Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Âm nhạc truyền thống, dân tộc trong đời sống âm nhạc hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.91 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc dân gian truyền thống là cái hồn của dân tộc, nó đã trở thành món ăn tinh
thần không thể thiếu trong mỗi con người Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập,
văn hóa dân tộc nói chung, tỏng đó có cả âm nhạc dân gian đang bị mờ dần bản sắc. Đã
đến lúc chúng ta cần chung tay bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc.
Kể từ thời kì đổi mới văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc nói riêng đã bị chi
phối, tác động bởi nền kinh tế thị trường. Tính giáo dục, tính thẩm mĩ, tính định hướng
dần bị phai mờ nhường chỗ cho âm nhạc giải trí.
Thói quen nghe nhạc của giới trẻ hiện nay đang có xu hướng nghe theo trào lưu,
theo mốt và thiếu chọn lọc... không mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thực trạng này khiến
cho những nhà quản lí hoạt động văn hóa nhiều quan tâm, lo lắng.


Giới trẻ ngày nay thường tụ tập và nghe những ca khúc nước ngoài trên một nền tiệt
tấu sôi động của Rock, Hiphop, Rap... mà rất ít người biết họ nói gì trong đó.
Đó là chưa kể đến các quán Bar với các loại âm nhạc cựa kì kích động khiến người
ta phải nhún nhảy theo, dù cả đời chưa từng học khiêu vũ. Còn lại, số ít quán mở nhạc
trữ tình, nhạc tiền chiến hoặc thính phòng, thì hầu như chỉ có giới trung niên đến trò
chuyện, còn giới trẻ đếm được trên đầu ngón tay.
Đón xem các chương trình giải trí về âm nhạc được chiều hàng tuần trên tivi, chúng
ta cũng rất hiếm được nghe các ca khúc “đi cùng năm tháng” hoặc những bài ca
“truyền thống”, mà chỉ quanh đi quẩn lại những bài hát đang “top ten” trên thị trường
băng đĩa của những ca sĩ “ăn khách”. Họ cập nhập những bài hát mới với nội dung
cũng không khá hơn là mấy. Vì vậy, giới trẻ ngày nay tiếp xúc nhạc một cách bị động,
họ nghe nhạc theo thị trường mà thực sự không nhận ra được mục đích nghe nhạc của
mình là gì? Họ nghe nhạc từ nhu cầu bắt chước, muốn chứng tỏ sành điệu thông qua
phim ảnh quốc tế, từ sự bất ổn tâm- sinh lí của tuổi mới lớn muốn phản kháng, vượt
trội hơn người, muốn khác người, “không đụng hàng”.


2. Ý nghĩa khoa học
Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng nghệ thuật.
Song không phải như vậy thì không thể hiểu nỗi hoặc muốn hiểu sao một tác phẩm âm
nhạc cũng được. Ngôn ngữ âm nhạc- thế giới các âm thanh âm nhạc trong sự hòa hợp
với nhau thật sự là khoa học về sự biểu đạt thế giới tâm cảm của con người. Mọi vấn đề
liên quan đến âm nhạc không thể được phát hiện chỉ bởi “trái tim” (sự cảm nhận) mà
còn phải bằng cả “khối óc” (trí tuệ) của người viết trên cơ sở tôn trọng các qui luật
mang tính khoa học về sự hòa hợp giữa các âm thanh âm nhạc.


PHẦN NỘI DUNG
I. Các khái niệm
1. Âm nhạc là gì?
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình
cảm, xúc cảm của con người. Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí
nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn
khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần túy của các nhạc cụ nên trừu tượng,
gây cảm giác và sự liên tưởng.
2. Nhạc hàn lâm là gì?
Nhạc hàn lâm là những thể loại âm nhạc ra đời từ rất lâu, có giá trị nghệ thuật cao
và đòi hỏi phải đáp ứng những qui tắc nhất định trong việc sáng tác. Thuật ngữ này
đôi khi được dùng để chỉ nhạc cổ điển (nhạc thính phòng) bởi nó có những yếu tố
tương đồng. Thực ra thì cũng có một số thể loại ra đời từ rất lâu như ca trù, ca Huế,
chèo, tuồng của Việt Nam ta nhưng không được xếp vào thể loại nhạc hàn lâm vì giá


trị nghệ thuật của nó chỉ dừng trong phạm vi lãnh thổ, truyền thống dân tộc và ít
được tập trung nghiên cứu cũng như tính phổ biến hạn chế.
3. Âm nhạc truyền thống, nhạc dân tộc là gì?
Dòng nhạc dân tộc, truyền thống được hiểu là các nhạc phẩm sáng tác mới có giai

điệu âm nhạc mang âm hưởng dân tộc. Đó là những tác phẩm khí nhạc hoặc thanh
nhạc được sáng tác dựa trên nền tảng âm nhạc truyền thống của một vùng miền nào
đó trên đất nước ta. Dòng nhạc này còn được gọi bằng một cái tên khác là dòng nhạc
“dân gian đương đại”.
Trong thời gian qua, cùng sự phát triển của nhiều dòng nhạc khác của thời đại,
âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam đã chứng minh được những giá trị mang tính
bản sắc của mình. Những làn điệu dân ca, dân vũ không chỉ vang lên nơi thôn quê,
giữa các phòng hòa nhạc ở Việt Nam, mà hơn thế, chúng đã đến và làm say lòng bè
bạn năm châu bốn bể. Là người Việt Nam, dù ở nơi đâu chúng ta cũng luôn nhớ và
tự hào về di sản văn hóa âm nhạc truyền thống mà ông cha ta để lại.
II. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của “Âm nhạc truyền thống, dân tộc” trong đời sống
âm nhạc hiện nay
1. Vị trí, vai trò
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, âm nhạc truyền thống Việt Nam giữ
vị trí đặc biệt quan trọng đối với văn hóa dân tộc. Nó là di sản vô cùng quí báu, là
tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ tiền nhân, là cơ sở cho sự phát triển nền
nghệ thuật âm nhạc của nước nhà trong tương lai. Nó hình thành, tồn tại và phát
triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, mang đậm bản sắc dân tộc
và hơn thế nữa, nó còn mang phong cách độc đáo riêng của các sắc tộc trên khắp
mọi miền đất nước.
Ở mỗi vùng miền của nước ta đều có những dòng âm nhạc dân gian đặc trưng
riêng như: hát quan họ ở Bắc Ninh, hát xoan ở Phú Thọ, hát then ở Cao Bằng hay
hát khắp của dân tộc Thái, khúc ca ví dặm của người Nghệ Tĩnh...
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 5 di sản văn hóa phi vật thể liên quan
đến âm nhạc truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại, đó là: nhã nhặn cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, ca trù, quan họ và hát xoan Phú Thọ... Đây là những sản phẩm văn hóa do
nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong



đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay đang có đời sống âm nhạc sôi động với nhiều thể loại phong phú
cùng tồn tại từ Pop, Rock, Jazz cho đến nhạc cố điển phương Tây và âm nhạc dân
tộc. Mỗi thể loại thu hút một lượng khán giả nhất định của riêng mình. Riêng dòng
nhạc dân tộc cũng đang tồn tại trong đời sống âm nhạc phong phú đó nhũng có lẽ nó
ít được phổ biến vì không đáp ứng được thị hiếu của giới trẻ hiện nay.
Có thể nhận thấy ở nước ta hiện nay đang có xu hướng “lên ngôi” của các dòng
nhạc thịnh hành có nguồn gốc từ phương Tây. Dòng nhạc trẻ với tiết tấu sôi động,
nhộn nhịp phù hợp với nhịp sống nhanh, hiện đại của giới trẻ hiện nay. Các ca khúc
Pop trữ tình thì chiếm được tình cảm của thế hệ lớn tuổi hơn. Trong khi đó, dòng
nhạc quê hương thường có tiết tấu chậm, giai điệu dàn trải, nhiều luyến láy giống
với đặc trưng của âm nhạc dân tộc thì chiếm một vị thế khá khiêm tốn trong thị
trường âm nhạc. Âu đây cũng là dễ hiểu bởi văn hóa phương Tây đã và đang ảnh
hưởng đến mọi ngóc ngách của đời sống vật chất và tinh thần không chỉ của Việt
Nam mà còn của nhiều nước, nhiều châu lục khác trên thế giới.
2. Ý nghĩa
Nếu tuổi trẻ hôm nay phát triển đáng mừng về thể chất cộng với sự năng động,
khả năng tiếp thu nhanh nhạy mọi thông tin mới mẻ, cập nhập về đủ mọi lĩnh vực
cuộc sống thì ở một bộ phận không nhỏ thanh niên, tâm hồn, nhân cách lại có những
biểu hiện lệch lạc, thậm chí xa lạ với truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Bản
thân họ không có lỗi, bởi chỉ là sản phẩm của giai đoạn lịch sử, một xã hội đang có
rất nhiều biến động theo qui luật tất yếu. Vấn đề là toàn xã hội cần hiểu rõ điều đó
để có cách giáo dục, nắn chỉnh, hướng họ phát triển những điểm tốt, hạn chế và loại
trừ những điểm chưa tốt.
Nói đến giáo dục con người tức là giáo dục nhân cách, mà nhân cách hoàn chỉnh
là những phẩm chất đẹp của tư tưởng, tình cảm cộng với khả năng cảm thụ cái đẹp.
Ba khái niệm “chân, thiện, mĩ” tạo nên sự hoàn chỉnh đó. Con người chân và thiện
sẽ có tư tưởng đạo đứa tốt. Thêm yếu tố mĩ, con người sẽ biết thưởng thức, cảm thụ

cái đẹp khiến tâm hồn phong phú, trái tim tinh tế.


Âm nhạc truyền thống- và chỉ có âm nhạc này mới có đầy đủ những yếu tố để có
thể bồi dưỡng giáo dục sự hoàn chỉnh nhân cách như vừa nói. Trước hết nhân cách
lớn nhất của mỗi con người phải là tình yêu, sự trung thành với Tổ quốc. Sau đó mới
đến tình cảm, phẩm chất khác. Xem xét trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam
thấy rõ chủ đề Tổ quốc luôn được biểu hiện sâu sắc, nổi rõ dưới mọi góc độ, khía
cạnh, bằng mọi khai thác, thể hiện của người sáng tác là tình yêu Tổ quốc, niềm tự
hào dân tộc, tôn vinh xứ sở luôn là một chủ đề lớn bao trùm lên nhiều tác phẩm lớn
xuyên suốt chiều dài lịch sử. Chính chủ đề này đã làm nên giá trị lớn lao của âm
nhạc truyền thống. Những bài hát ra đời ở thời kì tiền khởi nghĩa như Cùng nhau đi
hồng binh (Đinh Nhu), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi),
Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng (Lưu Hữu Phước)... sỡ dĩ tồn tại lâu trong trái tim
nhiều thế hệ người dân Việt Nam chính vì đã khơi đúng mạch luồng tình cảm yêu
nước của mỗi người dân nô lệ đã cháy bỏng khát vọng giải phóng, giành độc lập tự
do. Bất cứ lúc nào, ở đâu, Tổ quốc cũng phải được đặt lên trên hết. Không có Tổ
quốc sẽ không có cuộc sống riêng của mỗi người và quyền làm người chỉ có thể
được bảo toàn khi Tổ quốc nguyên vẹn, không bị đe dọa vận mạng. Bởi vậy khi Tổ
quốc lâm nguy, trước nguy cơ bị xâm lược, nhân cách đẹp nhất của mỗi con người
phải là sự lo lắng biến thành hành động thiết thực. Hàng loạt bài hát biểu hiện lòng
yêu quê hương, căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng trong 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mĩ chính là những minh chứng rõ ràng nhất trong việc thể hiện phẩm
chất công dân của mỗi người Việt Nam. Tuổi trẻ hôm nay cần luôn được nghe
những tác phẩm âm nhạc ấy để hiểu cha ông mình từng sống giản dị mà cao đẹp như
thế nào trong quá khứ. Cuộc sống thanh bình no đủ, hạnh phúc dễ khiến người ta
quên mọi thứ, sẽ vô cùng nguy hiểm khi con người ta không biết cội nguồn, không
biết mình sinh ra từ đâu và khôn lớn nhờ ai.
Hình ảnh những con người bình thường nhưng rất đỗi cao cả, đẹp đẽ được biểu
hiện trong những bài ca về chiến đấu, lao động sản xuất, dựng xây cuộc sống mới sẽ

luôn có tác dụng cảnh tỉnh những tư tưởng hạn hẹp, tầm thường của những người
luôn chỉ biết đến cá nhân mình. Những chiến sĩ lạc quan yêu đời đi chiến đấu như đi


làm một việc đẹp đẽ, ý nghĩa nhất trong Nhạc rừng của Hoàng Việt, cô thôn nữ và
chàng du kích vừa sản xuất vừa chiến đấu để góp phần gìn giữ quê hương trong
Ngày mùa của Văn Cao; những cô gái vui tươi hồn nhiên, sâu nặng nghĩa tình với
bộ đội luôn là nguồn động viên cỗ vũ lớn cho các anh trong Quê am của Nguyễn
Đức Toàn... sẽ là những bài học sâu sắc cho tuổi trẻ ngày nay về một lối sống, một
nhân cách của mỗi con người trước hiện thực đất nước.
III. Thực trạng
1. Tích cực
Trong những năm gần đây, nhiều đoàn nghệ thuật dân tộc của Việt Nam đưa các
loại hình âm nhạc truyền thống ra nước ngoài biểu diễn. Hiện tại một số thư viện ở
các trường đại học và nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những công trình giới thiệu
và nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Hiện nay tại các trường văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc vẫn tiếp tục duy trì
phát triển và bảo tồn âm nhạc truyền thống qua các chuyên ngành nhạc cụ với đội
ngũ giảng viên được đào tạo chính quy tại Học viện Âm nhạc quốc Việt Nam nhằm
cung cấp cho học sinh nhận thức và hiểu sâu sắc hơn về giá trị mang bản sắc dân tộc
của mình.
Cùng với việc khôi phục các lễ hội văn hóa, nhiều loại hình âm nhạc truyền thống
đã được khôi phục và phát triển trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Nhiều dự án điều tra, sưu tầm di sản phi vật thể, trong đó có âm nhạc truyền
thống cũng được thực hiện. Riêng năm 2003, ngành văn hóa thông tin đã đầu tư 13
tỉ đồng cho công tác điều tra, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể.
Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa truyền thống cũng đang
ở “quá trình phương Tây hóa”, trong đó có âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhiều
giá trị nghệ thuật dân gian đang biij mai mọt dần, bởi thế hệ trẻ có xu hướng chạy
theo mẫu hình văn hóa mà họ coi là “hiện đại” nên việc bảo tồn âm nhạc cũng còn

nhiều bất cập.
2. Tiêu cực
Âm nhạc đại chúng lên ngôi và chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường, khí nhạc và âm
nhạc hàn lâm phương Tây thoi thóp, âm nhạc truyền thống, nhạc quê hương đang cố
gắng tìm lại chỗ đứng của mình nhưng chưa được nâng đỡ xứng đáng. Đó là toàn
cảnh thực trạng đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay mà ai cũng có thể nhận thấy!


Trong quá trình mở cửa, hội nhập, tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế, các xu
hướng, trường phái, phong cách âm nhạc của nhiều nước trên thế giới đã du nhập và
có tác động không nhỏ vào âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những cái hay, tích cực
cũng không ít những cái xấu, cái tiêu cực ảnh hưởng tới thẩm mĩ âm nhạc của giới
trẻ hiện nay. Âm nhạc của nước ta hình thành theo ba dòng: nhạc dân tộc, nhạc thính
phòng và nhạc trẻ hay còn gọi là nhạc trẻ. Nhạc trẻ đang phổ biến rộng rãi ở nước ta
và hấp dẫn người nghe, nhất là giới trẻ bới tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện
đại. Nó phát triển không ngừng với các thể loại: Rock, Hiphop, RnB... và mang lại
nhiều thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển âm nhạc nước ta. Tuy nhiên,
những vấn đề nổi cộm, những ảnh hưởng xấu đến thẩm mĩ lớp trẻ cũng bắt đầu từ
dòng nhạc này. Do chạy theo “thị trường”, đã và đang xuất hiện ở dòng nhạc này
những ca khúc kém chất lượng. Các sáng tác rất đơn điệu, dễ dãi không mang tính
nghệ thuật, chiều theo những thị hiếu tầm thường. Nếu trước kia, một ca khúc ra đời
là sự trăn trở, thai nghén của những nhạc sĩ tài năng đã có trải nghiệm cuộc sống thì
nay những người sáng tác tự phong là nhạc sĩ không những kém về chuyên môn mà
cái nhìn về cuộc sống lại quá hạn hẹp và có khi lệch lạc. Theo nhà nghiên cứu Lê
Cẩm Nhung thì có những ca khúc, câu từ lặp đi lặp lại một cách vô cùng nhàm chán
như bài hát Da nâu chỉ quanh quẩn những từ “Em có một ước ao, em có một khát
khao, làn da nâu, làn da nâu”. Có những ca khúc nhiều câu nội dung sáo rỗng, mang
tính nông nổi, thiếu suy nghĩ “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em
không hề hối tiếc...”. Vậy tình yêu mà tác giả mong muốn nói đến là tình yêu gì?
Chẳng lẽ tình yeu vô vị và tẻ nhạt như vậy sao?

Thực trạng thưởng thức âm nhạc hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng. Mỗi lứa tuổi,
mỗi giới, mỗi ngành nghề, mỗi môi trường... đều có những thị hiếu thưởng thức
riêng. Một bộ phận thanh thiếu niên chỉ thích nghe nhạc Pop, Rock, Hiphop, hoàn
toàn không có một kiến thức về âm nhạc hàn lâm và tệ hơn nữa là không có một
kiến thức về âm nhạc dân tộc cổ truyền, âm nhạc quê hương truyền thống. Giới trẻ
ngày nay xa lạ với nghệ thuật của cha ông, chỉ biết thưởng thức, ưa chuộng nghệ
thuật, âm nhạc nước ngoài...


Một hệ quả nữa là để chạy theo thị hiếu, hiền tượng nhạc nhái, nhạc cover, sao
chép nhạc nước ngoài... trở nên phổ biến! Ngoài vấn đề đạo đứa nghề nghiệp của
nhạc sĩ, còn cho thấy một điểm đáng lo khác là tư tưởng vọng ngoại đang dần phát
triển trong công chúng, nhất là trong thanh thiếu niên. Công chúng thích nghe nhạc
Hàn, Nhật, Hoa, Âu Mĩ... hơn là thứ ngôn ngữ âm nhạc của chính dân tộc mình. Đó
là chưa kể từ đó dẫn đến sự ngộ nhận trong tư tưởng và lối sống, xem trọng những
nền văn hóa khác, âm nhạc các nước khác ngoại trừ văn hóa- âm nhạc của dân tộc
mình...
Đặc biệt, các loại hình âm nhạc đặc sắc như nhã nhạc cung đính Huế, cồng chiêng
Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản phi
vật thể của nhân loại nhưng hiện vẫn tồn tại lay lắt vì ít người xem, hoặc muốn có
người xem thì phải “sân khấu hóa” như quan họ đang làm, tức là hát có micro và có
âm nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại. Như vậy, nghĩa là đã phá vỡ luật lệ,
qui tắc của ca hát quan họ cổ truyền và vi phạm tiêu chí qui định của UNESCO. Có
một thực tế rất buồn là có những nghệ sĩ vì miếng cơm manh áo mà phải chạy theo
thị hiếu của một bộ phận khán giả đã làm biến dạng loại hình nghệ thuật truyền
thống dân tộc, vì thế làm cho nghệ thuật dân tộc bị mất thẩm mĩ và không còn ý
nghĩa như nguyên bản.
IV. Nguyên nhân
Dòng nhạc quê hương, nhạc truyền thống, nhạc dân tộc khác với dòng nhạc trẻ Pop
sinh động hay RnB náp nhiệt ngày nay, những thể loại này nhẹ nhàng, trầm lắng và

có nét đặc trưng riêng. Trước đây, nó là những dòng nhạc rất được ưa chuộng khắp
nơi thì ngày nay nó lại được cất vào tủ nhiều hơn là được người ta thưởng thức. Rất
nhiều người trạc tuổi vẫn nghe những ca khúc nhạc vàng, nhạc tiền chiến... nhưng
con số đó không còn nhiều. Không chỉ thế, giới trẻ Việt Nam lại cực kì “không
thích” nhạc mang âm hưởng xa xưa. Trong 100 người may mắn lắm mới tìm được
một người ngồi nghe những ca khúc này. Mỗi lần thưởng thức nhạc xưa, giới trẻ
luôn coi rằng bị tra tấn. Việc ngồi thưởng thức hết một ca khúc nhạc xưa của nhiều
bạn trẻ luôn được xem là một chuyện hiếm hoi. Vậy do đâu mà tình trạng này ngày
càng phổ biến?


a. Phương tiện truyền thông
Hiện nay, có rất nhiều thể loại âm nhạc mới lạ, hấp dân ra đời như Rock,
Hiphop, Dance,... đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ. Những thể
loại nhạc này xuất hiện nhiều trên các trang mạng cũng như các phương tiện thông
tin đại chúng. Vì thế mà nó có thể dễ dàng lan nhanh và trở thành một trào lưu trong
giới trẻ. Điều đó đã làm đa số giới trẻ hiện nay quay lưng lại với nhạc truyền thống
và đi theo những thể loại nhạc mới lạ đó. Hơn nữa, tuổi trẻ chỉ thích những gì mới
mẻ mà không thích những cái cũ, điều này do từ việc giáo dục âm nhạc, ngoài ra
cũng là do ảnh hưởng của sự “gieo rắc” văn hóa phương Tây.
b. Người sáng tác
Vẫn biết, tự thân nghệ thuật có sự đào thải, nhưng với số lượng ca khúc mới ồ ạt
tấn công vào thị trường âm nhạc, trong khi đối tượng tiếp nhận lại là số đông, ở
nhiều độ tuổi, không phải ai cũng dễ dàng chọn cho mình một “gout” âm nhạc đúng
đắn.
Trên thực tế thì sáng tác đang đi theo hướng “nghiệp dư hóa” và chính sự ồ ạt
này đã làm thị trường âm nhạc đang đi thụt lùi!
Mỗi tác phẩm âm nhạc cần chuyển tải thông điệp, ý nghĩa nào đó về tình yêu,
cuộc sống... mang giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ. Nhưng trái lại thì âm nhạc liên tục
xuất hiện những ca khúc sáo rỗng về ca từ, nhảm về giai điệu, nghèo về ý tưởng...

Xét về mặt bằng chung thì những ca khúc mới đó có “tuổi thọ” rất chóng vánh. Nội
dung sáng tác chủ yếu bó hẹp ở đề tài yêu đương nam nữ, ít có sự đổi mới và cảm
tưởng. Sự o ép về ca từ, thô trong câu chữ, quằn quại về giai điệu... không là đích
đến của âm nhạc.
Lí giải cho những yếu kém này chỉ có thể là sự non yếu của người viết về trình
độ, vốn sống. Họ sáng tác chủ yếu dựa vào sự vay mượn vốn sống và kĩ thuật mù
mờ. Bởi xét mặt bằng chung thì “cha đẻ” của rất nhiều ca khúc nhạc trẻ trên thị
trường hiện nay chưa đủ tầm để được gọi là nhạc sĩ, nên chăng chỉ là những người
viết, người sáng tác, vì đại đa số là tay ngang. Họ đến với âm nhạc vì có chút năng
khiếu về nhạc lí và vì sở thích nên chưa có sự kiểm chứng nào.


Vậy làm thế nào để trả lại sự trong sáng cho âm nhạc? Hơn ai hết, nhiệm vụ của
người sáng tác vẫn là đi đầu. Mỗi người làm nhiệm vụ sáng tác nghệ thuật nên định
hướng và ý thức thẫm mĩ âm nhạc trong tác phẩm mình tạo ra. Vì mỗi tác phẩm là
một công trình nghệ thuật ít nhiều ảnh hưởng đến công chúng.
c. Quản lí thị trường âm nhạc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sảm phẩm âm nhạc kém chất lượng hoặc
những ca khúc, bài hát có tính chất không lành mạnh. Ví dụ như nhạc chế, nhạc
chợ... Chính sự buông lỏng trên thị trường này đã khiến cho giới trẻ tiếp cận với một
thị trường âm nhạc lớn mà không có chọn lọc. Điều này có thể dễ dàng dẫn tới hiện
tượng giới trẻ đi theo những dòng nhạc không hay.
Vì vậy, các cơ quan quản lí cần đánh giá, giám sát chặt chẽ hơn nữa các ca khúc
mới. Tiến hành đồng bộ từ khâu sáng tác, hạn chế những tác phẩm thảm họa tung ra
thị trường. Còn về đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là giới trẻ thay vì chạy theo xu
hướng thì nên có trách nhiệm với nền âm nhạc Việt bằng cách lựa chọn những sản
phẩm âm nhạc lành mạnh!
d. Nhận thức của giới trẻ
Đời sống âm nhạc của giới trẻ hiện nay như thế nào phần lớn phụ thuộc vào
nhận thức của chính bản thân họ. Những hiện tượng như “cuồng thần tượng” hay

“trào lưu K-pop” đã khiến cho giới trẻ đổ xô theo những thứ đó mà không cần biết
nó có phù hợp với bản thân mình không. Chính điều đó đã khiến giới trẻ ngày càng
có những cái nhìn sai lệch về nền âm nhạc nước nhà.
V. Những biện pháp
Với yêu cầu phục vụ đối tượng phổ thông, cần có những mô hình, hoạt động hỗ
trợ cho việc thưởng thức âm nhạc hàn lâm, nhạc dân tộc. Cần ủng hộ những đội
nhóm biểu diễn âm nhạc hàn lâm, nhạc dân tộc về vật chất cũng như tinh thần. Tổ
chức thường xuyên những cuộc biểu diễn ở các trường phổ thông để giới thiệu nhạc
hàn lâm, nhạc dân tộc.
Cần đào tạo lực lượng khán giả cho âm nhạc hàn lâm, âm nhạc dân tộc. Điều
này bắt đầu từ chương trình giáo dục âm nhạc cho phổ thông, từ nhà trẻ đến đại học.
Cần dạy cho thế hệ trẻ biết thưởng thức, biết nghe âm nhạc hàn lâm, nhạc dân tộc
thay vì bắt các em xướng âm, dịch giọng, chuyển điệu... như chương trình Mĩ thuậtÂm nhạc hiện nay.


Bên cạnh đàn orgue điện tử, chương trình đào tạo Đại học Sư phạm Âm nhạc
“đòi” sinh viên, các cử nhân, nhà giáo âm nhạc tương lai phải biết chơi một nhạc cụ
dân tộc, nhạc khí trong âm nhạc hàn lâm (với điều kiện, nhu cầu phải hợp với địa
phương). Hiệu quả dây chuyền sẽ có thể là: thầy dạy trò biết, thưởng thức nhạc hàn
lâm, nhạc dân tộc; học sinh phổ thông, thế hệ trẻ có nhiều điều kiện tìm hiểu, thưởng
thức, yêu thích âm nhạc dân tộc, nhạc hàn lâm.
Âm nhạc dân tộc còn là cơ sở để giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Không chỉ là những giai điệu, chất liệu dân ca được sử dụng trong các ca khúc hoặc
tái hiện trong các chương khí nhạc... mà vẫn phải có những nhà hát, những nhà bảo
tàng âm nhạc giữ gìn những tài sản của cha ông. Cần bảo tồn “sống” bằng sự trao
truyền cho thế hệ sau, để những nghệ sĩ giỏi nghề này trở thành người kế thừa, phát
huy, phát triển âm nhạc cổ truyền. Bảo tồn sống nền âm nhạc dân tộc cổ truyền còn
trong cả hoạch định cho chương trình giáo dục quốc gia về âm nhạc.
Những nhà quản lí cần nhìn thấy vai trò của văn hóa âm nhạc trong đời sống xã
hội, cần thấy âm nhạc là một trận địa mà cái thắng- thua, lợi- hại không “nhãn tiền”.

Nếu đứng về góc độ kinh tế, âm nhạc là công nghệ giải trí thì có thể chỉ vì thu nhập
cao nhưng hệ quả về đạo đức, lối sống, văn hóa dân tộc thì khó có thể lường hết
được vì nó mang tính lâu dài, không bộc lộ ngay, không dễ dàng nhận thấy ngay...
Mỗi bản thân chúng ta phải gấp rút sưu tầm, lưu giữ những giá trị văn hóa âm
nhạc cổ truyền đang có nguy cơ mai một dần. Đây là một công việc vô cùng quan
trọng bởi thời đại chúng ta đang sống mang trong nó những tiêu chí mới của giá trị
cuộc sống xã hội loài người. Đó là một thời đại mang tính phát triển cao- thời đại
của sự giao lưu và hội nhập giữa các nền văn hóa, với nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít thách thức cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
trên toàn thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Việc nhanh chóng bảo tồn một
cách hệ thống ở tầm nhìn chiến lược đang là vấn đề nóng bỏng, là cơ sở cho sự phát
triển của âm nhạc truyền thống trong tương lại.
Và hơn nữa, đài truyền hình, đài phát thanh, hệ thống truyền thanh đại chúng sẽ
là những phương tiện hữu hiệu để đưa âm nhạc dân tộc, truyền thống trở lại với
công chúng.


Và đặc biệt, chúng ta cần phải từng bước tìm cách tạo dựng ý thức trách nhiệm
về âm nhạc truyền thống cho cộng đồng, điều mà các nước bạn như: Hàn Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ đã và đang làm tương đối tốt. Ngay khi vừa đáp xuống sân bay
các nước này, tại các kệ thông tin, chúng ta đã có thể bắt gặp hàng loạt tờ rơi quảng
cáo về những chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, hay tại các tụ điểm văn
hóa, lúc nào cũng dễ thấy hình ảnh các nghệ sĩ đang ôm đàn biểu diễn âm nhạc dân
tộc. Vậy thì sao Việt Nam không học hỏi để có những cách thức vừa đơn giản, vừa
hiệu quả trong việc đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với đời sống đương đại? Và để
tính đến con đường phát triển trong tương lai của nền âm nhạc dân tộc, ngay từ lúc
này, nhất thiết phải có những biện pháp đưa âm nhạc truyền thống vào học đường.
Đây cũng chính là tâm huyết, là trăn trở của GS. Trần Văn Khê- một cây đại thụ
trong nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Ông khẳng định: “Âm nhạc dân tộc phải được tác
động vào tâm hồn học sinh để các em hiểu một cách nghiêm túc, rồi từ hiểu mới dẫn

đến thích, từ thích dẫn đến đam mê âm nhạc dân tộc như một truyền thống quí báu
và tốt đẹp. Muốn thế, các cấp, ban, ngành liên quan cần phối hợp với các chuyên gia
âm nhạc dân tộc biên soạn giáo trình đào tạo âm nhạc cho các cấp, đồng thời tính
đến phương án đào tạo âm nhạc dân tộc cho các giáo viên âm nhạc. Đây không phải
là chuyện một sớm một chiều mà là con đường lâu dài, đòi hỏi sự dốc tâm, dốc sức
của cả một tập thể, nhưng là con đường không thể không đi, vì một nền âm nhạc dân
tộc Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc và đậm giá trị văn hóa.

LỜI KẾT
Theo suốt chiều dài lịch sử, ông cha ta đã dày công sáng tạo nên một nền văn
hóa âm nhạc truyền thống phong phú, độc đáo và mang những đặc trưng riêng
nhưng thống nhất trong đa dạng giữa các vùng miền và các tộc người anh em chung
sống trên lãnh thổ Việt Nam. Là một bộ phận không nhỏ của nền văn hóa Việt Nam,
âm nhạc truyền thống có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của


người dân các dân tộc Việt Nam. Gắn liền với vòng đời người, âm nhạc dân tộc
truyền thống đã có mặt ngáy từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến khi con người trở về
bên kia thế giới. Âm nhạc là phương tiện chuyển tải nội dung giáo dục tình cảm, đạo
đứa, là phương tiện để các chàng trai, cô gái đến với nhau, gửi gắm tình yêu thương
cho nhau. Âm nhạc cũng còn là phương tiện để những người cao tuổi, trong những
dịp lễ hội hay hôn lễ giáo dục đạo làm người, tình yêu nước thương nòi... Mỗi giai
điệu âm nhạc của những bài dân ca, những âm thanh của nhạc cụ dân tộc đều thể
hiện cái hồn cốt của mỗi dân tộc, được ông cha ta hun đúc, gửi gắm và lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Có thể nói, âm nhạc truyền thống Việt Nam như một phần
không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân đất Việt, góp phần làm nên con
người với đặc tính và đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam.
Và đặc biệt, âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn trong sáng, của trái tim bình dị
và của nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kì
của âm nhạc trong cuộc sống loài người. Và nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài

người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc cũng chính là cái nôi của ngôn ngữ
và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội thảo “Âm nhạc Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”: Thiếu... vẫn thiếu,
thừa... vẫn thừa!
2. Lời bộc bạch của nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Nhạc Việt hôm nay, một ghi chép
buồn” trong diễn đàn “Nhạc Việt trong mắt tôi”
3. Nghiên cứu lí luận của Nguyễn Thế Khoa với đề tài “Để có một đời sống âm
nhạc hài hòa cân xứng”
4. Bài phỏng vấn của Phạm Quang Khải về âm nhạc cổ truyền





×