Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.4 KB, 12 trang )

Họ và tên : Võ Thị Xuân Nguyệt
Lớp: 13CTXH

Môn: Giáo dục học đại cương

Đề tài : Bình đẳng trong giáo dục

LỜI NÓI ĐẦU
Như Bác Hồ đã phát biểu trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945: “Tất cả mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Mọi người phải bình đẳng với nhau trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… . Đó là nền tảng cơ bản để đảm bảo mọi hoạt
động diễn ra theo hướng tích cực tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con
người. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, sự bình đẳng càng có ý nghĩa hơn. Giáo
dục có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó tác động đến tất cả mọi mặt
của xã hội, vì vậy phải xây dựng và củng cố các hoạt động tổ chức trong giáo dục
thật cho tốt để đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và không ngừng phát triển.Chính
vì thếkhông chỉ trong các lĩnh vực khác giáo dục cũng cần phải có tính bình đẳng.
Trong những năm trở lại đây, hệ thống giáo dục nước ta đã đần được hoàn
thiện và đã có những thành quả đáng tự hào, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo về
tính bình đẳng trên một số phương diện.Vì thế nghiên cứu tính bình đẳng trong lĩnh
vực giáo dục nhằm hiểu rõ và đề ra những biện pháp khắc phục là một việc làm cần
thiết trong xã hội hiện nay.
Chính những lí do trên nên em chọn vấn đề bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục làm
đề tài tổng kết môn Giáo dục học.


NỘI DUNG
I.


Một số khái niệm
1. Giáo dục
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách,được tổ
chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ
giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài người.
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ,
tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn
trong xã hội thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ
sinh …
Chức năng trội của giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.
2. Bình đẳng
Bình đẳng xã hội: Là sự thừa nhận và sự thiết lập các định kiến, các cơ hội và
các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và sự phát triển của các các nhân, các
nhóm xã hội. Trên lý thuyết, bất bình đẳng xã hội là không công bằng, không ngang
nhau về các khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội giữa các các nhân các nhóm
người.Trên thực tế, bất bình đẳng xã hội được dùng chủ yếu để chỉ mối tương quan
xã hội nào không ngang bằng nhau đến mức gây tổn hại đến quyền và lợi ích của
bên yếu thế.
Bình đẳng giới: Là phụ nữ và nam giới được coi trọng như nhau, cùng được
công nhận và có vị thế bình đẳng. Họ đều có các điều kiện phù hợp để phát huy đầy
đủ tiềm năng, có các cơ hội như nhau để tham gia đóng góp và thụ hưởng bình
đẳng trong quá trình phát triển.Có các quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình
đẳng.


II.
Thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam
1. Giữa nông thôn, miền núi và thành thị
Nông thôn và thành thị là hai vùng có những điều kiện về tự nhiên, con người,

kinh tế, xã hội tương đối khác nhau, chính vì thế nên dẫn đến những sự chênh lệch
lớn trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Đa số trẻ ở nông thôn,miền núi vẫn chưa tiếp cận được với những nơi có
điều kiện học tập tốt phát triển năng lực của bản thân vì những nguyên nhân như
gia đình không đủ điều kiện về kinh tế để cho con đi học xa, đi học vào các trường
lớn hay tại địa phương sinh sống chưa có cơ sở vật chất cung cấp những dịch vụ,
những nguồn lực đáp ứng được nhu cầu về trau dồi kiến thức, kỹ năng cho các em.
Trong khi đó, ở thành thị hầu hết các em được đi học theo đúng độ tuổi, đúng
chương trình và chất lượng giáo dục cũng được các cơ quan chức năng triển khai,
giám sát và đánh giá chặt chẽ hơn các vùng nông thôn miền núi, các em cũng có
môi trường điều kiện tốt để phát huy năng lực của mình bằng cách tiếp xúc, học
hỏi, nghiên cứu trực tiếp từ thực tiễn khách quan.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực dồi
dào có chất lượng cũng tập trung cao vào các đô thị thành phố lớn mà những vùng
nông thôn hay miền núi lượng nhân lực này tương đối thấp, không đồng đều. Phần
lớn các sinh viên chuyên nghành sư phạm đều có tâm lí mong muốn mình sẽ công
tác tại các khu vực đô thị, thị trấn có tiềm năng lớn.
Trong những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách nhằm cải thiện
ngành giáo dục ở nông thôn như đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng những trường các
cấp từ mầm non đến đại họcđạt yêu cầu tại các nơi trọng điểm ở nông thôn, nhưng
chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân. Trong khi đó tại các thành thị
các đô thị lớn ngoài các trường công lập được nhà nước đầu tư, còn có những
trường bán công, trường tư được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại có khả
năng phục vụ tốt vì thế hiện nay tại các đô thị, thành thị lớn đang diễn ra một tình
trạng thiếu học viên ở một số trường, các trường này luôn luôn tuyển sinh hàng


tháng. Đó là sự chênh lệch lớn về số lượng trường đào tạo chuyên môn giữa nông
thôn miền núi và thành thị. Tuy qua mỗi năm số lượng các em đi học đúng độ tuổi
tăng lên nhưng vẫn còn một vài nơi miền núi do các điều kiện khách quan như hoàn
cảnh gia đình, điều kiện tự nhiên hiểm trở rất khó khăn cho việc các em đi đến

trường học.
Dưới đây là một vài số liệu cho thấy bất bình đẳng giữa nông thôn, miền núi
và thành thị, cụ thể là trong lĩnh vực giáo dục mầm non như sau tạihội nghị sơ kết 5
năm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người, diễn ra ngày
5/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, do hệ thống trường lớp còn thiếu nên tỷ lệ trẻ
mầm non đến trường còn chênh lệch khá lớn giữa vùng thuận lợi với vùng nông
thôn và khó khăn.Cao nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có 27% số trẻ trong độ
tuổi đi nhà trẻ và 79% số trẻ đi mẫu giáo, trong khi đó ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long tỷ lệ tương ứng chỉ là: 3% với nhà trẻ và 45% với mẫu giáo.
Năm học 2008-2009 vẫn còn 15% số xã mới chỉ có 1 - 2 lớp mẫu giáo học ghép
cùng trường tiểu học hoặc đặt tại trung tâm xã, còn những thôn bản xa xôi chưa có
phòng để mở lớp mầm non. Chỉ có 13.900 phòng trong tổng số 28.500 phòng học
của lớp mẫu giáo 5 tuổi trong cả nước được xây kiên cố, còn lại 2.600 phòng tạm,
790 phòng tre lá, 5.700 phòng học nhờ nhà dân và đình chùa.Đời sống quá khó
khăn nên đội ngũ giáo viên mầm non luôn trong tình trạng không ổn định và thiếu
vì nhiều người bỏ nghề. Giáo viên dạy ở các vùng dân tộc miền núi có 11.000
người nhưng đa số chưa biết tiếng dân tộc, trong khi giáo viên người dân tộc chỉ
chiếm tỷ lệ chưa đáng kết là 5,1%. Điều này đã tạo ra hệ lụy là chất lượng trẻ đi
học lớp 1 ở vùng dân tộc thiểu số thấp do khó khăn khi mới tiếp cận tiếng Việt.
Bảng tình hình đi học của trẻ trên 5 tuổi ở nông thôn, thành thị năm 2009


Tỉ lệ trẻ đi học

Tỉ lệ trẻ đã thôi học

Thành Thị

25.7


71.7

Nông thôn

24.3

69.5

2. Trường công lập và trường ngoài công lập
Sự bất bình đẳng trong giáo dục còn được thể hiện qua trong tuyển sinh, đào
tạo, và trong các chính sách giữa các trường công lập và các trường ngoài công lập.
Trong tuyển sinh, trường công lập và ngoài công lập khác nhau về chuẩn đầu
vào, sự khác nhau đó không chi phối hoàn toàn và quyết định đến chất lượng đào
tạo và kết quả đầu ra. Vì chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác
như chất lượng giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo, chất lượng giáo trình và sách
giáo khoa, cơ sở vật chất và các liên kết bên trong và bên ngoài của quá trình đào
tạo. Và do đó việc quan tâm khác nhau về các yếu tố quyết định đến chất lượng đào
tạo khác nhau ở các cơ sở đào tạo, khoảng cách về chất lượng đào tạo giữa các
trường công lập và ngoài công lập cũng sẽ khác nhau.
Những học sinh luôn có mong muốn rằng mình học tập ở những trường công
lập hơn là những trường ngoài công lập vì vậy dẫn đến sự chênh lệch về số lượng
sinh viên được đào tạo lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của cả hai trường
công lập hay ngoài công lập.Cùng đạt được số điểm như nhau, điều kiện vào đại
học như nhau nhưng khi tốt nghiệp sinh viên trường ngoài công lập vẫn chịu sự
phân biệt đối xử của một số ít nhà tuyển dụng dẫn đến đầu ra của sinh viên ngoài
công lập chưa được đảm bảo.
Với nguồn vốn đầu tư của tư nhân thì trường tư có cơ sở vật chất kĩ thuật
tương đối tốt, học phí sẽ cao, thường dành cho những con em gia đình giàu
có.Trường công với nguồn lực hạn hẹp của ngân sách công, điều kiện dạy và học



được vẫn còn những giới hạn ,nên học phí thấp, phù hợp với khả năng kinh tế đối
với con em nhà nghèo. Đó là một thực tế bất bình đẳng nhưng chưa thể xóa bỏ
ngay, vì nguồn lực nhà nước không đủ để đảm bảo điều kiện giáo dục tốt cho tất cả
mọi trẻ em.bất bình đẳng vì thực tế đó tạo ra những điều kiện và cơ hội phát triển
khác nhau cho trẻ em có nguồn gốc gia đình và nền tảng kinh tế khác nhau, khiến
cho bất bình đẳng xã hội ngày càng thêm sâu sắc
Một bất cập lớn là sự phân biệt đối xử giữa sinh viên công lập và ngoài công
lập về chính sách đãi ngộ của nhà nước.Sinh viên công lập thì được nhà nước cấp
học bổng, được hỗ trợ 60-70 % chi phí đào tạo, chỉ đóng một mức học phí rất thấp
so với chi phí đó.Còn các SV ngoài công lập cũng là một công dân có đầy đủ nghĩa
vụ và quyền lợi như các sinh viên công lập nhưng không được nhà nước đãi ngộ.
Mặt khác họ còn phải gánh thuế do nhà trường phải nộp thuế cho nhà nước. Sự bất
công phi lý này đã tồn tại nhiều năm mà không ai đứng ra xem xét, khắc phục
3. Trò giỏi-Trò yếu
Phân biệt trò giỏi-trò yếu cũng vô tình tạo nên sự bất bình đẳng trong nghành
giáo dục hiện nay. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, quan niệm phân biệt “trò giỏi – trò
yếu”, “thông minh – không thông minh” đã trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tư
duy mọi người, từ các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cho đến phụ huynh học sinh.
Cũng từ nếp nghĩ này những mô hình như trường chuyên, lớp chọn , lớp “chất
lượng cao” ở bậc đại học càng xuất hiện nhiều trong chương trình đào tạo.Những
học sinh lớp chọn, trường chuyên, lớp chất lượng cao được học chương trình nâng
cao với những nhà giáo giỏi nhất, trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn nhiều so
với các trường, lớp “đại trà”. Vì vậy, các bậc phụ huynh không tránh khỏi những
mong muốn để con em mình được vào trường chuyên, lớp chọn hay lớp chất lượng
cao
Ngay trong một lớp học bình thường ở bậc tiểu học hay trung học, các giáo
viên cũng có sự phân biệt, đánh giá học sinh theo mức độ “giỏi – yếu”. Gây nên



tình trạng giáo viên chỉ chú ý đến những học sinh giỏi, chú trọng kèm cặp, bồi
dưỡng những học sinh này để có kết quả tốt nhất.
Trong khi nền giáo dục của Việt Nam còn bị ảnh hưởng nhiều đến nếp nghĩ thì
ở phương Tây, ví dụ như ở nước Bỉ, nền giáo dục của họ không có sự phân biệt “trò
giỏi – trò yếu” trong đánh giá và tổ chức dạy học. Khâu đánh giá trong giáo dục
của các nước này chỉ nhằm mục đích hỗ trợ sự tiến bộ đồng đều của học sinh với
quan niệm “tất cả đều giỏi”.Chính từ quan niệm có tính nhân văn sâu sắc đó mà
nền giáo dục của các nước này phát triển đạt đến trình độ cao. Các công dân đều
được thụ hưởng sự bình đẳng tối đa về phúc lợi giáo dục. Và tất yếu là nền giáo dục
tiên tiến ấy sẽ tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cao để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội.
4. Giữa nam và nữ
Xã hội ngày càng phát triển, những nhu cầu và lợi ích của con người phải
được đảm bảo ở cả nam lẫn nữ.Vì vậy, bình đẳng giới luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, bình đẳng giới tồn tại trên
nhiều lĩnh vực và giáo dục là một lĩnh vực đòi hỏi sự công bằng nam nữ cao và rõ
ràng nhất. Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực. Số
lượng giữa nam và nữ nếu cân bằng trong những nghành học tạo sẽ điều kiện cho
sự phát triển đồng đều giữa nam và nữ.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo cùng với tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” một phần đã đẩy bất bình đẳng giới trở nên sâu hơn. Một gia
đình có đông con thì người con trai luôn được cho đi học với quan niệm “Con trai
mới cần học, con gái không cần phải học”. Bất bình đẳng thể hiện qua Tỷ lệ học
sinh nữ tham gia ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn tỷ lệ học sinh nam, nhất là ở các
vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số.Học sinh nam có nhiều cơ hội quay trở lại học
tiếp hơn học sinh nữ.Tỷ lệ trẻ em gái ở các tỉnh miền núi đi học còn thấp, chủ yếu
là các em phải ở nhà giúp gia đình, trường nội trú ở quá xa nhà và một vài nơi vẫn
còn tục lệ lấy chồng sớm.



Và dưới đây là một vài số liệu cho thấy sự chênh lệch giữa học sinh nam và
học sinh nữ của các cấp học trong hệ thống giáo dục nước ta:
Tỉ lệ biết đọc biết viết theo giới tính 1989-2009(%)
1989

1999

2009

Chung

87.3

90.3

93.3

Nam

92.7

94.0

95.8

Nữ

82.7

86.9


91.4

- Và bảng tỉ lệ nam, nữ giữ các chức danh học vị, khoa học:
Chức danh

Thạc sĩ
Tiến sĩ
Giáo sư

1999
Nam
70.89
84.58
95.7

Nữ
29.11
15.44
4.3

2004

2006

Nam
60.9

Nữ
39.1


96.9

3.1

Nam
69.47
82.98
94.9

Nữ
30.53
17.02
5.1

Qua hai bảng số liệu trên thấy nam có tỉ lệ cao hơn nữ trong nghành giáo dục ở
cơ hội học tập lẫn các chức danh học vị, chứng minh được tình trạng bất bình đẳng
giữa nam và nữ qua các năm. Tuy tỉ lệ chênh lệch giảm nhưng vẫn chưa cân đối.
Hiểu được điều đó, những cơ quan ban nghành đã có những chính sách, biện
pháp hoạt động giáo dục luôn gắn với sự công bằng về giới tính. Và đã kéo gần lại
sự chênh lệch giữa giới tính nam nữ trong giáo dục như: Về giáo dục, đào tạo, nữ giới
có nhiều đóng góp to lớn. Giáo viên, một chủ thể quan trọng của lĩnh vực này thì nữ giới chiếm
tỷ lệ gần như tuyệt đối ở hệ mẫu giáo; chiếm 70,9% bậc phổ thông (tiểu học 77,4%, trung học
cơ sở 67,9%, trung học phổ thông 61,2%); chiếm 48,9% giảng viên đại học, cao đẳng, 41,2%
giảng viên trung cấp chuyên nghiệp.Tỷ lệ nữ học sinh phổ thông đạt 49,4% (tiểu học 48,6%,
trung học cơ sở 48,5%, trung học phổ thông 53,2%); nữ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 49,9%;
trung cấp chuyên nghiệp đạt 53,7%.

III.


Những hệ quả và nguyên nhân của bất bình đẳng trong giáo dục:


1. Nguyên nhân của bất bình đẳng trong giáo dục
a. Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện về tự nhiên, điều kiện về xã hội khác nhau giữa các vùng miền quy định
những đặc điểm tính chất khác nhau của các vùng miền,từ đó dẫn đến sự chênh lệch lớn về nguồn
lực và cơ hội phát triển làm nảy sinh bất bình đẳng trong giáo dục
b. Nguyên nhân chủ quan
- Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, trọng nam khinh nữ, nhận thức chưa
đúng về vai trò và năng lực của nam và nữ, xu hướng tập trung vào những học sinh có năng lực
trội hơn.
- Thành lập lớp chuyên, lớp chọn dẫn đến việc hình thành định kiến giữa các em, các bậc
cha mẹ, giáo viên
- Chưa phân phối đồng đều về nguồn nhân lực giỏi có trình độ về những vùng khó khăn
- Thời gian trở lại đây đã có một số chính sách nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng
trong giáo dục đã được thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót về quá trình thực hiện
kiểm tra và đánh giá.

- Mong muốn sống, học tập và làm việc ở nơi có nhiều điều kiện ở lẫn học
sinh và giáo viên.
2. Hệ quả của bất bình đẳng trong giáo dục
-Bất bình đẳng trong giáo dục có thể dẫn đến nhiều hậu quả. Giáo dục là một
lĩnh vực nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng trí tuệ của con người. Nếu trong giáo
dục tồn tại tình trạng bất bình đẳng thì cũng sẽ tồn tại bất bình đẳng ở trong những
lĩnh vực khác.
- Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bên những nhóm yếu thế
hơn
- Sự thiếu thốn về điều kiện học tập như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất
lượng sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của những học sinh, sinh viên vùng

sâu, vùng xa, vùng khó khăn
- Việc phân loại học sinh càng làm cho mâu thuẫn trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến
hệ lụy kéo dài thể hiện qua cách phân biệt đối xử của những người không cùng
năng lực và điều kiện học tập với nhau


-Đã có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ người mẹ
mù chữ hoặc không biết chữ hoặc không đi học.Không đi học dẫn đến chất lượng
cuộc sống thấp, chất lượng chăm sóc con cái thấp dẫn đến tăng nguy cơ tử vong và
suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Bất bình đẳng giới trong giáo dục làm giảm chất lượng nguồn nhân lực trung
bình của xã hội, thực vậy, nếu giả định rằng, trẻ em trai và trẻ em gái có khả năng
thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo
nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng
thấp hơn, như thế chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có
thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế.
IV. Những biện pháp cải thiện
- Quan tâm hơn đến những nơi, những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu,
vùng xa, nông thôn về điều kiện học tập, xây dựng cơ sở vật chất vững vàng đảm
bảo cho hoạt động học tập, hỗ trợ dụng cụ học tập như sách vở để các em có thể
đến trường, tích cực tạo nên sự cân bằng cân đối giữa các vùng miền khác nhau
-Đảm bảo thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước nhằm hướng tới
mục tiêu bình đẳng trong hỗ trợ phát triển bằng những nguồn viện trợ hay học bổng
cho các em
-Nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc học tập, tiếp thu
kiến thức, kĩ năng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Cần tăng cường công tác tuyên truyền về giới tính trong giáo dục và các lĩnh
vực khác nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, các vùng miền trên
cả nước. Hình thức tuyên truyền cần phải thiết thực phù hợp nội dung phong phú,
hấp dẫn thay đổi suy nghĩ và hành vi của người dân

- Tạo môi trường thuận lợi, quản lí về số lượng đảm bảo các em đi học theo
đúng độ tuổi và chương trình của Bộ Giáo dục, cho các em cùng độ tuổi có thể phát
huy tiềm năng của bản thân ở cả nam và nữ.


- Dành một số ưu đãi thật sự cho các trường ngoài công lập như vay vốn ưu
đãi, được cấp hoặc thuê đât dài hạn, và miễn thuế thu nhập cho các trường để giúp
trường có điều kiện tái đầu tư phát triển.
- Tiếp tục duy trì và phát triển chính sách cho sinh viên vay vốn học tập, tạo
nên một xã hội học tập, từ đó nâng cao dân trí góp phần quyết định sự phát triển
của đất nước. Trừ những sinh viên giỏi được trợ cấp, tất cả sinh viên được vay vốn
trả học phí và có nghĩa vụ hoàn trả lại vốn vay.
- Nguồn nhân lực tốt phải được phân bố đồng đều rộng khắp, khuyến khích
nhà giáo dạy chữ cho các em vùng sâu vùng xa.
- Đào tạo những cán bộ giảng viên học tiếng dân tộc để có thể dễ dàng trong
việc tiếp xúc giảng dạy đối với những trẻ thuộc nhóm dân tộc ít người.


KẾT LUẬN
Mục đích của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện. Điều kiện
đầu tiên khi hướng đến mục đích đó cần phải có một môi trường thật tốt hội tụ
nhiều yếu tố.Vì vậy, sự bình đẳng có ý nghĩa tích cực đến quá trình phát triển con
người trong lĩnh vực giáo dục, mọi người đều phải có những nguồn lực cơ hội bình
đẳng với nhau, điều đó không những có tác động tốt đến giáo dục mà còn đến
những lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, văn hóa… Hiện nay Nhà nước đã quan
tâm nhiều đến sự bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực qua chính sách và các biện pháp
cụ thể, qua từng năm, tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục đã giảm dần, có
chuyển biến theo xu hướng tích cực trên các số liệu thống kê. Trên con đường phát
triển đất nước, hướng đến một xã hội dân chủ công bằng văn minh, chúng ta nên
củng cố và hoàn thiện tạo sự công bằng bình đẳng trong giáo dục và trong tất cả

lĩnh vực khác.



×