiên Huế biên soạn cuốn Thừa Thiên - Huế kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954-1975), NXB CTQG, Hà Nội, 1999; Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế chỉ đạo biên soạn các công trình: Lịch sử công tác xây dựng
Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2010), NXB
Thuận Hóa, Huế, 2015; Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa
Thiên Huế (1930-2010), NXB Thuận Hóa, Huế, 2010... Ban Chấp hành
Đảng bộ Quảng Trị chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (1945-


5
1975), tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 1996; Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh Quảng Trị biên soạn cuốn Quảng Trị kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975), NXB CTQG, Hà Nội, 1998; Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Quảng Trị (1930-2005) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Quảng Trị, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006; Trị Thiên Huế xuân 1975
của Trung tướng Lê Tự Đồng, NXB QĐND, Hà Nội, 1983…
Một số bài viết nổi bật về TTH: Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ở Trị Thiên - Huế của Thượng tướng Trần Văn Quang;
Chiến công và những bài học từ cuộc tiến công Xuân Mậu Thân - 1968 tại
Huế của Thượng tướng Lê Khả Phiêu; Đôi nét về Khu Trị - Thiên - Huế
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả Trần Văn Lợi, Tạp chí
Lịch sử quân sự (2015); Khu ủy Trị Thiên - Huế trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của tác giả Vũ Quang Hiển và Vũ Tất Đạt,
Tạp chí Lịch sử Đảng (2008)…
Các công trình, bài viết trên, ở những mức độ khác nhau đều trực tiếp

phản ánh về Khu ủy Trị - Thiên - Huế từ năm 1966 đến năm 1975.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về
chiến tranh ở Việt Nam
Các công trình: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học
về Việt Nam của Robert S.Mcnamara, NXB CTQG, Hà Nội, 1995; Việt
Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày của nhà sử học Mỹ Maicơn
Máclia, NXB Sự thật, Hà Nội, 1990; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước
Mỹ của tác giả George C.Herring, NXB CTQG, Hà Nội, 1998; Giải phẫu
một cuộc chiến tranh của nhà sử học Mỹ Gabrriel Kolko, NXB QĐND, Hà
Nội, 2003; Tường trình của một quân nhân của tướng Westmoreland,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988; The 25 - year war của tướng
General Bruce Palmer, The university Press of Kentucky, 1984; Valley of
dicision - The siege of Khe Sanh của hai nhà sử học Mỹ John Prados and
Ray W.Stubbe, Houghton Mifflin Company, New York, 1991... đều luận
giải về quá trình xâm lược của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Dưới nhiều góc độ nghiên cứu, các công trình nêu trên đã: Làm rõ về
các chiến lược chiến tranh, nguyên nhân thất bại và bài học về chiến tranh
Việt Nam của Mỹ; những vấn đề chung về sự lãnh đạo KCCMCN của
Đảng: xác định đường lối; xây dựng lực lượng; xác định phương pháp
cách mạng; xây dựng căn cứ địa kháng chiến và vùng giải phóng; công tác
xây dựng Đảng và vai trò, sự chủ động của các đảng bộ địa phương; thắng
lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo kháng chiến của
Đảng, trong đó có đề cập tới chiến trường Trị - Thiên - Huế; khái quát vị
trí, vai trò chiến lược của chiến trường Trị - Thiên - Huế; phản ánh một số
khía cạnh về tổ chức, lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên - Huế (1966-1975);
nghiên cứu về lịch sử quân sự, nghệ thuật quân sự của các trận đánh, các


6
chiến dịch lớn ở chiến trường Trị - Thiên - Huế; vai trò, hoạt động của các

Đảng bộ địa phương.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình đã xuất bản
Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề lãnh đạo của tổ chức Đảng đặc
thù, khảo cứu tài liệu, so sánh với các tổ chức Đảng khác; những vấn đề lý
luận về công tác xây dựng Đảng, về chiến tranh nhân dân, về vai trò lãnh
đạo toàn diện của Đảng trong cuộc KCCMCN; những kết quả nghiên cứu
ban đầu về chiến trường Trị - Thiên - Huế và Khu ủy Trị - Thiên - Huế,
nhất là ở lĩnh vực quân sự.
Những công trình trên tương đối đa dạng, phong phú, đã đề cập đến
một số khía cạnh về tổ chức và hoạt động của Khu ủy Trị - Thiên - Huế, là
nguồn tài liệu tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận án. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống,
toàn diện về quá trình ra đời, xây dựng tổ chức và quá trình lãnh đạo của
Khu ủy Trị - Thiên - Huế.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu
Nêu rõ đặc điểm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ của chiến trường Trị Thiên - Huế; âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai đối với khu Trị Thiên - Huế (1965-1975); trình bày có hệ thống về yêu cầu và quá trình
thành lập; nguyên tắc tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức; chức năng,
nhiệm vụ và quá trình xây dựng, phát triển về tổ chức của Khu ủy Trị Thiên - Huế; làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Khu ủy đối
với địa bàn Trị - Thiên - Huế giai đoạn 1966-1975; đánh giá thành công,
hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm.
Chương 2
KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP,
LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968
2.1. THÀNH LẬP VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ


2.1.1. Đặc điểm chiến trường Trị - Thiên - Huế và yêu cầu thành
lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế
2.1.1.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và
truyền thống cách mạng ở Trị - Thiên - Huế
Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN gồm hai tỉnh Quảng Trị,
Thừa Thiên và thành phố Huế có diện tích khoảng 10.300 km2. Địa bàn Trị
- Thiên - Huế trải dài từ phía Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) đến phía
Bắc đèo Hải Vân; phía Bắc giáp Vĩnh Linh; phía Nam giáp tỉnh Quảng


7
Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng); phía
Đông giáp biển Đông; phía Tây có chung đường biên giới với nước Lào.
Địa hình Trị - Thiên - Huế chia làm ba vùng rõ rệt: rừng núi, nông
thôn đồng bằng và đô thị ven biển. Trị - Thiên - Huế có Đường 1 và đường
sắt Bắc - Nam; Đường 9, đường Hồ Chí Minh thuộc tuyến vận tải chiến
lược 559 xuyên qua miền Tây Trị - Thiên - Huế. Đế quốc Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa xem đây là một trong những mục tiêu chiến
lược, tập trung đánh phá thường xuyên, quyết liệt…
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Trị - Thiên - Huế là nơi có trình
độ sản xuất kinh tế thấp; dân số có khoảng hơn 80 vạn dân... Mỹ và tay sai
ra sức lợi dụng, khuyến khích và phát triển nhiều tổ chức tôn giáo và nhiều
tổ chức đảng phái chính trị phản động gắn liền với tôn giáo…
Nhân dân Trị - Thiên - Huế từ miền ngược đến miền xuôi, từ ven
biển đến thành phố giàu truyền thống cách mạng, kiên cường anh dũng, có
tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
2.1.1.2. Đặc điểm chiến trường và yêu cầu thành lập Khu ủy
Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt
làm hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Đối với ta, Trị Thiên - Huế là “đầu cầu” nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp
bảo vệ miền Bắc; bàn đạp để tiến công ở chiến trường Trị - Thiên - Huế và

điểm xuất phát để tấn công vào miền Nam; hành lang chiến lược của ba
nước Đông Dương. Đối với Mỹ, Trị - Thiên - Huế là địa bàn tổ chức phòng
ngự, ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, Lào và
Campuchia; là “con đê” để ngăn chặn “làn sóng đỏ” từ miền Bắc vào miền
Nam; là bình phong, “lá chắn” cho căn cứ phía Nam đèo Hải Vân; làm bàn
đạp để có thể “Bắc tiến”. Chiến trường Trị - Thiên - Huế có đặc trưng: vừa
là tiền tuyến, vừa là hậu phương; là nơi đọ sức giữa hai chế độ, cuộc chiến
đấu sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp và có tác động lớn đến cục diện chung
trên toàn miền Nam và trong cả nước.
Đến giữa năm 1965, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) của
Đảng, đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ mới lãnh đạo nhân dân quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Quân dân miền Nam tiến công kẻ thù khắp nơi. Tuy nhiên, sự trưởng
thành của các chiến trường không đều. Ở Trị - Thiên, mặc dù Mỹ không
tập trung “tìm diệt” lớn như ở các chiến trường khác nhưng việc đấu tranh
phối hợp với toàn miền Nam chưa tốt, chiến trường còn khá “yên ắng”.
Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra ở Trị - Thiên - Huế là phải có một cấp
ủy đảng độc lập, đủ tầm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương.


8
2.1.2. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế và kiện toàn tổ chức
2.1.2.1. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế
Sau Hiệp định Giơnevơ, Liên Khu ủy IV lãnh đạo Liên Tỉnh ủy Trị Thiên nhưng chỉ mang tính chất “tạm thời”. Từ tháng 3-1955 đến tháng 41966, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Khu ủy V.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của cuộc KCCMCN, tháng 41966, Bộ Chính trị quyết định tách Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu
ủy V, thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế; đồng thời, Quân ủy Trung ương
quyết định tách Phân khu quân sự Trị - Thiên ra khỏi Quân khu V, thành
lập Quân khu Trị - Thiên - Huế (Mặt trận B4). Đây là quyết định đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn của địa phương, là điều kiện tiên quyết để đưa cuộc

KCCMCN ở Trị - Thiên - Huế phát triển mạnh hơn.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
Khu ủy Trị - Thiên - Huế có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo toàn
diện các mặt công tác quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác xây
dựng Đảng và công tác quần chúng trong khu. Bộ Chính trị trực tiếp lãnh
đạo Khu ủy về các chủ trương công tác lớn.
Khu ủy quy định cơ chế hoạt động, xác định rõ mối quan hệ giữa
Khu ủy với các cấp ủy trực thuộc; mối quan hệ phối hợp, ngang cấp với
các tổ chức Đảng khác (Đoàn ủy 559, Đảng ủy Mặt trận B5, Tỉnh ủy
Quảng Bình, Khu ủy Vĩnh Linh, Khu ủy V)…
2.1.2.3. Kiện toàn tổ chức
Bộ máy giúp việc cho Khu ủy bao gồm Văn phòng Khu ủy và một số
Ban chuyên môn: Tổ chức, Tuyên huấn, Kiểm tra Đảng, An ninh, Dân
vận, Binh vận, Giao liên, Kinh tế, Thi đua khen thưởng… Riêng lĩnh vực
quân sự thành lập Quân Khu ủy trực thuộc Khu ủy.
Khi thành lập, Khu ủy gồm các đồng chí: Đặng Thí, Nguyễn Húng,
Lê Chưởng, Đặng Kinh, Trương Chí Công, Hồ Tú Nam, Hồ Sĩ Thản, Lê
Hành, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên. Đến giữa năm 1966, Khu ủy được bổ
sung các đồng chí Trần Văn Quang, Lê Minh; đến năm 1967, bổ sung các
đồng chí Vũ Nam Long, Lê Tự Nhiên, Vũ Soạn, Cao Văn Khánh. Tháng
8-1968, Bộ Chính trị tăng cường cho Khu ủy các đồng chí Hoàng Anh,
Hoàng Sâm, Nguyễn Quyết và Nguyễn Thế Lâm. Tháng 4-1966, Thiếu
tướng Đặng Thí làm Bí thư Khu ủy; đến tháng 6-1966, Thiếu tướng Trần
Văn Quang (Bảy Tiến) được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ làm Bí thư
Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên - Huế.


9
Khu ủy trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị,
Thành ủy Huế, Quân Khu ủy Trị - Thiên - Huế và Đảng ủy các Ban chuyên

môn. Từ khi thành lập đến tháng 8-1967, Khu ủy xây dựng tổ chức chặt
chẽ từ cấp Khu ủy đến cấp Tỉnh ủy - Thành ủy, Huyện ủy, Đảng ủy xã.
2.2. KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TỪ
NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968

2.2.1. Khu ủy lãnh đạo chống kế hoạch “bình định” của đế quốc
Mỹ từ năm 1966 đến năm 1967
2.2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương
Thực hiện Nghị quyết 11 (3-1965) và 12 (12-1965) của Đảng, quân
dân miền Nam liên tục phản công, giành chiến thắng trong chiến dịch mùa
khô lần thứ nhất (1965-1966). Mùa mưa năm 1966, Mỹ tăng thêm quân,
đẩy mạnh “bình định”, chuẩn bị phản công.
Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế, sau mùa khô 1965-1966, Quân ủy
Trung ương xác định nhiệm vụ: Giành thắng lợi lớn, tạo nên một tình thế
mới trên chiến trường Trị - Thiên - Huế, phối hợp tốt với các chiến trường
khác trong mọi tình huống. Tháng 6-1966, Quân ủy Trung ương quyết
định mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (B5) nhằm tạo nên một hướng
tiến công mới của ta vào nơi yếu của địch trên chiến trường miền Nam,
buộc địch phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện cho các chiến trường
khác, ngăn chặn âm mưu của Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Sự
thành lập đồng thời Mặt trận B4 và B5 là quyết định chiến lược kịp thời,
táo bạo và khoa học của Đảng; làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của Mỹ.
Chủ trương của Trung ương Đảng là cơ sở để quân dân Trị - Thiên Huế vững vàng trên trận tuyến đánh Mỹ, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.
2.2.1.2. Lãnh đạo chống kế hoạch “bình định” (1966-1967)
Quán triệt chủ trương của Trung ương, Khu ủy khẩn trương lãnh đạo
phong trào cách mạng bước vào trận chiến mới quyết liệt với kẻ thù.
Ngày 6-6-1966, Khu ủy ra chỉ thị “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào
đấu tranh chống Mỹ, Thiệu - Kỳ”, trong đó nêu rõ mục tiêu tăng cường
hoạt động vũ trang và đấu tranh chính trị đối với phong trào đô thị và
phong trào nông thôn. Tháng 6-1966, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị và

Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên họp triển khai nhiệm vụ của Trung ương
và khẳng đinh quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Hội nghị lần thứ 2 (10-1966) và Hội nghị mở rộng (5-1967) của Khu
ủy đề ra nhiệm vụ: Phát triển lực lượng về mọi mặt, đưa Trị - Thiên lên
thành chiến trường quan trọng, phối hợp đắc lực với chiến trường khác,
giành thắng lợi lớn ở Trị - Thiên - Huế, góp phần đánh bại chiến tranh xâm
lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hội nghị chủ trương
phải xây dựng Đảng bộ khu Trị - Thiên - Huế thành một Đảng bộ kiên


10
cường về tư tưởng, lớn mạnh về tổ chức, trong sạch nội bộ, liên hệ chặt
chẽ với quần chúng.
Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, trong hai năm 1966-1967, phong trào
Trị - Thiên có bước phát triển mới, toàn diện trên cả ba mũi giáp công, ba
vùng chiến lược, công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ, làm thay đổi
cục diện, đưa Trị - Thiên - Huế tiến kịp với chiến trường toàn miền Nam.
2.2.2. Sắp xếp lại tổ chức, lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 ở Trị - Thiên - Huế
2.2.2.1. Sắp xếp lại tổ chức đáp ứng yêu cầu mới của chiến trường
Tháng 8-1967, Khu ủy quyết định giải thể Tỉnh ủy Thừa Thiên và
Tỉnh ủy Quảng Trị; thành lập Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên, Thành ủy
Huế, Đảng ủy các Mặt trận (còn gọi là Đoàn) và Huyện ủy trực thuộc Khu
ủy. Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên bao gồm các quận miền núi (Thừa
Thiên) và huyện Hướng Hóa (Quảng Trị); huyện Phú Lộc cùng Trung
đoàn 4 và đại đội vũ trang huyện là Đoàn 4 (Mặt trận Phú Lộc); Thành phố
Huế gồm 3 quận nội thành (Hữu Ngạn, Tả Ngạn, Thành Nội), 3 huyện
ngoại thành (Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang) và Thành đội Huế đặt
dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Huế (Đoàn 5 - Mặt trận Huế); phía Nam
Quảng Trị là Đoàn 7 - Mặt trận Nam Quảng Trị. Sau chiến dịch Xuân

1968, Đảng ủy Đoàn 6 gồm hai huyện Phong Điền - Quảng Điền được
thành lập. Chủ trương này nhằm tập trung cho nhiệm vụ chính lúc này là
ưu tiên phát triển về quân sự và đấu tranh vũ trang.
Hội nghị lần thứ 4 (11-1967), Khu ủy chủ trương: Tăng cường lực
lượng lãnh đạo của Đảng ở cấp huyện; coi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng,
nghiệp vụ và phương pháp công tác cho cán bộ, đảng viên. Công tác phát
triển đảng viên phải diễn ra thường xuyên, liên tục.
Đến đầu năm 1968, công tác tổ chức của Khu ủy có nhiều chuyển
biến tích cực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới ở Trị - Thiên - Huế.
2.2.2.2. Lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Các Hội nghị Bộ Chính trị (4-1967; 6-1967; 10-1967) thảo luận và
từng bước đề ra chủ trương thực hiện kế hoạch chiến lược Đông - Xuân Hè 1967-1968, quyết định lựa chọn phương án tiến công mới, bất ngờ, đó
là đồng loạt đánh mạnh vào các đô thị trên toàn miền Nam.
Khu ủy họp Hội nghị lần thứ 4 (11-1967) để bàn và thông qua kế
hoạch tổng công kích, tổng khởi nghĩa đánh chiếm Huế, giải phóng Trị Thiên - Huế theo 2 bước (Đông - Xuân 1967-1968 và Hè 1968). Chủ
trương trên thể hiện tinh thần chủ động, mạnh dạn, bám sát thực tiễn chiến
trường của Khu ủy.


11
Ngày 19-11-1967, Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng chủ trương Tổng
tiến công, nổi dậy trên toàn miền Nam, trong đó xác định: Chiến trường
Trị - Thiên - Huế là một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn Miền.
Thời gian bắt đầu vào tết Mậu Thân năm 1968 (31-1-1968).
Ngày 3-12-1967, Thường vụ Khu ủy họp và khẳng định, Trị - Thiên Huế tiến hành công kích và khởi nghĩa đánh chiếm thành phố Huế. Ngày
15-12-1967, Thường vụ Khu ủy họp thông qua kế hoạch, thống nhất đồng
loạt Tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào 2 giờ 30 ngày 31-1-1968.
Tổng tiến công, tổng khởi nghĩa ở mặt trận Huế và các mặt trận trên
toàn bộ chiến trường Trị - Thiên - Huế nổ ra lúc 2 giờ 33 phút ngày 31-11968. Sáng 31-1-1968, lực lượng cách mạng đánh chiếm hầu hết các mục
tiêu chủ yếu bên trong và vòng ngoài thành phố, làm chủ phần lớn thành

phố. Tiến công và nổi dậy đã có sự kết hợp ở mức độ nhất định.
Từ ngày 8-2-1968, Mỹ phản kích, giải vây cho Huế. Ngày 24-21968, ta rút khỏi Huế sau 25 ngày đêm làm chủ thành phố.
Tháng 4 và tháng 5-1968, Khu ủy lãnh đạo quân dân Trị - Thiên Huế tiến công đợt 2 nhưng kết quả không cao. Tháng 8-1968, Bộ Chính trị
bàn về việc tiến công đợt 3 nhưng Khu ủy họp đánh giá tình hình và quyết
định: không tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa... Đây là chủ trương
đúng, sát hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện để quân dân Trị - Thiên
- Huế từng bước vượt qua khó khăn, khôi phục lại phong trào cách mạng.
Thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Huế có ý
nghĩa chiến lược đối với Trị - Thiên - Huế dưới sự lãnh đạo của Khu ủy;
đánh dấu bước phát triển quan trọng đối với phong trào cách mạng ở địa
phương. Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế bộc lộ một số khuyết điểm:
Đánh giá tình hình về cơ bản là đúng nhưng từng lúc từng nơi chưa rõ
ràng; đánh giá quá cao yếu tố chính trị, tinh thần, chưa đánh giá đúng vai
trò quyết định trong chiến tranh là tiêu diệt quân đội chủ lực; một số cán
bộ, đảng viên bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, mệt mỏi, thiếu kiên quyết, thiếu
chủ động…; tổ chức chỉ đạo, chỉ huy còn nhiều hạn chế, không kịp thời
lãnh đạo thay đổi hướng và phương châm tiến công.
* * *
Từ khi thành lập đến cuối năm 1968, Khu ủy Trị - Thiên - Huế kiện
toàn, xây dựng tổ chức đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Trải qua hai năm rưỡi
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Khu ủy từng bước trưởng thành về
mọi mặt, đưa cuộc kháng chiến ở Trị - Thiên - Huế phát triển ngày càng mạnh
mẽ theo kịp với các chiến trường khác, góp phần đánh thắng chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”. Từ giữa năm 1968, chiến trường Trị - Thiên - Huế gặp
nhiều khó khăn, nhiệm vụ cách mạng mới nặng nề đặt ra đối với Khu ủy.


12
Chương 3
KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC

VÀ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975
3.1. CỦNG CỐ TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG, LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC
THẾ TRẬN, CHỦ ĐỘNG TIẾN CÔNG, GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ (1969-1972)

3.1.1. Củng cố tổ chức và lực lượng, lãnh đạo khôi phục thế trận,
từng bước giành lại thế chủ động trên chiến trường (1969-1970)
3.1.1.1. Tình hình và chủ trương của Đảng
Từ năm 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”,
từng bước rút quân, củng cố chính quyền Việt Nam Cộng hòa; ráo riết thực
hiện chương trình bình định; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc; thỏa
hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
Ở chiến trường Trị - Thiên, sau Tết Mậu Thân 1968, đứng trước thử
thách mới. Mỹ tập trung phản kích chiếm lại thành phố, thị trấn, đồng
bằng, vùng giáp ranh, ngăn chặn đường hành lang chiến lược...
Tháng 11-1968, Bộ Chính trị vạch rõ phương hướng của năm 1969 là
“công kích và khởi nghĩa”. Ngày 10-5-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về
“Tình hình và nhiệm vụ” khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích,
tổng khởi nghĩa. Tháng 1-1970, tại Hội nghị lần thứ 18, Trung ương Đảng
đề ra nhiệm vụ: Đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh; làm thất bại chiến
lược phòng ngự của địch, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi
quyết định; đẩy mạnh công tác tổ chức và phát triển Đảng.
Quán triệt chủ trương của Trung ương, các Hội nghị (11-1968; 31969, 6-1969; 3-1970) của Khu ủy xác định nhiệm vụ: Đánh bại chiến
lược “quét và giữ”, gây chuyển biến hẳn mặt trận quân sự và chính trị ở
Trị - Thiên - Huế; tấn công địch toàn diện, đánh bại kế hoạch phòng ngự
của chúng, buộc Mỹ phải rút nhanh, giải phóng Trị - Thiên - Huế, phát
triển chiến trường vào phía Nam, phối hợp với khu V; quan tâm, chăm lo
sản xuất và bảo vệ sản xuất; xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh
đạo của Khu ủy, kiện toàn các ban cán sự theo nguyên tắc gọn, nhẹ và tinh.
Chủ trương trên là cơ sở để Khu ủy lãnh đạo quân dân Trị - Thiên Huế từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, phát triển phong trào đều

khắp, từng bước giành lại thế chủ động trên chiến trường.
3.1.1.2. Quá trình lãnh đạo thực hiện của Khu ủy
Thực hiện chủ trương trên, Khu ủy, Thành ủy Huế, Đảng ủy miền
Tây Trị - Thiên, Quân Khu ủy đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để triển
khai, thực hiện chủ trương của Khu ủy.


13
Khu ủy và Quân Khu ủy tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn, xây
dựng lại thế trận ở rừng núi, trực tiếp hỗ trợ phong trào đấu tranh ở đồng
bằng, chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ
trang; phong trào đấu tranh chính trị đòi tự do, dân chủ, hòa bình, chống
gom dân, chống bình định, đòi trở về làng cũ, chống bắt lính… diễn ra liên
tục ở nhiều địa phương; phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương đạt nhiều
thành tích; công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ.
Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970 lâm vào
thế khó khăn, phức tạp mới, mất dân, thế và lực tiến công suy giảm. Đến
năm 1970, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ta giành được thắng lợi nhất
định, bước đầu tạo được thế tiến công ba vùng chiến lược; chuyển dần từ
thế khó khăn, bị động trong thời kỳ cuối 1968 sang thế tiến công địch, giữ
vững niềm tin cho đảng viên và quần chúng, tạo đà tiếp tục phát triển tiến
công địch mạnh hơn trong những năm 1971-1972.
3.1.2. Kiện toàn tổ chức, lãnh đạo đấu tranh toàn diện, giải
phóng tỉnh Quảng Trị (1971-1972)
3.1.2.1. Kiện toàn tổ chức, lãnh đạo đấu tranh toàn diện, góp phần
đánh thắng chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
Đầu năm 1971, Mỹ tiếp tục mở các cuộc hành quân lớn, mở rộng
chiến tranh ra toàn Đông Dương nhằm giành thắng lợi có tính chất quyết
định, chuyển biến cục diện chiến trường, tạo thế ổn định cho chính quyền
Việt Nam Cộng hòa; rút thêm quân Mỹ về nước.

Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế, Mỹ thực hiện mục tiêu: triệt phá
kho tàng dự trữ chiến đấu; cắt đứt đường hành lang vận chuyển chi viện từ
Bắc vào Nam; lập tuyến ngăn chặn cuộc tiến công của lực lượng cách
mạng; từng bước xuống thang chiến tranh, tiến công hạn chế ra phía Nam
Quân khu IV, tạo thế gây sức ép trên mặt trận ngoại giao.
Đầu tháng 8-1970, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho
Khu ủy khẩn trương xây dựng các phương án tác chiến, mở chiến dịch
phản công quy mô, chính xác, quyết tâm đánh bại cuộc hành quân lớn của
quân Mỹ và tay sai. Khu ủy Trị - Thiên - Huế họp (11-1970) để quán triệt
Nghị quyết của cấp trên, đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục đẩy
mạnh tấn công quân sự và chính trị, đánh bại một bước quan trọng kế
hoạch bình định của địch; bảo vệ hậu phương, bảo vệ hành lang; làm chủ
vùng rừng núi, đứng chân ở giáp ranh, từng bước làm chủ đồng bằng; tạo
điều kiện cho bộ đội chủ lực tiến công tiêu diệt địch; xây dựng hậu phương
tại chỗ, bảo đảm tự cấp tự túc; chú trọng công tác xây dựng Đảng…
Ngày 30-1-1971, Mỹ mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra
Đường 9 - Nam Lào. Chấp hành chủ trương của Trung ương, qua 52 ngày


14
đêm (từ ngày 30-1 đến ngày 23-3-1971) chiến đấu, ta đánh bại cuộc hành
quân “Lam Sơn 719”, giáng đòn quyết định vào chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”. Sau thất bại của cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, thế và lực
của quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa suy sụp và yếu dần.
Về công tác tổ chức, tháng 4-1971, Ban Bí thư phân công đồng chí
Trần Văn Quang làm Bí thư Khu ủy thay đồng chí Hoàng Anh.
Để phù hợp với tình hình thực tiễn của chiến trường và đáp ứng yêu
cầu của cách mạng trong mỗi tỉnh, căn cứ vào đề nghị của Khu ủy Trị Thiên - Huế, tháng 6-1971, Ban Bí thư quyết thành lập lại Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị; giải thể Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên
và Đảng ủy các Đoàn (Mặt trận). Tỉnh ủy được lập lại, đáp ứng nguyện

vọng của nhân dân, thể hiện sự thống nhất cao, đảm bảo lãnh đạo chiến
tranh nhân dân tốt hơn.
Trong năm 1971, Khu ủy lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn,
đẩy mạnh hoạt động toàn diện, bước đầu hình thành thế chiến lược mới
liên hoàn trên ba vùng, chiến trường ngày càng ổn định và có đà tiến công.
Phong trào Trị - Thiên - Huế còn nhược điểm, nông thôn đồng bằng yếu cả
về thế và lực, ba thứ quân phối hợp yếu...
3.1.2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc tiến công chiến lược
Xuân - Hè 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị
Bộ Chính trị họp vào tháng 5 và tháng 8-1971, thảo luận và quyết
định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam
Bộ, Trị - Thiên, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tiến công toàn miền
Nam để tiêu diệt lớn quân Mỹ và tay sai, mở rộng vùng giải phóng.
Hội nghị lần thứ 20 (2-1972) của Trung ương Đảng nêu rõ phải
tiến công đối phương bằng ba đòn chiến lược: Đòn chiến lược của bộ
đội chủ lực trên những chiến trường có lợi; đòn chiến lược tiến công và
nổi dậy ở vùng nông thôn đồng bằng; đòn đấu tranh cách mạng của quần
chúng ở các thành thị. Về thực chất, các đòn chiến lược nói trên là nội
dung cụ thể của chiến tranh nhân dân ở miền Nam Việt Nam trong tình
hình mới.
Hội nghị Khu ủy (2-1972) nhận định: Thế và lực của địch trong khu
suy yếu nhanh chóng và toàn diện; thế và lực của ta đã và đang phát triển
nhanh, tình thế cách mạng trong khu có biến đổi về chất; thời kỳ trực tiếp
cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã bắt đầu. Khu ủy chủ trương: Đánh
bại về cơ bản kế hoạch bình định, tiến lên giải phóng đồng bằng; phát
động đấu tranh chính trị ở thành thị; xây dựng lực lượng mọi mặt, thay đổi
hẳn cục diện chiến trường; tích cực chuẩn bị phát triển thế tấn công về
phía Nam, nếu có điều kiện thuận lợi thì giải phóng Trị - Thiên - Huế.



15
Đồng thời, Khu ủy cũng chú trọng đến công tác củng cố, xây dựng
hậu phương, căn cứ địa cách mạng và vùng mới giải phóng; phát triển kinh
tế, văn hóa; ra sức xây dựng lực lượng toàn diện; đảm bảo an ninh; củng
cố tổ chức, tăng cường lãnh đạo, nhất là tỉnh và huyện.
Ngày 11-3-1972, sau khi xem xét tình hình chiến trường, Thường vụ
Quân ủy Trung ương quyết định tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm
1972, hướng chủ yếu là chiến trường Trị - Thiên - Huế, chủ trương mở hai
chiến dịch kế tiếp, hướng chính là Mặt trận Quảng Trị, hướng phối hợp là
Mặt trận Thừa Thiên.
Khu ủy chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Quảng Trị chủ động phối
hợp; chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân Thừa Thiên Huế tích cực
đánh phá bình định của quân Mỹ trên diện rộng, đẩy mạnh phong trào ở
thành phố, phát triển mạnh thế trận ba vùng để đón thời cơ.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở Trị - Thiên - Huế diễn ra hai
đợt. Đợt thứ nhất (từ ngày 30-3 đến 26-6-1972), tiến công, giải phóng tỉnh
Quảng Trị vào ngày 01-5-1972. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn
giải phóng trong cuộc KCCMCN. Đợt thứ 2 (từ ngày 28-6-1972 đến ngày
27-1-1973), đánh quân Mỹ phản công, giữ vững vùng giải phóng.
Trong năm 1972, Khu ủy lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng và lực
lượng cách mạng ngày càng phát triển; phối hợp tác chiến hiệu quả với bộ
đội chủ lực. Quân dân Trị - Thiên - Huế đã đóng góp trí tuệ, sức người, sức
của to lớn vào cuộc tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972, nhất là sự
kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ
Thành cổ, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và ký
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 271-1973 tại Pari, chấp nhận rút hết quân khỏi miền Nam.
3.2. PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÙNG GIẢI
PHÓNG, TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TRỊ - THIÊN - HUẾ (1973-1975)

3.2.1. Phát triển tổ chức, lãnh đạo đấu tranh thi hành Hiệp định

Pari và xây dựng vùng giải phóng
3.2.1.1. Tình hình và chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy
sau Hiệp định Pari
Sau Hiệp định Pari, ở Trị - Thiên - Huế, so sánh lực lượng giữa ta và
địch thay đổi sâu sắc. Trên chiến trường hình thành hai khu vực: vùng giải
phóng bao gồm một phần đồng bằng Quảng Trị và miền Tây Trị - Thiên Huế chiếm 83% diện tích, 15% dân số. Vùng địch tạm thời kiểm soát bị
thu hẹp, còn một phần đồng bằng Quảng Trị và đồng bằng Thừa Thiên
Huế 17% diện tích đất đai; quân số của địch còn đông.
Vị trí chiến trường Trị - Thiên - Huế trở nên quan trọng hơn về nhiều
mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Cả ta và kẻ thù đều coi trọng
chiến trường Trị - Thiên - Huế, tập trung mọi nỗ lực giành ưu thế.


16
Hội nghị lần thứ 21 (10-1973) của Trung ương Đảng khẳng định:
Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng;
phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo
linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Công tác xây dựng tổ chức
được Đảng chỉ rõ: Tổ chức của Đảng phải bảo đảm sự lãnh đạo tập trung,
toàn diện và thống nhất, dân chủ, linh hoạt, kịp thời.
Tháng 5-1973, Thường vụ Khu ủy đề ra nhiệm vụ: Nắm vững chiến
lược tiến công, đánh lùi kẻ thù từng bước, giành thắng lợi từng phần tiến
lên giành thắng lợi hoàn toàn. Từ đó đề ra bốn công tác lớn: Đẩy mạnh đấu
tranh chính trị; xây dựng lực lượng vũ trang làm hậu thuẫn cho đấu tranh
chính trị; xây dựng căn cứ địa cách mạng và vùng giải phóng; tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.
Chủ trương trên chỉ ra phương hướng hành động trước mắt cho quân
dân TTH, khắc phục kịp thời tư tưởng chần chừ, do dự, ảo tưởng trước bản
chất ngoan cố, âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù nhưng còn hạn chế
là chưa vạch rõ phương hướng, phương châm đấu tranh bạo lực rõ ràng

trước hành động tiếp tục chiến tranh, phá hoại Hiệp định Pari của kẻ thù.
3.2.1.2. Quá trình thực hiện phát triển tổ chức, lãnh đạo đấu tranh
thi hành Hiệp định Pari và xây dựng vùng giải phóng
Ở vùng địch tạm chiếm, Khu ủy phát động nhân dân tiến công
CQVNCH cả quân sự và chính trị nhằm phá âm mưu bình định của chúng.
Các cơ sở đảng và tổ chức quần chúng dùng nhiều hình thức phong phú: tổ
chức hội thảo, nói chuyện về Hiệp định, míttinh, biểu tình, tuyên truyền...
Ở vùng giải phóng, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh toàn diện,
trong đó nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế được coi trọng, nhanh
chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống xã hội. Quảng Trị
là vùng giải phóng hoàn chỉnh nhất của toàn miền Nam, nơi được Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chọn đặt trụ sở.
Về công tác phát triển tổ chức và xây dựng Đảng, giữa năm 1973,
đồng chí Trần Hữu Dực làm Bí thư Khu ủy thay đồng chí Trần Văn
Quang. Ngày 6-3-1974, Ban Bí thư phân công đồng chí Lê Tự Đồng làm
Bí thư Khu ủy thay đồng chí Trần Hữu Dực... Sau khi được kiện toàn về tổ
chức, Khu ủy đã chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Trị, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và
các tổ chức Đảng cấp dưới khác củng cố, sắp xếp lại công tác tổ chức để
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Công tác phát triển Đảng luôn được coi
trọng; phát triển đi đôi với củng cố, vừa kết nạp mới những quần chúng ưu
tú, vừa kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người thoái hóa, biến chất.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy, hơn một năm chiến đấu và
xây dựng trên chiến trường Trị - Thiên - Huế sau Hiệp định Pari, thế và lực


17
của ta nâng lên một bước. Khó khăn lớn nhất là đối phương còn kìm kẹp
một bộ phận lớn nhân dân, thực hiện phân tuyến, phân vùng.
3.2.2. Lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
giải phóng Trị - Thiên - Huế

3.2.2.1. Lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh, chuẩn bị Tổng tiến công và
nổi dậy
Trong năm 1974, Khu ủy, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy Quảng
Trị, Quân Khu ủy tổ chức nhiều cuộc họp đề ra chủ trương, biện pháp lãnh
đạo nhân dân Trị - Thiên - Huế đẩy mạnh đấu tranh, chuẩn bị thế và lực...
Năm 1974, Quân Giải phóng liên tiếp tiến công, quân đội Việt Nam
Cộng hòa thiệt hại nặng, sức phản kích giảm sút, khả năng lấn chiếm ít đi,
hành động lấn chiếm chững lại. Hoạt động ở “phía sau” (vùng giải phóng),
công tác tổ chức chiến trường, công tác đảm bảo hậu cần cũng chuẩn bị sôi
nổi, khẩn trương. Ở thành phố Huế, phong trào đấu tranh chính trị ngày
càng phát triển mạnh.
3.2.2.2. Lãnh đạo thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng
hoàn toàn Trị - Thiên - Huế
Tháng 1-1975, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch tác chiến trên các chiến
trường Nam Bộ, khu V - Tây Nguyên, Trị - Thiên; quyết tâm kết thúc
KCCMCN trong hai năm 1975-1976. Ngoài ra, Bộ Chính trị còn dự kiến
khả năng quan trọng khác: “Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn
trong năm 1975”.
Tháng 12-1974, Khu ủy họp đề ra nhiệm vụ: Đánh bại về cơ bản kế
hoạch bình định của địch, củng cố vùng giải phóng và xây dựng thế liên
hoàn vững chắc giữa ba vùng, làm thay đổi cục diện chiến trường. Nếu có
thời cơ đột xuất thì tận dụng có hiệu quả nhất, giành thắng lợi nhảy vọt.
Ngày 8-3-1975, chiến dịch Xuân - Hè năm 1975 ở Trị - Thiên - Huế
bắt đầu. Ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam
trong năm 1975. Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung
ương chỉ thị cho Bộ Tổng Tư lệnh khẩn trương tổ chức Chiến dịch Huế Đà Nẵng - một trong ba đòn quyết chiến của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân năm 1975.
Ở Trị - Thiên - Huế, do Quân Giải phóng thắng lớn, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa chủ trương rút khỏi Quảng Trị để co cụm bảo vệ Huế - Đà
Nẵng. Ngày 17-3-1975, Thường vụ Khu ủy và Quân Khu ủy nhận định:

Quân đội Việt nam Cộng hòa ở Trị - Thiên - Huế đang hoang mang, giao
động mạnh, thời cơ mới xuất hiện, tiến tới bao vây và cô lập Huế, thời gian
chậm nhất là ngày 19-3-1975, tất cả các lực lượng phải tiến công.


18
Đúng 3 giờ ngày 19-3-1975, ta làm chủ và cắm cờ ở Thành cổ Quảng
Trị, tiếp tục phát triển thế tiến công giải phóng các khu vực còn lại của
tỉnh. Thời cơ đã đến, khả năng giải phóng Thừa Thiên Huế xuất hiện.
Sáng 21-3-1975, chiến dịch tiến công giải phóng thành phố Huế và
toàn tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu. 6h30 phút ngày 26-3-1975, lá cờ chiến
thắng được các chiến sĩ giải phóng cắm trên cột cờ Phu Văn Lâu tung bay
trong gió, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế được giải phóng.
Sau 22 ngày đêm chiến đấu liên tục khẩn trương, quân dân Trị Thiên - Huế giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn. Đây là thắng lợi lớn
nhất, triệt để nhất của quân và dân Trị - Thiên - Huế, góp phần cùng toàn
cả nước đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc KCCMCN, giải phóng miền Nam.
Trị - Thiên - Huế được giải phóng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả mà
Trung ương Đảng giao cho Khu ủy đã hoàn thành xuất sắc. Bộ Chính trị
quyết định giải thể Khu ủy Trị - Thiên - Huế và các ban, ngành giúp việc
cho Khu ủy vào ngày 15-4-1975. Khu ủy hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau 9
năm (1966-1975) xây dựng tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân trên
một chiến trường đặc biệt, một địa bàn tiền tiêu, trọng điểm, khốc liệt của
cuộc KCCMCN.
* * *
Từ đầu năm 1969, đến giữa tháng 4-1975, Khu ủy Trị - Thiên - Huế
từng bước củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và lãnh đạo quân
dân địa phương vượt qua khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy sinh, kiên quyết
bám trụ chiến trường, kiên trì đấu tranh; góp phần giành chiến thắng trong
cuộc tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972 và cuộc Tổng tiến công và

nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hai tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa
Thiên Huế, cùng toàn miền Nam và cả nước đánh thắng chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. NHẬN XÉT

4.1.1. Ưu điểm
4.1.1.1. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế phù hợp với Điều lệ
Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến
Thành lập Khu ủy TTH là phù hợp với nguyên tắc tổ chức của Đảng,
dựa trên cơ sở nội dung Điều lệ Đảng và các Nghị quyết chuyên đề về
công tác xây dựng Đảng.


19
Đến đầu năm 1966, ở chiến trường Trị - Thiên, phong trào cách
mạng tuy có thu được một số kết quả song còn tiến triển chậm. Để đưa Trị
- Thiên - Huế phát triển tiến kịp và phối hợp với các chiến trường khác,
góp phần “chia lửa”, ngăn chặn ý Mỹ đưa số quân lớn vào đồng bằng sông
Cửu Long và chiến tranh trên bộ ra miền Bắc, Bộ Chính trị chủ trương
tách Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu ủy V để lập Khu ủy Trị - Thiên Huế trực thuộc Trung ương là quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình
của địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết để đưa cuộc KCCMCN ở Trị Thiên - Huế lên bước mới.
4.1.1.2. Khu ủy xây dựng tổ chức và có cơ chế hoạt động phù hợp,
đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến ở một địa bàn chiến lược
Từ khi thành lập đến khi giải thể, Khu ủy Trị - Thiên - Huế luôn quan
tâm đến công tác củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức. Khu ủy đạt được
nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một tổ chức
Đảng mang tính đặc thù. Với thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân 1968, Đảng bộ Thành phố Huế được Trung ương Đảng

biểu dương: “Đảng bộ kiên cường về tư tưởng, vững mạnh về tổ chức,
trong sạch nội bộ, đoàn kết nhất trí”.
Khu ủy xây dựng cơ chế làm việc trên cơ sở tuân thủ Điều lệ Đảng
khóa III, nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao và phù hợp với thực tiễn cuộc
kháng chiến. Khu ủy xác định và xử lý tốt mối quan hệ giữa Khu ủy với
các cấp ủy Đảng trực thuộc, với chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp;
mối quan hệ ngang cấp, phối hợp giữa Khu ủy với các cấp ủy Đảng khác.
Khu ủy thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Đa số
cán bộ, đảng viên của Khu ủy có phẩm chất đạo đức tốt, anh dũng, kiên
cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương.
4.1.1.3. Khu ủy lãnh đạo tổ chức thắng lợi chiến tranh nhân dân trên
địa bàn, góp phần bảo vệ đường hành lang chiến lược, bảo vệ miền Bắc và
phối hợp, giúp đỡ cách mạng Lào có hiệu quả
Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo quân dân Trị - Thiên - Huế thực hiện triệt để và vận dụng sáng
tạo phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công, ba vùng chiến
lược”. Khu ủy lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng và xây dựng hậu
phương kháng chiến ở Trị - Thiên - Huế đạt được những tựu nhất định…
Khu ủy lãnh đạo quân dân địa phương đấu tranh cùng bộ đội chủ lực, góp
phần giành các chiến thắng: Chiến dịch Khe Sanh (1968); Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971);


20
cuộc tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972; cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị (19-31975) và tỉnh Thừa Thiên Huế (26-3-1975).
4.1.2. Hạn chế
4.1.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trên một số mặt chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến
Tư tưởng hữu khuynh tồn tại trong một thời gian dài, chậm khắc

phục; công tác tổ chức lãnh đạo chưa thật ổn định, chưa phát huy hết sức
mạnh của tổ chức Đảng (Tháng 8-1967, giải thể Tỉnh ủy dẫn đến hạn chế
trong việc tổ chức lãnh đạo của các Đảng bộ trong một thời gian dài, ảnh
hưởng không tốt đến tâm tư, tình cảm cán bộ, đảng viên, đến đoàn kết nội
bộ); công tác phát triển đảng viên không đều, chất lượng đảng viên chưa
cao; công tác cán bộ còn thiếu sót, cách bố trí sử dụng, giáo dục cán bộ
chưa phù hợp với yêu cầu; chi bộ nhiều nhưng chưa xây dựng đúng vai trò,
chức năng lãnh đạo của Đảng…
4.1.2.1. Trong công tác lãnh đạo, ở một số chủ trương, giải pháp,
Khu ủy còn chủ quan, bị động, chưa sát với tình hình của chiến trường
Ở một số thời điểm, Khu ủy lãnh đạo còn chủ quan, chưa sâu sát, chưa
kịp thời, biểu hiện: không nhận thức hết âm mưu thủ đoạn và sức mạnh, tiềm
lực của Mỹ; không đánh giá đúng đắn những nhược điểm của đối phương;
các Nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch đề ra chưa sát đúng với phong trào (trông
chờ, ỷ lại vào bộ đội chủ lực nên xem nhẹ vấn đề vận động quần chúng đấu
tranh, vấn đề tổ chức lực lượng chính trị; xem nhẹ vấn đề xây dựng lực lượng
vũ trang ba thứ quân; xây dựng hậu phương, xây dựng căn cứ địa kháng
chiến chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn…), điều đó ảnh hưởng không tốt
tới phong trào chung của chiến trường Trị - Thiên - Huế.
Những hạn chế trên được Khu ủy kiểm điểm nghiêm túc; kịp thời
sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Nhờ đó, đã giúp Khu ủy Trị - Thiên - Huế
lãnh đạo chiến tranh nhân dân địa phương ngày càng phát triển, giành
nhiều thắng lợi lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao phó.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2.1. Công tác xây dựng tổ chức và lãnh đạo kháng chiến phải
phù hợp với tình hình, đặc điểm, vị trí chiến lược của chiến trường
Trị - Thiên - Huế là một chiến trường nhỏ hẹp so với toàn miền Nam;
là “địa đầu” của giới tuyến miền Nam, tiếp giáp miền Bắc XHCN; “cầu
nối” chiến lược hai miền Bắc - Nam; địa bàn trực tiếp đương đầu với kẻ
thù và bảo vệ miền Bắc, bảo vệ đường hành lang chiến lược 559 và vùng



21
giải phóng Trung, Hạ Lào. Sau Hiệp định Pari, vị trí chiến trường Trị Thiên - Huế trở nên quan trọng hơn về cả quân sự, chính trị, ngoại giao và
pháp lý. Cả ta và địch đều xem trọng chiến trường Trị - Thiên - Huế.
Khu ủy luôn nhận thức rõ đặc điểm, vị trí chiến lược của địa phương,
tận dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” ở mỗi vùng, từ đó đề ra chủ
trương xây dựng tổ chức và lãnh đạo kháng chiến thích hợp, kiên quyết
dựa vào thế trận, lực lượng sẵn có, tiếp tục xây dựng, bổ sung lực lượng và
thế trận mới, giữ vững và phát triển thế tiến công, đấu tranh “hai chân, ba
mũi, ba vùng” quyết liệt, liên tục và mạnh mẽ để “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào”, giải phóng quê hương.
4.2.2. Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, phát huy tinh
thần chủ động, sáng tạo của Khu ủy
Khu ủy luôn tin tưởng, trung thành, quán triệt nghiêm túc đường lối
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối quân sự của Đảng trong
cuộc KCCMCN vào địa phương mình phụ trách, đảm bảo sự lãnh đạo
thống nhất, thông suốt, liên tục và có hiệu quả của Trung ương Đảng.
Khu ủy Trị - Thiên - Huế thể hiện rõ vai trò lãnh đạo chiến tranh
nhân dân ở địa phương trong cuộc KCCMCN, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao; đồng thời, Khu ủy còn thể hiện
rõ sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt khi thực hiện nhiệm vụ chiến lược của
Trung ương thông qua việc đề ra các chủ trương đấu tranh cụ thể, sát hợp
với tình hình địa phương, đặc biệt là ở những thời điểm ác liệt nhất, mang
tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến.
4.2.3. Phối hợp đấu tranh chặt chẽ giữa lực lượng địa phương và lực
lượng của Trung ương, giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Việc thành lập Mặt trận B4 và mở Mặt trận B5 vào giữa năm 1966 có
ý nghĩa chiến lược đối với toàn miền Nam và cả nước, là bước phát triển
quan trọng của cuộc KCCMCN trên chiến trường Trị - Thiên - Huế; thể

hiện “nghệ thuật” điều hành chiến tranh chủ động, sáng tạo của Đảng. Trị Thiên - Huế từ một chiến trường trở thành hai mặt trận trên cùng một địa
bàn chiến lược, hỗ trợ chi viện cho nhau thực hiện mục đích, nhiệm vụ
chung. Đó là sự phối hợp, hỗ trợ giữa mặt trận phía sau (B4) với mặt trận
phía trước (B5), giữa mặt trận chủ lực (B5) và mặt trận chiến tranh nhân
dân địa phương (B4).
Đấu tranh vũ trang là một hình thức đấu tranh cơ bản ở Trị - Thiên Huế có tác dụng quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt kẻ thù. Cùng với
đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị của quần chúng, nhất là ở thành phố
Huế cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định đối với
sự thắng lợi của chiến tranh nhân dân ở chiến trường Trị - Thiên - Huế.


22
Thắng lợi của chiến dịch Khe Sanh 1968, Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào 1971,
chiến dịch tiến công Trị - Thiên 1972, Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975 ở Trị - Thiên - Huế, đều là thắng lợi của sự phối hợp giữa bộ
đội chủ lực (Mặt trận B5) với bộ đội địa phương (Mặt trận B4), giữa đấu
tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, giữa tiến công quân sự của các lực
lượng vũ trang phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân tạo nên
sức mạnh tổng hợp, đánh bại quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa ở
chiến trường Trị - Thiên - Huế.
4.2.4. Coi trọng công tác vận động quần chúng và xây dựng Mặt
trận dân tộc thống nhất
Trong cuộc KCCMCN, Khu ủy luôn quán triệt tư tưởng, bài học “lấy
dân làm gốc”, thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,
mà trước hết là làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân thông qua
hoạt động của MTDTGP Trị - Thiên - Huế và Liên minh các lực lượng dân
tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam ở khu Trị - Thiên - Huế và các tổ chức
quần chúng khác.
Để công tác vận động quần chúng nhân dân đạt kết quả tốt, Khu ủy

luôn quán triệt quan điểm xây dựng mỗi tổ chức Đảng phải là “một hạt
nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với
quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” như
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4.2.5. Xác định và phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Khu ủy
với các cấp ủy Đảng khác
Mặc dù tình hình chiến trường Trị - Thiên - Huế ác liệt, lực lượng
cách mạng và các cơ quan của Đảng có nhiều thay đổi, biến động nhưng
Khu ủy vẫn luôn tuân thủ quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân
ủy Trung ương về việc xác định, xử lý tốt và phát huy hiệu quả mối quan
hệ phục tùng, chấp hành với cấp trên, mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo cấp
dưới và mối quan hệ mật thiết, phối hợp với nhiều cấp ủy Đảng ngang cấp.
Việc xác định rõ và xử lý tương đối tốt các mối quan hệ trên góp
phần giúp Khu ủy lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương đúng
hướng và đạt hiệu quả cao nhất, tạo nên một kinh nghiệm trong quá trình
xây dựng tổ chức và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Khu ủy.
4.2.6. Thường xuyên chú trọng công tác tư tưởng, phát huy vai
trò của tổ chức Đảng đặc thù
Khu ủy luôn quán triệt quan điểm Đảng - người tổ chức và lãnh đạo
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam nên địa phương không ngừng
chăm lo xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt. Công tác xây dựng Đảng


×