Tải bản đầy đủ (.pptx) (98 trang)

Tài liệu tập huấn dạy học khuyết tật trẻ phổ tự kỷ Sở GDĐT Quảng Ninh 2016 2017 Bài 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 98 trang )

BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH
RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ CẤP TIỂU HỌC
TS.Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên


BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC VỀ GIÁO
DỤC HÒA NHẬP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

BÀI 3:
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP và TƯƠNG TÁC
XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
TS. Nguyễn Nữ Tâm An – ThS. Hoàng Thị Lệ Quyên
Tháng 11 năm 2016


3.1. PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ


Giao tiếp là gì?


-

Giao tiếp là quá trình hai chiều.
Chúng ta giao tiếp nhằm:
Thể hiện điều mình cần và muốn
Đặt câu hỏi


Nhận xét, bình luận
Phản đối
Làm rõ ý
Bày tỏ cảm xúc, tình cảm


Nói là cách thức giao tiếp?
Nói là cách thức giao tiếp duy nhất?


Hình thức/phương tiện giao tiếp
• Phát ra âm thanh
• Lời nói
• Ngôn ngữ kí hiệu
• Cử chỉ điệu bộ
• Ánh mắt nét mặt/ Ngôn ngữ cơ thể
• Sử dụng đồ vật
• Tranh ảnh
• Chữ viết
• Hành vi ứng xử


• Nhớ rằng giao tiếp quan trọng hơn là chỉ dùng lời
nói
• Dạy trẻ sử dụng nhiều hình thức giao tiếp làm giảm
bớt sự chán nản và trẻ được đáp ứng nhu cầu,
mong muốn tốt hơn
• Quan trọng là phải tìm ra tất cả những dấu hiệu
giao tiếp chứ không chỉ chú trọng từ nào được phát
ra, ngôn ngữ là phương thức, giao tiếp là thời điểm



Trẻ RLPTK thiếu những
nền tảng giao tiếp sớm
để có thể phát triển
ngôn ngữ và giao tiếp
một cách bình thường

KNXH
và hội
thoai
Ngôn ngữ diễn đạt

Ngôn ngữ hiểu
Chơi

Bắt chước
và lần lượt

Nhu cầu
giao tiếp

Tập trung (lắng nghe và nhìn)

Cử chỉ


Kĩ năng giao tiếp
• Chú ý chung
• Khởi xướng

• Đáp lại khi người khác khởi xướng
• Luân phiên/đổi lượt
• Duy trì sự liên hệ/tương tác
• Duy trì chủ đề hội thoại
• Ngăn gián đoạn trong giao tiếp
• Ngôn ngữ cơ thể/ánh mắt nét mặt
• Kết thúc sự liên hệ/tương tác một cách phù hợp


Chức năng của giao tiếp
• Xin/yêu cầu/đề nghị
• Phản đối/phản kháng
• Gọi tên/gắn tên
• Chào hỏi
• Trả lời câu hỏi
• Đặt câu hỏi
• Tìm kiếm/Làm rõ thông tin
• Nhận xét/Bình phẩm
• Quan hệ xã giao/tương tác xã hội


Nội dung phát triển KNGT cho trẻ tự kỉ cần
chú trọng
• dạy trẻ chú ý
• dạy trẻ bắt chước
• dạy trẻ hiểu các từ và câu hướng dẫn thường
gặp
• dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ để xã giao chứ
không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản
• dạy trẻ giao tiếp chức năng



Phương tiện, cách thức
• Kí hiệu: ở góc bảng (B, X-khoanh tay), gõ
thước (1-thảo luận,)
• Làm mẫu, mở rộng câu,
• Sử dụng khái niệm đơn giản, hình ảnh trực
quan


Thảo luận: Những đặc điểm này ảnh hưởng thế
nào đến khả năng giao tiếp của trẻ tự kỉ?
 Trẻ thường hay cô lập trong tiếp xúc với người khác
 Trẻ thường tư duy kiểu phân tích
 Trẻ thường có những động cơ, động lực khác thường
 Trẻ thường học qua các quy tắc
 Cơ thể trẻ tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường
xung quanh theo cách khác thường
 Một số trẻ khá cứng nhắc và hay lo lắng
 Trẻ thường có khó khăn khi hiểu các “quy tắc” trong
tương tác và giao tiếp xã hội


• Hodge (1995) cho rằng “người tự kỉ cần thêm
thời gian để xử lí ngôn ngữ” ; “những gợi ý
trực quan sẽ có ích vì chúng ở trạng thái tĩnh
và giữ nguyên như vậy trong thời gian dài
hơn.”



• Trẻ tự kỉ học cách ứng phó tốt hơn nếu có:
• 1. Hình ảnh trực quan rõ ràng
• 2. Cấu trúc vật chất
• 3. Kiên định, nhất quán
• 4. Sự bình tĩnh


Hỗ trợ hình ảnh trong giao tiếp với trẻ RLPTK
Khi sử dụng giao tiếp bằng tranh trẻ RLPTK được
- Được giao tiếp theo khả năng của mình
- Được giao tiếp mà không phải quá quan tâm đến công cụ giao
tiếp (vốn là khiếm khuyết chính của bản thân)
- Được dạy cách làm thế nào để giao tiếp
- Được trải nghiệm những vai trò cơ bản của giao tiếp là gì
- Được phát triển những mẫu thông tin cụ thể
- Được học giao tiếp với các bức tranh đơn lẻ sau đó sẽ nâng dần
độ khó: kết hợp với các bức tranh lại để học các cấu trúc ngữ
pháp, những quan hệ ngữ nghĩa hay các chức năng giao tiếp
khác….


Hỗ trợ hình ảnh trong giao tiếp với trẻ RLPTK
Khi sử dụng giao tiếp bằng tranh trẻ RLPTK được:

- Đưa ra lựa chọn
- Hiểu điều gì sắp xảy ra
- Nhắc lại việc đã xảy ra
- Hiểu cảm xúc của bản thân và người khác
- Làm việc một cách độc lập
- Phát triển kĩ năng hội thoại



Một số đồ dùng hỗ trợ giao tiếp
• Lịch biểu bằng tranh
• Bảng tranh lựa chọn
• Bảng “Trước – Sau”
• Quy trình thực hiện bằng tranh
• Làm theo hướng dẫn
• Nội quy, nề nếp, thói quen
• Thẻ hội thoại


Lịch biểu bằng tranh
• Hỗ trợ khả năng hiểu
• Hỗ trợ khả năng thể hiện
• Cụ thể
Điều gì đang xảy ra
Trình tự diễn ra các sự việc là gì
Điểm gì giống
Điểm gì khác/thay đổi
• Giúp trẻ chuyển tiếp
• Hỗ trợ hành vi/ứng xử: nghỉ giải lao, bảng thưởng, hoạt
động yêu thích


Lịch biểu bằng tranh


Bảng tranh lựa chọn
“Con muốn… hay ...”


Bắt đầu bằng hai lựa chọn.

Bảng lựaChart
chọn
Chore

Dust
Lau
dọn

Sweep
Quét nhà

Vacuum
Hút bụi

Mirrors
Lau
gương

Laundry
Giặt đồ

Dishwasher
Rửa chén

Mỗi ngày tạo ra 4-5 cơ hội
lựa chọn.
Tăng dần số lựa chọn.



Bảng “Trước – Sau”


Hình ảnh thể hiện thông tin
• Hiểu nội dung thông tin
• Chuyển tiếp
– Điều gì sẽ xảy ra?
– Khi nào sẽ xảy ra?
– Có những lựa chọn nào?
– Có gì đang thay đổi?
– Ai sẽ đến/có mặt?
– Khi nào được nghỉ/giải lao?


Hình ảnh giúp thực hiện nội quy


Hình ảnh giúp làm theo nề nếp
• Ngồi vào bàn
• Mở ba lô/cặp sách
• Lấy sách vở ra
• Lấy bài tập về nhà ra


×