Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Người cao tuổi trong gia đình việt nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.31 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------LÊ NGỌC LÂN
NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
NAM
TRONG BỐI CẢNH
GIÀ HOÁ DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYỄN HỮU MINH

HÀ NỘI – 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa
học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu
Minh

Phản biện 1: PGS.TS Mai Quỳnh Nam
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Văn Quyết
Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn
Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào


……………, ngày …….tháng ……..năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Viện Nghiên cứu Gia đình và giới


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Lê Ngọc Lân- Nguyễn Hữu Minh- Trần Quý Long, 2011.
Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình. Tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 2

2.

Lê Ngọc Lân, 2011. Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong
xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuổi ở
Việt nam. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, Số 5.

3.

Lê Ngọc Lân, 2012. Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc
đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi trong gia
đình Việt Nam hiện nay. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới,
Số 2.

4.


Lê Ngọc Lân, 2014. Mấy nét về đời sống tinh thần tình cảm
giữa con cháu và người cao tuổi trong gia đình ở thành phố
Bắc Ninh. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới, Số 5.

5.

Lê Ngọc Lân, 2016. Chăm sóc người cao tuổi trong các cơ sở
dịch vụ tập trung tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, Số 4

6.

Le Ngoc Lan, 2013. Elderly Care in Vietnam. Vietnam Journal
of Family and Gender studies, June 2013.


MỞ ĐẦU
Luận án đã làm rõ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong
bối cảnh già hóa dân số, những biến đổi xã hội trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có những nghiên cứu về người
cao tuổi trong gia đình Việt nam hiện nay. Qua đó nhận diện các mối
quan hệ, sự tương tác giữa thế hệ người cao tuổi và con cháu trong
gia đình: về đời sống vật chất, đời sống tinh thần và quan hệ chăm
sóc giữa các thế hệ. Các mối quan hệ này đang thay đổi bởi những
yếu tố nào? Các gia đình đang gặp những khó khăn gì trong chăm sóc
người cao tuổi cũng là những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu
này.
Cũng trong phần này, tác giả cũng chỉ ra những mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu. Đó là: Vận dụng các lý thuyết được áp dụng
trong nghiên cứu, trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được để

phân tích, đánh giá một số vấn đề cơ bản liên quan đến người cao
tuổi Việt Nam trong gia đình hiện nay như: đời sống của người cao
tuổi và sự chăm sóc lẫn nhau giữa con cháu với người cao tuổi (về
vật chất và tinh thần tình cảm, sức khỏe); những vấn đề đặt ra trong
các mối quan hệ này.
Tác giả cũng nêu ra đối tượng nghiên cứu là 3 mối quan hệ giữa
người cao tuổi và con cháu trong gia đình; phạm vi nghiên cứu được
phân tích từ kết quả các bộ số liệu khảo sát về gia đình và người cao
tuổi trong toàn quốc (Điều tra gia đình Việt Nam 2006) và các cuộc
nghiên cứu ở các vùng miền khác trong khoảng 5 năm gần đây mà
tác giả tham gia hoặc thực hiện.

1


Các câu hỏi đặt ra cần được trả lời trong nghiên cứu này là: Đặc
điểm về người cao tuổi và đời sống của họ trong gia đình hiện nay
như thế nào ? Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu (sự quan
tâm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ) trong các lĩnh vực đời
sống vật chất và tinh thần ra sao? Việc chăm sóc người cao tuổi
trong gia đình hiện nay như thế nào và các gia đình đang gặp những
khó khăn gì trong chăm sóc người cao tuổi? Các giả thuyết nghiên
cứu được đặt ra để kiểm chứng trong quá trình phân tích là: i) Trong
các gia đình Việt nam hiện nay mối quan hệ giữa các thế hệ cơ bản
vẫn dựa trên nền tảng của gia đình truyền thống, giữa ông bà- cha
mẹ và con cái vẫn có sự quan tâm, gắn bó chăm sóc lẫn nhau và ii)
Đã có những tác động của các yếu tố hiện đại hóa đến các mối quan
hệ gia đình, sự thay đổi trong cách quan tâm chăm sóc với người cao
tuổi đòi hỏi các thế hệ cần có những điều chỉnh để phù hợp hơn trong
bối cảnh xã hội mới.

Về Phương pháp, nghiên cứu này sử dụng các phương pháp cơ
bản của khoa học xã hội học: phân tích tài liệu sẵn có, phân tích số
liệu thứ cấp; nghiên cứu định lượng và định tính tại thực địa. Các
mẫu nghiên cứu và nguồn số liệu cũng được tác giả xác định rõ.
Xác định khung lý thuyết nghiên cứu nhằm định hướng cho
những phân tích, luận giải, trả lời các câu hỏi trong quá trình nghiên
cứu được xây dựng với những biến số thích hợp.

2


Bối
cảnh
kinh tế
- xã hội
trong
thời kỳ
đổi
mới,
CNH,
HĐH

quá trình

già hóa
dân
số

Đặc
trưng

nhóm xã
hội của
các gia
đình

Thực
hiện
các
vai

Các đặc
trưng
nhân
khẩu xã
hội của
NTL

Mối
quan hệ
về đời
sống vật
chất

trò
trong
gia
đình

Mối
quan hệ

về đời
sống tinh
thần
Mối
quan hệ
chăm sóc
NCT

Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
và kết cấu trình bày cũng được tác giả nêu lên trong phần Mở đầu
này. Đó là, đóng góp trong cách tiếp cận nghiên cứu; phác họa được
góc nhìn tổng quan về cơ cấu dân số cao tuổi, những đặc điểm và
điều kiện sống của người cao tuổi hiện nay. Từ góc độ vi mô, nghiên
cứu đã có những phát hiện, chỉ ra những thay đổi về vai trò và đặc
điểm của các mối quan hệ tương hỗ trong đời sống vật chất và tinh
thần của người cao tuổi với các thế hệ trong gia đình hiện nay. Trong
bối cảnh xã hội biến đổi và những khác biệt thế hệ trong nhận thức và
quan niệm về giá trị đã cho thấy có xu hướng chuyển từ chăm sóc
truyền thống trực tiếp sang gián tiếp, “tiền tệ hóa” sự chăm sóc ở
một bộ phận các gia đình; một bộ phận người cao tuổi có khuynh
hướng chuyển từ sự “hy sinh” sang hưởng thụ; có sự thay đổi trong
3


quan niệm và hành vi về mối quan hệ hỗ trợ của các thế hệ và về các
mô hình chăm sóc người cao tuổi.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được kết cấu thành 5
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Các khái niệm cơ bản. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp

cận.
Chương 3. Mối quan hệ về đời sống vật chất giữa người cao tuổi
và con cháu trong gia đình
Chương 4. Mối quan hệ về đời sống tinh thần, tình cảm giữa
người cao tuổi và con cháu trong gia đình
Chương 5. Chăm sóc người cao tuổi trong gia đình Việt nam
hiện nay.

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với dung lượng 22 trang, luận án đã tổng quan phân tích một số
chủ đề nghiên cứu về mối quan hệ của người cao tuổi và con cháu
trong gia đình. Các tài liệu tổng quan được tác giả phân tích theo 2
tuyến: các nghiên cứu quốc tế và trong khu vực; những nghiên cứu
trong nước.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài gần đây về chủ đề này khá
phong phú. Trên cơ sở các tài liệu có được, tác giả đã tổng quan phân
tích theo các nhóm chủ đề. Chẳng hạn, một số tác giả đã nghiên cứu
về sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình, xem xét mạng lưới hỗ trợ
của người cao tuổi và cũng chỉ ra tác động của quá trình hiện đại hóa
ảnh hưởng đến các mối liên hệ gia đình.
4


Phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ cao tuổi và con cái, các tác
giả cũng chỉ ra nguyên tắc ‘có đi có lại’ giữa hai thế hệ. Nghĩa là con
cái có thể giúp đỡ cha mẹ về tiền bạc thì cha mẹ giúp lại con cái việc
nhà, chăm sóc các cháu… và trong lĩnh vực này thì những người phụ
nữ chiếm giữ vai trò quan trọng hơn trong chăm sóc người cao tuổi.
Người cao tuổi châu Âu, châu Úc đang chuyển trạng thái từ „hy sinh,
phục vụ‟ sang „hưởng thụ‟. Mối quan hệ về đời sống tinh thần giữa

cha mẹ cao tuổi-con cái cũng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm.
Mối quan hệ giữa các thế hệ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu
tố, trong đó quan trọng nhất là sự giao tiếp. từ những nghiên cứu về
mối quan hệ giữa ông bà và cháu, các tác giả cũng cho rằng mối quan
hệ giữa cha mẹ già và con cái chính là cầu nối liên kết giữa các thế
hệ. Mối quan hệ giữa thế hệ ông bà và thế hệ bố mẹ tốt thì các cháu
và ông bà thường xuyên gặp gỡ hơn và duy trì được sự gần gũi. Một
số tác giả cũng đã nghiên cứu về những khía cạnh tác động đến cuộc
sống của người cao tuổi như kinh tế, hôn nhân, sức khỏe… Một số
chính sách hỗ trợ các gia đình trong chăm sóc người cao tuổi cũng
được một số nhà nghiên cứu chỉ ra (nhà ở, bảo trợ xã hội…).
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước. Khoảng hơn chục năm
qua, vấn đề người cao tuổi cũng đã được các nhà nghiên cứu quan
tâm hơn. Các nghiên cứu về người cao tuổi trong những năm gần đây
đều chỉ ra rằng quá trình già hoá dân số đang diễn ra với tốc độ cao ở
Việt Nam, kèm theo đó là một số đặc điểm nổi bật của người cao tuổi
hiện nay. Các nghiên cứu thường thiên về mối quan hệ con cái hỗ trợ
cha mẹ về đời sống vật chất và chỉ ra có sự khác biệt về giới, lứa tuổi
và khu vực sống của con cái trong việc hỗ trợ cha mẹ.
5


Cha mẹ hỗ trợ con cái là khía cạnh quan hệ còn ít được nghiên
cứu. Nhóm tác giả của Viện nghiên cứu gia đình và giới đã phân tích
sâu thêm số liệu Điều tra gia đình 2006 và nêu ra các hình thức cha
mẹ giúp đỡ con cái: cho/cho vay vốn làm ăn; hỗ trợ việc sản xuất
kinh doanh tạo thu nhập chung hoặc phổ biến tri thức, kinh nghiệm
làm ăn cho con cháu.
Về đời sống tinh thần, mối quan hệ tinh thần, tình cảm giữa

người cao tuổi và con cháu được một số nghiên cứu đánh giá trên các
khía cạnh: mức độ tâm sự /trò chuyện và hỗ trợ con cái chăm sóc
giáo dục các cháu của người cao tuổi và việc thăm hỏi động viên của
con cái đối với người cao tuổi.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng là chủ đề được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tình trạng
sức khỏe người cao tuổi, mô hình bệnh tật và sự chăm sóc của con
cái khi cha mẹ già đau ốm; việc chi trả phí dịch vụ, tiền thuốc men…
và chỉ ra những khác biệt về nhóm xã hội trong chăm sóc cha mẹ.
Việc tổng quan phân tích các nghiên cứu đã có trong và ngoài
nước cho thấy, ở các nước phát triển đã có sự thay đổi trong chăm
sóc người cao tuổi. Một số chính sách cũng như các mô hình chăm
sóc là những gợi ý tốt cho Việt nam ở giai đoạn sắp tới. Những
nghiên cứu trong nước tuy phong phú về góc độ tiếp cận, nhưng phần
nhiều là những nghiên cứu chuyên đề phục vụ xây dựng chính sách,
tiếp cận các mối quan hệ thế hệ ở các góc độ đơn tuyến, ít phân tích
sâu để thấy được những nhân tố nào đang ảnh hưởng, tác động đến
các mối quan hệ này.

6


Chương 2. Các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết
và cách tiếp cận nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm cơ bản. Trong phần này, tác giả đã thao tác
hóa khái niệm và định nghĩa một số khái niệm công cụ cho quá trình
phân tích:
Già hóa dân số; Người cao tuổi; Gia đình; Quan hệ giữa người
cao tuổi và các thế hệ trong gia đình; Biến đổi xã hội; Bối cảnh biến
đổi xã hội và các mối quan hệ gia đình.

Điều tác giả lưu ý là tuy xác định “gia đình” như định nghĩa
trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nhưng với cha mẹ cao
tuổi, nghiên cứu bao hàm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng, kể cả sống
chung hay không sống chung.
Luận án cũng đã dành một số trang thích đáng để bàn về bối
cảnh biến đổi xã hội ảnh hưởng thế nào đến các mối quan hệ gia đình
hiện nay. Đó là từ các chính sách kinh tế, chính sách xã hội đã có
những tác động làm gia tăng tốc độ hạt nhân hóa, tỷ lệ hộ gia đình
tăng nhanh; làn sóng di cư, chính sách kế hoạch hóa gia đình, giảm
sinh cũng đặt ra những vấn đề xã hội, trong đó có việc chăm sóc
người già.
2.2 Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu.
Luận án lựa chọn 2 lý thuyết chính làm cơ sở nghiên cứu là Lý
thuyết vị thế vai trò và Lý thuyết hiện đại hóa.
2.2.1 Lý thuyết vị thế vai trò. Ngoài việc định nghĩa, giải thích
khái niệm, tác giả cho rằng: Từ quan điểm nhìn nhận mới về vai trò
và những đóng góp của người cao tuổi trên các mặt của đời xống xã
hội, tiếp cận nghiên cứu người cao tuổi từ góc độ này sẽ cho thấy
những khả năng và đóng góp rõ ràng hơn của lớp người cao tuổi
trong phát triển kinh tế và vai trò của họ trong gia đình. Bên cạnh đó,
7


tiếp cận từ góc độ Lý thuyết vai trò cũng là cơ sở để phân tích, đánh
giá việc thực hiện các trách nhiệm của thế hệ con cháu với cha mẹ,
ông bà cao tuổi trong gia đình trên từng khía cạnh quan hệ với vị thế
là những người con, người cháu. Một khía cạnh khác của vai trò cũng
đươc quan tâm trong phân tích, đánh giá là vai trò giới.
2.2.2 Từ góc độ lý thuyết hiện đại hóa. Các luận điểm về hiện
đại hóa của các học giả phương Tây cho rằng hiện đại hóa, công

nghiệp hóa dẫn tới những thay đổi về văn hóa xã hội từ nâng cao
trình độ học vấn tới thay đổi các vai trò giới. Công nghiệp hóa là yếu
tố trung tâm của quá trình hiện đại hóa và có ảnh hưởng đến hầu hết
các nhân tố xã hội khác (Ronald Iglehart 2000, 2009). Goode (1963)
cũng dự báo các tác động to lớn của công nghiệp hóa đến gia đình, có
thể dẫn tới những hệ lụy về giảm tần suất thăm viếng, hệ thống gia
đình truyền đang dần tan rã….
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tiếp cận từ góc độ lý thuyết trung
gian Xã hội học gia đình, xem gia đình như „hệ thống‟ các quan hệ xã
hội, một thiết chế xã hội có các chức năng nuôi dưỡng, chăm
sóc…các thành viên. Việc vận dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu
mối quan hệ gia đình trong bối cảnh xã hội mới, sẽ giúp nhận biết,
đánh giá những tác động của môi trường kinh tế-xã hội thời kỳ Đổi
mới đến các thế hệ trong gia đình, đến các mối quan hệ và các hình
thức có thể thay đổi trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phù
hợp và tích ứng với điều kiện xã hội mới cũng như những bất cập cần
phải điều chỉnh để làm hài hòa hơn các mối quan hệ này.

8


Chương 3. Mối quan hệ về đời sống vật chất giữa
người cao tuổi và con cháu
Với dung lượng 32 trang bản thảo, chương này đề cập đến 3
khía cạnh cơ bản của mối quan hệ: Một số nét cơ bản về đời sống vật
chất của người cao tuổi; vai trò kinh tế và sự hỗ trợ của người cao
tuổi trong gia đình và sự chu cấp hỗ trợ của con cái với cha mẹ.
3.1 Một số nét cơ bản về đời sống vật chất của người cao tuổi
hiện nay. Luận án phân tích trên 2 chiều cạnh Mức sống và điều kiện
sống; các nguồn thu nhập và mức độ bảo đảm cuộc sống của người

cao tuổi
3.1.1 Mức sống và điều kiện sống
Từ các nguồn số liệu của Điều tra gia đình Việt nam 2006, khảo
sát về người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh và các nguồn số liệu
so sánh khác (Điều tra quốc gia về người cao tuổi 2011, điều tra
người cao tuổi khu vực đồng bằng sông hồng…) tác giả đã phác họa
những nét cơ bản về cuộc sống của người cao tuổi hiện nay, theo đó,
tỷ lệ người cao tuổi có mức sống khá giả còn thấp, đa số có mức sống
trung bình; phụ nữ cao tuổi sống trong gia đình nghèo, ở nông thôn
nhiều hơn.
Về điều kiện sống, những người cao tuổi ở khu vực đô thị có
điều kiện sống tốt hơn (về nhà ở, công trình vệ sinh, nguồn nước,
chiếu sáng). Có khoảng cách đáng kể về điều kiện sống giữa người
cao tuổi ở thành thị và người cao tuổi ở nông thôn; giữa nhóm người
Kinh và các dân tộc khác.
3.1.2 Các nguồn thu nhập và mức độ bảo đảm cuộc sống
Các cuộc nghiên cứu cho thấy khoảng 60-70% người cao tuổi có
thu nhập (tự làm, phụ cấp, lương hưu, bảo trợ xã hội, tiết kiệm, con
cháu chu cấp…). Phân tích sâu thêm thấy rằng, tỷ lệ người cao tuổi
9


có nguồn thu nhập giảm dần theo chiều tăng của nhóm tuổi, và giảm
dần theo mức trình độ học vấn. Người có tình trạng hôn nhân là góa/
ly hôn/ ly thân có tỷ lệ sống phụ thuộc vào con cháu nhiều hơn những
người đang có vợ chồng. Người cao tuổi ở nông thôn có tỷ lệ đang
làm việc tự tạo thu nhập cho bản thân cao hơn so với người ở đô thị.
Mức độ đảm bảo được phân tích trên cơ sở những nhu cầu cơ
bản hằng ngày (ăn uống và chăm sóc sức khỏe). Những người cao
tuổi có mức sông khá giả chủ yếu ở nhóm có nguồn tích lũy, hưu trí.

Nhóm nghèo thường là sống dựa vào lao động của bản thân và sống
phụ thuộc con cháu.
3.2 Vai trò kinh tế và sự hỗ trợ của người cao tuổi trong gia
đình
3.2.1 Người cao tuổi và các hoạt động kinh tế. Phân tích từ số
liệu các cuộc điều tra cho thấy, nhìn chung, còn một tỷ lệ khá cao
người cao tuổi vẫn còn làm việc dưới nhiều hình thức (trong khoảng
trên 30% đến trên 40% ở các cuộc khảo sát khác nhau). Người cao
tuổi sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn trong số người
cao tuổi còn làm việc so với các cụ ở khu vực thành thị. Tỷ lệ phụ nữ
cao tuổi làm việc thấp hơn so với nam giới cao tuổi. Phần lớn người
cao tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm tỷ lệ cao
ở khu vực nông thôn. Sự khác biệt về trình độ học vấn cũng như trình
độ chuyên môn của người cao tuổi ở hai khu vực nông thôn và đô thị,
cùng với sự khác biệt về sự phát triển kinh tế ở hai khu vực là những
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự khác biệt về ngành nghề kinh
tế mà người cao tuổi tham gia.
3.2.2 Cùng con cái góp phần tạo thu nhập cho gia đình. Người
cao tuổi thường coi trọng trách nhiệm của cha mẹ già đối với các con
trong các vấn đề hàng ngày của cuộc sống, trong đó có sự hỗ trợ về
10


kinh tế. Nam cao tuổi hỗ trợ nhiều hơn nữ giới. Ở nhóm tuổi càng
lớn, khả năng giúp đỡ con cháu tạo thu nhập cho gia đình ít hơn.
Nghề nghiệp có mối quan hệ với khả năng đóng góp thu nhập cho
gia đình của người cao tuổi, những người cao tuổi làm nông nghiệp
có tỷ lệ tham gia đóng góp vào thu nhập chung cao nhất là những kết
luận được rút ra.
3.2.3. Các hình thức hỗ trợ con cái. Ngoài việc góp phần cùng

con cái vào thu nhập của gia đình thì các hình thức trợ giúp khác của
người cao tuổi cho con cái còn ít được nghiên cứu. Phân tích số liệu
Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, cha mẹ cao tuổi còn có
những hình thức khác giúp con cái làm ăn, đó là hỗ trợ vốn, truyền
thụ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
Sự trợ giúp vốn cho con cái giảm dần khi tuổi của người cao tuổi
tăng lên. Giữa những người có nghề nghiệp khác nhau thì sự trợ giúp
vốn cho con cái cũng khác nhau. Những người hưu trí/ mất sức (có
thể do có lương/sự tích luỹ) là những người giúp đỡ nhiều nhất,
những người làm nông nghiệp và phi nông nghiệp hỗ trợ vốn cho con
cái thấp hơn. Một số nghiên cứu khác đề cập đến việc cha mẹ cao
tuổi hỗ trợ tiền bạc, hiện vật cho con cái trong cuộc sống, nhưng tỷ lệ
không nhiều và có sự khác nhau theo nhóm mức sống, mô hình sống
hoặc với con trai hay con gái. Nhìn chung những người con trai sống
cùng thường được hỗ trợ nhiều hơn.
Về truyền thụ kinh nghiệm làm ăn, có khoảng 50% NCT hỗ trợ
con cái theo hình thức này và nam giới cao tuổi giúp đỡ con cái bằng
loại việc này cao hơn phụ nữ. Người cao tuổi ở nhóm tuổi cao hơn có
sự trợ giúp con cái ít hơn. Những người hưu trí/mất sức có sự trợ
giúp con cái bằng cách truyền đạt lại những kinh nghiệm sản xuất/
kinh doanh nhiều nhất.
11


Bổ sung cho nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu định tính
cũng cho thấy, với những người cao tuổi có điều kiện, ở thành phố đã
có những thay đổi về nhận thức, chuyển từ sự „hy sinh‟ cho con cái
sang tích luỹ, hưởng thụ tuổi già.
3.3 Sự chu cấp hỗ trợ của con cái với cha mẹ cao tuổi.
Phần này Luận án chia sẻ những phát hiện về các hình thức hỗ trợ

của con cái và mức độ chu cấp cho cha mẹ.
3.3.1 Các hình thức hỗ trợ cha mẹ. Thông tin định lượng thu thập
được từ các nghiên cứu cho thấy, ngoài trách nhiệm nuôi dưỡng cha
mẹ sống chung, sự chu cấp của con cái cho cha mẹ chủ yếu dưới hai
hình thức, chu cấp tiền bạc và quà tặng bằng hiện vật. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự chu cấp/trợ giúp về vật chất cho cha mẹ cao
tuổi, cả cha mẹ đẻ hay cha mẹ vợ/chồng bằng mô hình hồi quy
logistic cho thấy các yếu tố về tuổi, mức sống, khu vực cư trú và mô
hình sống và khoảng cách sống có tác động đến tần suất hỗ trợ của
con cái cho cha mẹ cao tuổi. Ngoài ra cũng có sự khác biệt trong sự
quan tâm trợ giúp cha mẹ giữa con trai/con gái; con trai cả- con trai
thứ trong các gia đình.
3.2.2 Mức độ chu cấp cho cha mẹ. Còn ít các nghiên cứu liên
quan đến lĩnh vực này đo lường về tần suất (thường xuyên hay thỉnh
thoảng), mức độ chu cấp, hỗ trợ về vật chất cho cha mẹ cao tuổi (xem
xét cả hai tuyến, cha mẹ đẻ và cha mẹ vợ/chồng). Tuy nhiên, với cách
ước lượng tương đối về hình thức chủ yếu hỗ trợ cha mẹ về vật chất
hoặc ước lượng thành tiền hỗ trợ cha mẹ trong vòng một năm cho
thấy con cái thường lựa chọn hình thức hỗ trợ cho cha mẹ chủ yếu
bằng tiền chiếm tỷ lệ cao hơn và chịu ảnh hưởng bởi khu vực sống
(thành thị) nghề nghiệp, mức sống. Tính trung bình, các cuộc điều tra
12


ước lượng con cái hỗ trợ cho cha mẹ khoảng trên dưới 3 triệu
đồng/năm.
Đã có những thay đổi nhất định trong cách quan tâm chăm sóc
của cha mẹ cao tuổi với con cái và ngược lại ở khía cạnh đời sống vật
chất. Người cao tuổi dù vẫn có trách nhiệm với con cháu, nhưng cũng
có tâm lý thích độc lập về kinh tế hơn, vừa có ý dự phòng những tình

huống bất trắc, vừa không muốn 'làm phiền' con cháu khi ốm đau, về
già. Con cái, nhất là những người sống xa cha mẹ, những người di cư
làm việc ở xa nhà thì xu hướng hỗ trợ cha mẹ bằng tiền, thậm chí
“tiền tệ hóa sự chăm sóc” ngày càng rõ.
Chương 4. Mối quan hệ tinh thần tình cảm giữa
người cao tuổi với con cháu
Có những nét giao thoa giữa chăm sóc về vật chất với chăm sóc
tinh thần. Nhiều khi con cháu biều cha mẹ, ông bà chút tiền, hiện vật
nhưng cũng mang lại những khoảnh khắc vui tươi ấm êm nhất định.
Trong nghiên cứu này, các chỉ báo đo lường mối quan hệ này dựa
trên các cuộc điều tra khảo sát là các hoạt động hưởng thụ đời sống
tinh thần của người cao tuổi; mức độ trò chuyện lắng nghe tâm sự
của cha mẹ với con cháu; con cái lắng nghe tâm sự của người cao
tuổi và người cao tuổi trong quan hệ với các cháu trong gia đình.
4.1 Một số hoạt động hưởng thụ văn hóa tinh thần của NCT.
Hoạt động văn hóa, giải trí chủ yếu hàng ngày của đa số NCT là
xem tivi tại gia đình, trò chuyện hoặc sang chơi nhà hàng xóm, bạn
bè. 3 hoạt động hằng ngày là “đọc sách báo”, “xem tivi, nghe đài” và
“sang hàng xóm chơi”, nam cao tuổi có loại hoạt động này thường
cao hơn so với nữ giới. Tỷ lệ người đọc sách báo hàng ngày cũng có
xu hướng tăng cùng với các mức tăng của mức sống, trình độ học vấn
13


và tình trạng sức khỏe. Các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí của
người cao tuổi cho thấy, các hoạt động văn hóa tinh thần của đa số
người cao tuổi có còn “nghèo nàn”. Nhìn chung, các hoạt động
hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần chủ yếu diễn ra và được đáp
ứng trong các gia đình. Điều kiện sức khỏe và kinh tế của người cao
tuổi có ảnh hưởng nhiều đến hành vi hưởng thụ đời sống văn hóa tinh

thần của họ.
4.2 Mức độ lắng nghe, tâm sự giữa NCT với con cháu.
Người cao tuổi có nhu cầu giao tiếp cao, nhất là với vợ chồng,
con cháu trong gia đình. Nam giới có nhu cầu cao hơn khi nữ cao
tuổi có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho công việc chăm sóc
gia đình. Có thể do yếu tố thời gian và sự gần gũi, nên những người
cao tuổi làm nông nghiệp hoặc hưu trí có tỷ lệ chọn vợ/chồng để tâm
sự buồn vui nhiều hơn các nhóm nghề nghiệp khác.
Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ cha mẹ đẻ lắng nghe
tâm sự của con cái theo khu vực sinh sống. Những người cao tuổi ở
chung với con cái có tỷ lệ 'rất thường xuyên' và 'thường xuyên lắng
nghe con cái' nhiều hơn nhóm không sống cùng. Tỷ lệ cha mẹ
vợ/chồng lắng nghe khó khăn tâm sự của con dâu/rể thấp hơn so với
tỷ lệ này ở cha mẹ đẻ. Trong mối quan hệ hằng ngày, giữa con dâu và
cha mẹ chồng có sự giao tiếp nhiều hơn mối quan hệ giữa con rể và
cha mẹ vợ. Cũng có cuộc khảo sát đề cập, đo lường mức độ thoả mái
của cha mẹ khi tâm sự với con cái về những điều lo âu và cho thấy họ
cảm thấy thỏa mái hơn khi chia sẻ với người con sống cùng. Trong
khi nữ giới có tỷ lệ khá thoải mái khi trò chuyện với con gái không
sống cùng hơn con trai không sống cùng thì nam giới lại có xu hướng
ngược lại.
14


4.3 Con cái lắng nghe, tâm sự với cha mẹ cao tuổi.
Việc lắng nghe, chia sẻ với cha mẹ cao tuổi được phân tích từ 2
góc độ: lắng nghe tâm sự của cha mẹ đẻ và cha mẹ vợ/chồng. Từ việc
phân tích số liệu của các nghiên cứu khác nhau, có thể thấy: mối liên
hệ về đời sống tinh thần giữa thế hệ người cao tuổi với con cháu biểu
hiện qua việc trò chuyện lắng nghe những tâm sự, những khó khăn

trong cuộc sống cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy không có sự
khác biệt lớn giữa con trai và con gái, giữa việc sống chung hay sống
riêng trong mối quan hệ tình cảm, tinh thần với cha mẹ nhưng cũng
có những khác biệt đáng kể giữa cha mẹ cao tuổi với con đẻ và với
con dâu/rể về mức độ lắng nghe, tâm sự hoặc ở chiều ngược lại, giữa
cha mẹ và con cái. Mức độ thỏa mái khi tâm sự, trò chuyện với con
cái của người cao tuổi mang đặc tính giới khá rõ: phụ nữ cao tuổi
thấy thỏa mái hơn khi trò chuyện với con gái và nam cao tuổi thì
ngược lại, thấy thỏa mái hơn khi trò chuyện với con trai. Việc thăm
hỏi, liên lạc giữa cha mẹ và con cái không chỉ ở mức độ gặp gỡ theo
đơn vị thời gian mà còn thể hiện qua mức độ thăm hỏi, liên lạc khi xa
nhà hoặc ở riêng. Hình thức này thường phụ thuộc vào khoảng cách
sống và điều kiện kinh tế.
4.4 Người cao tuổi trong mối quan hệ với các cháu trong gia
đình.
Đối với thế hệ thứ 3, các cháu trong gia đình thì mối quan hệ với
ông bà cao tuổi được phân tích dưới 2 góc độ: ông bà quan tâm giáo
dục các cháu và mối quan hệ giao tiếp, chia sẻ tâm sự hằng ngày.
Khi sống chung với con cháu, việc mưu sinh không còn là việc
chính hàng ngày nên người cao tuổi có thời gian, điều kiện để hỗ trợ
con cái trong việc giáo dục, dạy dỗ các cháu. Tuy nhiên, tùy vào khả
năng của mỗi người mà sự đóng góp, hỗ trợ này ở các nhóm người
15


cao tuổi có khác nhau theo độ tuổi, vùng hoặc lợi thế về giới. Ngoài
ra, do có nhiều thời gian ở nhà, người cao tuổi cũng góp nhiều công
sức cho trông nom các cháu nhỏ để con cái có điều kiện tập trung vào
công việc chuyên môn, làm kinh tế gia đình.
Không có sự khác biệt giữa người cao tuổi ở khu vực nông thôn

hoặc thành thị trong sự trợ giúp này. Xét theo nhóm tuổi, những
người ở độ tuổi thấp hơn, tham gia việc dạy dỗ/ giáo dục con cháu
nhiều hơn, do họ còn khỏe mạnh, minh mẫn hơn. Những người cao
tuổi hưu trí, mất sức và đang làm nông nghiệp có nhiều điều kiện,
khả năng giáo dục các cháu hơn nhóm chỉ làm nội trợ hoặc không
làm việc vì già yếu.
Mức độ tiếp xúc, gần gũi tình cảm của ông bà và cháu là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các cháu. Song, do những
hạn chế về thời gian dành cho công việc và học tập, các cháu ngày
nay ít có thời gian trao đổi tình cảm với ông bà và chúng ít nhận được
sự chăm sóc cũng như giáo dục từ thế hệ ông bà hơn. Cũng có những
khác biệt nhất định trong mối quan hệ của các cháu với ông bà hai
bên nội – ngoại và khoảng cách sống…
Kết quả từ những nghiên cứu trong những năm gần đây tại Việt
Nam cho thấy đã có những biểu hiện của lớp trẻ được đánh giá là
thiếu tôn trọng người già… do khác biệt thế hệ trong nhận thức, bối
cảnh sống.

16


Chương 5. Chăm sóc người cao tuổi
trong gia đình hiện nay
Với 28 trang bản thảo, chương này tập trung phân tích một số
nội dung chính liên quan đến việc chăm sóc giữa các thế hệ trong gia
đình.
5.1 Các thế hệ trong gia đình chăm sóc người cao tuổi
5.1.1 Người cao tuổi chăm sóc nhau. Mối quan hệ vợ chồng là
một trong 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình. Quan hệ vợ chồng ở
những người cao tuổi cũng có rất nhiều khía cạnh cần được quan tâm,

nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này một
cách toàn diện. Một số kết quả nghiên cứu mới chỉ đề cập đến mức
độ hài lòng về cuộc sống gia đình nói chung. Một số nghiên cứu đã
chỉ ra tỷ lệ người cao tuổi hiện đang có vợ chồng giảm dần theo độ
tuổi và NCT góa/ ly hôn/ ly thân có tỷ lệ sống phụ thuộc vào con
cháu nhiều hơn những người đang có vợ chồng.
Trong cuộc sống, các nghiên cứu đều cho thấy, đối tượng tâm
sự của người cao tuổi thường là người trong gia đình. Người thường
được chọn để chia sẻ vui buồn trước hết chính là vợ/chồng họ. Khi
gặp khó khăn trong cuộc sống, vợ/chồng thường chiếm tỷ lệ cao nhất
trong lĩnh vực chăm sóc hằng ngày và tỷ lệ này giảm dần theo chiều
tăng của nhóm tuổi.
Cũng trong phần này, Luận án cũng chỉ ra những lĩnh vực còn
thiếu vắng trong các nghiên cứu: mối quan hệ về tâm lý tình cảm,
tình yêu, tình dục ở tuổi già, vấn đề ly hôn ở người cao tuổi; sự chăm
sóc lẫn nhau của người cao tuổi trong gia đình.
5.1.2 Con cháu chăm sóc người cao tuổi. Trong gia đình, ngoài
vợ chồng thì con cháu vẫn là những người chủ yếu chăm sóc khi cha
mẹ cao tuổi. Con cháu chăm sóc người cao tuổi thể hiện qua việc
17


chăm sóc chế độ dinh dưỡng, chăm sóc về dời sống tinh thần và
chăm sóc khi cha mẹ/ông bà đau ốm. Trên thực tế hay trong quan
niệm, mô hình sống của gia đình hiện nay còn ít thay đổi, nên sự
quan tâm chăm sóc, hỗ trợ cha mẹ có thể không rõ về sự phân biệt
con trai con gái, sống chung hay sống riêng, nhưng cha mẹ sống với
con trai, hoặc con trai là người chăm sóc chính vẫn là khuôn mẫu
chung. Kỳ vọng vào con trai cả và gia đình anh ta trong chăm sóc cha
mẹ già được nhiều người lựa chọn nhất và không có sự khác biệt về

người trả lời là nam hay nữ.
5.2 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong gia đình.
5.2.1 Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi. Tình
trạng sức khỏe của người cao tuổi về thể chất và tinh thần đã có sự
suy giảm và tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh khá cao. Số liệu của các
cuộc khảo sát cho thấy, sức khỏe của các cụ ông tốt hơn các cụ bà;
sức khỏe của các cụ sống trong gia đình có mức sống cao tốt hơn các
cụ sống trong gia đình có mức sống thấp và tỷ lệ người cao tuổi mắc
từ hai loại bệnh trở lên khác cao. Mô hình bệnh tật tuổi già cũng đã
được nêu lên và phân tích trong phần này.
5.2.2 Con cháu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Với truyền
thống “trẻ cậy cha, già cậy con”, khi người cao tuổi ốm đau con cái là
người đầu tiên chăm sóc. Các số liệu được phân tích cũng chỉ ra một
số yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến việc chăm sóc cha mẹ cao tuổi
là: giới tính, khu vực sống, nghề nghiệp và mô hình sống chung hay
riêng của người cao tuổi (cũng mang nghĩa khoảng cách sống của con
cái với cha mẹ). Phân tích các yếu tố tác động đến việc chăm sóc cha
mẹ cao tuổi bằng mô hình hồi quy đa biến cho thấy, những người cao
tuổi là nữ, ở nông thôn, góa hoặc độc thân có mức sống trung bình
18


trở lên và có cả con trai con gái được con cái quan tâm chăm sóc lúc
ốm đau nhiều hơn.
Khi cha mẹ già đau ốm thì con cái vẫn là người có trách nhiệm
chính chi trả các dịch vụ thuốc men. So với nam, phụ nữ cao tuổi
phải dựa vào sự giúp đỡ của con cháu nhiều hơn.
Có thể nói, gia đình là nơi NCT được chăm sóc chủ yếu. Việc
chăm sóc này có sự khác biệt theo giới tính, nơi cư trú và độ tuổi (kể
cả đánh giá từ phía người cao tuổi hay con cái họ). Các cụ bà thường

cần đến sự chăm sóc của con cái nhiều hơn các cụ ông. Các cụ sống ở
nông thôn thường được con cháu chăm sóc nhiều hơn các cụ sống ở
thành thị. Xét theo độ tuổi, tuổi càng cao các cụ càng cần đến sự
chăm sóc của con cái lúc ốm đau nhiều hơn.
5.3 Một số vấn đề đặt ra trong chăm sóc người cao tuổi
5.3.1 Những khó khăn của gia đình hiện nay. Nhiều gia đình
cũng đang gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc cha mẹ cao
tuổi. Khó khăn lớn nhất của con cái khi chăm sóc cha mẹ vẫn còn là
khó khăn về kinh tế. Điều kiện kinh tế khó khăn và sự tốn kém trong
điều trị bệnh cho người cao tuổi đối với nhiều gia đình là một sự ám
ảnh, nỗi sợ hãi, nhất là với những gia đình nghèo.
Thu xếp thời gian để chăm sóc cha mẹ cũng là yếu tố gây nhiều
khó khăn cho con cái. Ngoài ra, một khó khăn khác được đề cập đến
trong việc chăm sóc người cao tuổi là người già, nhất là khi bệnh
thường trở nên khó tính hơn bên cạnh những khác biệt thế hệ trong
cuộc sống gia đình
5.3.2 Biến đổi xã hội và việc chăm sóc người cao tuổi hiện nay.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia đình đang có những
biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, qui mô và các mối quan hệ trong gia
đình. Xu hướng này diễn ra đối với cả khu vực thành thị và nông
19


thôn, các vùng và các nhóm thu nhập. Sự thu hẹp quy mô gia đình
với sự suy giảm đáng kể tỷ lệ phụ thuộc trẻ em một mặt giảm gánh
nặng tài chính cho gia đình song nó lại đặt vấn đề chăm sóc người già
trước một nguy cơ mới. Đó là sự thiếu hụt lực lượng chăm sóc người
già trong gia đình, đặc biệt, khi mà số lượng người cao tuổi có xu
hướng gia tăng, nhất là với nhóm người cao tuổi sống riêng, xa con
cháu, hộ nghèo

Bối cảnh xã hội mới với sự phân công lao động mang tính
chuyên môn hóa cao đã phá vỡ cấu trúc xã hội nông nghiệp, tự cấp tự
túc, và như vậy cũng không thể duy trì mô hình „tự chăm sóc‟ trong
gia đình. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách
xã hội, các chương trình chăm sóc người cao tuổi thì gia đình, ngoài
việc dành một phần nguồn lực chăm sóc lẫn nhau thì hình thức chăm
sóc khác, sử dụng các dịch vụ xã hội cũng là một nét mới, phù hợp
với xã hội hiện đại.
Cạnh đó, để chia sẻ những khó khăn mà các gia đình có người
cao tuổi đang gặp phải, nhất là ở nông thôn, những loại hình chăm
sóc tại cộng đồng cũng đang được tổ chức dưới các hình thức nhóm
liên gia, tình nguyện viên, câu lạc bộ chăm sóc người cao tuổi.

20


Kết luận
Từ kết quả phân tích số liệu các cuộc điều tra khảo sát về người
cao tuổi, về gia đình có người cao tuổi trong khoảng 10 năm gần đây,
có thể khái quát về mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu
trong gia đình:
1. Nước ta đã bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ khá
nhanh, đang đặt ra nhiều vấn đề về chăm sóc người cao tuổi cả trên
bình diện xã hội lẫn trong gia đình.
2. Về đời sống vật chất. Các kết quả nghiên cứu khác nhau đều
cho thấy trong hầu hết các gia đình vẫn duy trì mối tương tác mật
thiết giữa các thế hệ cha mẹ cao tuổi và con cái. Sự hỗ trợ lẫn nhau
giữa cha mẹ và con cái biểu hiện dưới nhiều hình thức, ở cả hai
chiều. Con cái dù sống chung hay sống riêng, dù là cha mẹ đẻ hay
cha mẹ vợ/chồng thì một tỷ lệ lớn vẫn có sự quan tâm hỗ trợ cha mẹ

hằng ngày: nuôi dưỡng, quan tâm khi sống chung; biếu tiền, tặng
quà, hỗ trợ công việc gia đình những ngày lễ tết, nhất là những người
con sống riêng hay ở xa cha mẹ.
Có sự khác biệt trong quan hệ tương hỗ giữa con cái với cha mẹ
đẻ, con cái với cha mẹ vợ/chồng. “Tiền tệ hóa” trong mối quan hệ
tương hỗ này cũng là một xu hướng, nhất là trong bối cảnh con cái
không sống chung hoặc di cư đi làm ăn xa. Ở một bộ phận NCT có
điều kiện kinh tế, đã xuất hiện xu hướng „giảm sự hy sinh” cho con
cháu, chuyển sang hưởng thụ tuổi già.
3. Về đời sống tinh thần, tình cảm. Nhìn chung, mối quan hệ
giữa người cao tuổi và con cháu trong lĩnh vực đời sống tinh thần,
tình cảm vẫn diễn ra khá đầm ấm trong đa số gia đình. Cho dù theo
thời gian, người cao tuổi đang có sự suy giảm về sức khỏe thể chất,
21


về vị trí kinh tế và về quyền lực song họ vẫn đang được con cháu
quan tâm chăm sóc, thăm hỏi và tôn trọng.
Mối quan hệ về đời sống tinh thần, tình cảm giữa người cao tuổi
và thế hệ con cháu trong gia đình thể hiện qua nhiều khía cạnh: mức
độ thăm hỏi, lắng nghe tâm sự lẫn nhau; mức độ thăm hỏi khi con
cháu xa nhà cũng như sự hài lòng về nhau của các thế hệ trong gia
đình. Chất lượng của mối quan hệ này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: đời sống kinh tế; sống chung-sống riêng; khoảng cách sống; khu
vực sinh sống, mức độ nhận thức về văn hóa ứng xử của các thế hệ;
sự khác biệt thế hệ, số con, con trai/gái, nhóm tuổi và giới tính của
NCT ... Xã hội đang biến chuyển, một số yếu tố tiêu cực bên ngoài
cũng đang tác động đến mối quan hệ gia đình.
4. Chăm sóc người cao tuổi hiện nay trong gia đình được thực
hiện ở cả 3 thế hệ: người cao tuổi chăm sóc nhau; con cháu chăm sóc

người cao tuổi. Trên tực tế, còn những khoảng trống trong nghiên
cứu về lĩnh vực vợ chồng người cao tuổi trên các bình diện: tình cảm,
tình dục, vấn đề ly hôn ở người cao tuổi.
Gia đình vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy trong chăm sóc người cao
tuổi khi khó khăn, ốm đau. Tuy vậy, cũng theo truyền thống, khi cha
mẹ cao tuổi ốm đau, trách nhiệm trong gia đình hiện nay vẫn dồn lên
vai những người con trai là chủ yếu, nhất là những người đang sống
cùng cha mẹ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhiều gia đình cũng
đang gặp phải những khó khăn hằng ngày về điều kiện sống, họ phải
dành nhiều thời gian cho việc mưu sinh, nên cũng ít có điều kiện để
chăm sóc, động viên cha mẹ. Quá trình di cư với các hình thức đa
dạng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ con cái với cha mẹ già, đặc
22


×