Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ) LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 198 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

V NGC HONG

LàNG NGHề TRUYềN THốNG ở TỉNH NAM ĐịNH
TRONG HộI NHậP QUốC Tế

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR
Mó s: 62 31 01 02

Ngi hng dn khoa hc:

PGS.TS. NGễ TUN NGHA
PGS.TS. ON XUN THY

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Ngọc Hoàng


MỤC LỤC
Trang


1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến làng nghề
truyền thống trong hội nhập quốc tế
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến làng nghề
truyền thống trong hội nhập quốc tế
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề làng nghề truyền
thống trong hội nhập quốc tế và vấn đề đặt ra
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế
2.2. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và các nhân
tố ảnh hưởng
2.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc
tế của một số tỉnh và bài học cho tỉnh Nam Định
Chương 3: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH
NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề
truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế
3.2. Thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập
quốc tế trong giai đoạn 2010-2015
3.3. Đánh giá chung về làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội
nhập quốc tế


6
6
10
19
21
21
40
57
68
68
72
92

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ

4.1. Dự báo các nhân tố mới tác động đến làng nghề truyền thống ở tỉnh
Nam Định trong hội nhập quốc tế
4.2. Phương hướng tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam
Định trong hội nhập quốc tế
4.3. Giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định
trong hội nhập quốc tế
KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


114
114
120
127
149
150
152
161


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-TTCN

: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

DANIDA

: Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế đan Mạch

GDP

: Thu nhập quốc dân

HTX

: Hợp tác xã


JICA

: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LN

: Làng nghề

LNTT

: Làng nghề truyền thống

NTCTT

: Nghề thủ công truyền thống

SDC

: Bộ Hợp tác phát triển Thụy Sĩ

SIDA

: Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển

TCMN


: Thủ công mỹ nghệ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

WCCI

: Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1:

Các làng nghề truyền thống phân bố theo địa bàn hành chính
huyện và thành phố (đến tháng 06 năm 2015)

75

Bảng 3.2:

Các làng nghề truyền thống từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2015

76

Bảng 3.3:

Tình hình xuất khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh
Nam Định giai đoạn 2010-2015

Bảng 3.4:

Các mặt hàng xuất khẩu qua các năm của tỉnh Nam Định từ
năm 2010-2015


Bảng 3.5:

79
80

Trình độ lao động trong các làng nghề truyền thống của tỉnh
Nam Định năm 2010 và 2015

83

Bảng 3.6:

Số lao động làng nghề của làng nghề truyền thống năm 2015

85

Bảng 3.7:

Lao động ở các làng nghề truyền thống ở Ý Yên từ 2010-2014

86

Bảng 3.8:

Cơ cấu kinh tế theo GDP ở Nam Định

93

Bảng 3.9:


Cơ cấu lao động của tỉnh

94

Bảng 4.1:

Vốn đầu tư cho phát triển làng nghề

131

Sơ đồ 2.1: Sự hình thành làng nghề vùng nông thôn

22


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đặc thù là một nước nông nghiệp, làng nghề truyền thống hiện có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề
truyền thống đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật, huy động và khai thác tiềm năng về lao động, nguyên vật
liệu và nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo ra nhiều
việc làm, góp phần xoá đói - giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó,
phát triển các làng nghề truyền thống đúng hướng còn tác động đến việc phân
công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, hội nhập quốc tế.
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề truyền

thống được khôi phục và phát triển. Nhiều địa phương trên cả nước đã phát triển
cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới không chỉ
phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực và thế
giới trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng, có
nhiều làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp (TTCN); với những sản phẩm
nổi tiếng như: dệt may, nón lá, trạm khắc gỗ, cây cảnh, cơ khí đúc, sơn mài...
trong đó có những sản phẩm đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, được khách
hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trong những năm qua, quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền
thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định, đời
sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu
nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ
lệ hộ nghèo… góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.


2
Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển làng
nghề truyền thống tỉnh Nam Định hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, phải đối mặt
nhiều khó khăn thách thức như:
- Làng nghề truyền thống phát triển chưa bền vững, đa số vẫn là sản xuất
nhỏ, năng lực trình độ quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất còn hạn chế.
- Người sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định khó tiếp
cận những khoản vay ưu đãi để phát triển sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay
nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng
cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
- Chủng loại sản phẩm tuy đa dạng nhưng chất lượng chưa cao, sản phẩm
đạt trình độ tinh xảo còn ít, chưa có sản phẩm mang tính chủ lực mũi nhọn của

địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm còn bị động, các cơ sở sản xuất hàng xuất
khẩu vẫn chủ yếu phải qua khâu trung gian. Vai trò của các công ty, doanh
nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, với yêu cầu hội nhập ngày càng
sâu rộng trong thời gian tới các sản phẩm làng nghề truyền thống Nam Định sẽ
phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại tại thị trường trong nước, thị
trường khu vực và thị trường quốc tế.
- Hơn nữa, môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện
nay bị ô nhiễm nghiêm trọng điển hình là tại các làng nghề như: Vân Chàng, xã
Nam Giang, Làng Phượng, xã Nam Dương; làng nghề Phong Lộc, phường Cửa
Nam; làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định; làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam
Thanh; làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn - xã Nam Mỹ; làng nghề sản xuất hoa nhựa
Báo Đáp - xã Hồng Quang và làng nghề sơn mài, tre nứa ghép xã Yên Tiến…
- Sức ép của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong điều kiện cách
mạng khoa học và công nghệ có thể bóp chết làng nghề truyền thống…
- Không những thế vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chưa
được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên một số nghề, làng nghề đang
có nguy cơ mai một, thất truyền khi các nghệ nhân cao tuổi không còn nữa.
Nếu những hạn chế nêu trên tiếp tục kéo dài, các làng nghề truyền thống ở tỉnh
Nam Định sẽ không những không phát huy được tiềm năng, thế mạnh, mà thậm chí


3
còn làm cho các nghề truyền thống bị mai một, nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương nhất là khu vực nông
thôn. Vì thế nghiên cứu, đánh giá tìm ra câu trả lời về xu hướng mới cho phát triển
làng nghề truyền thống ở Nam Định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với ý nghĩa đó,
chủ đề: "Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế" được
chọn làm để tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản về
làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế, đánh giá thực trạng làng nghề
truyền thống tỉnh Nam Định thời gian qua và đề xuất giải pháp phát triển trong
xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về làng nghề truyền
thống trong hội nhập quốc tế, đặc biệt nêu bật những vai trò, nhân tố tác động
mới của các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về phát
triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và rút ra những bài học cho
tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định
trong quá trình hội nhập quốc tế từ giai đoạn 2010 - 2015, chỉ rõ các thế mạnh,
những hạn chế của làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trước yêu cầu mới
của hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng
nghề truyền thống ở Nam Định đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là làng nghề truyền thống với tư cách là
một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đặc thù trong kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: làng nghề truyền thống là vấn đề có phạm vi rộng, bao hàm
nhiều phương diện. Luận án chủ yếu tập trung làm rõ dưới góc độ kinh tế chính
trị đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống với tư cách là loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh truyển thống của một số địa phương tại các nước đang

phát triển, vận động và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các làng nghề truyền thống
đã được hình thành, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực
trạng làng nghề truyền thống ở Nam Định từ năm 2010 đến 2015 và đề xuất giải
pháp phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài luân án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đồng thời tiếp thu, kế thừa phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như trừu tượng hoá
khoa học, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực
tế, phỏng vấn sâu trong quá trình nghiên cứu làm rõ chủ đề chính của luận án.
Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá quan
điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra
những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung
và nghiên cứu mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra
những khái niệm cơ bản như làng nghề, làng nghề truyền thống và luận giải
những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến làng
nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế. Đồng thời sử dụng phương pháp


5
nghiên cứu đánh giá thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống của một số địa
phương để rút ra bài học cho tỉnh Nam Định.

Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, nhằm
làm rõ thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc
tế, rút ra những kết quả tích cực, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên
cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh và nhu cầu
thị trường quốc tế về sản phẩm làng nghề truyền thống để rút ra những phương
hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong xu
thế hội nhập quốc tế thời gian tới.
5. Những đóng góp về khoa học
- Làm rõ vai trò mới của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế là
vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát
triển du lịch quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong
hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2015; chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu bao gồm: phát triển tự phát, chưa được nhà
nước định hướng và hỗ trợ có hệ thống; sản phẩm làng nghề truyền thống (LNTT)
có chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng chậm
thay đổi, sức cạnh tranh kém, tỷ lệ hàng xuất khẩu còn thấp; du lịch làng nghề chưa
phát triển; ô nhiễm môi trường ở một số LNTT đã đến mức nghiêm trọng.
- Đề xuất giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định đến
năm 2025 và tầm nhìn 2035 bao gồm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển;
Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất; Khuyến khích mở rộng và phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm; Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; Khuyến
khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch lữ hành; Xây dựng
thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề truyền thống.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.



6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực còn
nhiều tiềm năng của đất nước. Việc nghiên cứu phát triển làng nghề, làng nghề
truyền thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng hội nhập quốc tế có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và đã được nghiên cứu,
thảo luận tại nhiều công trình hội thảo, hội nghị ở Việt Nam cũng như trên thế
giới, các công trình đó được thể hiện dưới hình thức chuyên khảo, bài báo trên
các tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu là nhóm công trình cụ thể như:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

- “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” của
Trung tâm Khoa học Công nghệ của các Quốc gia không liên kết và đang phát
triển [68] đã báo cáo kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú
trọng đến nâng cấp, hiện đại hóa tân trang kết cấu hạ tầng giúp các làng nghề
phát triển, theo các tác giả tám mươi ba phần trăm người dân Ethiopia sống ở
các vùng nông thôn và kế sinh nhai xuất phát từ nông nghiệp. Chính phủ
Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hoá phát triển nông nghiệp,
đóng vai trò làm khung cho quy hoạch đầu tư nông thôn trong các lĩnh vực:
cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và mở rộng. Kế hoạch phát triển bền
vững và nhanh chóng để chấm dứt đói nghèo: 70% người dân nông thôn được
tổ chức theo hợp tác xã, 200 điểm cung cấp thông tin thị trường cấp huyện và
20 trung tâm đầu cuối ở vùng sâu vùng xa của Ethiopia đã được dựng lên; 25
trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ra đời; 55.000 công nhân được đào tạo;
18.000 trung tâm đào tạo cho nông dân được lập lên; 10 triệu người được đào
tạo; làm giảm khoảng cách đi bộ trung bình trên mỗi con đường xuống còn

3,2 giờ; 8 triệu đường dây điện thoại (cố định, không dây và di động) và tăng
dịch vụ ITC.


7
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng này thực hiện theo cấp số nhân. Thay đổi cách
sống của người nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng được các
thiết bị máy móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại (radio và TV).
- "Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng" của tác giả Đặng Nguyên
Anh, Hoàng Xuân Thành [2] đã báo cáo thành quả của một dự án nghiên cứu với
sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế đan Mạch (DANIDA),
cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển (SIDA) và Bộ Hợp tác phát triển
Thụy Sĩ (SDC). Các tác giả chỉ rõ: Mối liên kết giữa các trung tâm đô thị và các
vùng nông thôn được phản ánh bằng mối quan hệ dân số, lưu thông hàng hoá,
tiền tệ và thông tin. Liên kết nông thôn - thành thị có ý nghĩa quan trọng đối với
sự tăng trưởng kinh tế địa phương, sự tiếp cận đến thị trường thành thị có ý
nghĩa sống còn đối với người sản xuất nông sản. Trong khi đó nhiều doanh
nghiệp ở thành phố tồn tại và phát triển trên nhu cầu khách hàng nông thôn. Liên
kết nông thôn - thành thị còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xóa đói
giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn. Các nông hộ thường kết hợp các nguồn thu
nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó những người thân đi ra
thành phố làm ăn có thể gửi tiền về cho gia đình để đầu tư vào sản xuất, cung
cấp thông tin thị trường. Với nhóm người nghèo, tiền gửi về có thể giúp họ trang
trải các chi phí hàng ngày về ăn, mặc, học hành, sức khỏe và trang trải nợ nần.
Ngoài ra tiềm năng liên kết nông thôn - thành thị đối với phát triển kinh tế
và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện trong các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành trong chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Phát triển nông nghiệp và nông thôn thông
qua thâm canh sản xuất, đa dạng hoá nông nghiệp cùng với việc thúc đẩy thương
mại trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế vẫn là những mục tiêu hàng đầu

trong chính sách. Tuy nhiên, do dân số tăng và quỹ đất có hạn nên sản xuất nông
nghiệp không thể thu hút thêm được lao động. Chiến lược hành động là chú
trọng đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Việc khai
thác hết tiềm năng của liên kết nông thôn - thành thị phụ thuộc nhiều vào sự phối
hợp giữa các ngành, các cấp điạ phương.


8
Như vậy mục tiêu chính của báo cáo này nhằm:
+ Tìm hiểu chiến lược sinh kế dựa trên mối liên kết nông thôn - thành thị
của các nhóm nông hộ, sự biến đổi trong 15 - 20 năm qua và các yếu tố ảnh
hưởng đến chiến lược sống của hộ gia đình làm nghề thủ công ở nông thôn.
+ Gợi ý một số định hướng chính sách ở các cấp địa phương và quốc gia nhằm
phát huy vai trò của liên kết nông thôn - thành thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, tránh hiện tượng di cư ra thành phố.
Dưới sự tài trợ của quỹ Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng
đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về việc thương mại hóa nghề thủ công ở tỉnh
Vân Nam. Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của phụ nữ ở huyện miền
núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu truyền thống. Đầu tiên,
họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và thay đổi sao cho phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Sau đó, những người phụ nữ tham
gia dự án sẽ được huấn luyện kỹ thuật gia công, tạo mẫu để có thể sản xuất ra
những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường. Cuối cùng, dự án
đưa ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do những người tham gia dự án thực
hiện; bao gồm: số lượng nguyên vật liệu, thời gian và giá cả có thể tạo thu nhập
cao. Dự án thành công và được chuyển giao đến những huyện vùng núi khác ở
tỉnh Vân Nam. Làng Malutang trở thành một địa phương nổi tiếng về mặt hàng
thêu truyền thống.
- Trở lại lịch sử trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng đã xuất
hiện những công trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy

làng xã” của Bành Tử [70]; “Mô hình sản xuất làng xã” [42] và “Xã hội hóa
làng thủ công” của N.H.Noace [43]. Năm 1964, tổ chức WCCI được thành lập,
hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công
truyền thống.
- "Rosearch on Tourism Developmment of Traditional Villaget and the
Change of Form" (Nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống và
các thay đổi hình mẫu) của G.Michon và F. Mary [90] nghiên cứu nội dung
chuyển đổi khu vườn LNTT và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông


9
thôn trong khu vực Bogor, Indonesia. Từ đó, tạo bước đệm để phát triển các làng
nghề nơi đây gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn
LNTT, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông
thôn ở Indonesia.
- "To Establish a Protection System for China’s Famous Villages of
Historic and Cultural Interest" (Để thiết lập một hệ thống bảo vệ Làng lịch sử và
văn hóa của Trung Quốc) của tác giả Liu Peilin [91] đã cho rằng nên thành lập
một hệ thống bảo vệ cho “Làng nổi tiếng của Trung Quốc tham quan lịch sử văn
hóa”. Trong các di sản lịch sử và văn hóa của thế gới, những ngôi làng cổ xưa
của Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng. Ở Trung Quốc, số lượng LNTT là
rất lớn, phân bố rộng rãi và có giá trị lịch sử cao, được ví như “ngọc trai của văn
hóa truyền thống” và “bảo vật quốc gia của bộ sưu tập dân gian”. Tuy nhiên,
việc bảo tồn và phát triển chưa thỏa đáng. Do đó việc cấp thiết trước mắt là lựa
chọn và quyết định một số làng cổ đại diện chi nghiên cứu hộ ngay lập tức và
bảo vệ đặc biệt như “ngôi làng nổi tiếng lịch sử văn hóa của Trung Quốc ”.
Nghiên cứu này xem xét lại các quan niệm về ý tưởng về một hệ thống bảo vệ và
thảo luận về các điều kiện để chấp thuận tình trạng, nội dung, nguyên tắc,
phương pháp và biện pháp bảo vệ cũng như định hướng trong khai thác và phát
triển của chúng. Hệ thống bảo vệ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn hiệu

quả cảnh quan và văn hóa cổ đại.
- "Persistence and Tranformation of Chinese Traditional Villages Rethinkinh the Planning of Traditional Settlemetnts" (Sự kiên trì và phát triển
của Trung Quốc về truyền thống làng - Xem xét lại Quy hoạch khu định cư
truyền thống) của MA Hang [92] đã nghiên cứu vấn đề kiên trì và chuyển đổi
của làng nghề truyền thống Trung Quốc đồng thời xem xét lại các kế hoạch của
khu định cư truyền thống. Tác giả đã tiến hành trình bày các ký tự quy hoạch
không gian cơ bản của ngôi làng cổ của Trung Quốc, bài báo tập trung vào phân
tích cơ bản các yếu tố xã hội, văn hóa, và tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình đô
thị hóa và toàn cầu hóa. Biến đổi sắc bén của cơ cấu kinh tế mang lại tác động
tiêu cực đến phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc. Vì vậy, tác giả đã


10
nghiên cứu và chỉ ra được năm khía cạnh giá trị của các làng nghề truyền thống
của Trung Quốc cần được gìn giữ và bảo tồn, để hướng tới khôi phục và phát
triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc hiện nay.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án ở trong nước
có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau
và hướng giải quyết các mục tiêu khác nhau đối với làng nghề truyền thống nói
chung ở Việt Nam được chia thành các nhóm cụ thể như sau:
* Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp, nghề cổ truyền và vấn
đề môi trường gắn với các làng nghề:
-“Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lực [38] đã lược thuật khái
niệm tiểu, thủ công nghiệp, làm rõ vị trí, vai trò và một số đặc điểm của TTCN ở
đô thị trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đồng thời, khái quát tình hình
và kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những

kết luận về phát triển TTCN ở nước ta và đề ra những giải pháp khả thi nhằm phát
triển TTCN ở đô thị nước ta trong thời gian tới.
- “Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng” của Đặng Lê Nghị [41] đã tập
trung phân tích làm rõ về đặc điểm, tính chất, vai trò lịch sử của thủ công
nghiệp và đánh giá một cách sát thực thực trạng thủ công nghiệp làm chủ
nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ về đặc điểm, tính chất, vai trò lịch
sử của thủ công nghiệp và đánh giá một cách sát thực thực trạng thủ công
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với số liệu tương đối phong phú. Từ những
vấn đề đặt ra mà thủ công nghiệp đồng bằng sông Hồng phải giải quyết, đề tài
đã đưa ra 9 điểm giải pháp cơ bản để phát triển thủ công nghiệp đồng bằng
sông Hồng thời gian tới.
- Các công trình: “Nghề cổ truyền nước Việt” của Vũ Từ Trang [66]; "Làng
nghề thủ công truyền thống Viêt Nam" của Bùi Văn Vượng [88]. Các tác giả đã


11
đề cập một cách tổng quát về các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam
trong quá khứ cũng như hiện tại. Đồng thời trong đó các tác giả cũng thể hiện sự
trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đứng trước sự thăng trầm của lịch sử.
- “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công
nghiệp hóa nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
[11] đã xác định làng nghề Việt Nam dựa theo 2 tiêu chí: (I) Có trên 20% số hộ
trong làng tham gia sản xuất thủ công, (II) chính quyền xã công nhận nghề thủ
công đó có ý nghĩa quan trọng đối với làng. Đóng góp có ý nghĩa phương pháp
luận của công trình là sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu. Thông
qua tiến hành điều tra theo 3 mẫu phiếu trên 9.400 xã tại 61 tỉnh thành. Thời gian
điều tra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2002. Mẫu 1 xác định các thông tin cơ bản
về từng xã, từng làng nghề. Mẫu 2 thu thập các thông tin chi tiết về từng làng
nghề được điều tra. Mẫu 3 làm rõ hoạt động của các doanh nghiệp và các hợp tác

xã sản xuất và kinh doanh hàng thủ công trên địa bàn các xã. Tiến hành các dự
án thí điểm song song với nghiên cứu, tổ chức 7 cuộc hội thảo, thảo luận theo
chuyên đề để nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tổ chức các
cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Lựa chọn thực hiện dự án thí
điểm tại 4 tỉnh, đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam và khu vực miền núi. Nghiên
cứu công phu về quy hoạch tổng thể, phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam
và kết quả đạt được.
+ Lập bản đồ ngành nghề thủ công trên toàn quốc.
+ Phân bổ các làng nghề tại vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc,
đông Bắc, Nam Trung Bộ, đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đánh giá hiện trạng các mặt hàng thủ công như: Cói, sơn mài, chạm khắc đá,
nghề làm giấy dó, nghề in tranh bản gỗ… Thông tin chung cho từng ngành nghề.
+ Đánh giá hiện trạng các vấn đề nguyên liệu, điều kiện làm việc, tài chính vốn…
+ Đặc biệt, đặt vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ công
truyền thống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Sự hỗ trợ trên các phương
diện: hỗ trợ trực tiếp vốn; hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thương mại bình đẳng,
năng lực quản lý kinh doanh…


12
+ Sơ đồ hóa các ban, ngành, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực ngành nghề
thủ công Việt Nam.
Với số liệu khảo sát công phu, công trình đã đưa ra được những mục tiêu
khá chi tiết và cơ chế thực thi quy hoạch tổng thể ngành nghề thủ công Việt Nam
theo hướng CNH. “Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công
nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam” năm 2002, được coi là cơ sở cung cấp số liệu
về làng nghề cho các công trình nghiên cứu sau này.
- “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi [14] đã nghiên
cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện
pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam. Đề tài đã làm

rõ hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt Nam; hiện trạng môi trường
các làng nghề; ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
làng nghề Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo xu
hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng
nghề; nghiên cứu xây dựng một số chính sách bảo đảm phát triển và cải thiện
môi trường cho làng nghề.
- “Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề” của Vũ
Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa [3] đã trình bày một cách tổng quan những xu
hướng phát triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt
Nam. Phân tích những đặc điểm và tác động của sự phát triển làng nghề phi
nông nghiệp và các làng nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi
trường, đặc biệt là tác động đối với nhóm những hộ nghèo ở nông thôn. Trên cơ
sở phân tích đó, đề xuất những kiến nghị về việc phát triển và quản lý các nghề
phi nông nghiệp và các làng nghề nhằm mục đích giảm nghèo nói riêng, cũng
như đảm bảo sự phát triển nông thôn Việt Nam.
Cùng chủ đề này còn có một số công trình: “Môi trường các làng nghề” Kỷ
của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [8]; “Phát triển tiểu thủ công nghiệp
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Thị Hiền [33]; “Làng nghề
công nghiệp - thủ công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm
nghèo ở Nam Định” của Nguyễn Xuân Bách [4]; “Tình trạng ô nhiễm không


13
khí, đất, nước ở các làng nghề và tác động của nó đến môi trường sống và sức
khỏe cộng đồng” của Nguyễn Trí Tiến [61].
* Các công trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của
làng nghề và làng nghề truyền thống
- Nhóm các công trình sách nghiên cứu
+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn [36] đã đi sâu phân

tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống
cả những mặt được và chưa được, cũng như vấn đề bức bách đặt ra cần giải
quyết như: Chủ trương, chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất; vấn
đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của
người lao động. Công trình này đã đề xuất được những phương hướng và giải
pháp phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH).
+ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”
của Dương Bá Phượng [45] đã đề cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò
tác động và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Đồng thời,
đi sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề về
lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ của sản phẩm và môi trường trong
các làng nghề. Các quan điểm và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng
nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn mang tính khả thi cao và sát thực với
thực tế.
+ “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010” của Trần Công Sách [46]
đã luận giải khá rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LNTT và vai
trò của các chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền
thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển và tác động của các chính sách và giải pháp của Nhà nước để tiêu thụ
sản phẩm LNTT ở Bắc Bộ. Đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của yếu tố công
nghệ đến kết quả sản xuất kinh doanh. Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp


14
tục đổi mới hoàn thiện chính sách nhằm tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010.
+ “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Tấn Trịnh [67] đã tập trung đi sâu
phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề mới, gắn
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng; nhất
là quá trình hình thành làng nghề mới và điều kiện sản xuất kinh doanh, kết quả
sản xuất kinh doanh. Sự tác động của làng nghề mới đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Đồng thời, tác giả đề xuất những kiến nghị, phương hướng và
giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát
triển làng nghề mới vùng đồng bằng sông Hồng.
+ “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Minh Yến [89] đã hệ thống những vấn
đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm
của khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và đường lối đổi mới của Đảng Cộng
sản Việt Nam và làm rõ vai trò của làng nghề truyền thống ở nông thôn để phân
tích thực trạng và động thái phát triển của các làng nghề truyền thống ở nông
thôn từ khi đổi mới đến 2003. Khái quát xu hướng vận động của LNTT dưới tác
động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất
những giải pháp cơ bản để phát triển LNTT ở nông thôn trước yêu cầu của hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ” của Bạch Thị Lan Anh [1] đã nghiên cứu lý thuyết phát triển bền vững, luận
án đã đưa ra kết luận phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đảm bảo
kết hợp các nội dung phát triển bền vững về kinh tế với xã hội và môi trường
phát triển bền vững làng nghề truyền thống đặt trong quy hoạch triển bền vững
nông thôn và vùng kinh tế. Đồng thời xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững
làng nghề truyền thống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công


15
bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên
bảo bệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đề xuất kết quả rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án như sau:
- Đề xuất quan điểm, định hướng và hệ thống đồng bộ 9 giải pháp để giải
quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường trong các làng
nghề truyền thống đảm bảo phát triển bền vững làng nghề truyền thống.
- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đã chỉ ra hướng kết hợp với trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật TW sẽ tạo nguồn lực dồi dào với chi phí thấp trong sáng
tạo mẫu thiết kế cho các làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
- Xây dựng định hướng về chiến lược cạnh tranh các sản phẩm làng nghề
truyền thống tập trung khâu thiết kế. Tăng cường mối quan hệ các trường đào tạo
chuyên ngành mỹ thuật với các làng nghề truyền thống.
+ “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của
Nguyễn Lê Thu Hiền năm 2014 [31] đã hệ thống, làm rõ khái niệm, đặc điểm,
vai trò làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong điều kiện mới của đất nước
và thế giới, xây dựng các tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch và nghiên cứu đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống
phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và
một số giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du
lịch của địa phương đến năm 2020.
+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” của Mai Thế Hởn và các cộng sự [36] đã tập trung nghiên cứu làm rõ
phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của
LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, đi
sâu phân tích những kinh nghiệm phát triển LNTT tiểu thủ công nghiệp của một
số nước và rút ra bài học quý báu mà Việt Nam cần quan tâm; đánh giá tiềm
năng, thực trạng của việc phát triển LNTT trong những năm đổi mới và những
hạn chế, thiếu sót cần khắc phục các tác giả đã. Đưa ra những phương hướng và
đề xuất những giải pháp đồng bộ, xác thực nhằm phát triển mạnh mẽ LNTT bao
gồm: Giải pháp lập quy hoạch, kế hoạch phát triển LNTT; giải pháp mở rộng và



16
phát triển đồng bộ các loại thị trường cho LNTT; giải pháp đa dạng hóa các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong LNTT; giải pháp chuyển giao công nghệ
thích hợp và đổi mới công nghệ cho LNTT; giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động của các làng nghề.
+ “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay”, của Trần Văn Chử [19] đã hệ thống
và làm rõ vị trí, vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển thị trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng; đánh giá tiềm năng, xu hướng phát triển và thực trạng của làng
nghề tiểu thủ công nghiệp, đồng thời nêu lên những khó khăn vướng mắc về thị
trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng ñồng bằng sông Hồng. Đề tài
xác định rõ phương hướng phát triển và các giải pháp để mở rộng thị trường cho
làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng CNH,
HĐH đất nước.
+ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh [22] đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản
về làng nghề, từ khái niệm, tiêu chí để phân loại và đặc điểm của làng nghề
truyền thống trong nền kinh tế thị trường, đi sâu phân tích vai trò của làng nghề
và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ sở chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, đề tài đã đi
sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng
trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các
làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.
+ “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số
tỉnh đồng bằng bắc Bắc Bộ” của Hoàng Văn Châu [15] đã làm rõ được khái
niệm về làng nghề, làng nghề du lịch. Nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và
sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ cả những mặt được và chưa được; đã trình bày rõ quan điểm và mục tiêu

phát triển làng nghề du lịch trong những năm tới để đưa ra giải pháp và kiến nghị


17
đối với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc
biệt là trong công trình các tác giả đã đề xuất phương án xây dựng các tour du
lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề.
+ “Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng
sông Hồng hiện nay” của Nguyễn Vĩnh Thanh [55] đã tập trung luận giải vai trò
của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng
đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay trên các
khía cạnh: Thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năng của
thương hiệu; quan hệ thương hiệu - sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự
cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Đánh
giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở
đồng bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thương
hiệu, chiến lược phân phối và quảng bá thương hiệu. Từ thực trạng vấn đề xây
dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, đề tài đã đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề ở
vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
+ “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước”
của Lê Đức Viên, Võ Thị Phương Ly [85] đã nêu sơ lược quá trình hình thành
của làng nghề; vài nét về thực trạng trong đó có phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh, lao động và thu nhập, nguồn nguyên liệu, sản phẩm, thị trường tiêu thụ,
những chính sách hỗ trợ của nhà nước và phân tích hạn chế và nguyên nhân;
cuối cùng khuyến nghị một số giải pháp phát triển mang tính đột phá.
+ “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới” của Vũ Thị Thoa [58] đã phân tích những tác
động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống sau khi
gia nhập WTO. Đồng thời, tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các

làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi gia nhập WTO; từ đó rút
ra những vấn đề cần phải tháo gỡ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc
đẩy sự phát triển các LNTT ở đồng bằng sông Hồng sau khi gia nhập WTO [83].


18
Ngoài ra, còn có một số công trình như:

- “Một số ý kiến về đảm bảo vốn cho phát triển làng nghề" của Trần Kim
Hào, Nguyễn Hữu Thắng [34] đã nêu bật vai trò làng nghề; thực trạng sự phát
triển LNTT tại Hà Bắc, Nam Hà; thực trạng về vốn tại các làng nghề ở 2 địa
phương trên; đề xuất giải pháp huy động vốn cho phát triển làng nghề.

- “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp” của Nguyễn Thị Hường [37] đã phân tích nguyên nhân dẫn đến chất
lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt tập trung vào nguyên nhân chất lượng nguồn
nguyên liệu.

- “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề” của Hồ Thanh Thủy
[59] đã phân tích các giải pháp tài chính tiền tệ; vai trò của chính sách tài chính
tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đối với các làng nghề.

- “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” của Vũ Thị Thoa [57] đã phân tích vai trò của các làng
nghề. Phân tích giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề: Giải pháp
nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; giải pháp quy hoạch và
chiến lược phát triển làng nghề ở từng địa phương; tập trung giải pháp hoàn
thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển làng nghề.

- “Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng sông Hồng” của

Nguyễn Thị Ngân [40] đã chỉ ra vai trò của các làng nghề và bốn xu hướng: Xu
hướng kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, xu hướng phát triển gắn cụm
công nghiệp nông thôn, xu hướng khôi phục nghề truyền thống gắn với phát
triển nghề mới và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh.

- “Phát triển làng nghề và vấn ñề bảo vệ môi trường trước hết là nước
sạch” của Ngô Thái Hà [32] đã chỉ rõ vai trò ích lợi của sự phát triển làng nghề;
vấn đề kiểm soát và xử lý phát thải môi trường hiện nay ở các làng nghề; chỉ ra
các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và giải pháp tập trung các làng
nghề theo hướng chuyên môn hóa để dễ xử lý ô nhiễm; giải pháp đề cao vai trò
giám sát của chính quyền cơ sở và nhà nước. Cuối cùng là giải pháp quy hoạch
cụm công nghiệp làng nghề.


19

- “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền
vững” của Chu Thái Thành [56] đã chỉ ra những đóng góp và thách thức trong
sự phát triển làng nghề hiện nay. Nêu lên những số liệu dẫn chứng các chỉ số
mức độ ô nhiễm và bức xúc môi trường trong làng nghề. Để giải quyết hậu quả ô
nhiễm cần giải quyết các vấn đề sau: chú trọng chính sách phát triển bền vững
làng nghề; quy hoạch không gian làng nghề; tăng cường quản lý môi trường tại
các làng nghề; phát hiện và xử lý các làng nghề gây ô nhiễm; tổ chức thí điểm
triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến sự phát triển
của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau.
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA


1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải rõ có thể kế thừa
trong luận án
Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu LNTT trên nhiều khía cạnh
khác nhau, về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam nói chung, của
các địa phương nói riêng trong những năm gần đây với định hướng và phương pháp
về phát triển làng nghề truyền thống có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả
luận án. Nội dung các nghiên cứu có thể chia thành 3 lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất, đã phân tích khái quát một số vai trò của làng nghề truyền thống
trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động ở các làng nghề truyền thống.
Thứ hai, nghiên cứu về tình hình phát triển thủ công nghiệp và những vấn
đề lớn về môi trường tác động đến làng nghề. Cụ thể là đã đi sâu phân tích sự
phát triển của tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Ngoài ra, nhiều công trình còn nghiên cứu thực trạng về các mặt hàng thủ công,
thủ công mỹ nghệ, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Các công
trình này giúp tác giả luận án nhận biết một cách tổng quan về năng lực của
ngành tiểu thủ công nghiệp và năng lực sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực tiểu


20
thủ công nghiệp. Giúp cho tác giả nắm được tổng quát mức độ ô nhiễm trong các
làng nghề hiện nay.
Thứ ba, các công trình đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh
đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ,
vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã giúp cho tác giả luận án đánh giá được phần
nào về thực trạng của làng nghề truyền thống khi bước vào kinh tế thị trường,
mở cửa và hội nhập quốc tế với bên ngoài.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn về các lĩnh vực phát triển của LNTT, song các công trình trên

chưa đề cập đến các vấn đề.
Một là, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề phát triển LNTT
trên 3 nội dung: kinh tế - xã hội - môi trường gắn với các yếu tố của sự liên kết và
cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, về vai trò mới, các nhân tố ảnh hưởng đến làng
nghề truyền thống. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung
phát triển Làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, các công trình chưa đi sâu vào phân tích thực trạng các làng nghề
truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế và chưa có công trình nào có sự
phân tích toàn diện các thách thức chỉ ra các xu hướng của LNTT trong điều kiện
hội nhập. Các công trình chưa đưa ra các quan điểm có tính hệ thống để LNTT
phát triển theo hướng bền vững mà trong những năm tới cần phải tập trung giải
quyết trong quá trình hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới.
Ba là, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra được những định hướng chiến
lược cho làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế một cách tổng
thể nhằm phát triển bền vững các LNTT trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập
quốc tế.
Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về
phát triển Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập kinh
dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội
dung với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước.


×