Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ) LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.42 KB, 28 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

V NGC HONG

LàNG NGHề TRUYềN THốNG ở TỉNH NAM ĐịNH
TRONG HộI NHậP QUốC Tế

TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR
Mó s: 62 31 01 02

H NI - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ TUẤN NGHĨA
2. PGS. TS. ĐOÀN XUÂN THỦY

Phản biên 1:

Phản biên 2:

Phản biên 3:

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi……giờ……ngày……tháng ……năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và


Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, quá trình hình thành và phát triển làng nghề
truyền thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích
cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn
tỉnh Nam Định, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo
việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo… Góp phần quan trọng
đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển
làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định hiện nay vẫn còn nhiều bất cập,
phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức như:
- Làng nghề truyền thống phát triển chưa bền vững, đa số vẫn là sản
xuất nhỏ, năng lực trình độ quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất
còn hạn chế.
- Người sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định khó
tiếp cận những khoản vay ưu đãi để phát triển sản xuất, thiếu đội ngũ lao
động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy
móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
- Chủng loại sản phẩm tuy đa dạng nhưng chất lượng chưa cao, sản
phẩm đạt trình độ tinh xảo còn ít, chưa có sản phẩm mang tính chủ lực mũi
nhọn của địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm còn bị động, các cơ sở sản
xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu phải qua khâu trung gian. Vai trò của các
công ty, doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, với yêu cầu
hội nhập ngày càng sâu rộng trong thời gian tới các sản phẩm làng nghề

truyền thống Nam Định sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại
tại thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế.
- Sức ép của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong điều kiện cách
mạng khoa học và công nghệ có thể bóp chết làng nghề truyền thống …
- Không những thế vấn, đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên một số


nghề, làng nghề đang có nguy cơ mai một, thất truyền khi các nghệ nhân
cao tuổi không còn nữa.
Nếu những hạn chế nêu trên tiếp tục kéo dài, các làng nghề truyền
thống ở tỉnh Nam Định sẽ không những không phát huy được tiềm năng,
thế mạnh, mà thậm chí còn làm cho các nghề truyền thống bị mai một, nếu
điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, chính trị, xã hội
của địa phương nhất là khu vực nông thôn. Vì thế nghiên cứu, đánh giá tìm
ra câu trả lời về xu hướng mới cho phát triển làng nghề truyền thống ở
Nam Định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với ý nghĩa đó, chủ đề: "Làng
nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế" được chọn
làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận cơ
bản về làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế, đánh giá thực trạng
làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định thời gian qua và đề xuất giải pháp
phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về làng nghề
truyền thống trong hội nhập quốc tế, đặc biệt nêu bật những vai trò, nhân
tố tác động mới của các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về

phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và rút ra những
bài học cho tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam
Định trong quá trình hội nhập quốc tế từ giai đoạn 2010 - 2015, chỉ rõ các
thế mạnh, những hạn chế của làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định
trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng
nghề truyền thống ở Nam Định đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là làng nghề truyền thống với tư
cách là một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đặc thù trong kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: làng nghề truyền thống là vấn đề có phạm vi rộng, bao
hàm nhiều phương diện. Luận án chủ yếu tập trung làm rõ dưới góc độ
kinh tế chính trị đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống với tư cách
là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh truyền thống của một số địa
phương tại các nước đang phát triển, vận động và phát triển trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các làng nghề truyền thống
đã được hình thành, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực
trạng làng nghề truyền thống ở Nam Định từ năm 2010 đến 2015 và đề
xuất giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa phương pháp luận nghiên cứu kinh
tế hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như trừu tượng
hoá khoa học, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp
khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu trong quá trình nghiên cứu làm rõ chủ đề
chính của luận án.


Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá
quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ
đó rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần
nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra
những khái niệm cơ bản như làng nghề, làng nghề truyền thống và luận
giải những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng
đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế. Đồng thời sử dụng
phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn phát triển làng nghề truyền
thống của một số địa phương để rút ra bài học cho tỉnh Nam Định.
Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng
hợp, nhằm làm rõ thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả tích cực, hạn chế chủ yếu và
nguyên nhân.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã
nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối
cảnh và nhu cầu thị trường quốc tế về sản phẩm làng nghề truyền thống để
rút ra những phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống

tỉnh Nam Định trong xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới.
5. Những đóng góp về khoa học
- Làm rõ vai trò mới của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc
tế là vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu
và phát triển du lịch quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2015; chỉ ra những thành công,
hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu bao gồm: phát triển tự
phát, chưa được nhà nước định hướng và hỗ trợ có hệ thống; sản phẩm
LNTT có chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã,
kiểu dáng chậm thay đổi, sức cạnh tranh kém, tỷ lệ hàng xuất khẩu còn
thấp; du lịch làng nghề chưa phát triển; ô nhiễm môi trường ở một số
LNTT đã đến mức nghiêm trọng.


- Đề xuất giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
đến năm 2025 và tầm nhìn 2035 bao gồm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển; Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất; Khuyến khích mở rộng
và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Kết hợp các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực; Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với
du lịch lữ hành; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề
truyền thống.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận án
bao gồm 4 chương.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Với chủ chương mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay của Đảng và nhà
nước ta thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
(LNTT) đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, nhiều vấn
nhiều liên quan đến LNTT và có đóng góp nhất định cả về mặt lý luận
và thực tiễn và liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án NCS đã
tìm hiểu một số công trình khoa học ở các quốc gia có điều kiện phát
triển LNTT tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia để
có thể vận dụng được kết quả vào lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung các
công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh đến lịch sử truyền thống của làng
nghề, phát triển làng nghề gắn với nông nghiệp nông thôn và LNTT với
du lịch sinh thái…


1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án ở trong
nước có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp
cận khác nhau và hướng giải quyết các mục tiêu khác nhau đối với làng
nghề truyền thống nói chung ở Việt Nam được chia thành các nhóm cụ thể
như sau:
- Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp, nghề cổ truyền và vấn
đề môi trường gắn với các làng nghề.
- Đề tài về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH,
HĐH (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) ở vùng đồng bằng sông Hồng.
- Công trình Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo
hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam.

- Nghiên cứu “Làng nghề Việt Nam và môi trường”.
- Các công trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của làng
nghề và làng nghề truyền thống.
- Hồ Thanh Thủy (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

làng nghề”.
- Vũ Thị Thoa (2005), “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng

nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
- Nguyễn Thị Ngân (2009), “Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực

đồng bằng sông Hồng”.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến
sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung
khác nhau.
Như vậy, kết quả của các công trình khoa học trên có ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tiễn quan trọng đối với việc nghiên cứu LNTT Nam Định trong
hội nhập quốc tế hiện nay.


1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA

1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải rõ có thể kế
thừa trong luận án
Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu LNTT trên nhiều
khía cạnh khác nhau, về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt
Nam nói chung, của các địa phương nói riêng trong những năm gần đây

với định hướng và phương pháp về phát triển làng nghề truyền thống có
liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả luận án. Nội dung các nghiên cứu
có thể chia thành 3 lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất, đã phân tích khái quát một số vai trò của làng nghề truyền
thống trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề truyền thống.
Thứ hai, nghiên cứu về tình hình phát triển thủ công nghiệp và những
vấn đề lớn về môi trường tác động đến làng nghề. Cụ thể là đã đi sâu phân
tích sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần. Ngoài ra, nhiều công trình còn nghiên cứu thực trạng về
các mặt hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ, vấn đề ô nhiễm môi trường
trong các làng nghề. Các công trình này giúp tác giả luận án nhận biết một
cách tổng quan về năng lực của ngành tiểu thủ công nghiệp và năng lực
sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Giúp cho tác giả
nắm được tổng quát mức độ ô nhiễm trong các làng nghề hiện nay.
Thứ ba, các công trình đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh
doanh đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống từ lao động,
công nghệ, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã giúp cho tác giả luận án
đánh giá được phần nào về thực trạng của làng nghề truyền thống khi bước
vào kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế với bên ngoài.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả
về lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực phát triển của LNTT, song các công
trình trên chưa đề cập đến các vấn đề.


Một là, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề phát triển
LNTT trên 3 nội dung: kinh tế - xã hội - môi trường gắn với các yếu tố của
sự liên kết và cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, về vai trò mới, các nhân
tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống. Đặc biệt chưa có công trình

nghiên cứu nào đề cập đến nội dung phát triển làng nghề truyền thống
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, các công trình chưa đi sâu vào phân tích thực trạng các làng
nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế và chưa có công trình
nào có sự phân tích toàn diện các thách thức chỉ ra các xu hướng của
LNTT trong điều kiện hội nhập. Các công trình chưa đưa ra các quan điểm
có tính hệ thống để LNTT phát triển theo hướng bền vững mà trong những
năm tới cần phải tập trung giải quyết trong quá trình hội nhập sâu hơn vào
thị trường khu vực và thế giới.
Ba là, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra được những định hướng
chiến lược cho làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế
một cách tổng thể nhằm phát triển bền vững các LNTT trong bối cảnh
cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
tổng thể về phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá
trình hội nhập kinh tế dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đây là đề tài
độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công
bố trong và ngoài nước.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống
2.1.1.1. Làng nghề và tiêu chí phân định làng nghề
- Khái niệm làng nghề: Là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh
được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội.



- Khái niệm nghề truyền thống: Là nghề đã được hình thành từ lâu đời,
tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát
triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.”
- Khái niệm về làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền
thống được hình thành từ lâu đời.
- Khái niệm về làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế được
hiểu là một làng nghề truyền thống được xem xét với tư cách là một hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở đó có
nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ gắn với thị trường khu vực, quốc tế đồng
thời chịu sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế
Luận án phân tích các đặc điểm của làng nghề truyền thống trong hội
nhập quốc tế trên các góc độ sau đây:
Thứ nhất: Làng nghề truyền thống có quan hệ gắn bó với nông nghiệp
và nông thôn trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Về lao động của LNTT với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ ba: Về thị trường của LNTT trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ tư: Về sản phẩm của LNTT trong hội nhập quốc tế.
Thứ năm: Về hình thức tổ chức kinh doanh của LNTT trong hội nhập
quốc tế.
Thứ sáu: Về công nghệ của LNTT trong hội nhập quốc tế.
2.1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế
Thứ nhất: Góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của
đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Thứ ba: Thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
Thứ tư: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động ở nông thôn trong hội nhập quốc tế.
Thứ năm: Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất

khẩu và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế.


2.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế
Với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh đặc thù được hình
thành và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều
LNTT có xu hướng tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Sự phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế thể hiện sự vận động
của LNTT từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, có thể biểu hiện thông
qua các yếu tố sau:
Một là, sự thay đổi về số lượng và loại hình.
Hai là, sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ba là, sự gia tăng các nguồn lực đầu vào.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống trong
hội nhập quốc tế
Với tư cách là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, LNTT cũng là
một trong những chủ thể tham gia hội nhập quốc tế, do đó sự tồn tại và
phát triển của LNTT chịu tác động từ hai nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm
các nhân tố sau:
Thứ nhất, các nhân tố trong nước bao gồm:
- Khả năng tiếp cận thông tin thị trường.
- Công nghệ sản xuất rất lạc hậu.
- Sức cạnh tranh của hàng hóa thấp.
- Chất lượng nguồn lao động thấp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, tác động của hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những

thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của LNTT.
- Những cơ hội mới chủ yếu cho LNTT của Việt Nam do hội nhập
quốc tế tạo ra bao gồm: khả năng mở rộng thị trường, khắc phục hạn chế về
không gian, thời gian và những khó khăn trở ngại khác trong tiếp cận thị


trường thế giới, thu hút vốn, công nghệ, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản
lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực để phát huy lợi thế so sánh.
- Những thách thức chính đối với các làng nghề truyền thống trong
hội nhập quốc tế bao gồm:Thị trường biến động khó lường, yêu cầu về
chất lượng, thiết kế mẫu mã sản phẩm của thị trường thế giới ngày càng
cao,Cạnh tranh ngày càng gay gắt, những yếu kém của các chủ thể LNTT
trong việc tiếp cận thông tin thị trường, công nghệ sản xuất tiên tiến và sự
thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Thứ ba, xu hướng vận động và phát triển của làng nghề truyền thống
trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Các làng nghề truyền thống sẽ dần dần có sự đan xen sở hữu đa dạng.
- Các làng nghề truyền thống gắn bó chặt chẽ hơn với thị trường khu
vực và quốc tế.
- Các làng nghề truyền thống sẽ có sự đan xen lợi ích giữa các chủ thể
dẫn đến xu hướng thất truyền:
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH
NAM ĐỊNH

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trong hội
nhập quốc tế của một số tỉnh mà tỉnh Nam Định cần quan tâm
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển LNTT trong hội nhập quốc
tế của các địa phương sau đây:
Thứ nhất, kinh nghiệm phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế của

tỉnh Bắc Ninh.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình phát phát triển làng nghề truyền thống
của thành phố Hà Nội.
Thứ ba, nghiên cứu làng nghề truyền thống của tỉnh Hưng Yên.
2.3.2. Bài học cho phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
trong hội nhập quốc tế
Một là, quá trình phát triển kinh tế của mỗi địa phương đều quan
tâm chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề
là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng.


Hai là, muốn phát triển nghề, làng nghề có hiệu quả trước hết phải
có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành những cơ chế
chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ
trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, trong đó cần có cơ chế, chính sách
cho các hộ tại làng nghề vay vốn không cần thế chấp; đồng thời có chính
sách đồng bộ về vùng cung cấp nguyên liệu.
Ba là, sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường.
Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm nhằm xây dựng và phát triển các
sản phẩm làng nghề chủ lực, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu.
Bốn là, đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay
nghề cho người lao động làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, các
viện nghiên cứu.
Năm là, phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ
biến kiến thức công nghiệp trong nông thôn, chủ yếu là hai loại hình dịch
vụ, tư vấn các vấn đề kinh tế, quản trị doanh nghiệp nói chung và tư vấn về
kỹ thuật sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Sáu là, hỗ trợ một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề trở
thành doanh nghiệp đủ mạnh, thực hiện vai trò mở rộng thị trường, là đầu

mối thu gom tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu.
Bảy là, phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn
tại phát triển, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành
hoạt động cầm chừng hoặc có nguy cơ mai một để có chính sách phù hợp.
Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống và có sản phẩm xuất khẩu
thu ngoại tệ cao.
Tám là, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, mặt
bằng sản xuất...) tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển. Triển khai
các giải pháp phát triển bền vững.


Chương 3
THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.676km2, được quy hoạch là
trung tâm của nam đồng bằng sông Hồng, dân số khoảng 2 triệu người
với 9 huyện, 1 thành phố, hình thành rõ nét ba vùng kinh tế: Vùng kinh
tế đồng bằng thấp trũng gồm: huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam
Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, đây là vùng có nhiều khả năng thâm
canh phát triển công nghiệp dệt, chế biến, công nghiệp chế biến, công
nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống phát triển.
3.1.2. Những nhân tố thuận lợi tác động đến sự phát triển làng
nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế
- Nguồn nguyên liệu sản xuất cho các làng nghề truyền thống Nam Định.
- Nam Định có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Đến năm 2015 số lao động tham gia trong các làng nghề truyền
thống khoảng 22.016 người. Trong đó, có khoảng 65 người được coi là
thợ giỏi, thợ cả trong các lĩnh vực đúc đồng, chạm khắc gỗ, sơn mài,
mây tre đan...;
- Các làng làng nghề truyền thống ở Nam Định có khả năng ứng
dụng công nghệ để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Nam Định đă có các doanh nghiệp làm nòng cốt xuất khẩu sản
phẩm làng nghề truyền thống.
- Các làng nghề truyền thống đă khai thác, phát triển được nhiều
thị trường xuất khẩu hàng hóa, trong đó có một số thị trường trọng điểm
như EU, Nhật Bản…


- Tỉnh Nam Định quan tâm và có các chủ trương, chính sách
phát triển làng nghề truyền thống nông thôn
3.1.3. Những nhân tố không thuận lợi tác động đến sự phát triển
làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế
- Vốn tự có của các chủ thể sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền
thống hạn chế lại còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.
- Chất lượng nhân lực của các làng nghề truyền thống thấp:
- Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán phụ thuộc lớn vào các làng nghề truyền
thống và các hộ gia đình.
- Khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam
Định thấp hơn so với các địa phương sẵn có nguồn nguyên liệu thiên nhiên
như mây, tre, gỗ.
- Công nghệ, kỹ thuật xử lý nguyên liệu và trong các công đoạn sản
xuất còn thấp: Tuy đã có một số cơ sở sản xuất đã đầu tư đổi mới công
nghệ, trang thiết bị nhưng nhìn chung, máy móc thiết bị tại các làng nghề
truyền thống còn lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề
truyền thống thấp.

- Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá dẫn tới việc giảm lực lượng
lao động trong làng nghề truyền thống.
- Một số thị trường có xu hướng nhập khẩu sản phẩm được sản xuất
hàng loạt bằng máy móc của một số nước.
3.2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.2.1. Thực trạng về số lượng và sự phân bố làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Nam Định
Số lượng và sự phân bố LNTT có mối quan hệ chặt chẽ với các nghề
truyền thống hiện có trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2015, Nam Định là
địa phương có nhiều nghề truyền thống đa dạng, được bảo tồn, phát triển
với quy mô khác nhau. Những nhóm nghề truyền thống tiêu biểu trên địa
bàn tỉnh Nam Định bao gồm:


Một là, nghề thủ công, mỹ nghệ như đồ gỗ. Những nghề này đang tồn
tại và phát triển ở La Xuyên Ý Yên, tre nứa ghép ở Huyện Ý Yên... Đó là
những nghề có sự hình thành, phát triển lâu đời và thăng trầm theo các thời
kỳ phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước.
Hai là, nghề chế biến nông, lâm, hải sản. Đây là nhóm nghề truyền
thống mà Nam Định có tiềm năng lợi thế phát triển so với tỉnh khác.
Ba là, nghề sửa chữa, dịch vụ cơ khí. Đây là nhóm nghề phục vụ nhu
cầu về nông cụ sản xuất nông nghiệp và hàng cơ khí tiêu dùng.
Bốn là, nghề dệt, nghề may, nghề thêu thủ công. Nhóm nghề này bao
gồm các nghề truyền thống như dệt lụa tơ tằm, dệt vải, dệt chiếu đã và đang
được khôi phục và mở rộng phát triển tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Năm là, nghề sản xuất vật liệu xây dựng như : Gạch nung, ngói nung.
Nhóm nghề này chủ yếu tồn tại theo hình thức tự cung tự cấp trong dân cư.
3.2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

truyền thống tỉnh Nam Đinh trong hội nhập quốc tế
Thị trường tiêu thụ đã và đang là vấn đề số một của mọi doanh nghiệp
nói chung và của các cở sở sản xuất trong các LNTT Nam Định nói riêng.
Muốn có được lợi nhuận thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu và phải
được tiêu thụ trên thị trường với giá cả hợp lý.
- Ở thị trường nội địa, với số dân hơn 91 triệu người, trong điều kiện
kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
từng bước được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ hàng hoá ngày càng lớn.
+ Lợi thế về thị trường của các làng nghề LNTT Nam Định trước hết
là thị trường ở địa phương với dân số gần 2 triệu người.
+ Việc tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề LNTT trên
thị trường nội địa đều do những người sản xuất tự tổ chức, thiết lập mạng
lưới phân phối riêng, hình thức này chiếm tới 61,8% tổng số sản phẩm
làng nghề Nam Định lưu thông trên thị trường nội địa.


+ Các công ty tư nhân là kênh tiêu thụ lớn thứ hai của sản phẩm làng
nghề LNTT thủ công Nam Định và chiếm 22,8% tổng số sản phẩm làng
nghề LNTT Nam Định lưu thông trên thị trường nội địa.
+ Các làng nghề đã xuất hiện nhóm thương nhân chuyên hoạt động
tiêu thụ, hoạt động của nhóm thương nhân này kích thích mạnh mẽ sản xuất
làng nghề LNTT nối liền làng nghề LNTT với các thị trường tiêu thụ lớn.
- Ở thị trường xuất khẩu, được xác định là thị trường quan trọng của
các làng nghề (nhất là các làng nghề truyền thống).
+ Sự phát triển của những sản phẩm độc đáo, đa dạng của LNTT trên
địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu. Tính đến năm 2015 đã
có 24 LNTT có sản phẩm tham gia xuất khẩu.
+ Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm LNTT của tỉnh tăng
182,48% trong giai đoạn 2010 - 2015.

+ Nếu như vào năm 2010, thị trường xuất khẩu hàng TCMN của
LNTT của Nam Định bao gồm 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
xuất khẩu chủ yếu là vào các nước EU, thị trường này chiếm trên 50%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng LNTT TCMN của; tiếp đến là Nhật Bản,
Hàn Quốc,... Thì đến năm 2015, thị trường xuất khẩu đă tăng lên 42 nước
và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường mới ở châu Phi, Trung Cận
Đông, Úc.
3.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực của làng nghề truyền thống tỉnh
Nam Định trong hội nhập quốc tế
Sự phát triển của LNTT tỉnh Nam Định trong những năm qua còn
được thể hiện thông qua sự phát triển của nguồn nhân lực của LNTT.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015.
- Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, thợ giỏi lao động lành
nghề còn thấp. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động mất cân đối, phản ánh tình
trạng chậm phát triển về mặt xã hội của làng nghề truyền thống khi lao
động trí óc chỉ chiếm 0,44% (lao động có kỹ thuật) còn lại là lao động
chân tay.


- Về nhân lực quản lý; trong các làng nghề truyền thống tỉnh Nam
Định hầu hết là sản xuất theo hộ gia đình.
- Số lượng thợ lành nghề tập trung chủ yếu ở làng La Xuyên, và
Tống Xá - Ý Yên bởi nơi đây có các làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ
và đúc đồng mỹ nghệ đã xuất hiện cách đây trên dưới một ngàn năm.
3.2.4. Thực trạng một số làng nghề truyền thống điển hình
Luận án phân tích thực trạng một số LNTT điển hình sau đây:
- Làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh - xã Điền Xá
huyện Nam Trực.
- Làng nghề mộc huyện Hải Hậu: Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Hải Minh.

- Làng nghề mộc huyện Ý Yên: Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên,
xã Yên Ninh.
- Làng nghề mộc Lũ Phong xã Yên Ninh.
- Làng nghề mộc Đằng Động xã Yên Hồng.
- Trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Yên Hồng.
- Làng nghề mộc Trà Đông, Trà Đoài xã Xuân Phương huyện Xuân Trường.
- Làng nghề cơ khí (đúc kim loại) Vạn Điểm A - thị trấn Lâm và làng
nghề cơ khí đúc Tống Xá - xã Yên Xá huyện Ý Yên.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH
NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân
3.3.1.1. Thành tựu
Thứ nhất: Thành tựu về kinh tế
- Khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phương, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN, làng nghề bình quân
giai đoạn 2011-2014 đạt 24,4%/năm, cao hơn mức bình quân chung toàn
tỉnh 2,4% (ước tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN toàn tỉnh
giai đoạn 2011-2015 đạt 22%/năm). Trong đó, năm 2014 là năm có tốc độ


tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN, làng nghề nông thôn đạt cao nhất
là 25,3% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng đã làm cho tỷ trọng giá trị
sản xuất CN-TTCN, làng nghề khu vực nông thôn đến năm 2014 chiếm
53,96% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; tăng 2,56% so với
thời điểm năm 2011.
- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở tỉnh
Nam Định theo hướng hội nhập.
Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 166/209 xã, thị

trấn (bằng 79,42%) có giá trị sản xuất CN-TTCN chiếm tỷ trọng trên 10%
trong cơ cấu kinh tế; có 78/96 xã xây dựng NTM giai đoạn I (bằng
81,25%) có giá trị sản xuất CN-TTCN chiếm tỷ trọng trên 15% cơ cấu
kinh tế toàn xã. Nhiều xã xây dựng NTM đã đạt giá trị sản xuất CN-TTCN
từ 50-80% tổng giá trị sản xuất toàn xã.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn bảo tồn
văn hoá.
Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, kết cấu hạ
tầng ở nông thôn cũng từng bước được tăng cường. Các trục đường giao
thông chính được nhựa và bê tông hoá, giao thông nông thôn được nâng
cấp và cải tạo. Tỷ lệ đường bộ được nhựa và bê tông hoá từ 50,% năm
2010, lên gần 90% năm 2014.
Thứ hai: Thành tựu về xã hội
- Góp phần bảo tồn và phát huy tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.
- Sự phát triển của LNTT đã tạo thêm việc làm, thu nhập cho dân cư
nông thôn, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba: Thành tựu về môi trường
Nếu như trước đây, đặc biệt là từ khi VN gia nhập tổ chức thương
mại thế giới(WTO) hầu như các LN và LNTT chưa chú trọng tới việc bảo
vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngày nay, đòi hỏi các
LNTT phải tuân thủ các quy định của WTO, các yêu cầu vệ sinh an toàn
thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.


3.3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu
- Do sự đổi mới về tư duy, hay sự thay đổi về nhận thức, từ chỗ cấm
kinh tế tư nhân, sang thừa nhận họ, khuyến khích họ tồn tại và phát triển.
- Những nỗ lực của bản thân người dân trong việc năm bắt thời cơ,
nỗ lực phấn đấu làm nghề tự nuôi sống mình.
- Trong những năm qua, hệ thống chính sách về phát triển LNTT

ngày càng hoàn thiện hơn;
- Cơ sở vật chất ở các làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ,
đầu tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của người dân thực hiện
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn.
3.3.2. Bất cập và nguyên nhân trong các làng nghề truyền thống
ở Nam Định trong hội nhập quốc tế
3.3.2.1. Những bất cập của các làng nghề truyền thống ở Nam Định
trong hội nhập quốc tế
- Làng nghề truyền thống phát triển tự phát.
- Chất lượng sản phẩm LNTT chưa cao. Các sản phẩm của làng nghề
đa phần chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng thay đổi chậm
nên sức cạnh tranh kém.
- Tỷ lệ hàng xuất khẩu còn thấp, việc tìm kiếm thị trường và hợp tác
sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
- Sản xuất LNTT còn manh mún nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm
chưa được mở rộng.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn
thiếu và chưa cụ thể. Công tác quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn
nhiều vướng mắc.
- Cơ chế chính sách giữa các Bộ, Ngành, Trung ương còn thiếu đồng
bộ và chồng chéo. Cơ chế hỗ trợ và khuyến khích của tỉnh về tài chính


thương mại, đổi mới công nghệ, đăng ký thương hiệu, thu hút nhân tài còn
chưa cụ thể.
- Việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế và khó
khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp, hiệu quả dự án đầu tư… Một
số hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ

nộp thuế với Nhà nước.
- Nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề chưa được quan tâm đúng
mức, thiếu sự động viên kịp thời để khuyến khích họ sáng tạo.
- Về ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với các làng nghề truyền
thống của Nam Định.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
- Các làng nghề phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ…
- Việc ban hành các chính sách và thực hiện chính sách chưa đồng bộ
còn chồng chéo…
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu
thị trường...
- Lao động thủ công được đào tạo chủ yếu qua lao động trực tiếp
hoặc truyền nghề, rất ít được đào tạo qua trường lớp.
- Chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, nặng về
sản xuất số lượng nên sản phẩm chất lượng thấp…
- Các nguồn cung cấp nguyên liệu khó khăn...
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Thứ nhất: Các nhân tố trong nước.


- Dự báo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Nam Định đến
năm 2035.
- Nhân tố thị trường trong nước cho sản phẩm làng nghê truyền thống.
- Nhân tố khoa học công nghệ.

Thứ hai: Các nhân tố quốc tế.
- Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học, công nghệ.
- Diễn biến khó lường về nhu cầu, thị hiếu thay đổi nhanh chóng.
- Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.
4.2. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thứ nhất: Phát triển làng nghề truyền thống phải gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Có thể khẳng định phát triển làng nghề là con đường phát huy được
những lợi thế của địa phương, vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng đạt được các
mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng
nông thôn mới.
Thứ hai: Phát triển làng nghề truyền thống phải đảm bảo đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế.
Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay cần
được đặt trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới đây
phải thực sự hướng về xuất khẩu và phải có khả năng cạnh tranh mạnh.
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt sản xuất của làng nghề truyền thống Nam
Định trước tình huống là sản phẩm của làng nghề có thể bán ở nhiều địa
phương trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba: Phát triển làng nghề truyền thống phải gắn với việc giải quyết
việc làm cho người lao động.
Việc phát triển làng nghề truyền thống ở Nam Định là góp phần tạo
ra công ăn việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông


nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông bất ly

hương”. Do vậy, phục hồi và phát triển các làng nghề giải quyết không chỉ
các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề xã hội rất bức xúc đang đặt ra ở nông thôn
Nam Định.
Thứ tư: Phát triển làng nghề truyền thống phải đạt được những kết
quả kinh tế, văn hoá, an sinh xã hội và môi trường.
Cùng với việc phát triển kinh tế, văn hoá thì phát triển làng nghề,
cụm công nghiệp làng nghề phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Vì
rõ ràng sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng có
quan hệ tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Nếu không xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái,
tới đời sống sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ của người dân làng nghề và
của cộng đồng. Vì vậy, vấn đề đảm bảo môi trường phải được coi là mục
tiêu quan trọng trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống , là một
yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói
chung và các làng nghề truyền thống nói riêng.
4.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thứ nhất: Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển LNTT của Nam
Định trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ở LNTT trong hội
nhập quốc tế.
Thứ ba: Khuyến khích mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm của các LNTT trong hội nhập quốc tế.
Thứ tư: Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở LNTT
cả trong và ngoài tỉnh trong hội nhập quốc tế.
Thứ năm: Khuyến khích và hỗ trợ làng nghề truyền thống đổi mới
công nghệ trong sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ sáu: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển làng
nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế.



Thứ bảy: Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề
truyền thống trong hội nhập quốc tế.
Thứ tám: Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du
lịch lữ hành.
Thứ chín: Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề
truyền thống.
KẾT LUẬN
Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế là một trong
những hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng trong nông thôn cả nước nói
chung và Nam Định nói riêng. Phát triển làng nghề truyền thống sẽ góp
phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng sản lượng và
thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư giữa thành
thị và nông thôn và tăng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy tiếp tục tạo điều
kiện cho làng nghề truyền thống phát triển mạnh là yêu cầu cấp thiết trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Với những nội
dung trên, luận án đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất: Luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về LNTT
và LNTT trong hội nhập quốc tế ở trong và ngoài nước để tìm hiểu, khai
thác và kế thừa kết quả nghiên cứu, đồng thời tìm ra những khoảng trống
cần được tiếp tục nghiên cứu tiếp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ hai: Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả dã được các
nhà khoa học nghiên cứu, luận án đã hệ thống hóa các quan niệm về
LNTT và LNTT trong hội nhập quốc tế và phân tích những đặc điểm vai
trò của LNTT trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ ba: Luận án đã xây dựng được những nội và các tiêu chí cơ bản
để đánh giá LNTT trong hội nhập quốc tế.
Thứ tư: Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm về phát triển LNTT

của một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, luận án đã rút ra được


×