Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.06 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................
2
1.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM ....................
2
1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn Vùng..................................................
2
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm ......................................
3
1.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM.................................................................
4

1.2.1 Phương pháp dùng trọng số đơn giản............................................................................
4

1.2.2 Phương pháp toạ độ trung tâm............................................................................
5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON BVDIF VÀ
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM................................................................
6
2.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA
ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON BVDIF...............................
6
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về dự án trường mầm non BVDIF..........................................
6


2.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án


trường mầm non BVDIF............................................................................................
6
2.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Vùng
.................................................................................................................................
6
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Địa điểm
.................................................................................................................................
7
2.1.3 Quyết định lựa chọn địa điểm ............................................................................
11
KẾT LUẬN .............................................................................................................
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
13


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

LỜI NÓI ĐẦU
Quyết định về địa điểm kinh doanh hoặc vị trí cho dự án là một quyết định
quan trọng có tính chiến lược. Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với các doanh
nghiệp, việc bố trí địa điểm kinh doanh hoặc vị trí cho dự án hợp lý về mặt kinh tế −
xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần
nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất − kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm có tác
dụng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lâu dài
đến cư dân xung quanh. Địa điểm cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến định phí
và biến phí của sản phẩm dự án, cũng như sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch của
doanh nghiệp. Rất khó khăn và tốn kém nếu quyết định về lựa chọn địa điểm sai, đã

có những bài học đắt cho các doanh nghiệp khi quyết định sai lầm về lựa chọn địa
điểm thực hiện dự án. Kết quả các doanh nghiệp đó để lãng phí lớn không chỉ chi phí
vận chuyển mà không thể di dời được tất cả các bộ phận công trình, các bộ phận gắn
liền với đất, không thể di dời được hết toàn bộ cán bộ công nhân viên đi cùng với
dự án đó, thậm chí ảnh hưởng đến việc người đời sống, việc làm của dân cư trong
vùng.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi xin trao đổi một số vấn đề khi quyết định
lựa chọn địa điểm cần đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng và
địa điểm để áp dụng cho việc thực hiện lựa chọn địa điểm cho dự án “Trường
mầm non BVDIF” mà cơ quan tôi đang dự kiến đầu tư.

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN ĐỊA ĐIỂM
1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xác định địa điểm doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau. Khi
xây dựng phương án xác định địa điểm doanh nghiệp càng tập trung phân tích, đánh
giá những nhân tó quan trọng nhất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá dó để xác định, lựa
chọn được vùng và địa điểm thích hợp nhất để phân bố doanh nghiệp.
1.1.1.1 Thị trường tiêu thụ
Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân

tố quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của
mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định
địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như:
Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị
trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh...
1.1.1.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:
− Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình
sản xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hoi tất
yếu do tinh chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự ràng buôc
chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có.
− Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng
nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và
tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi
doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản,
sản xuất xi măng,...
1.1.1.3 Nhân tố lao động
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu.
đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động,
trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay
nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều
SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang



Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

ngành cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu
dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn,
gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm
doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
thường muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên,
khi phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao
động trung bình của vùng.
Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động
cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi
vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác
nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ,
thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
1.1.1.4 Cơ sở hạ tầng kinh tế
Hiện nay cơ sử hạ tầng được coi là nhân tố hết sức quan trọng khi xác định địa
điểm doanh nghiệp. Trình độ và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có sức thu
hút hoặc tạo nên những trở ngại to lớn cho quyết định đặt doanh nghiệp tại mỗi vùng.
Nhân tố cơ sở hạ tầng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nắm bắt thông tin
kinh doanh, tạo điều kiện cho những phản ứng sản xuất nhanh, nhạy, kịp thời với
những thay đổi trên thị trường. Hệ thống giao thông góp phần giảm chi phí vận
chuyển, giảm giá thành và giá bán sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
1.1.1.5 Điều kiện và môi trường văn hoá xã hội
Văn hoá được xem là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quyết
định địa điểm doanh nghiệp. Do đó phân tích, đánh giá các yếu tố văn hoá xã hội là

một đòi hỏi cần thiết không thể thiếu được trong quá trình xây dựng phương án xác
định địa điểm doanh nghiệp. Những yếu tố về cộng đồng dân cư, tập quán tiêu dùng,
cách sống và thái độ lao động ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Những yếu tố này lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá truyền thống mỗi dân
tộc, mỗi vùng. Ngoài ra, cần phải tính tới hàng loạt các nhân tố xã hội khác như: chính
sách phát triển kinh tế−xã hội của vùng; sư phát triển của ngành bổ trợ trong vùng; qui
mô của cộng đồng dân cư trong vùng và tình hình xã hội; tôn giáo, tín ngưỡng, phong
tục tập quán;...
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm
Sau khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vùng, một vấn đề
quan trọng khác là tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm doanh

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

nghiệp. Nếu như những nhân tố chọn vùng được đánh giá ở phạm vi rộng lớn thì nhân
tố địa điểm lại rất cụ thể, chi tiết. Những nhân tố chủ yếu cần cân nhắc:
− Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm doanh nghiệp;
− Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp như khả năng tiếp xúc với thị
trường, với khách hàng, điều kiện và khả năng nối liền giao thông nội bộ với giao
thông cộng đồng;
− Nguồn điện , nước;
− Nơi bỏ chất thải;
− Khả năng mở rộng trong tương lai;

− Tình hình an ninh, phòng, chữa cháy, các dịch vụ y tế, hành chính;
− Chi phí về đất đai và các công trình công cộng hiện có;
− Những qui định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ trong vùng,
những đóng góp cho địa phương,...
1.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM
Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều
phương pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định
lượng. Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có nhiều yếu
tố mang tính tổng hợp rất khó xác định. Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa trên nhiều
yếu tố định tính tổng hợp. Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định địa
điểm doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm thiểu được chi phí vận hành sản xuất và tiêu
thụ. Những chi phí này có thể định lượng được, do đó phần lớn các kỹ thuật và
phương pháp giới thiệu sau đây được dùng để tính toán và lượng hoá một số chỉ tiêu
kinh tế chủ yếu là chỉ tiêu chi phí của các phương án xác định định điểm doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án định vị có tổng chi phí nhỏ nhất.
1.2.1 Phương pháp dùng trọng số đơn giản
Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi
tính đến đầy đủ cả hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Trong
từng trường hợp cụ thể có thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tuỳ thuộc vào mục
tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Phương pháp dùng trọng số giản đơn vừa cho phép
đánh giá được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương
án về định lượng. Phương pháp này cho phép kết hợp những đánh giá định tính của
các chuyên gia với lượng hóa một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số
giản đơn có phần nghiêng về định tính nhiều hơn. Tiến trình thực hiện phương pháp
này bao gồm các bước cơ bản sau:
− Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp;
SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang



Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

− Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó;
− Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp;
− Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố;
− Tính tổng số điểm cho từng địa điểm;
− Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.
1.2.2 Phương pháp toạ độ trung tâm
Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp trung
tâm hoặc kho hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cho địa điểm tiêu thụ
khác nhau. Mục tiêu là tìm vị trí sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng
hoá đến các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất. Phương pháp toạ độ trung tâm coi chi phí tỷ
lệ thuận với khối lượng hàng hoá và khoảng cách vận chuyển. Phương pháp này càn
dùng một bản đồ có tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được đặt vào trong một hệ toạ độ
hai chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi điểm tương ứng với một toạ độ có hoành
độ x và tung độ y. Công thức tính toán như sau:

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON BVDIF
VÀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
2.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON BVDIF
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về dự án trường mầm non BVDIF
2.1.1.1 Tên dự án
Đầu tư xây dựng: “Trường Mầm non BVDIF – Mỹ Xuân A2”
2.1.1.2. Quy mô xây dựng
Dự án Trường mầm non tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 được thiết kế
với quy mô 16 nhóm lớp, phục vụ tối đa khoảng 500 trẻ;
Diện tích đất dự kiến thuê: 4.000 m2 ;
Tổng vốn đầu tư dự kiến: 30 tỷ đồng;
Vòng đời dự án : 35 năm bắt đầu từ năm 2016.
2.1.1.3. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới theo hình thức Quỹ Đầu
tư phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu góp vốn đầu tư với các tổ chức kinh tế khác
thành lập công ty để thực hiện dự án
2.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm thực hiện
dự án trường mầm non BVDIF
2.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Vùng
Quỹ Đầu tư phát triển dự kiến lựa chọn vùng thực hiện dự án là Xã Mỹ Xuân –
Huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
* Yếu tố nhu cầu thị trường
Ước tính trung bình toàn xã Mỹ Xuân có khoảng 2.400 trẻ em trong độ tuổi
mầm non. Số liệu thống kê của UBND xã Mỹ Xuân đến tháng 08 năm 2015 toàn xã
có khoảng:
- Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi: 863 trẻ
- Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: 409 trẻ
- Trẻ từ 4 đến 5 tuổi: 522 trẻ
- Trẻ từ 5 đến 6 tuổi: 554 trẻ


SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

Tuy nhiên, Xã chỉ mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, với 9 trường mầm
non và 4 nhóm trẻ mẫu giáo trong đó có 3 trường mầm non công lập và 6 trường mầm
non tư thục. Đa phần là những trường mầm non với quy mô nhỏ hoặc nhóm trẻ với cơ
sở vật chất chật hẹp, tạm bợ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bậc giáo
dục mầm non khi mà các khu công nghiệp trên địa bàn có xu hướng mở rộng quy mô,
thu hút ngày một đông lực lượng lao động đến sinh sống và làm việc tại địa phương.
* Yếu tố nguồn nguyên liệu
Vì đây là dự án về đầu tư giáo dục, yếu tốt nguồn nguyên liệu ảnh hưởng không
đáng kể cho nên ta bỏ qua yếu tố nguồn nguyên liệu.
* Yếu tố nguồn lao động
Xã Mỹ Xuân có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.968,7 ha, có khoảng 3.864 hộ
gia đình sinh sống, bao gồm 3.505 hộ thường trú và 359 hộ tạm trú. Với hơn 20.670
nhân khẩu, trong đó 10.554 nhân khẩu là Nam và 10.116 nhân khẩu là nữ. Tổng số lao
động: 13.848 (Trong đó: Nam: 6.785; Nữ: 7.063). Qua số liệu trên ta có thể thấy
nguồn lao động tại xã Mỹ Xuân khá dồi dào đủ đáp ứng điều kiện cho dự án hoạt
động.
* Yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế
Xã Mỹ Xuân là cửa ngõ của tỉnh Bà Rịa – Vũn Tàu có hệ thống giao thông
thuận lợi (đường bộ, đường sông) để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong
toàn xã hiện nay có 03 khu công nghiệp lớn và các dự án khác đang trong giai đoạn
hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, trong đó khu công nghiệp Mỹ Xuân A và khu công

nghiệp Mỹ Xuân A 2 đã hoàn thành tương đối hoàn chỉnh, hiện nay đang thu hút
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Song song với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng được phát triển theo
chiều hướng tích cực, hiện nay trên địa bàn xã có 10 trường học, 01 trạm y tế và một
trung tâm văn hóc với nhà thi đấu đa năng, sân chơi cho thiếu nhi trong xã. Toàn xã
hiện nay có 7/9 ấp được công nhận ấp văn hoá còn lại 02 ấp đang phấn đấu để đạt
danh hiệu ấp văn hoá.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Xã Mỹ Xuân khá hoàn thiện phù
hợp với đặt địa điểm thực hiện dự án trường mầm non
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm
Quỹ Đầu tư qua khảo sát tìm kiếm được hai vị trí để thực hiện dự án trường
mầm non
Vị trí thứ nhất: Khu nhà ở công nhân và chuyên gia trong KCN Mỹ Xuân A2.
Vị trí thứ hai: Khu tái định cư 44 ha xã Mỹ Xuân – huyện Tân Thành.

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

* Về Nhu Cầu:
- Vị trí thứ nhất nằm trong KCN Mỹ Xuân A2, KCN Mỹ Xuân A2 thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu Bình Dương. Hiện nay khu công nghiệp hiện có khoảng 25 nhà đầu tư chủ yếu về các
lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, giày da, may
mặc….giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động người Việt Nam và khoảng 300
chuyên gia người nước ngoài. Trong đó, có khoảng 5 công ty với quy mô hơn 1.000

lao động. Theo khảo sát sơ bộ của Formosa và BVDIF, những công ty này đa số là lao
động nữ chiếm khoảng 70-90%, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non cần được đến
trường của mỗi công ty ước tính trung bình khoảng 200 trẻ/công ty. Như vậy qua ước
tính sơ bộ, riêng khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 số trẻ mầm non cần được đến trường
đã lên tới trên 1.000 trẻ. Việc gửi trẻ trong KCN sẽ giúp cán bộ CNV của các công ty
an tâm lao động sản xuất, các công ty trong KCN Mỹ Xuân A2 cũng rất quan tâm về
vấn đề trường mầm non trong KCN khi được khảo sát, các công ty hứa cam kết hỗ trợ
học phí cho con em của nhân viên họ khi gửi tại trường.
- Vị trí thứ hai: nằm trong khu tái định cư 44ha, nhưng dân cư còn khá thưa
thớt, số hộ lắp đầy khu dân cư mới chỉ khoảng 20%, dự kiến hơn 5 năm khu tái định
cư này mới có thể lắp đầy >80%. Cho nên nhu cầu gửi trẻ ở vị trí thứ 2 chỉ dừng lại ở
mức độ tiềm năng.
* Về cơ sở hạ tầng:
- Vị trí thứ nhất:
+ Giao thông
Bao quanh khu đất là các trục đường đã được tráng nhựa hoàn
chỉnh, bề rộng mặt đường từ 6 – 12m thuận tiện cho giao thông đi lại, đưa đón
trẻ…
+ Cấp điện
Bên trong KCN là trạm biến áp 63 MVA, hòa vào lưới điện quốc
gia, giá điện áp dụng là giá ưu đãi cho khu công nghiệp
+ Cấp nước
KCN Mỹ Xuân A2 có nhà máy cấp nước với công suất 18.000
m /ngày, hệ thống đường ống đã được quy hoạch nên dễ dàng đấu nối vào dự
án.
3

+ Thoát nước
Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải của KCN Mỹ Xuân A2 với
công suất 15.000 m3/ngày kịp thời xử lý nước thải của dự án.


SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

- Vị trí thứ hai:
+ Giao thông
Bao quanh khu đất là các trục đường đã được tráng nhựa hoàn
chỉnh, bề rộng mặt đường từ 6 – 12m thuận tiện cho giao thông đi lại, đưa đón
trẻ…
+ Cấp điện
Sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia
+ Cấp nước
Sử dụng hệ thống cấp nước của công ty cấp nước Phú Mỹ
+ Thoát nước
Đã hoàn thiện và đấu nối với đường ống thoát nước của Xã.
* Những Ưu đãi của chính phủ:
- Vị trí thứ nhất:
+ Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 09/CT-TTg của thủ tướng chính
phủ ngày 22 tháng 05 năm 2015 về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải
quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã
nêu rõ cần khuyến khích các cá nhân tổ chức phát triển cơ sở giáo dục mầm non
trong các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục mầm
non ở các khu vực có nhiều khu công nghiệp, giải tỏa bớt áp lực cho các trường
mầm non công lập, hạn chế bớt tình trạng do thiếu trường, lớp mầm non, nhiều

trường hợp phụ huynh phải gửi trẻ tại các nhóm, lớp mầm non tư thục chưa
được cấp phép không bảo đảm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng gây nguy cơ mất
an toàn cho trẻ.
+ Được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập DN theo Nghị
định 69/2008/NĐ-CP và 59/2014/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư xã
hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, giáo dục:
Dự án được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời
gian hoạt động
Dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi
có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo
- Vị trí thứ hai: Được hưởng ưu đãi về thuế theo dự án được đầu tư mới về
lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại khu vực khó khăn theo Thông tư 83/2016/TT-BTC
ngày 17/6/2016

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

Dự án được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời
gian hoạt động
Dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi
có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.
* Về giá thuê đất
- Vị trí thứ nhất: Giá thuê đất mỗi năm
Đơn giá


ĐVT

2.250.000.000

VNĐ/35 năm

1800
1125
675

VNĐ/m2/tháng
VNĐ/m2/tháng
VNĐ/m2/tháng

95.040.000

VNĐ/năm

Đơn giá

ĐVT

Giá thuê đất tại khu TĐC
44 ha

2.800.000.000

VNĐ/m2/35 năm


Diện tích cần thuê

4.000

m2

Giá thuê đất tại KCN Mỹ
Xuân A2 tạm tính (trả tiền
1 lần)
Chi phí quản lý
Phần xây dựng
Phần đất thuê
Chi phí quản lý hằng năm
(Đã bao gồm VAT)

- Vị trí thứ hai:

* Khả năng mở rộng trong tương lai
- Vị trí thứ nhất: Khả năng mở rộng thêm trong tương lai khoảng 4000 m2
đáp ứng nhu cầu thêm khoảng 400 – 500 trẻ
- Vi trí thứ hai: không có khả năng mở rộng vì Quỹ đất đã hết.

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

SV: Nguyễn Lê Minh Trí


GVHD: TS. Vũ Văn Đông

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

Bảng 2.1: Thang điểm và trọng số của các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm
Các Yếu Tố
Nhu cầu
Nguồn nhân lực
Điều kiện hạ tầng
Những ưu đãi của chính phủ
Mặt bằng, giá đất
Khả năng mở rông trong tương lai
Tổng

Trọng số
30%
5%
15%
15%
25%
10%

Vị Trí 1


Vị Trí 2

Tổng điểm Vị trí 1

Tổng điểm Vị trí 2

90
70
90
90
70
50

70
70
85
90
90
0

27
3,5
13,5
13,5
20
5
82,5

21
3,5

12,75
13,5
22,5
0
73,25

2.1.3 Quyết định lựa chọn vị trí
Qua bảng điểm phân tích trọng số trên Quỹ đầu tư quyết định lựa chọn địa điểm thực hiện dự án trường mầm non ở vị
trí 1: trong KCN Mỹ Xuân A2

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang 14


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

KẾT LUẬN
Quyết định về lựa chọn địa điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn
được địa điểm tốt, phù hợp sẽ:
Tạo ra được lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh;
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc được với khách hàng, nâng
cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới
Tạo ra được một trong những nguồn lực mũi nhọn cho doanh nghiệp
Tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi.
Cuối cùng, quyết định lựa chọn địa điểm là một công việc phức tạp có

ý nghĩa dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, khắc phục, hoặc nếu khắc
phục sẽ rất tốn kém. Bởi vậy, việc quyết định lựa chọn địa điểm là một
trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với
doanh nghiệp.Chính vì vậy, phải chọn địa điểm thực hiện dự án sao cho hội tụ
được "thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Hi vọng rằng với quyết định lựa chọn vị trí
dự án trường mầm non trong KCN Mỹ Xuân A2 sẽ đem lại nhiều hiệu quả về
mặt kinh tế - xã hội cho Quỹ.

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang


Tiểu luận Môn học Quản trị Sản Xuất

GVHD: TS. Vũ Văn Đông

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

TS Vũ Văn Đông (2016), Bài giảng và Quản trị sản xuất.

2.

Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và Quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất
bản Tài chính..

3.

Trương Đoàn Thể (2007), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà

xuất bản đại học kinh tế quốc dân.

4.

Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị sản xuất và dịch vụ, Nhà xuất bản
Thống Kê.

SV: Nguyễn Lê Minh Trí

Trang



×