Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Tài liệu tập huấn dạy học khuyết tật trẻ phổ tự kỷ Sở GDĐT Quảng Ninh Bài 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 22 trang )

BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ CẤP TIỂU HỌC
TS.Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên


BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ
KỈ

BÀI 5:
ĐIỀU CHỈNH TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ CẤP
TIỂU HỌC
TS. Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên
Tháng 11 năm 2016


Đặc điểm kĩ năng học đường của HS RLPTK



Kĩ năng đọc:
- Khả năng đọc đúng (đọc thành tiếng) của trẻ RLPTK có thể rất khác nhau. Một số có một
chút khó khăn, số khác không có khó khăn gì thậm chí đọc đúng (đọc thành tiếng) rất tốt,
nhiều trẻ có thể đọc khi mới 3 tuổi mà không cần đánh vần, song khó khăn về đọc hiểu lại
phổ biến ở gần như tất cả các trẻ.
- Trong giai đoạn nhỏ tuổi, trẻ HFA có thể đạt thậm chí hơn trẻ bình thường trong các
nhiệm vụ đọc. Sau 8 tuổi, khi kĩ năng đọc chủ yếu tập trung vào đọc hiểu với mức độ trừu
tượng cao hơn thì khả năng đọc của trẻ HFA hạn chế nhiều so với trẻ cùng độ tuổi.



ĐẶC ĐIỂM KN ĐỌC HIỂU

• Hiện tượng đọc “rỗng”
• Có thể hiểu nghĩa hiển ngôn song khó khăn trong việc hiểu
nghĩa hàm ngôn

• Khó “thâm nhập” để hiểu ý tưởng của tác giả
• Khó khăn trong khái quát ý
• Đặc biệt yếu về khả năng tự điều khiển trong lúc đọc
• Khó khăn trong phản hồi ý
• Việc hình thành KNĐH khó khăn do yếu về khả năng khái
quát hoá


Một số gợi ý sau có thể giúp giáo viên
điều chỉnh việc dạy đọc hiểu









Giáo viên đánh dấu hoặc cho trẻ đánh dấu những thông tin, câu, đoạn quan trọng
Thay đổi bài đọc bằng cách copy rồi phóng to chữ
Cho trẻ đọc phần nội dung tổng quát của từng chương, bài
Chọn những bài, đoạn quan trọng chứa ý chính

Cho trẻ đọc những chủ đề mà trẻ thích
Cho trẻ đọc những đoạn thông tin ngắn, tránh yêu cầu trẻ đọc quá nhiều
Điều chỉnh các bài đọc trong sách của trẻ bằng cách làm cho văn bản trở nên đơn
giản hoặc sử dụng hình ảnh.


Đặc điểm kĩ năng toán






Một số trẻ tự kỉ có thể thích môn toán, tập trung học môn toán hơn các môn học
khác
Điểm mạnh về trí nhớ máy móc của trẻ tự kỉ cũng có thể có ích cho việc học
toán.
Trẻ có thể khó khăn với một số dạng toán (chẳng hạn toán có lời văn)
Tính tổ chức trong việc thực hiện hoạt động kém cũng có thể khiến trẻ tự kỉ khó
với các bài toán nhiều bước.


Một số điều chỉnh nên có khi dạy toán








Cho phép trẻ sử dụng máy tính
Sử dụng hình ảnh hỗ trợ để trẻ hiểu và giải được bài toán
Cho trẻ thêm thời gian
Cung cấp bài mẫu cho các dạng
Cho phép trẻ giảm số lượng bài tập


Đặc điểm kĩ năng viết





Viết thường là một lĩnh vực khó khăn của trẻ tự kỉ. Trẻ thường lẩn tránh việc viết
bằng các hành vi không phù hợp.
Trẻ có thể có các kĩ năng cơ bản (ý tưởng, kĩ năng viết, kĩ năng tổ chức) nhưng
không thể kết hợp chúng để viết thành văn bản.
Trẻ có thể không biết bắt đầu từ đâu, viết bao nhiêu, viết câu, viết đoạn như thế
nào.


Một số điều chỉnh nên có khi dạy viết







Thỉnh thoảng cho trẻ viết về chủ đề mà trẻ thích

Hướng dẫn trẻ nội dung viết bằng một đề cương chi tiết, dễ hiểu
Cung cấp cho trẻ mẫu câu mở đầu để trẻ có thể bắt đầu bài viết của mình
Cung cấp bài mẫu cho trẻ để trẻ hình dung rõ hơn bài mà trẻ cần viết
Đánh dấu hoặc gạnh chân câu hỏi hoặc ý chính để trẻ dễ hiểu


Khó khăn khi làm bài kiểm tra/thi




Trẻ tự kỉ thường đối mặt với các khó khăn khi làm bài kiểm tra.
Khó khăn có thể do những kĩ năng của trẻ hạn chế, cũng có thể do các vấn đề tâm
lí hoặc bản thân trẻ không hiểu tầm quan trọng của việc hoàn thành bài kiểm tra
do vậy không hiểu là phải nỗ lực để đạt kết quả cao...


Điều chỉnh cho trẻ khi kiểm tra/thi









Nếu có thể thì sắp xếp cho trẻ được làm bài kiểm tra ở một phòng khác nơi yên tĩnh
hơn và không có những yếu tố gây xao lãng
Cho trẻ thêm thời gian để làm bài kiểm tra

Đặt các câu hỏi dễ hiểu hơn cho trẻ
Giảm số câu hỏi trong bài kiểm tra
Đánh dấu hoặc gạch chân các hướng dẫn
Cho trẻ đánh máy hoặc ghi âm câu trả lời
Thay vì yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi có thể cho trẻ trả lời hoặc làm những thứ trẻ biết


Khó khăn khi làm bài tập



Đa số trẻ tự kỉ cần nhiều thời gian để hoàn thành bài tập về nhà hơn các trẻ khác
do có những khó khăn về nhiều mặt như giao tiếp, kĩ năng viết, vấn đề xử lí ngôn
ngữ, tính tổ chức trong hoạt động...



Điều chỉnh bài tập có thể giúp trẻ học tốt hơn đồng thời giảm bớt sự căng thẳng,
thất vọng thường xuất hiện ở các trẻ này.


Điều chỉnh khi giao bài tập




Giảm số lượng bài tập giao cho trẻ tự kỉ so với các trẻ khác




Cho phép trẻ lựa chọn cách trả lời câu hỏi

Chú trọng chất lượng hơn số lượng: giáo viên nên xác định một số bài tập giúp củng
cố nội dung quan trọng nhất hoặc các ý chính của bài học, không nên ra quá nhiều
bài.


2.4. Phương pháp dạy một số môn học ở tiểu học
HÌNH ẢNH HÓA




CẤU TRÚC HÓA
Lễ hội (SGK lớp 3 – tập 2)



PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ/
ĐƠN GIẢN HÓA KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1.
2.
3.

Cầm bút chì
Đặt bút chì lên
giấy
Di chuyển bút chì
để nó có thể tạo

một đường vòng
sang bên tay trái
và tiếp tục như
vậy cho đến khi
nét bút quay lại
nơi đã bắt đầu
viết

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Hãy tìm bút chì của em
Hãy cầm bút chì lên
Hãy đặt ngón tay này ở đây
Hãy đặt ngón tay khác ở kia
Hãy đặt đầu của bút chì trên tờ giấy ở đây
Di chuyển bút chì để nó có thể tạo một đường vòng sang bên
tay trái và tiếp tục như vậy cho đến khi nét bút quay lại nơi đã
bắt đầu viết.

7.

Hãy dừng lại khi em đã đến điểm mà em đã bắt đầu viết.


NỐI VỚI MẪU

Nối chữ - chữ


NỐI VỚI MẪU
Nối chữ - tiếng


NỐI VỚI MẪU
Nối chữ - nghĩa



×