Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH-SỰ HÀNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.63 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH – SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI..................................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON
NGƯỜI.....................................................................................................................6
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.................................12
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.................................15
CHƯƠNG 5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN.............................18
KẾT LUẬN............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................20

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay thì vai trò của gia đình
trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của con người ngày càng trơ
nên quan trọng để tạo nên tính cách của trẻ, nuôi dưỡng tế bào lành mạnh cho xa
hội. Giáo dục trong gia đình là nền móng xây dựng nhân cách con người, vì vậy cần
có nhận thức đúng đắn về nội dung và cách thức giáo dục một cách tường tận.
Bên cạnh những lợi ích đó thì vẫn còn một số thực trạng chung đáng lo ngại, việc
giáo dục trong gia đình ngày càng có xu hướng bị xem nhẹ. Hiện nay, hầu hết các
bậc cha mẹ thường khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục giới trẻ trong
khi giáo dục gia đình lại là lực lượng hết sức quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng và cho đến khi trương thành.
Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng không chỉ ơ riêng một thành phố, một quốc gia


nào mà cả toàn thế giới đều cần có một nền giáo dục tốt từ gia đình để giáo dục mỗi
con người thì mới có thể phát triển con người theo hướng tích cực và có ích, đồng
thời đưa đất nước ta ra tầm cỡ quốc tế, phát triển tốt hơn.
Giáo dục gia đình sẽ giúp cho mỗi người chúng ta hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm
của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục nhân cách, nâng cao trình độ
hiểu biết về vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của con người.
Đặc biệt, vấn đề này rất quan trọng đối với mỗi sinh viên – học sinh Việt Nam,
những người vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, là nguồn nhân lực của đất
nước trong tương lai cần hơn hết sự phát triển và hoàn thiện nhân cách cho bản thân
và cho chính những con người sau này mà họ sẽ tiếp xúc.
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài này, nhằm cung cấp một cách đầy đủ
vấn đề giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của vai trò giáo dục
gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

2


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm giáo dục

Là sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh
thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu
thẩm mỹ cho con người; với hàm nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm
cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách
và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế xa hội.

Khái niệm gia đình
Gia đình là một thể chế mang tính toàn cầu, nó tồn tại khắp nơi trên thế

1.1.2

giới, với nhiều hình thức, cấu trúc khác nhau.Vì vậy dưới các góc độ nghiên
cứu khoa học khác nhau về gia đình thì tất yếu sẽ có những định nghĩa khác
nhau.
Gia đình được tạo bơi hai mối quan hệ chủ yếu ơ quan hệ hôn nhân (chồng,
vợ), quan hệ huyết thống (cha mẹ, con cái) và chức năng chính của gia đình
là tái tạo ra con người.
Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có
ngân sách chung.
1.1.3

Khái niệm giáo dục gia đình

Gia đình là thể chế xa hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành
nhân cách trẻ em, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân cách.
Như vậy giáo dục gia đình được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp
trẻ.

3


Khái niệm nhân cách
Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xa hội - sinh lý - tâm lý

1.1.4


của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá,
tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối
quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xa hội
và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá
khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và
hình thành trong tòan bộ thời gian con người tồn tại trong xa hội, nó đặc
trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người
nhưng lại mang tính xa hội sâu sắc.
Khái niệm sự hình thành và phát triển nhân cách
Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt xa hội,

1.1.5

mang tính chất tăng trương về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn
ra do ảnh hương của các nhân tối bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích
cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh hương của hoàn cảnh tự
nhiên và hoàn cảnh xa hội, tác động giáo dục). Do ảnh hương của các tác
động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm
soát, điều khiển) và các tác động có mục đích, có tổ chức (kiểm soát được,
điều khiển được). Quá trình này làm biến đổi đứa trẻ với những tư chất vốn
có của con người thành một nhân cách.
Sự phát triển nhân cách gồm các mặt phát triển sau đây:
- Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ơ sự tăng trương về chiều cao, cơ bắp
-

và sự hoàn thiện của các giác quan.
Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ơ những biến đổi cơ bản trong các
quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống, thói quen, …


-

nhất là ơ sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.
Sự phát triển về mặt xa hội biểu hiện ơ việc tích cực, tự giác tham gia
vào mặt khác nhau của đời sống xa hội, cũng như những thay đổi trong
việc cư xử với những người xung quanh.

4


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG
VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.
2.1 THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.
Trong bối cảnh mơ cửa và toàn cầu hóa như hiện nay, hầu hết các gia đình
đa bị thay đổi về mặt cấu trúc, nhiều công việc của gia đình được các thiết
chế xa hội đảm nhận với sự đầu tư của nhà nước. Như thế giáo dục gia đình
5


dường như đang bị xem nhẹ, phụ thuộc chủ yếu vào các hệ thống giáo dục
nhà trường và xa hội. Kinh tế gia đình dựa vào sự phát triển của các xí
nghiệp, cơ quan quản lý và điều khiển. Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo
dài, đời sống người dân không được đảm bảo đa phần nào gây trơ ngại lớn
cho giáo dục gia đình và khó khăn trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cho con người.
2.1.1. Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, quan hệ mua bán, sức mạnh của

đồng tiền đa làm ảnh hương mạnh mẽ tới quan hệ gia đình, dẫn đến giá trị
trong gia đình ngày càng bị xói mòn về đạo đức, nhân cách, lối sống, văn
hóa giao tiếp và ứng xử… Không ít gia đình đa bị cuốn theo vòng xoáy của
nền kinh tế thị trường, chỉ lo làm giàu mà buông lỏng chăm sóc con trẻ, đặc
biệt là quan tâm đến việc học tập của con mình.Nhiều gia đình làm ăn thua
lỗ, phi pháp, phá sản, bị lừa đảo,… gây nên nợ nần chồng chất cũng đa tạo
nên một bầu không khí u ám, căng thẳng, nặng nề giữa các thành viên trong
gia đình, vì thế mà ảnh hương đến chất lượng chăm sóc và giáo dục con cái.
2.1.2. Việc giáo dục gia đình được các bậc cha mẹ quan tâm nhưng vẫn gặp
khó khăn, trở ngại.
Các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn quan tâm và giáo dục con mình
theo những hướng tích cực, lành mạnh nhất, song không phải gia đình nào
cũng làm được, nhất là khi ngày nay đất nước phát triển, đòi hỏi con người
phải lao động để kiếm sống nên rất dễ sa vào làm ăn hăng say mà quên mất
tới việc nên giáo dục con cái theo cách như thế nào mới là hợp lý. Một số
gia đình chỉ mải lo kiếm tiền để tổ ấm của mình có một cuộc sống sung túc
về sau, và họ cho rằng nếu có tiền sẽ có được tất cả, trong đó có cả tình
cảm. Vì suy nghĩ đó mà họ giao phó con cái của mình cho nhà trường và xa
hội giáo dục, vì bản thân họ không hề có thời gian và không hề có sự tận
lực với vấn đề quan trọng này. Chính những bậc cha mẹ ấy đang và sẽ làm
mất đi những giá trj đạo đức tốt đẹp của gia đình và xa hội, nên không thể
6


có chuyện họ sẽ nuôi dạy con cái mình một cách tốt nhất. Không những cha
mẹ thiếu đi sự gần gũi và giáo dục con cái mà ngay cả những đứa trẻ trong
gia đình ấy cũng bị thiếu hụt về mặt tình cảm.
Có những gia đình ngay từ ban đầu đa khó khăn, phải mưu sinh, kiếm sống
từng ngày, nên cha mẹ phải dành hết thời gian cho công việc. Sống trong
điều kiện ấy, đứa trẻ không những bị thiếu hụt về mặt tình cảm, mà lẫn đời

sống vật chất, dễ bị sa nga vào những cám dỗ bên ngoài. Nhiều gia đình bố
hoặc mẹ vì nợ nần quá nhiều nên đâm ra cáu gắt, trơ nên say xỉn, đánh đập
con cái, ăn chơi suốt ngày…hàng xóm xung quanh chỉ là những người thiếu
học thức, đàn đúm, vũ phu,… thì khi sống trong môi trường như thế, trẻ sẽ
bị lây nhiễm thói hư, tật xấu của bố mẹ và cả những người xung quanh
mình. Nhưng điều đáng chú ý ơ đây là cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả học
tập, làm bài và học bài ơ nhà, ơ trường mà quên đi công việc giáo dục uốn
nắn những hành vi về đạo đức, cách ứng xử, lối sống cho con mình.
Ngược lại với các gia đình ơ trên, có những gia đình lại áp dụng các
phương pháp quản lý con một cách khắt khe, cấm đoán và buộc con mình
phải làm theo những điều mà bản thân họ muốn, không cho con giao du với
bạn bè, hạn chế con ra ngoài tiếp xúc với xa hội… những hành vi, hoạt
động riêng tư của con như gọi điện thoại, nhắn tin, đi chơi với ai đều được
cha mẹ quản lý và kiểm soát một cách nghiệm ngặt, quá đáng. Việc quản lý
như vậy đa phần nào tác động một cách tiêu cực đến những đứa trẻ, khiến
chúng trơ nên thụ động, cảnh giác, nhu nhược, ỷ lại, thiếu tự tin, can đảm
và một số trường hợp càng cấm đoán chúng thì chúng lại càng chống đối
lại, để thoát ra khỏi sự quản lý của gia đình, mong tìm kiếm sự tự do, thoải
mái cho bản thân. Hành động liều lĩnh đó còn nguy hiểm hơn việc gia đình
dùng mọi cách để kiểm soát con mình.
Những gia đình thiếu sự hòa thuận, yêu thương, quan tâm lẫn nhau cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc về suy nghĩ, lối sống

7


cũng như nhân cách của thanh thiếu niên hiện nay.Cha mẹ, anh chị em
trong gia đình, họ hàng không hề quan tâm đến nhau, mỗi người tìm kiếm
sự tự do ơ ngoài xa hội, công việc, bạn bè, con cái thì thả lỏng, buông xuôi,
chúng thích làm gì thì làm miễn không gây tiếng xấu cho gia đình thì không

vấn đề gì. Những đứa trẻ ấy thiếu sự giáo dục và quản lý đúng mức, lâu dần
sẽ khiến trẻ mất đi niềm tin vào gia đình, vào cách nuôi dạy của cha mẹ, từ
đó mà dễ hư hỏng, sa nga vào những con đường xấu.
Sự tan vỡ của gia đình gây ra nỗi bất hạnh không gì có thể bù đắp được cho
những đứa con, đẩy chúng vào hoàn cảnh hoảng loạn sợ hai về đời sống
tình cảm. Một số nhà nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học đa chỉ ra rằng:
Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình mà bố mẹ bất hòa, li dị, li thân
thì nhân cách của chúng đều phát triển không bình thường.
Một sai lầm đáng báo động của các bậc làm cha làm mẹ chính là sự thiếu
hiểu biết, thiếu kiến thức và kỹ năng giáo dục con cái, dùng những hành vi
bạo lực để trấn áp con mình dẫn đến không giáo dục được con mà lại còn
đem lại kết quả trái ngược hoàn toàn. Trong số ấy, không ít gia đình đa
nuông chiều con một cách nhu nhược, mù quáng, thỏa man những yêu cầu,
đòi hỏi của con vô điều kiện và cố gắng tạo cho chúng những thứ mà có thể
giúp chúng có được cuộc sống sung sướng, nhàn hạ. Những người cha mẹ,
đa tự cho rằng cuộc đời họ đa khổ cực thì ít nhất đời của con mình cũng
phải được sung sướng như người ta, để nó không bị tổn thương hay ghen tị
với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng đây chính là một quan niệm sai lầm và
hết sức cổ hũ gây nên tác hại vô cùng to lớn. Một đứa trẻ được chiều
chuộng từ nhỏ bao giờ cũng khó dạy hơn những đứa khác. Nếu như chiều
con quá mức thì khi chúng lớn lên sẽ không thể tự mình làm được bất kể
chuyện gì, luôn phải phụ thuộc vào cha mẹ, những người khác, không có
nghị lực, tự tin, không làm chủ được bản thân và dễ trơ thành nô lệ cho
những ham muốn, ước nguyện thiếu lành mạnh, đứng đắn.
Sống trong một gia đình như vậy, luôn luôn được thỏa man những đòi hỏi
vô điều kiện thì sớm hay muộn những đứa trẻ đó cũng rơi vào con đường
8


hư hỏng, trơ nên lười nhác, thụ động, thiếu vị tha, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi

ích của cá nhân và đặt quyền lợi của mình lên hàng đầu, chúng sẽ coi
thường lao động và không tỏ ra biết ơn công sức nuôi dạy và giáo dục của
cha mẹ mình.
Trái với sự chiều chuộng, một số gia đình lại chọn cách dùng roi vọt một
cách khắc nghiệt để kìm ham sự phá phách và tính bướng bỉnh của con
mình.Họ cho rằng đó là một cách giáo dục có khoa học “thương cho roi cho
vọt, ghét cho ngọt cho ngào”. Có những người cha mẹ vốn bản tính cộc cằn,
tàn nhẫn, hễ con mình có hành vi lệch lạc với những quy chuẩn đưa ra thì
họ sẽ đay nghiến, mắng nhiếc và đánh đập không thương tiếc. Tình trạng
như vậy đáng để cho xa hội phải lên án và trừng phạt. Điều 8 Luật bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em ơ Việt Nam qui định: trẻ em được nhà nước và
xa hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự, được
bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Yêu thương con đó là điều mà các bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn và
cố gắng làm tốt vai trò đó nhưng muốn con nên người, thành đạt thì phải có
những kiến thức và kĩ năng cần thiết về phương pháp giáo dục con người
trên cơ sơ khoa học, thì mới có thể xây dựng được một con người phù hợp
với mong muốn của xa hội. Những cách giáo dục quá hà khắt hay sự nuông
chiều một cách vô lý sẽ chỉ khiến cho sự giáo dục con cái càng đem lại kết
quả ngược lại, và với nền tảng giáo dục như vậy sẽ chính là nguyên nhân
làm cho con mình bước vào con đường đời một cách khó khăn và lệch lạc
nhất.
Thực trạng đáng lo ngại nữa đó là có một số gia đình thiếu gương mẫu đa
làm ảnh hương đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con
cái. Sống trong một gia đình mà ba mẹ là những người không tốt, buôn
gian, bán lận, nghiện cờ bạc, rượu chè thì họ sẽ làm tổn hại nhiều đến mặt
nhân cách của đứa trẻ. Bản thân họ không tốt thì không thể giáo dục được

9



con tốt. Cha mẹ xấu, con xấu là chuyện tất nhiên, nhưng cha mẹ tốt mà con
hư hỏng thì đó mới là vấn đề đáng quan tâm.
2.1.3 Ảnh hưởng của Khoa học – công nghệ.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật, mà đa xuất hiện nhiều
hình thức vui chơi, giải trí, sách báo, truyện tranh tràn lan thu hút lượng lớn
trẻ vị thành niên khiến chúng chỉ chăm chăm vào đó mà lười hoạt động, thể
thao. Không những thế mà còn khiến chúng trơ nên ít tiếp xúc với bên
ngoài, sự phát triển nhân cách không được hoàn thiện…
Theo lối phong cách của phương Tây, các hình thức internet, tạp chí đa
khiến cho một số đại bộ phận giới trẻ có những cách nói năng, hành vi, cư
xử không đúng mực, lệch lạc so với lứa tuổi của chúng. Đó chính là một
dấu hiệu xấu làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.
Những cách nói năng thiếu lễ phép, nói trống không, chửi thề, cướp lời
người khác đang diễn ra rất phổ biến. Cách ăn nói hiện nay của thanh thiếu
niên hết sức tùy tiện, ăn mặc lố lăng, không ít con trẻ đua đòi theo mốt này,
mốt kia, tóc xanh, đỏ, vàng bất chấp điều kiện kinh tế gia đình như thế nào
và thái độ của xa hội ra sao. Những điều đó bắt nguồn từ môi trường sống
và cách giáo dục của gia đình.

10


CHƯƠNG 3
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.
3.1 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Giáo dục gia đình có vai trò to lớn đối với mỗi cá nhân trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của con người thông qua các vai trò và
chức năng của nó. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái có tầm quan trọng đặc

biệt đối với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi từ gia cuộc đời mà các thiết
chế khác như giáo dục, pháp luật, tôn giáo… không thể thay thế được. Đối
tượng của giáo dục gia đình không chỉ là trẻ em mà là tất cả các thành viên
trong gia đình nhưng chủ yếu con cái là đối tượng chủ chốt và cần được
giáo dục hơn cả.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài
năng và nhân cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia
đình, tiếp đến là xóm giềng và xa hội. Nhân cách con người bắt đầu hình
thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trương thành vẫn chưa
dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành
nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng
thông qua hành vi bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu
nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của
mình.
11


Gia đình,một chỗ dựa tinh thần vững trai cho con cái có một cuộc sống ấm
no,đầy đủ.
Gia đình đóng vai trò là trường học đầu tiên giáo dục nhân cách,đạo đức
con người.Trong đó vai trò của bậc làm cha làm mẹ là quan trọng hơn
cả.Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh
nghiệm sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong
gia đình. “Dạy con từ thuơ còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo
dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng
đạo, nhường nhịn lẫn nhau để khi trương thành con cái biết ơn sinh thành,
nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhưng trên hết phải nói đến yếu tố
tình cảm.Cha mẹ biết yêu thương,quan tâm đến con mình sẽ tạo nên trong
tâm trí người con một niềm kính yêu vô bờ,một sự hiếu thảo tuyệt đối.Hiếu
thảo,đó chính là giá trị nhân cách căn bản nhất mà cha mẹ tạo nên cho con

cái mình.Mọi cung cách,ứng sử,mối quan hệ giữa cha mẹ với nhau và đối
với con cái sẽ hình thành nên sự bắt chước của con cái.Nhân cách,đạo đức
con cái từ đó sẽ biến đổi theo.
Gia đình chính là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức tốt đẹp như tình yêu
thương,đức hi sinh ,sự hiếu thảo,tinh thần đoàn kết,đùm bọc,...Những giá trị
nhân cách đó nếu được giáo dục kĩ cho con cái thì sau này,con cái chúng ta
sẽ hoàn thiện về tâm hồn,trơ thành một công dân tốt.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng nhất.Theo truyền
thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột,
là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi
theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sươi
ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.Cho nên
gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.

12


Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình
thành thói quen của chính nó.Sự bắt chước đầu tiên là từ bậc sinh thành ra
nó. Vì thế mà người cha, người mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo.
Cha mẹ là tấm gương sáng thì đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ
thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng” là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời.
Cha mẹ có vai trò nói cho trẻ biết vị thế của bản thân trong những vấn đề
quan trọng. Nhân cách tốt có được từ được sự giáo dục và tự học hỏi. Nếu
cha mẹ muốn trẻ phát huy những giá trị đạo đức cốt lõi, người lớn phải dạy
cho trẻ biết họ tin tương vào điều gì và tại sao lại thế. Trong cuộc sống hàng
ngày, có rất nhiều cơ hội để thảo luận với trẻ những vấn đề về đạo đức.
Giáo dục trẻ thái độ hành xử tốt bằng tấm gương người lớn. Cần lưu ý các
thành viên trong gia đình có lối hành xử tốt trong nhà. Hành xử tốt là quy

tắc vàng trong mọi hành động. Cho dù vấn đề đó là giao tiếp hay các thái độ
xa hội giản đơn khác, gốc rễ của vấn đề chính là sự quan tâm chăm lo thật
sự lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình.
Vai trò của bậc cha mẹ không chỉ nằm ơ đó mà còn ơ việc giúp trẻ nhận
thức được một hình mẫu nhân cách tốt là như thế nào, tạo cho trẻ có những
hoạt động gần gũi với gia đình, giới hạn tiền chi tiêu của trẻ, đọc cho trẻ
nghe và giữ thói quen học văn trong gia đình…
Tóm lại, gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt
đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng.
Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh
phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và
hạnh phúc. Giáo dục gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt

13


hiệu quả, đòi hỏi các bậc cha mẹ một sự hy sinh lớn lao, không vụ lợi,
không cần được con đáp đền.

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
4.1 GIẢI PHÁP
Các bậc cha mẹ nên là tấm gương cho con cái noi theo. Cha mẹ là tấm
gương sáng thì con cái sẽ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì con trẻ
không thể được giáo dục tốt được.
Họ cần phải trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục.
Cha mẹ phải giáo dục con cái theo một phương pháp hợp lý để chúng:

- Biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, vị
tha, “ăn quả nhớ người trồng cây”, có trách nhiệm, bổn phận với bản
-

thân, cha mẹ dòng họ, bà con lối xóm…
Tạo dựng cho trẻ biết: tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời, biết tự lập và

-

không ỷ lại.
Biết tránh xa mọi thói hư: không bon chen, đố kỵ, dùng mọi cách để hạ
thấp giá trị của người khác xuống để họ phải thua mình, không đánh đập
bạn bè, dùng những lời lẽ miệt thị…

Ngoài giáo dục về mặt tâm lý và kỹ năng sống thì trong học tập người làm
cha làm mẹ cũng cần phải:
-

Tạo mọi điều kiện, nếu hoàn cảnh và kinh tế gia đình cho phép, cho mục
tiêu học tập và ước mơ của con mình như phương tiện học tập, thời gian

-

học tập, muốn học ngành gì, thi vào trường gì…
Trao đổi và góp ý với con về phương pháp và cách thức học tập.

14


-


Kiểm tra, quán xuyến, đôn đốc con học hành, nên sử dụng biện pháp
cương, nhu thích hợp để con không cảm thấy là mình đang bị nặng nề và

-

bị quản lý chặt chẽ.
Giữ mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có thể thường xuyên
theo dõi việc học tập cũng như tính cách và cách cư xử của con ơ trường.

Cha mẹ nên tôn trọng quyền tự quyết chính đáng của con trẻ, tránh áp đặt
mong muốn của mình vào con cái, trẻ cần được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu
vật chất, tinh thần hợp lý của trẻ em trong xa hội ngày nay.
Bậc cha mẹ cũng cần phải học cách kiên nhẫn để làm công tác giáo dục từ
từ thấm dần để tránh những thái độ nôn nóng, sốt ruột mà dẫn đến bạo hành
con trẻ khiến chúng sợ hai và tỏ thái độ tiêu cực.
Không nên giảng giải những lý lẽ cho trẻ một cách bừa bai, tùy tiện buột
miệng hứa suông, nói dối, để lôi kéo trẻ vào một mục đích nào đó.
Nhiều trường hợp uy hiếp, dọa nạt, cưỡng chế trẻ để nó có thể làm theo
những gì mà mình mong muốn là hoàn toàn sai lầm, làm như vậy sẽ gieo
những tính xấu vào nhân cách của con cái. Điều cần thiết hơn hết là ta nên
dùng cách mềm mỏng kết hợp với cứng rắn để con cái có thể tuân thủ những
điều đúng đắn mà chúng có trách nhiệm phải làm theo.
Những khi cha mẹ làm sai điều gì nên xin lỗi và nói rõ cho con mình hiểu,
không nên vì tự trọng cá nhân mà nghĩ rằng con trẻ không có quyền được
nghe lời xin lỗi hay giải thích từ mình, tránh trường hợp “giận cá chém
thớt”.Không nên xúc phạm làm tổn hại đến cái tôi, lòng tự trọng của trẻ,
chính điều đó sẽ làm mất đi động lực phát triền về mọi mặt của nó. Khi con
làm sai điều gì, ta nên giải thích nhẹ nhàng cho chúng hiểu, không nên có
thái độ quá đáng khiến chúng bị tổn thương và khó hiểu vấn đề hơn.


15


Trong lúc tức giận không nên có những hành vi ngược đai con cái, rồi sau
đó cảm thấy ân hận thì lại đổ lỗi cho những người xung quanh.
Không nên nói những lời lẽ thô tục, không văn hóa trước mặt con cái vì lâu
dần sẽ dễ dẫn đến cách nói ăn theo, bắt chước, hình thành nên một lỗ hỏng
trong nhân cách của trẻ.
Cha mẹ phải xác định rõ mục đích giáo dục, nuôi dạy con của mình như thế
nào để từ đó có những biện pháp và cách thức phù hợp. Phân công vai trò
của các thành viên trong gia đình như thế nào cho hợp lý và phương pháp sử
dụng cách giáo dục đó ra sao, có đạt hiệu quả hay không.
Bậc cha mẹ nên tổ chức lối sống lành mạnh cho các thành viên trong gia
đình, tôn trọng nhân cách của con cái, biết lắng nghe, chia sẽ, quan tâm và
không áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ.
Thường xuyên nói chuyện để hiểu hơn vê tâm lý, tình cảm của con mình từ
đó có những phương pháp giáo dục đúng cách. Nên yêu thương và nghiêm
khắc đúng nơi, đúng chỗ, đúng việc. Luôn trau dồi cho con một kỹ năng
sống vững chắc trên bước đường tương lai.
Tạo điều kiện để con phụ giúp các công việc trong nhà, nâng cao giá trị yêu
lao động. Khuyến khích con chơi các loại thể thao có lợi cho sức khỏe như
đá bóng, cầu long, bơi lội, bóng chuyền… để con phát triển hoàn thiện về
mặt thể chất

16


CHƯƠNG 5
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN

Qua đề tài nghiên cứa này, tôi đa thấy được tầm quan trọng to lớn của vai
trò giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con
người. Những thực trạng đau lòng của nền giáo dục gia đình và thêm đồng
lòng với những khó khăn mà các bậc làm cha làm mẹ đang từng ngày từng
giờ phải đảm đương. Từ đề tài này tôi nhận ra xa hội muốn phát triển thì
phải có những gia đình tốt biết giáo dục con cái để một phần nào đó giúp đỡ
con người phát triển nhân cách được toàn vẹn và hoàn thiện nhất. Hình
thành và phát triển nhân cách cũng cần phải kết hợp thêm nhiều yếu tố như
nhà trường, xa hội.
Là một sinh viên tôi nhận thức được sự ảnh hương và ý nghĩa quan trọng
của việc giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho
con người hiện nay.

17


KẾT LUẬN
Từ những kiến thức trên, một lần nữa chúng ta phải khẳng định một điều rằng dù là
về lý luận hay thực tiễn thì vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của con người là mối quan tâm hàng đầu hiện nay và cần có sự
đầu tư một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ hơn nữa.
Vai trò của giáo dục gia đình có ý nghĩa và tầm ảnh hương rất quan trọng không chỉ
riêng bản thân mỗi cá nhân, gia đình, mà còn của cả toàn xa hội. Không chỉ các bậc
phụ huynh trong gia đình phải có trách nhiệm hơn nữa mà mỗi cá nhân chúng ta còn
cần phải có sự nỗ lực, cố gắng từ bản thân để không ngừng hoàn thiện và phát triển
nhân cách của mình theo chiều hướng tích cực, lành mạnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Văn Vân cùng thầy Hoàng Thế Hải đa tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ, để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận. Nếu có sự thiếu
sót trong bài làm này, tôi mong các thầy chỉ bảo để những lần sau tôi hoàn thiện tốt
hơn nữa bài làm của mình.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu từ sách giáo khoa

Giáo trình giáo dục học đại cương – Bùi Văn Vân
2. Tài liệu từ nguồn internet




19



×