Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.41 KB, 14 trang )

Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

Đỗ Thị Nguyệt

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 08
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Thạch
Năm bảo vệ: 2014
113 tr .

Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về vai trò của gia đình trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của gia đình
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện
nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò gia đình trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay
Keywords.Gia đình; Phát triển nhân cách; Tâm lý học trẻ em; Ngoại thành Hà Nội
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân cách là toàn bộ năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý tạo thành
chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh
mọi hoạt động của cá nhân. Đó cũng là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã
hội tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá
nhân theo cách riêng, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Có thể nói nhân cách là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của mỗi con người (nhân cách, tài năng, sức khỏe là ba yếu tố cơ bản nhất
để mỗi cá nhân vững bước vào đời), nhất là đối với trẻ em. Bởi vì trẻ em chính là
những chủ nhân tương lai của đất nước có vai trò quyết định: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai


với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em” [54, tr.33].
Đối với mỗi trẻ em, việc hình thành nhân cách với tính cách là phẩm chất và
năng lực của bản thân là một vấn đề cần thiết góp phần vào việc hình thành con người
mới xã hội chủ nghĩa. Qua sự tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hóa xã hội, mỗi
cá nhân có sự chọn lọc để hình thành hệ thống các giá trị tốt đẹp trong mỗi con người.
Gia đình giúp trẻ em có khả năng nhìn nhận, đánh giá, xem xét và giải quyết các mối
quan hệ, các vấn đề xã hội theo đúng chuẩn mực của xã hội, đồng thời giúp trẻ phát
triển nhân cách toàn diện trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội.
Phát triển nhân cách cho trẻ em là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được
hình thành và phát triển dưới sự tác động của nhiều yếu tố như tiền đề sinh học, tư chất
di truyền học, thế giới quan và tập trung nhất là từ các môi trường giáo dục, trong đó
vai trò của gia đình là đặc biệt quan trọng.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người. Gia đình
với tính cách là một “xã hội thu nhỏ”, một môi trường tác động trực tiếp và thường xuyên
đối với mỗi cá nhân, có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách ở mỗi con người.
Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XI: “Gia đình là môi trường
quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”

góp phần chăm lo xây
dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có
tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân
chính. Trong ý thức hệ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gia đình bao giờ cũng được
coi là tổ ấm, là môi trường đầu tiên làm phát sinh, nuôi dưỡng thể lực, trí lực và những tình
cảm trong sáng, tốt đẹp, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam[69].
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, địa bàn
ngoại thành Hà Nội đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Kinh tế, chính trị,
văn hóa phát triển khá mạnh, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Nhưng bên
cạnh đó, trong sâu thẳm của đời sống xã hội, địa bàn ngoại thành Hà Nội đang phải đối
mặt trước những vấn đề mang tính báo động, đó là sự tha hóa về nhân cách đạo đức,

lối sống của một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là trẻ em. Tỷ lệ trẻ em hư ngày càng
gia tăng, tỷ lệ bạo lực, bỏ học, nghiện hút, bất hiếu trong bộ phận trẻ em đang len lỏi
phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn đời của Thủ đô nói
riêng, dân tộc nói chung. “Nỗi đau” này không của riêng ai, song gia đình có trách
nhiệm lớn hơn cả. Không ít gia đình nhận thức chưa đúng về vai trò của mình trong
việc hình thành và phát triển nhân cách, coi đó là nhiệm vụ của nhà trường, xã hội, do
vậy đã xem nhẹ trách nhiệm này.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình
trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, tác giả chọn
đề tài: “Gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại
thành Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa
xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình và vai trò
giáo dục của gia đình, giáo dục nhân cách dưới những góc độ khác nhau, có giá trị rất
lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể là:
Nhóm thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình
Dạy con yêu l
a
o động do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1980. Theo tác giả,
muốn cho con cái của chúng ta lớn lên được mạnh khỏe, vui tươi, yêu đời và cống hiến
được nhiều cho xã hội, thì lúc còn nhỏ phải được giáo dục về lao động (lao động học tập,
lao động gia đình và lao động xã hội ), bởi phẩm chất đạo đức hình thành ở trẻ em, trước
hết là trong quá trình lao động.
Gia đình truyền thống của TS. Khuất Thu Hồng (chủ biên) xuất bản năm 1996,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Cuốn sách cung cấp một cách nhìn khoa học về hôn nhân
gia đình truyền thống của người Việt Nam thông qua phỏng vấn sâu các cụ ông, cụ bà ở
thành thị nông thôn, với mong muốn gìn giữ và phát huy những nét đẹp của nó cũng như
thấy được những gì là không thích hợp của nó với một đời sống công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

Gia đình trong tấm gương xã hội học do Mai Quỳnh Nam (chủ biên) xuất bản
năm 2002. Trong cuốn sách các tác giả đã tập hợp nghiên cứu về gia đình trước những
biến đổi xã hội trong bối cảnh của công cuộc đổi mới và kinh tế thị trường.
Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới do GS. Lê Thi (chủ biên) xuất bản
năm 2002. Trong cuốn sách tác giả đã làm rõ những thay đổi về cấu trúc, quy mô về
thực hiện các chức năng cũng như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng do TS. Vũ
Tuấn Huy (chủ biên) xuất bản năm 2003. Trong cuốn sách tác giả gợi mở cho bạn đọc
kiểm soát và giải quyết các xung đột. Xem mâu thuẫn không phải là có ảnh hưởng
tiêu cực phá vỡ hệ thống xã hội và sự tương tác của con người, mà đúng hơn mâu
thuẫn là vốn có trong tất cả các hệ thống và sự tương tác, kể cả trong quan hệ hôn
nhân và gia đình. Nếu các chuẩn mực và mục tiêu trong hôn nhân và gia đình thường
nảy sinh mâu thuẫn, vấn đề là không phải lảng tránh những mâu thuẫn đó mà giải
quyết nó. Khi mâu thuẫn được giải quyết, nó không còn là yếu tố phá vỡ quan hệ hoặc
chỉ mang lại những hậu quả tiêu cực, mà trái lại nó củng cố các quan hệ, tạo ra sự thay
đổi và kết quả là quan hệ trở nên có ý nghĩa.
Gia đình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, xuất bản năm 2007, nhà
xuất bản Lý luận chính trị. Trong cuốn sách các tác giả đề cập nhiều vấn đề về gia
đình giúp cho người học tập và nghiên cứu về gia đình nhận thức được những vấn đề
cơ bản nhất trong nghiên cứu và học tập về gia đình. Trên cơ sở đó nêu lên những
định hướng cơ bản cho việc xây dựng mô hình gia đình mới kế thừa được các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại. Đồng thời các tác giả còn nêu một hệ thống giải pháp giải quyết vấn đề gia
đình ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Ngoài những công trình lớn nêu trên, về chủ đề gia đình còn có nhiều tác giả
quan tâm ở mức độ hạn hẹp như:
Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ vị thành niên, GS. Lê Thi, Tạp chí tâm lý học, số 5 (2002). Trong bài
viết tác giả nói lên rằng, ngoài việc gia đình có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục vị thành niên, nhà nước cũng phải thể hiện vai trò thông qua việc đưa ra

một số luật, chính sách. Nhưng trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên,
gia đình vẫn là đơn vị cơ sở có trách nhiệm nặng nề nhất và có khả năng nhất. Đồng
thời với sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà nước và cộng đồng sẽ làm tăng
sức mạnh của gia đình và tận dụng được hiệu quả tích cực của các tổ chức xã hội.
Tác động của toàn cầu hóa với việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện
nay, PGS.TS. Đỗ Thị Thạch (2010). Đề tài khoa học cấp cơ sở đã đi sâu phân tích
những tác động của toàn cầu hóa đối với bình đẳng giới trong gia đình trong một số
lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát
huy sự tác động tích cực, hạn chế sự tác động tiêu cực nhằm thực hiện bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay.
Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng,
PGS. TS. Đỗ Thị Thạch (2011), Tạp chí cộng sản số 56. Tác giả đã phân tích và làm
sáng tỏ vấn đề nhận thức của Đảng ta về vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn
hóa Việt Nam trong thới kỳ mới và làm rõ những giải pháp xây dựng gia đình Việt
Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng
Nhóm thứ hai: Những công trình về giáo dục nhân cách
Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt
Nam của Trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, Giáo sư Lê Thi (chủ biên), do xuất
bản Phụ nữ phát hành năm 1997. Tập thể các tác giả cho rằng, những thành tựu to lớn của
cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ XX, đang đưa lại những
khả năng sáng tạo, trí thông minh tuyệt vời cho con người và hứa hẹn đem lại những tiến
bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội cả về vật chất và tinh thần. Các
tác giả cũng khẳng định sự phát triển của xã hội không thể tách rời sự phát triển của con
người và vai trò của con người trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện kinh tế thị trường, do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm (2001-2005). Tác giả đã
nghiên cứu về con người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế
xã hội, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách, thực hiện giáo dục đạo đức trong
quá trình phát triển nhân cách, xem đó là mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện
chất lượng giáo dục.

Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, kinh nghiệm của các quốc gia
(2002), Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
Đây là tập hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực
chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các tác giả còn đề
cập đến việc rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, trên cơ sở đó giáo dục thế giới
quan nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi đạo
đức cho học sinh.
Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay do Đào Thị Oanh (chủ biên)
(2007) Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp và khái quát lý luận tâm
lý học về nhân cách, đề xuất các giải pháp về hình thành, phát triển nhân cách trong
công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân cách, giáo dục nhân cách, vai
trò của gia đình, giáo dục đạo đức, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình khoa học
nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp có hệ thống về “Gia đình với việc hình thành
và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay”. Vì vậy đề tài
luận văn không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Những tài liệu trên giúp
ích cho tác giả trong việc tham khảo để nghiên cứu đề tài viết luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ thực trạng vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội, luận văn nêu ra những quan điểm và
đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
+ Làm rõ vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em.
+ Phân tích thực trạng vai trò của gia đình và những vấn đề đặt ra trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc hình

thành và phát triển nhân cách cho trẻ em ở ngoại thành Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (chủ yếu nghiên cứu trẻ
em đang trong độ tuổi còn ảnh hưởng bởi sự nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của gia
đình, giới hạn dưới 18 tuổi. Nghiên cứu vai trò của gia đình ở mọi loại hình công nhân,
nông dân, trí thức trên địa bàn nghiên cứu).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là một số huyện điển hình ở ngoại thành Hà Nội
Một số huyện điển hình của Hà Tây cũ như Phúc Thọ, Từ Liêm, thị xã Sơn Tây. Đây
là những địa bàn tiêu biểu cho những điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau.
- Phúc Thọ là một huyện thuần nông, kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân
trong huyện còn khó khăn. Trình độ dân trí chưa cao nhưng tệ nạn xã hội lại đang có
xu hướng gia tăng
- Từ Liêm là huyện ven đô, kinh tế những năm qua phát triển rất nhanh và cùng
với nó là những vấn đề xã hội cần báo động, tệ nạn xã hội phát triển nhanh, nhất là tình
trạng trẻ em hư gia tăng…
- Thị xã Sơn Tây là khu vực phát triển mạnh về kinh tế - văn hóa giáo dục. Đây
là khu vực tập trung nhiều các gia đình bộ đội, trí thức, tuy nhiên số trẻ phạm tội trên
địa bàn cũng khá cao.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới
liên quan đến gia đình, vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ em, có tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, thống kê xã
hội học.
6. Những đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng của gia
đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em từ hướng tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở ngoại thành Hà Nội.
7. Ý nghĩa của luận văn:
Đề tài tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm những luận điểm, các vấn đề lý
luận và thực tiễn về gia đình, vai trò của gia đình.
Luận văn góp thêm một tiếng nói, một kinh nghiệm để các bậc cha mẹ tham
khảo nhằm phát huy vai trò của gia đình, đồng thời cung cấp thêm tư liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học và môn Giáo dục
công dân ở các trường phổ thông.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2005), “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005.
2. Ban nghiên cứu, HLHPN Việt Nam (1998), Một số vấn đề về sự tác động của nền kinh tế
thị trường đối với chức năng gia đình Việt Nam, Hà Nội.
3. Báo pháp luật và xã hội 22/4/2011, “Tư liệu pháp luật và xã hội”.
4. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, NXB
Chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Ngọc Bích (2001), Tâm lí học nhân cách, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, NXB văn hóa

thông tin, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Bình (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp

a
, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ văn hóa - thông tin (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới,
NXB Chính trị quốc gia.
10. Bộ văn hóa - thông tin (1999), Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn
hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
11. Nguyễn Gia Cầu (18/7/1994), “Trẻ em lang thang đường phố nhìn từ góc độ giáo
dục gia đình”, Báo phụ nữ Việt Nam, (số 29).
12. Phạm Khắc Chương (1993), Giải pháp tình huống trong giáo dục gia đình, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Điều I).
14. Phạm Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Thị Hảo, Từ Thu Hằng, Phạm Minh Thảo
(1999), Từ điển Văn hoá gia đình, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội.
15. Ngô Minh Duy (2009), Tâm lý học đại cương, Học viện Phật giáo Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ 2, khoá VIII,
Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành
t
r
ung ương khoá 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nôi.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ 8, khoá VIII,

Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt N am (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành
t
r
ung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nôi.
22. Đảng cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lí học, tập 1, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, NXB Chính tị quốc gia Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (2008), Tâm lý học nghiên cứu về con người trong thời kỳ đổi
mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Cao Thu Hằng (2012), “Vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các
giá trị đạo đức”, Tạp chí Triết học, (số 11), tr.30-33.
28. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2007), “Sự biến đổi gia đình và thách thức đặt ra”, Tạp chí
Gia đình và trẻ em, (số 1), tr.14-17.
29. Dương Thị Diệu Hoa - Ngô Thị Kim Dung (2007), “Xung đột tâm lý của thiếu
niên trong quan hệ với cha mẹ”, Tạp chí gia đình và trẻ em, (số 1), tr.36 -
38.
30. Khuất Thu Hồng (1996), Gia đình truyền thống, NxB Khoa học xã hội
31. Hội nhà báo Việt Nam (2000), “Người chưa thành niên phạm tội nhìn từ môi
t
r
ường gia đình”, Chuyên san nhà báo và công luận.
32. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Thành phố Hà Nội (1991), Dạy con nên người,

NXB Hà Nội.
33. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1998), Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của
gia đình trong việc giáo dục xã hội hóa trẻ em, Hà Nội.
34. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Thành phố Hà Nội (1998), “Nghiện ma túy con
đường tất yếu đến tội phạm”, Báo Phụ nữ Thủ đô, (số 71).
35. Hội nhà báo Việt Nam (1998), “Người chưa vị thành niên phạm tội nhìn từ môi
t
r
ường gia đình”, Chuyên san nhà báo và công luận.
36. Lê Tiến Hùng (1995), Nuôi dạy con nên người, NXB Hà Nội.
37. Vũ Tuấn Huy (2003), Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh
hưởng, NxB Khoa học xã hội, Hà Nội
38. Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, NXB Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
39. Trần Hậu Kiêm (1997), Giáo trình Đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nghiêm Sĩ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước
ta hiện nay, luận văn Tiến sĩ triết học, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ
Chí Minh.
41. Hà Ngọc Liên - Hoàng Trọng Lực (2011), Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến
đến tình trạng nghiện ma túy của trẻ em trên địa bàn thành phố, Học viện cảnh
sát nhân dân.
42. Trung Linh (2011), “Hạn chế tình tạng vị thành niên phạm tội phải giải quyết từ
gốc”, Báo mới.com ngày 23/09/2011.
43. A.Ma-ca-ren-cô (1978), Nói chuyện về giáo dục gia đình, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
44. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
48. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.
49. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
50. Phương Mai, (2013), “Mạng tin nhìn ra thế giới”, Việt báo.vn số ra ngày
06/04/2013.
51. Trần Tuyết Mai (2008), “Văn hóa gia đình và xây dựng văn hóa gia đình trong thời
kỳ hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, (số 17), tr.161.
52. Hồ Chí Minh (1957), “Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo
dục”.
53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (1976),
Về
đạo đức cách mạng, NXB Sự thật, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (1959), Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự thật, Hà Nội.
58. Đức Minh (chủ biên), (1979), Khoa học giáo dục con em trong gia đình, Ủy ban
Thiếu niên nhi đồng Trung ương.
59. Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Ảnh hưởng của gia đình đối với định hướng giá trị nhân
cách của học sinh THPT, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
60. Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay (1991), NXB Khoa học xã hội.
61. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1, NXB Giáo dục.
62. Đặng Thanh Nga (2009), “Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng của gia đình”,
Báo Người lao động.
63. Dương Minh Ngọc (1999), “Xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước”, Báo chí và tuyên truyền, (số 1), tr.29-33.
64. Niên giám thống kê Hà Tây (2006), Niên giám thống kê, Hà Nội. (2007), Niên giám
thống kê Vĩnh Phúc (2007), Nghị quyết của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số
15/2008/NQ- QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới hành
chính TP. Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.

65. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB giáo
dục, Hà Nội.
66. I.A. Pê-séc-ni-cô-va (1980), Dạy con yêu lao động, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
67. Đào Duy Quát (2013), “Góp phần bàn về đạo đức và giáo dục đạo đức”, Báo điện
tử ĐCSVN số ra ngày 15/06/2013.
68. Đỗ Thị Thạch (2010), Tác động của toàn cầu hóa đối với việc thực hiện bình
đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp cơ sở.
69. Đỗ Thị Thạch (2011), “Về xây dựng gia đình văn hoá Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI
của Đảng”, Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở), (số 56), tr.7-10.
70. Lê Thi (1997), Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt
Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
71. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
72. Lê Thi (2002), “Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ
chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên”, Tạp chí tâm lý học, (số 5).
73. Thủ tướng chính phủ (2005), chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn
2005 - 2010.
74. Lương Duy Thứ (chủ biên) (1997), Đại cương văn hóa phương Đông, NXB Giáo dục Hà
Nội.
75. Tin tức. online ngày 14/11/2011, Báo dân trí.
76. Tư liệu điều tra thực tế tại 4 huyện Phúc Thọ, Hoài Đức, Từ Liêm, thị xã Sơn Tây,
tháng 6/2013.
77. Nguyễn Thị Tuyết (2009), Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh Trung học
phổ thông Tỉnh Nam Định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay,
luận văn Thạc sĩ triết học, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh.
78. Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ (1991), “Gia đình Việt Nam thực trạng
và những vấn đề”, Kỷ yếu hội nghị.
79. Phạm Thanh Vân (1996), “Ảnh hưởng của giáo dục gia đình với vấn đề vị thành
niên phạm tội”, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, (số 2/1996).
80. Ủy ban hành phố Hà Nội (2013), Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2013 - 2020.

81.
82.
83.
84.
85.www.baomoi.com/Hoai-Duc-Ha-Noi-Phat-huy-loi-the-san-sang-co-de-phat-trien-kinh-
te/144/6904525.epi
86.www.hanoi.vietnamplus.vn/Hom/Huyen-Phuc-Tho/20103/868.vnplus.
87.www.xaluan.com/modules.php?name= ews&file=article&sid=313567.
88. www.vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội.
89.www.hoinguoicaotuoi.vn

×