Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 15 trang )


Lời mở đầu
Nhân cách là một đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ rất lâu,
nghành khoa học này đã phát triển và trở thành đề tài quan trọng. Đặc biệt là về
các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách luôn có rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề này. Chúng ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách thành 5 nhân tố khác nhau là di truyền- bẩm sinh,
môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân, giao tiếp. Theo đó thì vai trò của mỗi
nhân tố sẽ khác nhau, được thể hiện ở mỗi góc độ và mức độ khác nhau.
Nhân cách dùng để đánh giá mỗi con người. Nó là tiền đề, cơ sở để ta nhìn
nhận giá trị, bản chất của mỗi con người. Vì vậy sự hình thành và phát triển nhân
cách luôn được xã hội quan tâm và chú ý. Mà nhân cách không phải ngay từ khi
sinh ra đã có, nó được hình thành và phát triển một cách dần dần. Trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách có 5 nhân tố đã nêu trên ảnh hưởng đến
nó với mức độ và vai trò khác nhau.
Để phân tích nội dung này em xin được đưa ra đề tài của bài luận này như
sau: “các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách”

1


I.

Khái quát chung về nhân cách

1. Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục học
a. Khái niệm con người
- Theo từ điển tiếng việt, con người được hiểu: là động vật tiến
hóa nhất, có khả năng nói, tư duy , sáng tạo, sử dụng công cụ
trong quá trình lao động sáng tạo
- Theo quan điểm của C. Mác thì con người là “ bản chất con


người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có củ mỗi cá nhân
riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
- Tóm lại, con người vẫn là một bộ phận, là khâu tiến hóa cao nhất
của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng, là
một thực thể mang bản chất tự nhiên – sinh học, mang trong
mình sức sống của tự nhiên và tính tự nhiên là tính bao trùm của
sự sống. Điều quan trọng hơn, con người là một sản phẩm của
lịch sử xã hội, là một thực thể mang bản chất xã hội, bao gồm
những thuộc tính những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, được hình
thành trong quá trình hoạt động và do kết quả của sự tác động
qua lại giữa người với người trong xã hội.
b. Khái niệm nhân cách
- Xét dưới góc độ giáo dục học, khái niệm nhân cách bao gồm tất
cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một
con người. Những thuộc tính này được hình thành trong quá
trình tác động qua và lại giữa người đó và những người khác
trong xã hội. Nhân cách được hình thành và phát triển là nhờ
những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang
biến đổi ấy bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình.

2


- Người Việt Nam ta khi nói đến nhân cách thường quan niệm đó
là sự thống nhất biện chứng giữa các phẩm chất và năng lực của
con người. Sự hài hòa giữa đức và tài chính là những đặc điểm
có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội của con người.
2. Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách
Sự phát triển nhân cách gồm các mặt phát triển sau:

- Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao
cơ bắp và sự hoàn thiện của các giác quan.
- Sự phát triển về mặt tâm lí: biểu hiện ở những biến đổi cơ bản
trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống,
thói quen… nhất là ở sự hình thành các thuộc tính tâm lí mới của
nhân cách.
- Sự phát triển về mặt xã hội biểu hiện ở việc tích cực, tự giác
tham gia vào các mặt khác nhau của đời sống xã hội, cũng như
những thay đổi trong việc cư xử với mọi người xung quanh.
Sự hình thành và phát triển của nhân cách con người chịu sự tác
động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố sinh học và nhân tố
xã hội.
II.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

1. Vai trò của bẩm sinh – di truyền trong việc hình thành và phát triển nhân
cách
a. Khái niệm bẩm sinh di truyền
- Bẩm sinh là những đặc điểm thuộc tính của cá nhân khi sinh ra
đã có.
- Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở
cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm,
phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen.
3


b. Vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển nhân cách
- Các yếu tố bẩm sinh – di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là
cơ sở vật chất cho sự hình thành phát triển nhân cách.

Điều này rất quan trọng trong giáo dục, di truyền tạo ra sức sống
trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng người đó hoạt
động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định.
Ví dụ : Nhiều người tự nhiên đã có thính giác cảm nhận được sự
tinh tế của âm thanh, giọng nói và giọng hát tốt, trí nhớ lạ thường,
thể chất đặc biệt được thể hiện ở chiều cao, sức khỏe, sức học, óc
tưởng tượng, khả năng tư duy...
Chính vì vậy giáo dục cần quan tâm đúng mức để phát huy hết bản
chất tự nhiên đó của con người. Cần khai thác những tư chất, những năng
lực vốn có, những say mê hứng thú của trẻ bằng cách phát hiện sớm, xác
định rõ tính chất và phương hướng cho những sức sống đó, để có kế hoạch
bồi dưỡng nhân tài.
- Di truyền không quyết định những sự phát triển nhân cách.
Không chỉ cần tư chất thì có năng khiếu mà giỏi. Cái quyết định
trong hình thành và phát triển nhân cách là điều kiện hoạt động và bản
thân sự hoạt động ấy. Vì những cái đó đòi hỏi đứa trẻ phải bộc lộ những
phẩm chất nhân cách nhất định. Chính vì vậy mà những trẻ bình thường
mà được hoạt động dưới sự lãnh đạo, tổ chức đúng đắn về giáo dục thì vẫn
có kết quả cao hơn so với các em có tư chất, năng khiếu nhưng không có
điều kiện hoạt động thuận lợi. Trẻ không có điều kiện hoạt động thuận lợi
thì năng khiếu, tư chất cũng sẽ bị mai một.
- Cuối cùng cần chú ý đến vai trò của di truyền trong sự hình
thành và phát triển nhân cách, nếu xem nhẹ vai trò của di truyền
thì chúng ta lại bỏ qua tư chất – tiền đề thuận lợi cho sự phát
trển. Hoặc đánh giá cao về bẩm sinh – di truyền sẽ dẫn đến sai
4


lầm về nhận thức dẫn đến khả năng phủ nhận sự biến đổi bản
chất của con người và hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo

dục.
2. Vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách
a. Khái niệm môi trường
- Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện
tự nhiên, xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát
triển của con người.
- Môi trường sống được chia thành hai loại là môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển cá
nhân.
Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định và có các đặc điểm về
hoàn cảnh địa lí khác nhau. Những điều kiện ấy quy định các đặc điểm về
các ngành sản xuất, các đặc điểm nghề nghiệp… từ đó quy định giá trị vật
chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.
Ví dụ: người ở biển thì làm nghề đánh bắt cá, dày dạn với nắng gió,
có những tập tục và quan niệm về biển khác với người ở núi.
+ Môi trường xã hội là ảnh hưởng quan trong nhất.
Không có môi trường xã hội thì không có giao tiếp với người khác
thì nhân cách không thể nào hình thành bởi bản chất con người là tổng hòa
của tất cả các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Cô Rochom Pngieng người Campuchia, hiện 33 tuổi, được tìm
thấy hồi tháng 2.2007 sau khi người dân trong làng gần khu rừng mà cô
sống phát hiện "ai đó" hay trộm đồ ăn. Họ đặt bẫy và bắt được cô.
Cô Rochom Pngieng mất tích vào năm 1988 khi đang chăn bò tại một khu
vực hẻo lánh nằm cách thủ đô Phnom Penh (Campuchia) khoảng 322 km.
Khi được tìm thấy, cô có bộ dạng “nửa người, nửa thú”, cảnh sát địa
phương cho hay. Kể từ sau khi quay về với thế giới văn minh, Pngieng
5



gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống bình thường. Cô
vẫn không thể học nói và từ chối mặc quần áo.Cha của cô cho biết đã phải
đưa con gái mình vào bệnh viện sau khi cô tuyệt thực suốt một tháng và
luôn tìm cách trốn về rừng
b. Vai trò của môi trường và sự phát triển nhân cách
- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong
một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên động
cơ, mục đích, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu
của cá nhân mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh
nghiệm xã hội loài người để hình thành và hoàn thiện nhân cách
của mình.
- Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách tùy thuộc vào lập trường ,quan
điểm, thái độ của cá nhân với môi trường .Tùy thuộc vào xu
hướng năng lực và mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi
trường.
- Trong giáo dục cần gắn giáo dục với thực tế xã hội. Phải hướng
vào việc hình thành ở người học những định hướng đúng đắn ,
xây dựng cho các em bản lĩnh vực vàng chiếm lĩnh những ảnh
hưởng tích cực của môi trường xung quanh, tạo điều kiện để các
em tích cực tham gia vào việc cải tao và xây dựng môi trường
- Trong giáo dục cần hướng dẫn cho trẻ nhận thức được những
môi trường nào là tiêu cực hay tích cực. Từ đó hướng dẫn cho trẻ
biết cách vận dụng cái tích cực và loại trừ cái tiêu cực.
- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần đánh giá
đúng mức vai trò của môi trường. Việc tuyệt đối hóa hoặc hạ
thấp vai trò của sai lầm đều mang lại kết quả sai lầm.
3. Nhân tố giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách
a. Khái niệm giáo dục
Theo nghĩa rộng giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành

nhân cách, được tổ chức có mục đích, kế hoạch, thông qua hoạt
động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm
chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người.
6


Theo nghĩa hẹp giáo dục là quá trình tác động thế hệ trẻ về
đạo đức, tư tưởng, hành vi…nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng,
động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.
b. Vai trò của giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách
- Môi trường giáo dục tác động đến người học bằng cách tự phát
hoặc tự giác nhưng chủ yếu bằng con đường tự giác.
- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách cho người học. Đồng thời dẫn dắt sự hình thành và
phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. Điều này được thể
hiện qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà
trường.
- Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những
kinh nghiệm xã hôi – lịch sử trong những sản phẩm văn hóa vật
chất và tinh thần của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội và vận dụng
để tạo nên nhân cách của mình.
- Giáo dục có thể mang lại cho người học những cái không phải
bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể mang
lại.
- Giáo dục có thể khắc phục được điều kiện không tốt do bẩm sinh
mang lại. Ví dụ như với người khuyết tật thì có giáo dục đặc
biệt, trẻ bị câm thì giao tiếp bằng kí hiệu…
- Giáo dục giúp tìm ra và phát huy tối đa những mặt mạnh của các
yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các
yếu tố thể chất và môi trường.

- Giáo dục phát hiện và uốn ắn những phẩm chất xấu do tác dộng
tự phát của môi trường và xã hội gây nên. Đồng thời làm cho nó
phát triển theo chiều hướng tích cực của xã hội. Ví dụ như việc
đưa các trẻ lang thang, trộm cắpvào các trại cải tạo…
- Sự phát triển tâm lí trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp
trong điều kiện của dạy học và giáo dục.

7


- Giáo dục có tính chất tiên tiến. giáo dục có thể đi trước hiện thực
trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng dến các
nhân ở mức độ hiện có của nó. Ví dụ hiện nay nước ta đang xây
dựng chế độ chủ nghĩa xã hội nhưng giáo dục thì xây dựng ra
những con người xã hội chử nghĩa rồi.
Tóm lại giáo dục định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, thúc đẩy quá trình đó đi theo chiều hướng được định sẵn. Còn cá
nhân có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào thì
giáo dục không quyết định được. Giáo dục chỉ cung cấp cho con người
những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…hình thành trong người học những phẩm
chất tâm lí cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển của xã hội.
4. Hoạt động cá nhân đối với việc hình thành và phát triển nhân cách
a. Khái quát về hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết
dịnh trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của
con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng
đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ
nhất định.
Hoạt động ở đây bao gồm một hệ thống làm việc, những hành vi,
cách ứng xử và sự tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhất định

nhằm đảm bảo cho cá nhân tồn tại và phát triển trong các nhóm quan
hệ xã hội khác nhau. Mỗi cá nhân học làm người thông qua một hệ
thống hoạt động, làm việc trong các mối quan hệ xã hội và trong điều
kiện kinh tế nhất định.
Hoạt động để lại dấu ấn của mình trên chính bản thân con người.
Quan sát mọi người ta sẽ biết họ làm nghề gì, tính cách ra sao qua lời
nói, cử chỉ, hành động… của họ.
b. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
- Thông qua hoạt động của bản thân con người lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử - xã hội, biến nó thành nhân cách của mình. Ví dụ
như từ xa xưa ông bà ta đã biết nhìn nhận các hiện tượng tự
nhiên để đoán biết được thời tiết, từ đó truyền lại cho con cháu
và con cháu vận dụng những cái đó thành cái của mình.
8


- Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc
vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất định. Muốn hình thành
nhân cách con người phải tham gia vào các dạng của hoạt động
khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ
đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động
đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành
và phát triển nhân cách.
- Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và
phát triển nhân cách nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay
đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt
động để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào hoạt
động đó.
Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý

thức. Hoạt động của con người không chỉ được thực hiện trong mối
quan hệ của con người với sự vật mà còn giữa con người với con
người. Vì thế hoạt động của con người luôn mang tính xã hội, tính
cộng đồng.
5. Giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
a. Khái quát về giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người.
Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu cơ bản, xuất hiện rất sớm ở con
người. Chính trong giao tiếp đã diễn ra sự hình thành nhân cách
con người.
b. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
- Nhờ giao tiếp mà con người gia nhập vào các quan hệ xã hội,
lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội làm thành bản
chất con người. Đồng thời qua giao tiếp, con người đóng góp tài
lực của mình vào kho tàng của nhân loại.
- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận
thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực
xã hội để tự hoàn thiện nhân cách của mình.
9


- Đối tượng giao tiếp là những chỉnh thể tâm lí sống động những
nhân cách hoàn chỉnh. Diễn ra mối quan hệ giữa người với
người. Do đó trong giao tiếp con người tác động qua lại với
những người có tâm lí phức tạp, sống động hơn nhiều, có tính
chhur động. Do những đặc trưng cơ bửn có sự khác nhau như
vậy nên sự hình thành nhân cách, đối tượng hoạt động lien quan
nhiều hơn đến sự hình thành mặt năng lực của nhân cách, cồn
giao tiếp lien quan đến sự hình thành mặt đạo đức và ý thức bản

ngã nhân cách.
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người
với người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển
tâm lí, ý thức, nhân cách.
III.

Liên hệ thực tiễn

Có thể thấy rằng 5 yếu tố trên chi phối sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. Nếu cả 5 yếu tố này tác động đến con người theo cùng một
hướng, trên những quan niệm giáo dục đúng đắn, thống nhất thì việc hình
thành và phát triển nhân cách của con người chắc chắn sẽ tốt. Còn nếu tác
động đến con người những cách lệch lạc thì sẽ vô hiệu hóa, triệt tiêu lẫn nhau,
gây ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách con người. Để có sự thống nhất,
cộng hưởng giữa các yếu tố trên nhà trường cần pphair trở thành trung tâm
văn hóa giáo dục con người.
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những vĩ nhân, những nhân cách lớn.
Trên thế giới có rất nhiều bậc vĩ nhân như Lê-nin, Các Mác, Angen… những
người đã đem lại nền hòa bình cho Châu Âu và khơi dậy phông trào giải
phóng dân tộc toàn khắp thế giới. Nhân dân Việt Nam không khỏi tự hào khi
nói đến Hồ Chí Minh – một nhân cách lớn. Hay là giáo sư Ngô Bảo Châu –
người đạt giải thưởng toán học fields. Là một tấm gương cho thế hệ thanh
niên noi theo. Đó là những nhân cách điển hình được mọi người biết đến, tuy
nhiên vẫn có nhiều nhân cách tốt mà ta chưa biết đến. Việc nhận thức được
vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng
cần thiết đặc biệt là thế hệ trẻ.
Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời
sống xã hội, ta có thể liên hệ với bản thân và xác định phương hướng phát
triển cho phù hợp.

10


Hiện tại ta đang sống trong môi trường xã hội chủ nghĩa năng động, nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Có rất nhiều điều kiện để hình thành và
phát triển nhân cách. Môi trường xã hội hiện nay yêu cầu những nhân cách có
đủ đức và tài để đạt được mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh ,xã hội công bằng,
dân chủ văn minh”. Bác ồ cũng đã từng dạy “ có tài mà không có đức là đồ
vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Vì thế một nhân
cách hoàn thiện phải có đủ “đức” đủ “tài”. Để đạt được điều ấy cần có sự tác
động về các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách hợp lí.
Khi đã có hiểu biết về vai trò những yếu tố sinh thế với nhân cách, ta có
thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế, khắc phục
những mặt không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền.
Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến thức xã hội
để xác định những yêu cầu về chuẩn mực xã hội. Từ đó có sự rèn luyện bản
thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó
Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộng
lớn. Có nhiều hiểu biết lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển toàn
diện.
Năng động hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trau dồi kiến thức chuyên môn
và kiến thức đời sống xã hội để hoàn thiện mình và xây dựng nhân cách hoàn
thiện hơn, có nhiều vốn sống phong phú.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách
con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân
cách. Do vậy, nếu đưa các vấn về nống và phổ biến vào nhà trường như dân
số, chiến tranh, việc làm… sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những định hướng giá trị
nhân cách đúng đắn, có thái độ nhận thức, hành vi hợp lí, có hiểu biết về các
vấn đề được đưa vào giáo dục.
Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực còn gây ra những tiêu

cực. Giáo giúp giúp người học có khả năng phòng ngừa, loại bỏ những ảnh
hưởng tiêu cực, động viên được tính tự giác rèn luyện, học tập của học sinh.
Đó chính là hiệu quả giáo dục đối với những trẻ em hư, trẻ phạm pháp hoặc
cải tạo lao động với người phạm pháp.
Tạo môi trường hoạt động tốt với những phương pháp học tập sáng tạo
cũng là một giải pháp tốt thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân
cách.
11


Tổng quan lại, tự mình nhìn nhận về 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển nhân cách. Mỗi yếu tố lại ảnh hưởng khác nhau về sự hình thành
và phát triển nhân cách, đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó tự rút ra,
tự đánh giá nhân phẩm của mình về những việc đã làm và định hướng đúng
đắn cho những việc dự định. Tự mình xây dựng và hoàn thiện nhân cách,
tránh những hành vi lệch lạc so với quy định của xã hội.

12


IV.

Tổng kết

Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp, hiện diện quanh ta hằng
giờ, hằng ngày. Chính bản thân ta cũng phải tự mình ý thức về nhân cách.
Làm sao cho nhân cách của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã
hội. Điều này đòi hởi ở mỗi cá nhân ý thức tự rèn luyện nhân cách. Ai
cũng muốn mình là người đủ đức, đủ tài tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Năm nhân tố di truyền – bẩm sinh, môi trường, giáo dục, hoạt động,
giao tiếp tác động đan xen vào nhau, bổ trợ với nhau trong việc hình thành
và phát triển nhân cách. Trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên
giáo dục phải đúng đắn và kết hợp với các yếu tố còn lại để phát huy được
điểm mạnh.
Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và
phức tạp. Trong quá trình đó gữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên
ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và
vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi
người. Trong quá trình sống con người con người có được những kinh
nghiệm sống, niềm tin , thói quen…và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc
gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp. Không chỉ thế họ còn đưa ra những cái bên trong,
những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên
ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức
của mỗi người.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương bài giảng giáo dục học đại cương của giảng viên Bùi Văn
Vân khoa tâm lí giáo dục trường đại học sư phạm Đà Nẵng.
2. Tiểu luận những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. ( )
3. Bài giảng giáo dục học chương 1: những vấn đề chung của giáo dục.
của trường cao đẳng sư phạm do giảng viên Nguyễn Đức Thanh
( )
4. Tiểu luận những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. ( )

5. Đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
( )
6.

Thông tin được lấy từ website
/>
7. Tiểu luận phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách lien hệ thực tiễn.
( )

14



×