Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

Tài liệu tập huấn dạy học khuyết tật trẻ phổ tự kỷ Sở GDĐT Quảng Ninh Bài 1 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.02 KB, 44 trang )

BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ CẤP TIỂU HỌC
TS.Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên


BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ
KỈ

BÀI 1:
ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
CẤP TIỂU HỌC
TS. Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên
Tháng 11 năm 2016


NỘI DUNG

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Đặc điểm HS RLPTK cấp tiểu học
Phương pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS RLPTK
Phương pháp phát triển kĩ năng xã hội cho HS RLPTK


Quản lí hành vi HS RLPTK học hòa nhập
Những khó khăn điển hình của HS RLPTK học hòa nhập và biện pháp khắc phục
Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập cho HS RLPTK
Thiết kế bải giảng, chuẩn bị đồ dùng và thực hành dạy học hòa nhập cho HS RLPTK


1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HS RLPTK CẤP TIỂU HỌC

1. Khái niệm tự kỉ
2. Nguyên nhân dẫn đến tự kỉ
4. Đặc điểm của HS RLPTK cấp tiểu học


1.1. Khái niệm tự kỉ

“Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu
đời. Tự kỉ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỉ có
thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã
hội. Đặc điểm của tự kỉ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”.
(Chuyên trang tự kỉ của Liên hợp quốc, 2008)


1.1. Khái niệm tự kỉ

Tự kỉ chức năng cao (High funtioning Autism – HFA): IQ ≥ 85

Căn cứ vào năng lực

Asperger


trí tuệ (IQ) chia làm
hai loại
(theo Simmon Baron
Cohen)

Tự kỉ chức năng thấp (Lowfuntioning
Autism – HFA): IQ < 85


Tỉ lệ trẻ mắc RLPTK công bố mới nhất



-

Tỉ lệ được phát hiện RLPTK cao hơn AIDS, tiểu đường và ung thư ở trẻ có cộng lại
(Autism Speaks)
Tỉ lệ chung được báo cáo trên thế giới là 1-2%
Tại Australia 0.74% trẻ dưới 7 tuổi (Bent, Barbaro & Dissanayake (2015)
Tại Mĩ 1.4% (Trung tâm kiểm soát bệnh, 2014)
Tại Anh 1.6% (Baron-Cohen, 2009)
Tại Hàn Quốc 2.6% (Kim, 2011)
Tại VN (Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình): 0.41%
Xuất hiện đồng đều ở các nhóm sắc tộc, chủng tộc và điều kiện kinh tế xã hội

Người soạn: TS.Nguyễn Nữ Tâm An


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ


Quan niệm:
Sự thật: Tự kỉ có tỉ lệ 1/150 trẻ
“Tự kỉ là một
sơ sinh, đây là một tỉ lệ lớn so
rối loạn phát
với các dạng khuyết tật khác. Tự kỉ
triển rất
có ở khắp mọi nơi trên thế giới,
hiếm gặp”.
trong các gia đình thuộc mọi
chủng tộc, dân tộc và thành
phần xã hội.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Chỉ có bé
trai mới bị tự kỉ.”

Sự thật: Mặc dù bé trai hay bị tự kỉ hơn bé gái 4 lần, tuy
nhiên có nhiều bé gái đã được chẩn đoán tự kỉ và bị ảnh
hưởng bởi nhiều triệu chứng của tự kỉ.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Khi lớn
tuổi tất cả người tự
kỉ đều phải vào bệnh

viện sống”.
Sự thật: Hầu hết những người tự kỉ sống tại nhà với gia đình
hoặc nhà của nhóm người tự kỉ khi họ lớn tuổi. Chỉ có
một bộ phận nhỏ người tự kỉ cần vào bệnh viện sống.
Những người phải vào bệnh viện thường có khuyết tật trí
tuệ hoặc khuyết tật về thể chất hoặc thần kinh nghiêm
trọng đi kèm với tự kỉ.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Người mắc
rối loạn tự kỉ không
bao giờ muốn bị
động chạm.”
Sự thật: Mặc dù một số người tự kỉ quá nhạy cảm với các
kích thích xúc giác (nghĩa là bị động chạm hoặc chạm vào
các vật khác), nhưng vẫn có nhiều người cảm thấy bình
thường khi bị động chạm, được ôm, chơi các trò chơi có
va chạm hoặc được bác sĩ khám bệnh.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Người tự
kỉ thường rất thông
minh, có tài năng
đặc biệt”.

Sự thật: Khoảng 75% người tự kỉ có chỉ số IQ dưới trung

bình [14], tức là đi kèm với khuyết tật trí tuệ. Số còn lại
có chỉ số IQ từ trung bình trở lên. Rất hiếm người tự kỉ có
khả năng toán học hoặc tài năng âm nhạc siêu phàm.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Tự kỉ là do
cách nuôi dạy lạnh
lẽo, xa cách hoặc
quát mắng của
người mẹ.”
Sự thật: Tự kỉ là rối loạn não bộ có nguồn gốc sinh học mặc
dù nguyên nhân dẫn đến tự kỉ vẫn chưa thể thâu tóm
được. Giả thuyết này được Freud nêu ra và còn được gọi
là giả thuyết “người mẹ băng giá” hay “người mẹ tủ
lạnh”. Đây là giả thuyết vừa sai vừa có hại. Rất may, giả
thuyết này đã từ lâu không còn được ủng hộ nữa.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm: “Trẻ tự kỉ
không biết đau.”

Sự thật: Một số trẻ tự kỉ nặng và có rối loạn cảm giác có vẻ
không biết đau, còn hầu hết đều có phản ứng đau bình
thường.



MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Hầu hết trẻ tự kỉ
không bao giờ học
nói được.”

Sự thật: Khoảng từ 40 – 50% trẻ em tự kỉ hầu như không
hoặc không có ngôn ngữ; trường hợp này thường là
khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỉ
được phát hiện sớm và được trị liệu ngôn ngữ tập trung
thì có đến 3/4 trẻ tự kỉ sẽ nói được.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Trẻ tự kỉ không bao
giờ giao tiếp mắt.”

Sự thật: Rất nhiều trẻ tự kỉ có giao tiếp mắt. Có thể là ít hơn
hoặc khác so với trẻ bình thường, nhưng chúng có nhìn
vào mắt những người đối diện, cười và thể hiện rất nhiều
những giao tiếp không lời khác.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Nguyên nhân của

tự kỉ là do tiêm vắcxin.”

Sự thật: Những triệu chứng của tự kỉ thường xuất hiện trong
khoảng năm thứ 2 hoặc 3, vào thời điểm mà trẻ đang
phải tiêm chủng rất nhiều. Sự xuất hiện của những triệu
chứng ấy trùng hợp với thời điểm tiêm vắc-xin đã dẫn
đến hàng loạt giả thuyết cho rằng vắc-xin gây ra tự kỉ. Tuy
nhiên, sau nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc, người
ta vẫn chưa tìm ra mối quan hệ nào giữa vắc-xin và tự kỉ.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Trẻ tự kỉ không
biểu lộ cảm xúc.”

Sự thật: Trẻ tự kỉ có thể thu mình và đôi khi không hiểu được
cảm xúc của người khác nhưng chúng vẫn thường thể
hiện tình yêu và sự quan tâm, sự hồi hộp mong đợi, ngạc
nhiên, mong muốn cũng như sự sợ hãi và lo lắng tuy có
thể ở mức độ hạn chế.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Trẻ tự kỉ hoàn toàn
bị cắt đứt khỏi mối
quan hệ với những

người xung quanh.”

Sự thật: Người tự kỉ có thể hầu như không quan hệ xã hội hoặc có
một số mối quan hệ xã hội khác thường, nhưng dù sao họ vẫn có
quan hệ xã hội. Sự khó khăn trong giao tiếp và thiếu sự đồng cảm
của họ làm cho họ khó có thể kết bạn. Tuy nhiên, trẻ tự kỉ cũng
rất đáng yêu, cảm nhận và đáp lại tình yêu thương, sự quan tâm.
Trẻ tự kỉ có thể cảm nhận được tình yêu và sự gắn bó với cha mẹ
nhưng lại không thích cha mẹ chạm vào mình. Chúng có thể phát
triển những mối quan hệ thân thiện với cô giáo và các bạn cùng
lớp, cũng nhớ họ mỗi khi nghỉ hè.


MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TỰ KỈ

Quan niệm:
“Tự kỉ là do mất cân
bằng hóa học hoặc
dị ứng và có thể
chữa được bằng các
chế độ ăn đặc biệt
hoặc bổ sung dinh
dưỡng.”

Sự thật: Mặc dù những giả thiết này có sức hấp dẫn không thể phủ
nhận nhưng chưa có một chứng minh khoa học đáng tin cậy nào
để ủng hộ giả thuyết rằng tự kỉ là do thiếu hụt vitamin hoặc các
chất dinh dưỡng khác cũng như không có bằng chứng nào cho
thấy chế độ ăn hoặc bổ sung dinh dưỡng có thể chữa được tự kỉ.
Trẻ tự kỉ có thể bị dị ứng với thức ăn hoặc khi tiếp xúc với các

chất độc hại, một số có thể bị suy dinh dưỡng. Điều trị những vấn
đề này có thể làm cho trẻ khỏe mạnh hơn, nhưng sẽ không thể
chữa được tự kỉ.


MƯỜI ĐIỀU TRẺ TỰ KỈ MUỐN BẠN BIẾT

1.
2.
3.

Trước hết con là một đứa trẻ
Con bị rối loạn phần cảm nhận từ giác quan
Xin hãy phân biệt giữa điều con không làm (do con lựa chọn) và điều con không thể làm
(do con không có khả năng)

4. Con tư duy cụ thể, nghĩa là con diễn dịch ngôn ngữ theo đúng nghĩa đen từng chữ
5. Xin hãy kiên nhẫn với vốn từ hạn chế của con
6. Bởi vì con khó tiếp thu ngôn ngữ, nên con định hướng bằng hình ảnh trực quan
7. Xin hãy chú tâm và dựa theo những gì con có thể làm được hơn là không thể làm
8. Xin hãy giúp con giao lưu với người khác
9. Xin hãy cố gắng thấu hiểu những điều dẫn đến cơn ăn vạ bộc phát của con
10. Hãy yêu thương con vô điều kiện
(Theo Ellen Notbohm)


Chẩn đoán, đánh giá tự kỉ

Đánh giá chuyên sâu: KN chơi, KN giao tiếp xã hội, IQ, cảm giác – vận động, hành vi thích ứng…. Để
xây dựng chương trình can thiệp chuyên sâu cho lĩnh vực ưu tiên



Thảo luận: làm việc theo nhóm 5 học viên, sử dụng bảng sàng lọc MCHAT 23 để
kiểm tra nguy cơ tự kỉ ở một trẻ


1.2. Nguyên nhân gây nên tự kỉ

- Chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn tuyệt đối về nguyên nhân gây tự kỉ.
- Các nghiên cứu trên thế giới đã loại trừ nguyên nhân từ các chăm sóc, giáo dục con của cha mẹ.
- Trong số các nguyên nhân, thì hướng nghiên cứu vấn đề Gen và di truyền được chú ý hơn cả.


1.2. Nguyên nhân gây nên tự kỉ

Trung tam Khánh Tâm

25


×