Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ôn tập các nguyên lý trong khoa học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.08 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP KHMT 2015 – QUẢNG TRỊ
1. Trình bày vắn tắt các nội dung chính của nguyên lý phòng ngừa và liên hệ

với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
2. Theo anh (chị), thuyết tiến hóa của Charles Darwin còn tồn tại những “lỗ

hổng” gì cần phải được bổ túc?
3. Nêu vắn tắt nguyên lý nhiệt động lực học 1 và 2. Hãy cho biết một số ứng

dụng của nguyên lý 2 trong Khoa học môi trường.
4. Phân biệt quản lý cung, quản lý cầu đối với các nguồn tài nguyên và cho các

ví dụ minh họa về hai phương thức quản lý này.
5. Trình bày nguyên lý “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người hưởng lợi

phải trả tiền” và liên hệ thực tế việc áp dụng nguyên lý này ở Việt Nam.
Hướng dẫn soạn đáp án
Các nội dung chính của nguyên lý phòng ngừa và liên hệ với công tác bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam.
- Phát biểu nguyên lý: Việc gì có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường thì dẫu chưa có đủ chứng cứ
về khoa học ta cũng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa.
- Về khoa học: giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu của các phát minh mới, sản phẩm mới, hành động
mới, v.v Giúp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Về kinh tế: biện pháp phòng ngừa bao giờ cũng có chi phí thấp hơn biện pháp khắc phục.
- Về xã hội: liên quan tới sức khoẻ và sự tồn tại an toàn của con người.
Các biện pháp phòng ngừa liên quan đến công tác BVMT hiện nay ở VN
- Là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của Luật BVMT: Phòng ngừa luôn được coi là phương châm của
hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách + Cho ví dụ đúng
- Các giải pháp về khoa học và công nghệ + Cho ví dụ đúng
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực + Cho ví dụ đúng


- Tăng cường hợp tác quốc tế + Cho ví dụ đúng
Các ý kiến hợp lý khác
Những “lỗ hổng” nào cần phải được bổ túc của thuyết tiến hóa của Charles Darwin.
- Quy luật tạo sinh của Louis Pasteur: Các nguyên tố hóa học tự thân không thể hình thành nên 1 mầm
sống (protein) cho dù là đơn giản nhất.
- Mắt xích tiến hóa đầu tiên từ vô cơ đến hữu cơ: để hình thành loại protein đơn giản nhất có cấu trúc
không gian 3 chiều cần 1 thời gian gấp 100 tỷ lần tuổi vũ trụ.
- Sự tiến hóa của tế bào nhân sơ lên nhân thật (phức tạp hơn rất nhiều so với nhân sơ) bị bỏ trống hoàn
toàn trong tiến hóa.
- Sự xuất hiện đột ngột của hầu hết các ngành động vật (hơn 100 ngành) trong kỷ Cambri.
- Thiếu các nối kết trung gian: trong hơn 100 triệu mẫu hoá thạch, chỉ có vài chục mẫu của sinh
vật trung gian.
- Các thách đố của động lực tiến hóa: sinh vật Hallucigenia trong kỷ Cambri, những cái chết bí ẩn của
sinh vật, sinh vật màu sắc sặc sỡ hay phát sáng, …


- Các khúc mắt trong nguồn gốc của loài người về cấu tạo cơ thể và DNA.
- Huyền nhiệm của sự sống: cấu trúc và thiết kế cực kỳ tinh xảo và những bản năng chính xác tuyệt đối
của sinh vật.
Phân biệt quản lý cung, quản lý cầu đối với các nguồn tài nguyên và cho các ví dụ minh họa về hai
phương thức quản lý này
- Quản lý cung là phương thức quản lý truyền thống tập trung nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao.
- Quản lý cung gây nhiều tác động tiêu cực lên kinh tế - môi trường – xã hội.
- Quản lý nhu cầu là phương thức quản lý giúp giảm nhu cầu bằng cách tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
một loại tài nguyên hay hàng hoá.
- Quản lý nhu cầu là hướng quản lý hướng đến PTBV, được khuyến khích áp dụng.
- Tiết kiệm liên quan đến nhận thức và thói quen sử dụng một dạng tài nguyên, ví dụ không sử dụng
bồn tắm, tắt điện khi đi ra ngoài, ...
- Sử dụng hiệu quả liên quan đến công nghệ và kỹ thuật để sử dụng một lượng tài nguyên ít hơn nhưng

vẫn đảm bảo các chức năng, kết quả hay hiệu suất.
- Cho ví dụ đúng về quản lý cung.
- Cho ví dụ đúng về quản lý cầu.
Nguyên lý nhiệt động lực học 1 & 2 và một số ứng dụng của nguyên lý 2 trong ngành Khoa học môi
trường.
- Nguyên lý thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng vào các
hiện tượng nhiệt
- Phát biểu: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: ΔU = A +
Q
- Nguyên lý thứ nhất khẳng định: Không có máy nào sinh công liên tục mà không nhận thêm năng
lượng từ bên ngoài hoặc sinh công lớn hơn năng lượng truyền cho nó.
- Nguyên lý thứ hai của NĐLH cho biết chiều mà quá trình có thể tự xảy ra hoặc không thể tự xảy ra.
- Phát biểu 1: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn  chiều truyền tự nhiên của
nhiệt từ vật nóng hơn sang lạnh hơn
- Phát biểu 2: Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học 
cho biêt chiều tiến hóa của năng lượng: thế năng  động năng  nhiệt năng.
Liên hệ đến môi trường
- Ứng dụng nguyên lý 2 rất phổ biến  biết tác nhân gây ô nhiễm  biết chọn động cơ và nhiên liệu
phù hợp.
- Các động cơ nhiệt gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; “ô nhiễm nhiệt”,…
- Chất làm lạnh thoát ra từ các máy làm lạnh phá huỷ tầng ôzôn, gây hiệu ứng nhà kính.
- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả phụ thuộc vào loại động cơ và chế độ vận hành.
- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả phụ thuộc vào loại động cơ, nhiên liệu và chế độ vận hành.
- Những tạp chất và chất phụ gia trong nhiên liệu cũng có ảnh hưởng đến thành phần các chất ô nhiễm
trong sản phẩm cháy
- Các ý kiến hợp lý khác
Nguyên lý “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người hưởng lợi phải trả tiền” và liên hệ thực tế
việc áp dụng nguyên lý này ở VN
Các nội dung của nguyên lý
- Tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể  tác động đến hành vi vào môi trường theo hướng có

lợi cho môi trường.
- Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, giúp bảo vệ/phục hồi môi trường thông qua các
khoản thu từ cộng đồng.
- Người sử dụng hay được hưởng lợi từ việc sử dụng hàng hóa dịch vụ đều phải chịu chi phí chi cho
việc cung cấp chúng.


- Coi dịch vụ môi trường là hàng hóa; nếu ta nhận được lợi ích từ hàng hóa  phải trả tiền để được tiêu
dùng nó.
- Là nền tảng của việc giúp đánh giá các giá trị dịch vụ môi trường một cách chính xác hơn.
Liên hệ thực tế về các hình thức trả tiền ở VN
- Thuế BVMT: là loại thuế gián thu, đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến
môi trường
- Phí BVMT: là khoản thu dành cho hoạt động BVMT tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi
phí xử lý ô nhiễm. Bao gồm:
- Phí VSMT là khoản thu để chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa
phương
- Phí BVMT đối với nước thải: thực hiện từ năm 2003 nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước
thải
- Phí BVMT đối với chất thải rắn: thực hiện từ 2007 đối với chất thải rắn thông thường và nguy hại
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản kim loại và phi kim loại
Liên hệ thực tế về chi trả dịch vụ MT rừng ở VN
- Nêu được nội dung của dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Nêu được 5 nhóm đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP QLTNMT 2015 – HÀ TĨNH
1. Nguyên lý “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và liên hệ thực tế ở Việt Nam.
2. Nguyên lý “Người hưởng lợi phải trả tiền” và liên hệ thực tế ở Việt Nam.
3. REDD và REDD+ (giảm phát thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng) dựa vào

cộng đồng.
4. Phân biệt quản lý cung và cầu đối với các nguồn tài nguyên. Cho các ví dụ minh
họa về quản lý nhu cầu.
5. Quản lý dựa vào cộng đồng và đồng quản lý về tài nguyên và môi trường.
6. Các trở ngại trong công tác quản lý NN về TN và MT ở VN.


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP KHMT 2015 - HUẾ
1. Trình bày nguyên lý tương đương năng lượng – khối lượng và ứng dụng của

nguyên lý này trong ngành KHMT.
2. Phân biệt chỉ số và chỉ thị (chỉ tiêu)? Hãy nêu một ví dụ ứng dụng chỉ số và

chỉ thị để đánh giá sự phát triển bền vững của Việt Nam.
3. Nêu vắn tắt các nội dung chính của nguyên lý đánh đổi trong phát triển bền

vững.
4. Theo anh (chị), thuyết tiến hóa của Charles Darwin còn tồn tại những “lỗ

hổng” gì cần phải được bổ túc?
5. Trình bày vắn tắt các nội dung chính của nguyên lý phòng ngừa và liên hệ

với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.



×