Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 95 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự dạy dỗ tận tình
của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và các thầy cô trong Học viện đã
dìu dắt, dạy bảo em trong suốt thời gian em học tập tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Em đặc biệt cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Ngô Thị Thu Hà đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo, nhân viên Sở Công
Thương tỉnh Bắc Ninh, cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh, Ủy Ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập những tài liệu cần
thiết để hoàn thành khóa luận này.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân có giới
hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Em rất
mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Người thực hiện
Vũ Thị Thu Thảo
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 13
KINH TẾ QUỐC TẾ 13
1.1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 13
1.1.1. Quan niệm làng nghề truyền thống 13
1.1.1.1 Quan niệm làng nghề 13
1.1.1.2. Quan niệm làng nghề truyền thống 14


1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 16
1.1.2.1. Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn 16
1.1.2.2. Chủ yếu sử dụng lao động phổ thông và theo mô hình tổ chức sản xuất kinh
doanh đơn giản 17
1.1.2.3. Sử dụng công nghệ thủ công và tận dụng cơ sở hạ tầng tại chỗ 17
1.1.2.4. Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc và khả năng tiếp cận thị trường rất
hạn chế 18
1.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19
1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 19
1.2.2. Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế 20
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế 24
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ
TỈNH CỦA VIỆT NAM 29
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 29
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 31
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 32
CHƯƠNG 2 36
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 36
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH 36
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH 36
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 36
2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng 40
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC
NINH 41
2.2.1. Thực trạng về số lượng các nghề 43
2.2.2. Thực trạng về số lượng các làng nghề 44

2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất và nguồn vốn tại các làng ghề 51
2.2.4. Thực trạng về lao động 53
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
Khoá luận tốt nghiệp
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA
TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 54
2.3.1. Những kết quả đạt được 54
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3 66
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH 66
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH
BẮC NINH 66
3.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh 66
3.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống phải phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế 68
3.1.3. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc giải quyết việc làm cho người
lao động và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly
hương" 69
3.1.4. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường 70
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH 71
3.2.1. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
truyền thống 71
3.2.2. Tăng cường hỗ trợ đầu tư - tín dụng cho các làng nghề truyền thống 74
3.2.3. Tiến hành quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống 76
3.2.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp các hình thức kinh tế trong làng nghề truyền thống
78
3.2.5. Đổi mới, nâng cấp công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng

nghề truyền thống một cách tích cực và có hiệu quả 81
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 82
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 83
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
3
Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ Cao đẳng
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CTCP Công ty cổ phần
ĐH Đại học
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KTQT Kinh tế quốc tế
KTTN Kinh tế tư nhân
LĐNT Lao động nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTN Trung cấp chuyên nghiệp
THCN Trung học chuyên nghiệp
TMĐT Thương mại điện tử
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa

XTTM Xúc tiến thương mại
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 13
KINH TẾ QUỐC TẾ 13
1.1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 13
1.1.1. Quan niệm làng nghề truyền thống 13
1.1.1.1 Quan niệm làng nghề 13
1.1.1.2. Quan niệm làng nghề truyền thống 14
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 16
1.1.2.1. Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn 16
1.1.2.2. Chủ yếu sử dụng lao động phổ thông và theo mô hình tổ chức sản xuất kinh
doanh đơn giản 17
1.1.2.3. Sử dụng công nghệ thủ công và tận dụng cơ sở hạ tầng tại chỗ 17
1.1.2.4. Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc và khả năng tiếp cận thị trường rất
hạn chế 18
1.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19
1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 19
1.2.2. Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế 20
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế 24
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ
TỈNH CỦA VIỆT NAM 29
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 29
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 31

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 32
CHƯƠNG 2 36
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 36
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH 36
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH 36
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 36
2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng 40
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC
NINH 41
2.2.1. Thực trạng về số lượng các nghề 43
2.2.2. Thực trạng về số lượng các làng nghề 44
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
Khoá luận tốt nghiệp
2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất và nguồn vốn tại các làng ghề 51
Biểu đồ 2.2: Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền
thống ở tỉnh Bắc Ninh năm 2010 51
2.2.4. Thực trạng về lao động 53
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA
TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 54
2.3.1. Những kết quả đạt được 54
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3 66
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH 66
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH
BẮC NINH 66
3.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh 66
3.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống phải phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế 68
3.1.3. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc giải quyết việc làm cho người
lao động và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly
hương" 69
3.1.4. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường 70
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH 71
3.2.1. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề
truyền thống 71
3.2.2. Tăng cường hỗ trợ đầu tư - tín dụng cho các làng nghề truyền thống 74
3.2.3. Tiến hành quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống 76
3.2.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp các hình thức kinh tế trong làng nghề truyền thống
78
3.2.5. Đổi mới, nâng cấp công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng
nghề truyền thống một cách tích cực và có hiệu quả 81
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 82
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 83
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
6
Khoá luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh
được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Cùng
với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều làng nghề thủ công
đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc
phụ, tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tạo những vật dụng cần thiết
trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm
thu nhập ngoài nghề nông. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền
thống là một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu đời của những người thợ,

trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các làng nghề truyền thống vẫn tồn tại
và trở thành một bộ phận kinh tế - văn hoá quan trọng có vai trò thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động và khai thác tiềm năng về lao động,
nguyên vật liệu và nguồn vốn trong nhân dân, tạo việc làm. Theo thống
kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có 2.017 làng nghề với
khoảng hơn 11 triệu lao động tham gia. [ 7, tr.24].
Trong lịch sử hàng nghìn năm của đất nước Việt Nam, đất Kinh Bắc
xưa, nay là tỉnh Bắc Ninh là một trong những cái nôi của nền văn minh dân
tộc Việt, nơi có nền văn hoá lâu đời với nhiều làng nghề truyền thống nổi
tiếng. Các làng nghề truyền thống ở đây xuất hiện rất sớm và tồn tại lâu đời
trong lịch sử như: Làng rèn Đa Hội, thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, dệt Hồi
Quan, đúc nhôm Văn Môn, giấy dó Phong Khê, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù
Lãng, tranh dân gian Đông Hồ Phát triển làng nghề truyền thống
đã và đang là bước đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế
địa phương ở Bắc Ninh và được tỉnh đề ra chủ trương khôi
phục và phát triển.
Những năm qua, làng nghề truyền thống không những tạo
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
7
Khoá luận tốt nghiệp
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn
mà còn hạn chế sự di dân tự do ra thành thị, huy động được
nguồn lực trong dân, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa
phương, giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, thu hẹp
khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả
kinh tế, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước khó
khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn
hẹp, công nghệ, thiết bị thô sơ, trình độ tay nghề của lao
động cũng như năng lực quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế,

nguyên liệu đầu vào, giá cả thị trường không ổn định… Đặc
biệt, khi bước vào giai đoạn mở cửa, hội nhập, nếu không có
giải pháp để bảo tồn, phát triển làng nghề thì rất khó để cạnh
tranh với những ngành nghề mới có công nghệ, khoa học kỹ
thuật hiện đại, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất lượng cao,
giá thành hạ… Vì vậy, làm thế nào để làng nghề truyền thống
phát huy được mặt mạnh, tận dụng được cơ hội mà hội nhập
KTQT mang lại, đồng thời khắc phục được tồn tại, vượt qua thách
thức, phát triển nhanh và bền vững trở thành một động lực
mạnh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc
Ninh - một "vùng đất địa linh nhân kiệt" được mệnh danh là
vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống -
Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên -
Một thuyền Bảng nhãn”, và cũng là nơi hội tụ những nét tinh
hoa của nghề, làng nghề truyền thống thì việc bảo tồn và
phát triển làng nghề càng cần phải được coi trọng và thực sự
là vấn đề rất cấp bách hiện nay. Chính vì vậy em đã chọn vấn đề: "Phát
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
8
Khoá luận tốt nghiệp
triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề phát triển làng nghề truyền thống đã có nhiều công
trình nghiên cứu với mức độ và phạm vi khác nhau.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài " Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH vùng ven thủ đô", năm 2000 đã
khẳng định để các làng nghề có điều kiện phát triển bền vững, vấn đề quan
trọng nhất là phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, có như vậy mới góp
phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: "Phát triển
làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH",
năm 2003 cũng đã vẽ nên một bức tranh khá toàn diện về các làng nghề
truyền thống ở Việt nam và đề xuất các nhóm giải pháp quan trọng để bảo
tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các làng nghề khu vực nông
thôn trong quá trình CNH, HĐH.
- Đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JIKA) và Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chủ trì: "Nghiên cứu quy
hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH, HĐH nông thôn Việt
Nam" tháng 9/2003 đã đề ra tiêu chí cho quá trình xây dựng nông thôn mới
hiện nay và xây dựng mỗi một làng đều có nghề.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở
các làng nghề Việt Nam" năm 2005, do PGS.TS Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm
nghiên cứu chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung đã đề xuất các giải
pháp hữu hiệu nhất cho sự phát triển bền vững của các làng nghề hiện nay.
Các công trình này đều đã phác họa những bức tranh sống động về các
làng nghề Việt Nam và đề xuất các giải pháp thiết thực cho việc bảo tồn và
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
9
Khoá luận tốt nghiệp
phát triển các làng nghề này, song các công trình này đều nghiên cứu trên quy
mô cả nước hoặc vùng đồng bằng sông Hồng và đều được thực hiện trong bối
cảnh Việt nam chưa hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
Riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đã có 2 công trình nghiên cứu cấp
Thạc sĩ và Tiến sĩ là:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Chăm với đề tài: "Tiểu thủ
công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH", năm 2006 với
nội dung tập trung vào giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động dư thừa
trong nông thôn hiện nay.

- Luận án tiến sĩ “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát
triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997-2003: Thực trạng, kinh
nghiệm và giải pháp” năm 2008 của tác giả Nguyễn Như Chung – Đại học
kinh tế quốc dân. Nội dung của Luận án này xoay quanh các vấn đề liên quan
đến chính sách đối với sự phát triển các làng nghề trong quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phân tích tác
động của các chính sách đến sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến sự
phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tổng quan nghiên cứu cho thấy, cho đến nay đã có không ít các công
trình khoa học ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
phát triển các làng nghề, song các công trình này mới chỉ dừng lại ở một số
khía cạnh như: bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam, quy hoạch
phát triển làng nghề, xử lý vấn đề môi trường trong phát triển làng nghề ở
Việt nam hoặc một số khu vực trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH
đất nước. Không ít các chính sách, giải pháp đã được đề xuất song đến nay đã
không còn phù hợp, không bắt nhịp được với những yêu cầu phát triển nhanh,
bền vững của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
10
Khoá luận tốt nghiệp
nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, hiện chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn bộ về phát triển làng nghề truyền thống ở
tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hội nhập KTQT dưới góc độ kinh tế chính trị
một cách cụ thể và thấu đáo. Chính vì vậy, việc phân tích thực trạng để chỉ ra
những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong phát triển làng nghề ở
tỉnh Bắc Ninh thời gian qua, nhận diện những khó khăn còn tồn tại, để từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có của địa

phương để phát triển mạnh hơn nữa các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới phù hợp với điều kiện hội nhập KTQT là rất có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển làng
nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận
3.1. Mục đích nghiên cứu của khoá luận
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là phân tích thực trạng phát triển các
làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ rõ những đóng góp quan trọng
của việc phát triển các làng nghề này đối với kinh tế toàn tỉnh, từ đó đề xuất
các giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững các làng nghề
trong bối cảnh hội nhập KTQT ở tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển hiện
nay ở Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
chủ yếu sau:
Thứ nhất: Khái quát những vấn đề cơ bản về làng nghề truyền thống.
Thứ hai: Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh
Bắc Ninh trong những năm qua, sự đóng góp của làng nghề truyền thống đến
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
11
Khoá luận tốt nghiệp
phát triển kinh tế ở Bắc Ninh.
Thứ ba: Đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại
trong phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển các
làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới phù hợp với yêu cầu, tiềm năng
của địa phương trong điều kiện hội nhập KTQT.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các làng nghề truyền thống ở tỉnh
Bắc Ninh và sự phát triển các làng nghề truyền thống này trong điều kiện hội
nhập KTQT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Do phạm vi nghiên cứu của đề tài này khá rộng, mà thời gian nghiên
cứu có hạn, nên các phân tích trong khoá luận chỉ tập trung vào các làng nghề
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề từ năm 2000 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
Khoá luận tiếp cận những lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm
sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp khoa học như: điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích tổng hợp,
thống kê, lôgíc… để phân tích luận giải các nội dung của khóa luận.
6. Đóng góp của khóa luận
- Làm rõ thêm phạm trù làng nghề truyền thống, phân tích vị trí, vai trò
của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế và hội nhập KTQT.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong quá
trình hội nhập KTQT, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
12
Khoá luận tốt nghiệp
nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của
địa phương để phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh cho phù hợp với điều
kiện hội nhập KTQT.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

khoá luận được kết cấu làm 3 chương.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1.1. Quan niệm làng nghề truyền thống
1.1.1.1 Quan niệm làng nghề
Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng dân cư, chủ yếu ở
các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn, có chung truyền thống sản xuất các
sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam [18, tr.1]. Làng nghề thường
mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn
cả tính văn hóa, tính truyền thống bởi nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật
và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời khác, trải dài theo chiều dọc lịch sử với
các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của
mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Nước ta có
khoảng 2000 làng nghề, với hơn 2/3 làng nghề truyền thống, hình thành và
phát triển khắp cả nước, nhất là ở khu vực dọc ven các con sông.
Có thể nói làng nghề ở Việt Nam được phát triển từ rất lâu đời. Ngay từ
thời vua Hùng dựng nước đã xuất hiện, những xóm làng định canh được hình
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
13
Khoá luận tốt nghiệp
thành trên cơ sở những công xã nông thôn. Trong đó, mỗi công xã gồm một số
gia đình có tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu vực
địa lý nhất định. Như vậy, có thể hiểu làng là một cộng đồng dân cư tự nhiên
được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vị, quan hệ nghề nghiệp,…
được ổn định nhiều mặt.
Lúc đầu, nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản
phẩm nông nghiệp, nhưng về sau có một bộ phận dân cư sống bằng những

nghề khác nhau, có những người làm nghề buôn bán, có những người chế tác
công cụ lao động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, dệt vải… tức là
chuyển sang sản xuất thủ công. Trong thời kỳ đầu, nghề thủ công ở quy mô
gia đình và phụ thuộc vào kinh tế tự nhiên giống như mô tả của Lênin: "ở đây,
nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi" [10, tr.411-412]. Cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, nghề thủ công từ một nghề phụ trong
nông nghiệp chuyển thành một nghề độc lập. Tuy họ không làm nông nghiệp
nhưng vẫn gắn chặt với làng quê. Có những thợ thủ công chuyên làm TTCN
và sống bằng nghề đó, nhưng cũng có những người làm nông nghiệp kiêm thợ
thủ công. Càng về sau số người trong làng chuyển hẳn sang sản xuất mặt hàng
thủ công tăng lên dần, có đội ngũ thợ, có quy trình công nghệ và mở rộng đến
mức độ nhất định thì làng đó được gọi là làng nghề.
Đến nay, theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công
nhận là làng nghề phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước
1.1.1.2. Quan niệm làng nghề truyền thống
Quan niệm về làng nghề truyền thống phải thể hiện được cả mặt định
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
14
Khoá luận tốt nghiệp
tính và định lượng. Xét về mặt định tính, làng nghề phải thể hiện được sự
khác biệt so với làng thuần nông hoặc so với phố nghề ở thành thị. Xét về mặt
định lượng, làng nghề phải đạt đến quy mô nhất định và có tính ổn định tương
đối cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tiêu chí để làng nghề
trở thành làng nghề truyền thống là:

+ Có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
+ Nghề đã được hình thành từ lâu đời tạo ra những sản phẩm độc đáo,
có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
Hiện nay trên phạm vi cả nước có rất nhiều loại làng nghề truyền thống
như: làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề trồng hoa, làng nghề trồng cây cảnh, làng nghề nuôi cá
cảnh, làng nghề đúc đồng …
Khái quát kết quả và căn cứ vào đối tượng nghiên cứu theo chủ đề khóa
luận có thể hiểu: Làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một làng mà ở đó tập
trung phần lớn lao động của làng vào làm nghề tiểu thủ công nghiệp, thu nhập
từ các nghề tiểu thủ công nghiệp của làng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thu
nhập từ nông nghiệp và các ngành nghề khác mang lại.
Làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay rất phong phú và đa dạng, do
vậy tuỳ theo mục đích nghiên cứu và nhu cầu quản lý mà có các cách phân
loại làng nghề truyền thống khác nhau.
- Phân theo số lượng nghề:
•Làng một nghề: Là những làng nghề ngoài nghề nông ra chỉ làm một
nghề thủ công.
•Làng nhiều nghề: Là những làng ngoài nghề nông còn có một số hoặc
nhiều nghề khác.
- Phân theo thời gian làm nghề:
•Làng mới làm nghề: Là những làng mới làm nghề tiểu thủ công nghiệp
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
15
Khoá luận tốt nghiệp
trong vòng 20-30 năm trở lại đây.
•Làng làm nghề lâu đời: Làng nghề truyền thống.
- Phân theo trình độ kỹ thuật:
•Làng nghề làm nghề có kỹ thuật giản đơn như đan lát, chế biến lương
thực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi… Sản phẩm của các làng nghề này có

tích chất thông dụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp tự túc.
•Làng nghề làm nghề có kỹ thuật phức tạp như các nghề: kim hoàn, đúc
đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa, thêu thùa… Các nghề này không chỉ có kỹ
thuật phức tạp, mà đòi hỏi sự khéo léo. Sản phẩm vừa có giá trị kinh tế cao,
vừa có giá trị nghệ thuật cao.
1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống
1.1.2.1. Gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn
Một nền kinh tế với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã tạo điều kiện
cho các làng nghề thủ công nảy sinh và phát triển. Do thời gian dành cho sản
xuất nông nghiệp không nhiều, thời gian lao động ít, năng suất lao động thấp
đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có
thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp trở thành cấp thiết, cộng với việc
dư thừa lao động trong nông nghiệp đã thúc đẩy các nghề thủ công hình thành
và phát triển. Tuy những nghề này chỉ mang tính chất nghề phụ của người
nông dân, nhưng do được chuyên môn hoá theo sự phân công nhất định nên
năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên.
Sự phát triển của các làng nghề đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu cơ bản
và thiết yếu của người dân nông thôn, có tác động tích cực đến sản xuất nông
nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nông dân. Vì
vậy, giữa nghề nông và nghề thủ công nghiệp có mối quan hệ gắn bó, bổ sung
cho nhau: Làng nghề sản xuất và cung cấp tư liệu sản xuất cho nông nghiệp,
góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, còn nông nghiệp
là nơi cung cấp nguyên liệu cho làng nghề. Vì vậy, sự phát triển các làng nghề
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
16
Khoá luận tốt nghiệp
tạo nên kết cấu kinh tế đa dạng, bền vững của kinh tế nông thôn.
1.1.2.2. Chủ yếu sử dụng lao động phổ thông và theo mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh đơn giản
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của làng nghề đang có

nhiều bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới như hiện nay. Các làng nghề đã thu hút một lực lượng lao khá đông
đảo, chiếm gần 30% lao động nông thôn (hơn 10 triệu lao động).
Lao động trong làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ
thuật cao với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với
lao động từ nơi khác đến. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên
các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các
công đoạn, kể cả những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Mặt khác,
nhiều sản phẩm có đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay
nghề khéo léo… chủ yếu là ở các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong các làng nghề truyền thống, vai trò của các
nghệ nhân rất quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng
tạo ra nghệ thuật.
Trong lịch sử phát triển làng nghề thì hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh phổ biến nhất là hình thức hộ gia đình. Cho đến nay, cùng với đó, một
số hình thức sản xuất khác đã ra đời và phát triển phù hợp với xu hướng kinh
tế mới. Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề chủ yếu gồm: Tổ
chức sản xuất HTX; doanh nghiệp tư nhân; hộ gia đình; công ty TNHH; công
ty cổ phần. Các hình thức này cùng tồn tại, tác động lẫn nhau trong điều kiện
kinh tế mới của nền kinh tế thị trường.
1.1.2.3. Sử dụng công nghệ thủ công và tận dụng cơ sở hạ tầng tại chỗ
Công nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là các công nghệ thủ
công, đơn chiếc. Nhưng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát
triển của sản xuất trong các làng nghề đã tạo nên đặc điểm về công nghệ trong
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
17
Khoá luận tốt nghiệp
các làng nghề hiện nay đó là có sự kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với
kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công. Vì thế, nhiều làng nghề truyền thống
đã nhanh chóng đầu tư thiết bị mới vào thay thế thiết bị cũ, lạc hậu. Song nhìn

chung, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng
nghề nông thôn còn lạc hậu, mang tính cổ truyền, chưa được chọn lọc và đầu
tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng cho sản xuất của làng nghề còn hạn chế. Tình trạng phổ
biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở làm nơi sản xuất. Các bãi tập
kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần khu dân cư, tạm bợ, không
đúng tiêu chuẩn môi trường.
1.1.2.4. Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc và khả năng tiếp cận
thị trường rất hạn chế
Sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra hầu hết vẫn mang tính đơn chiếc
bởi công nghệ cũ nên việc tạo ra các sản phẩm mang tính đa dạng là không
đơn giản. Đó cũng là lý do tại sao trong điều kiện hội nhập KTQT như hiện
nay, các sản phẩm của các làng nghề lại khó đứng vững và phát triển như vậy.
Cũng như bất cứ sản phẩm nào được sản xuất ra, thị trường luôn có ý
nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển làng nghề. Song với đặc điểm là
mang tính địa phương, thị trường của các sản phẩm này không chỉ dừng lại ở
thị trường tiêu thụ sản phẩm mà nó còn bao gồm:
- Thị trường cung ứng nguyên vật liệu: Trước đây thị trường nguyên vật
liệu chủ yếu là mua bán tại chỗ, song hiện nay đã xuất hiện các tổ chức và cá
nhân chuyên làm các dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu cho các hộ và các cơ
sở chuyên làm nghề theo những hợp đồng
- Thị trường vốn: Trước kia, nguồn vốn cho sản xuất tại các làng nghề
chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình hoặc vay mượn bạn bè, người thân.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, nhu cầu
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
18
Khoá luận tốt nghiệp
vốn cho sản xuất tại các làng nghề ngày một tăng nên nhu cầu vốn tín dụng
cũng tăng theo. Tuy nhiên, vốn tín dụng cho làng nghề vẫn chiếm tỷ trọng

nhỏ và chưa đảm bảo cho phát triển của sản xuất tại các làng nghề.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Ban đầu, thị trường tiêu thụ các sản
phẩm của các làng nghề chỉ dừng lại ở địa phương, phục vụ chủ yếu cho nhu
cầu của dân cư trong vùng, sau đó mở rộng ra các vùng lân cận và lan dần ra
thị trường trong nước. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế như hiện nay, một
số loại sản phẩm của làng nghề được khách hàng ưa chuộng đã vươn tầm
quốc tế, đến tới nhiều nước khác nhau và trở thành một nguồn thu quan trọng
của địa phương.
1.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Không thể phủ nhận rằng, hội nhập KTQT là một xu thế khách quan
trong quá trình phát triển, vừa phù hợp với lý luận vừa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn lại được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ mới, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin. Về mặt lý luận, theo quy luật kinh tế cơ bản, khi lực lượng sản xuất phát
triển đến mức độ nhất định, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải được thay đổi, mở
rộng phù hợp, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Quá
trình mở rộng quan hệ sản xuất giữa các quốc gia làm nảy sinh các quan hệ
KTQT và phát triển phân công lao động quốc tế, đồng thời xuất hiện các
mối quan hệ lợi ích đòi hỏi các quốc gia phải có sự thoả thuận thống nhất
mang lại lợi ích thoả đáng cho mỗi bên đó chính là hội nhập KTQT. Hội
nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là nhằm tạo ra các điều kiện thuận
lợi cho việc khai thác tối đa nội lực, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế có hiệu
quả. Sự kết hợp hai yếu tố này tạo ra những cơ hội cho quá trình hội nhập
quốc tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
19
Khoá luận tốt nghiệp
Nói tới hội nhập KTQT là nói tới việc tham gia vào các tổ chức kinh

tế, tài chính khu vực và thế giới, nhất là tự do thương mại hàng hoá và mở
cửa thương mại, là sự gia tăng các luồng giao lưu quốc tế vốn, đầu tư, tài
chính, công nghệ… thông qua đó thiết lập các mối quan hệ thương mại,
đầu tư, khoa học công nghệ… với các nước trên thế giới. Hội nhập KTQT
là một quá trình đa diện, đa chiều trong đó quan trọng nhất là tự do hoá
thương mại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và sự dịch chuyển các nguồn lực
trong phạm vi quốc tế. Hội nhập KTQT diễn ra ở cả tầm khu vực và quốc
tế, trên mối quan hệ cả song phương và đa phương.
Hội nhập KTQT tác động lên hầu khắp các lĩnh vực, khu vực của nền
kinh tế, trong đó có cả các làng nghề truyền thống. Bên cạnh những tác động
tích cực như: phát huy tính năng động hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn
lực, sức ép cạnh tranh thúc đẩy các làng nghề cải tiến công nghệ, đổi mới
phương thức quản lý, chính sách mở cửa, hội nhập KTQT tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn cho các làng nghề phát triển thì hội
nhập KTQT cũng có những tác động tiêu cực như: các làng nghề chịu sức ép
cạnh tranh khốc liệt và có nguy cơ bị phá sản; phải đối mặt với các vấn đề
tranh chấp thương mại quốc tế…
1.2.2. Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
Một là: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, đối với những nền kinh tế có
mức thất nghiệp cao, tự do hoá thương mại đang đẩy nguồn nhân lực ở khu
vực năng suất thấp vào tình trạng thất nghiệp. Việt Nam là nước đông dân với
gần 90 triệu người và có tốc độ tăng lao động tương đối cao. Thực tế cho
thấy, hiện nay, lao động nông nghiệp chiếm trên 50% lao động toàn xã hội,
trong khi diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, thời gian lao động dư thừa
trong nông thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng nên tình trạng thất nghiệp ngày
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
20
Khoá luận tốt nghiệp

càng tăng. Vì thế phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều
ngành nghề đa dạng, phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp trong
nông thôn là một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược.
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống không những thu hút lao
động ở gia đình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác
đến. Đồng thời sự phát triển của các làng nghề truyền thống còn kéo theo sự
phát triển nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan đã tạo ra
nhiều công ăn, việc làm cho người lao động. Ngoài ra, các loại dịch vụ tín
dụng, ngân hàng cũng phát triển do yêu cầu sản xuất trong các làng nghề
ngày càng tăng.
Sự phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới được coi là
động lực trực tiếp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì ở nơi đó có thu nhập cao và mức sống
cao hơn ở các vùng thuần nông. Bình quân thu nhập của một lao động trong
hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 1.000.000 – 1.500.000 đồng/ tháng,
ở hộ kiêm nghề từ 500.000 - 800.000 đồng/tháng, trong khi đó ở các hộ lao
động thuần nông chỉ có khoảng 100.000 -120.000 đồng/người/tháng [40, tr.
47]. Đời sống người làm nghề được cải thiện, những biểu hiện tiêu cực trong
xã hội cũng từ đó dần dần bị đẩy lùi. Thu nhập của cư dân nông thôn từ khu
vực phi nông nghiệp tăng, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
thôn từ thuần nông sang nông - công nghiệp và dần sang nông - công nghiệp -
dịch vụ.
Hai là: Khai thác và phát huy các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ
của các địa phương
Việt Nam hiện có một lượng vốn “dự trữ trong dân” không nhỏ mà nếu
có một cơ chế “động viên, khuyến khích” phù hợp thì lượng vốn dự trữ này sẽ
không nằm trong trạng thái tích luỹ nữa mà sẽ được đưa vào lưu thông. Thực
tế cho thấy nhiều nghề truyền thống không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn, bởi rất
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
21

Khoá luận tốt nghiệp
nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong các
làng nghề có thể tự chế tạo được. Bên cạnh đó, do sản xuất trong các làng
nghề chủ yếu là quy mô nhỏ, yêu cầu về vốn và lao động không lớn nên rất
phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các hộ gia đình vào
sản xuất kinh doanh.
Các làng nghề truyền thống tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với
giá thành rẻ tại địa phương vốn là các tài nguyên do thiên nhiên ban tặng cho
địa phương như: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới
(lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…) Không những thế, các làng nghề còn
có khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng cơ bản vì không phải đầu tư nhiều vào
xây dựng nhà xưởng, kho tàng… Việc sử dụng ngay diện tích nhà ở, sân
vườn, bếp làm nơi sản xuất, quản lý, nhà kho đã tiết kiệm được khá lớn vốn
đầu tư cơ bản là một lợi thế của các làng nghề.
Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ khơi dậy tiềm năng về
nguồn vốn mà còn khơi dậy mọi tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý,
tay nghề, bí quyết, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh… được tích luỹ qua
nhiều đời của dân cư.
Ba là: Phát triển làng nghề truyền thống sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu
hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn, là một trong những điều kiện để khai thác các nguồn lực
và lợi thế của từng vùng, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất
hàng hoá, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức
sống vật chất và tinh thần của dân cư, góp phần giảm sự cách biệt giữa thành
thị và nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Khi phát triển làng nghề truyền thống, nó sẽ tạo điều kiện cho phát triển
hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng. Đầu tiên, làng nghề được hình thành ở
những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời, làng nghề phát triển sẽ làm
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế

22
Khoá luận tốt nghiệp
nảy sinh nhu cầu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển
làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo một nguồn tích
luỹ khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng như các hộ gia đình. Vì
vậy, có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, trạm
biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng
phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như trường
học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Như vậy, khi phát triển đến một mức độ
nhất định, làng nghề vừa có nhu cầu về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho
chính làng nghề, vừa có điều kiện để đáp ứng việc phát triển kết cấu hạ tầng
đó. Việc xây dựng các công trình này đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Bốn là: Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn truyền
thống và văn hóa dân tộc
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một quá trình gìn giữ nét
văn hoá đậm đà bản sắc và truyền thống dân tộc, là cơ sở phát triển du lịch
làng nghề. Sản phẩm truyền thống của làng nghề là nét đặc sắc, biểu trưng
cho nền văn hoá cộng đồng làng xã Việt Nam. Vì vậy, các sản phẩm của
làng nghề không còn là hàng hoá đơn thuần mà kết tinh thành những sản
phẩm văn hoá với tính nghệ thuật cao.
Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc dân
tộc đòi hỏi quá trình hiện đại hoá sản xuất làng nghề đi liền với bảo tồn văn
hoá dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề. Qua làng nghề, có
thể hiểu thêm văn hoá của nghề, hiểu thêm về sắc thái văn hoá con người
và quê hương đất nước.
Nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ
các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện
nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
23
Khoá luận tốt nghiệp
Năm là: Tạo ra khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu
Mỗi một làng nghề truyền thống lại có những sản phẩm khác nhau, mang
tính đặc trưng riêng của mình, các làng nghề tạo ra khối lượng sản phẩm
phong phú về số lượng và đảm bảo về chất lượng, như gốm sứ có: Phù Lãng,
Bát Tràng, hay gỗ Đồng Kỵ…, mây tre đan Xuân Lai….
Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ kinh tế hội nhập.
Những thay đổi này vừa mang lại những điểm tích cực cho các làng nghề, vừa
tạo ra thách thức trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề
có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là những
mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần nhiều có
xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công mỹ nghệ,
thêu ren, gốm sứ… Theo thống kê, hiện hàng hoá của các làng nghề nước ta
đã có mặt ở trên 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng
tăng. Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu đô la Mỹ, thì
năm 2008 đã tăng lên hơn 776 triệu. Nếu tính cả các sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu thì tổng kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ đô la Mỹ.
Tóm lại: Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay phát triển các
làng nghề còn có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,
nông thôn, tạo việc làm, hạn chế di dân tự do, tăng thu nhập cho người dân,
giảm các tệ nạn xã hội một cách đáng kể. Ngoài ra, phát triển làng nghề còn
tạo thêm điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, nâng
cao đời sống cư dân nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Một là: Nguồn lực của từng địa phương
Nguồn nhân lực: Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng

tới sự phát triển của các làng nghề. Nguồn nhân lực của làng nghề truyền
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
24
Khoá luận tốt nghiệp
thống bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ
sở sản xuất. Những nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền
nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc
đáo mang đậm yếu tố truyền thống. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồi
dào, cơ cấu lao động trẻ có khả năng thích ứng với những điều kiện mới của
nền kinh tế thị trường, là yếu tố cốt yếu quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Nguồn tài lực: nguồn tài chính của một địa phương là tổng thể các nguồn
vốn có thể huy động cho sự phát triển của địa phương đó. Bao gồm vốn ngân
sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân, vốn từ các địa phương khác
và vốn đầu tu nước ngoài. Nguồn vốn này là một nhân tố đầu vào không thể
thiếu trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Để các làng nghề phát triển, có điều kiện áp dụng công nghệ hiện
đại vào sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thì nhu cầu về vốn
lớn và đòi hỏi vốn phải được sử dụng có hiệu quả.
Nguồn nguyên liệu: Trước đây hầu hết các làng nghề đều gắn bó chặt
chẽ với các nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho sản xuất. Ví dụ, như các
làng nghề dệt vải, làm chiếu cói, chế tác mỹ nghệ, sản xuất gạch, làm nghề
gốm sứ… Song, hiện nay do sự phát triển của các phương tiện giao thông và
phương tiện kỹ thuật nên vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát
triển của các làng nghề. Tuy nhiên, vấn đề khối lượng, chất lượng, chủng loại
của các nguồn nguyên liệu vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát
triển của các làng nghề và làng nghề nào có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất
lượng tốt, cung cấp ổn định sẽ có lợi thế. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển thì trong những năm tới nguyên liệu cho làng nghề cần phải ổn định
cả về chất lượng và quy mô cung ứng, đa dạng về chủng loại để nhà sản xuất

chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu, cơ cấu sản phẩm, bảo đảm tăng
SV: Vũ Thị Thu Thảo Ngành: Kinh tế
25

×