Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

“CĂN BỆNH” THÀNH TÍCH TRONG GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.95 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA: TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----o0o----

TIỂU LUẬN
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: “CĂN BỆNH” THÀNH TÍCH TRONG GIÁO
DỤC Ở NƯỚC TA

GVHD: BÙI VĂN VÂN
Sinh viên: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Lớp: 13CTXH

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2014.


A. LỜI MỞ ĐẦU.
Hiện nay việc dạy và học của ngành giáo dục và đào tạo nói chung
đang đứng trước những thách thức to lớn về chất lượng. Cả xã hội đang
đòi hỏi, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang đòi hỏi cấp thiết
ngành giáo và đào tạo phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Thực tế phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đang đặt ra những đòi
hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời đại ngày
nay, toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình đó
không có chuyện nước lên thì thuyền lên. Ngược lại, đó là sự hợp tác
trong cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện cần để nước ta thành công trong
công cuộc đấu tranh này là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đương
đầu với cạnh tranh và hợp tác.
Nhưng để đưa nước ta lên đỉnh vinh quang như thế thì ai là người
đương đầu và cạnh tranh – học sinh- những chủ nhân tương lai, là người
kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết


sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học
không đúng với khả năng, năng lực của mình và điều này đã tạo điều kiện
cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học đường,làm xôn xao trong giáo dục
nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó là bệnh thành tích trong giáo dục.
Sau những năm đổi mới, đát nước ta đã tiến lên mọi lĩnh vực của đời
sống. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có nhiều ý kiến đánh giá
khác nhau, trong đó có ý kiến đánh giá rằng ngành giáo dục của nước ta
đang đi xuống. Nhiều người cho rằng bệnh thành tích lafmootj trong
những nguyên nhân khiến cho nền giáo dục nước ta tụt dần so với những
nước khác. Vậy, bệnh thành tích là gì? Nguyên nhân cơ bản của chúng
nằm ở đâu? Và muốn chữa căn bệnh đó bằng những liều thuốc nào?
Vì thế,em chọn đề tài này để có phần nào đó góp tiếng nói của mình
vào việc nhận thức đúng về thực trạng giáo dục hiện nay ở Việt Nam, chỉ
ra một số nguyên nhân và đề ra con đường khắc phục.


B. NỘI DUNG.
1. Khái niệm về bệnh thành tích:
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được từ sự nổ lực của con
người.Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân
mà nó còn là yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều
hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình.
Thành tích còn được hiểu là một hành động, một việc làm vĩ đại hoặc
anh hùng, một điều gì mà đạt được bằng sự dũng cảm, tài năng đáng
khen ngợi. Như vậy, bệnh thành tích là bệnh chạy theo thành tích,làm
những báo cáo hay, con số ảo để đánh lừa người khác để được khen, kết
quả tốt nhưng không đúng với năng lực của mình, không phải do mình
làm ra và có thể nói làm mình mua lại để có thành tích tốt để bằng hoặc
hơn người khác.
Theo định nghĩa đó,nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập

thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương. Hãy tưởng tượng một
xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực để đạt những thành tích
cao trong mọi lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục,
sản xuất, thương mại, công nghệ, du lịch,…vì lợi ích cho mình và cả
cộng đồng. Xã hội đó chăc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn
tiến bộ, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường
thịnh.
Nhưng đến khi nào thì những nổ lực đạt thành tích,một phảm chất tốt
và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trỏ thành một bệnh mà
ngày nay người ta gọi nó là “bệnh thành tích”. Suy cho cùng, nếu diễn
dịch bằng thuật ngữ kinh tế thông thường, sự khác nhau căn bản giữa
thành tích và bệnh thành tích là sự khác nhau giữa hàng thật với hàng giả,
hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó chính là sự có
mặt hay không có mặt của lòng trung thực.
2. Thực trạng hiện nay:
a. Những con số ảo:
Bệnh thành tích đang tồn tại trong nhiều ngành, nhiều cấp ở nước ta
hiện nay, nhưng sự tồn tại của nó như một căn bệnh kinh niên trong
ngành giáo dục là vấn đề đã và đang gây nhiều bức xúc cho du luận.
Thực trạng bệnh thành tích trong ngàng giáo dục nước ta quả là đáng báo
động. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được
nâng cao vượt bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả
thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hằng năm của các bậc học phổ thông. Trong


lúc tỉ lệ học sinh có học lực yếu kém ở các trường là không nhỏ? Cụ thể
trong bảng dưới đây:
Năm
Thí sinh dự thi
Tỉ lệ đậu tốt nghiệp

2011-2012
963571
98,97%
2012-2013
946064
97,52%
2013-2014
910831
99,02%
b. Thực trạng:
Những trường điểm ở thành phố là trường “thương hiệu”- lại là
những trường tiềm ẩn nhiều “bệnh thành tích” nhất. Bởi áp lực phải
giữ uy tín, giữ danh hiệu đó và thế là bằng cách này cách khác những
người làm giáo dục phải chạy theo bệnh thành tích. Năm trước trường
đã là “lá cờ đầu”, năm nay không được thì rõ ràng…không ổn.
Một số trường bị phanh phui tiêu cực đã xin thể chất chỉ vì sắp nhận
huân chương lao động, sắp trở thành trường anh hùng…Tiêu chí thi
đua không đánh giá thực chất, tâm lý phải “tiến dần đều” khiến nhiều
hoạt động của các trường bị hình thức hóa, không hiệu quả, tiêu cực bị
bao che.
Có lẽ thầy cô không nỡ nhìn học sinh mình buồn khi nhận được
những điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều,
phải chăng họ sợ thiên hạ nói trò học không giỏi hay là do thầy cô dạy
không hay. Có trường hợp nhiều học sinh đổ xô đi học một giáo viên
nào đó không đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn là
vì giáo viên đó “thương” học trò. Và biểu hiện ra đó là cho học sinh
biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi hết sức nhẹ nhàng với
học trò “ tại gia “ của mình. Xin nói thẳng, chính vì thương kiểu đó
mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả, điểm thật. Và
những thầy cô đó thật ra đang dần hủy hoại vốn kiến thức và ý thức

học tập của học sinh. Thật là sai lầm! Đừng nghĩ đó là cứu học sinh
của mình mà đang vùi dập chúng thêm.
Còn trong các phong trào thao giảng thi giảng viên giỏi cũng rất
“hoành tráng” nhưng mang tính chất biểu diễn, nhằm phục vụ cho
những toan tính cá nhân nhiều hơn là thực sự nâng cao chất lượng
giáo dục, mà tiêu cực của “không buông tha” một hoạt động đầy tính
nghiêm túc và trí tuệ là thi giáo viên giỏi. Trước kì thi, có trường
trung học phổ thông đã phát hẳn cho mỗi giáo viên một triệu đồng để
quan hệ “mời giám khảo uống nước”. Có những giáo viên đạt giải cao
trong kì thi giáo viên giỏi tỉnh, nhưng về bị tổ chuyên môn tẩy chay
bởi họ biết rõ ràng năng lực thực sự của giáo viên này. Việc anh ta đạt
giải là do “thông minh đột xuất” hay là vì một lí do nào đó.


Tình trạng xin điểm của một số giáo viên cho các học sinh diễn
ra ở nhiều trường. Có học sinh thi khảo sát chỉ được 1 điểm nhưng
giáo viên chủ nhiệm lại xin nâng lên 5 điểm để đạt học sinh giỏi tổng
kết. Cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn ra một số học sinh
gửi cho các giáo viên khác đề “nhờ giúp đỡ”. Và có thể có cả những
HS cá biệt, học yếu, thường xuyên bỏ học nhưng vỡ cú những lí do
“tế nhị” nào dó nờn vẫn được đưa vào danh sách “xin điểm giỏi”.
c. Ví dụ về bệnh thành tích:
Xin kể một câu chuyện về bệnh thành tích đã
xảy ra hiện nay: Ra trường, Hương một cô giáo còn rất trẻ, mới 22
tuổi tràn đầy ước mơ. Hương háo hức nhận công việc tại trường cấp
hai ở một huyện miền núi Phú Thọ. Cô mơ tưởng đến một quang cảnh
của một môi trường giáo dục sư phạm như những gì cô đã được học.
Nhưng thật bất ngờ, những gì cô thấy ở nơi cô đang công tác đã làm
cô bị sốc.
Vừa mới vào trường, ngay buổi họp đầu tiên của hội đồng, người ta

đã bắt cô đăng kí ngay chất lượng dạy của mình. Cứ nghĩ, mình mới
ra trường, cô sẽ chỉ dám đăng kí chưa đến một phần tư học sinh của
mình từ khá trở lên. Điều đó cũng có nghĩa là cô vẫn sẽ có những học
sinh trung bình, học sinh yếu. Vì cứ nghĩ rằng, ở một huyện miền núi
còn khó khăn như vậy, như thế đã tốt lắm rồi. Nhưng sau đó bị hiệu
trưởng phê bình gay gắt. Vị lãnh đạo đó bắt cô phải đăng kí hơn 70%
học sinh khá,giỏi và toàn bộ học sinh còn lại trên trung bình.
Cô rụt rè đặt vấn đề rằng, nếu có học sinh của cô học lực yếu
thì sao? Và cô nhớ lại lời chỉ đạo của lãnh đạo rằng, nếu học sinh đó
yếu, thì phải làm cho điểm số học sinh đó cao lên. Vì họ cần những
thành tích về điểm số. Và vì một vấn đề quan trọng hơn, cô sẽ được
xếp loại giáo viên qua những con số về học lực của học sinh. Cô cũng
được nói bóng gió rằng, ai cũng phải làm vậy, nhất là một giáo viên
mới ra trường như cô.
Ban đầu cô nghĩ rằng do quá lo lắng nên vị hiệu trưởng đó đã quan
trọng hóa bản đăng kí. Cô tạm bằng lòng với cách nghĩ của mình.
Những ngày hôm sau, cô cho lớp làm bài kiểm tra và ngay lập tức, cô
nhận thấy một học sinh lớp 6 cô vừa nhận chủ nhiệm không biết viết
chữ.
Cô thử cho em học sinh này đọc, thâm chí em cũng không đánh
vần được và không nhận được mặt chữ. Cô đành cho học sinh đó điểm
0 trong bài kiểm tra học kì.


Mấy ngày sau, khi có bảng điểm, cô lại bị gọi lên hội đồng nhà
trường. Cô lại bị người ta khiển trách một lần vì đã không đồng ý cho
học sinh đó đủ điểm để qua.
Qua ví dụ trên ta thấy luôn có một nghịch lý đó là một học sinh
có thể không biết chữ vẫn được lên lớp 2. Em học sinh nói trên khi
học cấp 1, nếu em đó thật sự chưa biết chữ, người ta đã có thể cho e

học lại năm đó. Nhưng không, người ta vẫn cho em đó lên lớp. Cứ
vậy, vì thành tích, em học sinh này sẽ được đồng ý cho tốt nghiệp cấp
3. Và không biết chừng, do thay đổi quy chế thi tuyển liên tục, có
nhiều kẽ hở, em đó sẽ có thể vào được một trường đại học nào đó dù
chỉ là một ngành. Rồi bằng cách này hay cách khác, em học sinh đó
vẫn học xong mấy năm đại học. Thậm chí, em còn lo đủ cho mình
điểm để được viết luận văn tốt nghiệp. Khi em muốn làm luận văn tốt
nghiệp một cách trôi chảy thì lại ra chợ luận văn và mua một cái cho
mình. Và đó được viêt luận văn, ai chẳng tốt nghiệp với ít nhất 8
điểm. Ta thấy rằng bệnh thành tích đã ăn sâu vào trong tiềm thức của
các giáo viên trong trường mà Hương đang phân công giảng dạy,họ
coi những việc nâng thành tích của mình là hết sức bình thường và áp
đặt điều đó làm các giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết trong nghề,
Hương có thể theo thời gian, theo hoàn cảnh cô cũng như các giáo
viên khác của trường, nhiễm căn bệnh tích.
Như vậy, ta thấy rằng căn bệnh tích đã, đang và tiếp tục len lỏi
và ăn xâu vào các phong trào thi đua từ cấp trường, cấp cơ sở đến
cuộc thi cấp quốc gia như kì thi tố nghiệp. Nó mang lại cho xã hội một
ảo tưởng là nền giáo dục đạt được rất nhiều thành tích, nhưng bản chất
thật sự không phải như vậy…thực trạng này còn diễn ra đến khi nào
đây?
3. Những qui định, chỉ thị của Bộ GD-ĐT:
Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Quốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo
dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa. Luật Giáo dục năm 2005 đã
quy định nhà giáo và người học không được có hành vi gian lận trong


kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục

không những không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ
biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn
bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp
học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng
trường sở và mua sắm thiết bị trường học. Các biểu hiện tiêu cực và
bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ
bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội.
Trước tình hình đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động "Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục",
coi đây là khâu đột phá trong năm học 2006 – 2007 để lập lại trật tự,
kỷ cương trong dạy và học, làm tiền đề triển khai những giải pháp
khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục. Cuộc vận động này bước đầu đã được sự đồng
tình và hưởng ứng tích cực của toàn xã hội.
Việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục chỉ có thể đạt kết quả thực sự và bền vững nếu có sự chỉ đạo kiên
quyết của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và có sự phối hợp
chặt chẽ của các đoàn thể, tổ chức. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ
thị:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Xây dựng Chương trình hành động chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006 – 2010 với yêu
cầu: nâng cao đạo đức của nhà giáo; giáo dục tính trung thực cho học
sinh, sinh viên; bảo đảm trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và
nhà trường trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực
giáo dục. Xác định nhiệm vụ trọng tâm chống tiêu cực và bệnh thành
tích của từng năm học, tập trung chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục và
các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện chương trình hành động nói
trên.

b) Gắn việc thực hiện Chương trình hành động chống tiêu cực
và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục với việc đổi mới giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp; đổi mới công tác thi, tuyển sinh và xây dựng quy trình đánh
giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục, bảo


đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục.
c) Phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt
Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện chương trình
liên ngành để việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong
giáo dục trở thành hành động chung của toàn xã hội.
2. Các Bộ, ngành có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề trực thuộc cần chủ động phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong
giáo dục; thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện để
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục do địa phương
quản lý nghiêm túc thực hiện Chương trình hành động chống tiêu cực
và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; không áp đặt các chỉ tiêu
về kết quả thi, lên lớp, tốt nghiệp một cách hình thức, không phù hợp
với thực tiễn; chỉ đạo xử lý nghiêm các tiêu cực và bệnh thành tích
trong giáo dục ở địa phương ngay từ đầu các năm học mới. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần coi

đây là một nhiệm vụ chỉ đạo trọng tâm của năm học 2006 – 2007.
Trước mắt cần ban hành chỉ thị để chỉ đạo triển khai, tổ chức thực
hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục" tại địa phương.
4. Gia đình và các bậc phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học
sinh cần chú trọng giáo dục con em mình thái độ học tập đúng đắn,
trung thực; không tiếp tay cho các hiện tượng tiêu cực, đồng thời phối
hợp chặt chẽ với nhà trường và chính quyền địa phương phát hiện và
kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.
5. Cán Bộ, ngành có liên quan phải chủ trì, phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, dạy nghề trực thuộc
xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hành động chống
tiêu cực, nâng cao chất lượng dạy và học; chỉ đạo cáccơ quan chức
năng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các cơ chế quản lý, chính sách


đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt, đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới
giáo dục.
6. Bộ Văn hoá – Thông tin phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong
các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn thể nhân dân hưởng
ứng các cuộc vận động thực hiện chương trình hành động nói trên.Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo mở Chuyên mục tuyên truyền, định kỳ phát sóng về
các hoạt động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục, trước mắt là tuyên truyền về cuộc vận động "Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
7. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung
ương và các Bộ, ngành Trung ương theo thẩm quyền phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch

bảo đảm các điều kiện thực hiện Chương trình hành động chống tiêu
cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006 –
2010.
8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp tình hình
và báo cáo định kỳ hàng quý kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này
của các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước lên Thủ tướng
Chính phủ
4. Nguyên nhân của “bệnh”:
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã tiến lên, người dân ở
những mức độ khác nhau điều hướng được sự tiến lên đó trong cuộc
sống hàng ngày. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có nhiều ý
kiến đánh giá khác nhau, trong đó có những ý kiến cho rằng ngành
giáo dục đã thụt lùi.
Cứ nhìn vào số người được đi học người có trình độ phổ thông,
người được tốt nghiệp Đại học, rối số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư...
thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua
những gì mà chúng ta thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên
môn cao, cho đến cái nhìn của người dân bình thường lại không mấy
sáng sủa và đang rất đáng lo ngại.


Nhiều người cho rằng bệnh thành tích là một nguyên nhân thụt lùi,
nhưng vì sao ngành giáo dục lại mang trong mình bệnh thành tích?
Ở thời bao cấp tuy khó khăn, song một khi đội ngũ thầy cô giáo
chuyên tâm hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người thì cuộc sống
hàng ngày, tương lai của họ vẫn được đảm bào một cách cơ bản như

một người. Học sinh đi học trong muôn vàn khó khăn túng thiếu, song
ở một cấp đều không phải đóng tiền, học ở các Trường Đại học,
Trung học chuyên nghiệp còn được nhận học bổng để chuyên tâm học
hành và học tập càng giỏi, càng phấn đấu tốt thì tương lai càng rộng
mở.
Ngày nay, trong xã hội không phải mọi người cũng cùng mục tiêu
phấn đấu. Dù không hiếm những người thầy hết lòng chăm lo cho sự
nghiệp trồng người, nhưng đa phần các thầy giáo ngày nay không thể
chỉ chuyên tâm hết mình cho công việc ở trường mà còn phải lo trang
trải quá nhiêu nhu cầu của cuộc sống, vì đồng lương danh nghĩa quá
thấp. Còn học trò, đi học phổ thông đã phải đóng tiền, thi đỗ vào Đại
học đã khó, đỗ rồi lấy tiền đâu để học, học xong đi làm ở đâu?
Ngoại trừ một số trường thực sự có chất lượng, còn quá nhiều để
trường phổ thông có nhiều thầy không cần cố gắng hết mình, nhiều trò
không phải học hết mình, nhưng tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ lên lớp,
tỷ lệ tốt nghiệp vẫn đều đều năm sau cao hơn năm trước.
Thế rồi với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cao, những "cô tú câu
tú" nô nức thi vào Đại học để rồi nghịch lý yếu tất yếu xảy ra: tỷ lệ
học sinh không làm được bài, bị điểm "liệt" rất cao...
Như vậy, bệnh thành tích ở các trường phổ thông có phần từ thày
cô giáo, có phần từ học sinh và cả cha mẹ học sinh, song nguyên nhân
trực tiếp làm cho hệ thống giáo dục bị nhiễm bệnh thành tích chính là
việc các nhà quản lý lãnh đạo ở các địa phương và các ngành giáo dục
đã đặt lên vai các trương những yêu cầu về thành tích mà không căn
cứ váo thực chất của đội ngũ thầy và trò.
Thời nào cũng có những học sinh, sinh viên dù khó tới đâu vẫn
chăm chỉ học hành và học giỏi còn đa số thì phải tính toán để làm sao
học xong ra trường và có việc làm. Chính thực tế đó đã tạo nên một
phản ứng dây chuyền và hành trình triết lý của số đông người đi học
là để qua được, đỗ được, tốt nghiệp được và cuối cùng là có được tấm

bằng, bằng càng cao càng tốt, càng nhiều bằng càng hay. Có được tấm
bằng mang đi xin việc, có chỗ nhận, có lương cao là quý lắm. Như
thế, dĩ nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống giáo dục sẽ đáp ứng
"triết lý" này, dù lãnh đạo ngành và các thầy cô giáo có tâm quyết
không muốn, quảng đại quần chúng nhân dân từ trong nhận thức cũng


chẳng ai muốn, nhưng trong thực tế đã xảy ra tình trạng dạy nhanh,
day ẩu, cho điểm, cho lên lớp, xếp hạng cao hơn thực lực, cho đỗ tốt
nghiệp không theo thực chất mà theo nhu cầu của người học và chỉ
tiêu của cấp trên giao. Từ đó, tệ nạn chạy theo thành tích hình thành
và phát triển.
5. Nhận xét, đánh giá:
Theo tình trạng hiện nay, học sinh đến trường đén trường học
qua loa đối phó,nhưng điểm số và kết quả học tập rất cao-đó là những
biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc
ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số học sinh, lên lớp thì
nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “cưỡi ngựa
xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, không hiểu sao
cứ đến kì thi lại có không ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt
cuộc “may mắn” thế nào mà điểm vẫn trên trung bình, dnh sách học
sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các ở trường vẫn “thường thắng xông
lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn như thế? Thật là khó lí giải. Họ
thông minh đến nỗi không cần học bài, không cần hiểu bài cũng có
thể thi và thậm chí làm bài được điểm cao nữa. Và rồi khi bước vào kì
thi đại học thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ.
Ông bà ta thường nói: “Không học thì làm sao có tương lai”.
Tương lai đó không thể mua được bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi
làm bài hay sự nài nỉ một ai đó…Tương lai là do chình bản thân mình
nắm lấy, mình giữ lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong

học tập thật sự thì mói có tương lai tươi sáng.
Trong các kì thi đại học vừa qua đã có không ít “sĩ tử” thành
“tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hỏng kiến thức trần
trọng,thế nhưng trong các năm học trước hay thi tốt nghiệp vẫn luôn
là loại “giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại
học gắt gao thì khả năng của từng học sinh mới được thể hiện chính
xác, ai giỏi ai cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khóe,học giả dối
thì phải nhận kết quả thấp, hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “học
tài thi phận”.
6. Những “liều thuốc” khắc phục:
Vậy thì phải chữa bệnh thành tích của ngành giáo dục như thế
nào? Tất nhiên là đưa một liều thuốc mạnh thẳng vào ngành giáo dục,
song cũng phải trị "nguyên phát" của căn bệnh, đó chính là những nơi
sử dụng con người. Tuyển dụng, sử dụng người không thể chỉ cần có


bằng cấp, mà phải căn cứ vào trình độ thực chất của ứng viên như
nhiều nơi đã và đang làm. Thực tế hiện nay sồ "cậu cử, cô cử” không
thực chất chẳng bao giờ dám ứng tuyển vào những nơi đòi thực chất,
cho dù chỗ ở đây có lương cao và điều kiện làm việc khá lý tưởng.
Nên hiểu rằng thực chất không hoàn toàn đúng nghĩa với giởi. Xã hội
dùng người thực chất, dùng hàng thật - hàng chất lương cao thì hàng
giả, hàng dởm sẽ không còn đất dung thân. Cũng thế, ngành giáo dục
và đào tạo sẽ không thể chạy theo thành tích mà cho ra lò những cử
nhân dởm, kỹ sư giả được. Khi đó cũng sẽ không còn tình trang chen
nhau thi Đại học để rồi trượt nhiều, đỗ ít "thầy" thì đông mà “thợ" thì
ít trong đó không ít "thầy” chẳng ra "thầy” mà "thợ" cũng chẳng ra
“thợ".
Tất nhiên, muốn sự nghiệp giáo dục và đào tao của nước ta tiến
lên, không thể trị hết căn bệnh thành tích là được, mà còn đòi hỏi

nhiều biện pháp đồng bộ, toàn diện hơn.
Theo em, để giải quyết triệt để bệnh thành tích trong giáo dục,
cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý. Cục khảo khí
cần phải làm mạnh tay và có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với những
trường báo cáo thành tích cao nhưng khi kiểm tra thực tế trình độ của
học sinh thì không giống như báo cáo.
Ngành giáo dục cần phải có một chiến lược lâu dài với những
giải pháp căn cơ, đồng bộ,mạnh mẽ, không nóng vôi, không nản lòng.
Chúng ta kiên trì mục tiêu nhưng phương pháp phải mềm dẻo,linh
hoạt. Phải có một cuộc điều tra, khảo sát kĩ lưỡng để xác nhận tình
hình giáo dục và “điểm mặt chỉ tên” tất cả những vật cản của cuộc vận
động. Có nhiều ý kiến cần thành lập một tổ chức giám sát, kiểm tra
chất lượng giáo dục độc lập với Bộ GD-ĐT.
Trước mắt cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có
những chế tài đủ mạnh để xử lí những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm
,đề cao trách nhiệm cá nhân của nguời đứng đầu các cấp quản lí giáo
dục hiệu trưởng các nhà trường. Đồng thời có những giải pháp giảm
tải chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tích cực đổi
mới phương pháp giáo dục, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục
vụ dạy học.
Một khi chất lượng giáo dục được nâng cao về căn bản thì bệnh
thành tích sẽ tự bị đẩy lùi . Chúng ta cần tạo ra và gia tăng “sức ộp”,
tạo động lực để cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên phải phấn đấu,
nỗ lực, thi đưa mạnh mẽ và liên tục để thắng được sức ỳ ghê


gớm.Đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài của ngành giáo dục của
toàn xã hội. Cần hạn chế hiện tượng đề ra những chỉ tiêu
không thực tế, dẫn đến bắt buộc các cơ sở phải làm dối, làm ẩu các
tiêu chuẩn về học lực của trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục

THPT…và những con số 100% của các cuộc thi, các phong trào….
Các cấp, ngành phía trên không nên đặt ra áp lực thành tích cho
các địa phương do có tỉ lệ tốt nghiệp thấp, mà hãy nhìn thẳng vào kết
quả đó cũng tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

C. LỜI KẾT.
Chúng ta đều nhận thức rõ ràng, một xã hội muốn phát triển,
tiến bộ thì phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có tài
thực sự, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh
hoa của nhân loại và của cả dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của
cộng đồng. Giáo dục chính là nơi sinh sản ra nguồn năng lực cho sự
cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục
tốt và trung thực sẽ tạo nên nhưng con người đạt những thành tích tốt.
Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh
mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận
động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu
hiệu “ba không” trong học đường…Mọi người đang tham gia hưởng
ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Cùng
loại bỏ khối u nhột này. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở
thành những người kế thừa và phát triển đất nước. Bác Hồ đã từng
nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc nam
châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các
cháu”.
Vì thế bản thân mỗi người cần cố gắng học tập, rèn luyện để đặt
được những thành




×