Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

giáo dục mầm non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.27 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng được chú trọng. Giáo
dục quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu” là khẩu hiệu thường thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Nước Việt nam ta cũng không ngoại lệ. Giáo dục đang là mối quan tâm trên
toàn xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Giáo dục mầm non là bước đầu trong giáo dục phát triển con người, đào
tạo ra người có năng lực, phát triển toàn diện về cả phần trí tuệ, sức khỏe và đạo
đức để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Vì lí do trên, tôi chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là giáo dục mầm
non.


NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM GIÁO DỤC:

Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện
một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà
trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục,
giáo dục lao động.
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1. Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước về giáo dục mầm non


− Theo điều 21 luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục mầm non
thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc ,giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi
đến sáu tuổi.


− Quyết định 149-2006-QD-TTg đề án phát triển giáo dục mầm non

2006-2015:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình
cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục
mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi
ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước.
− Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non;

đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh
công tác xã hội hoá; nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển
giáo dục mầm non ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới.
− Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối

hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc,
giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa
dạng hoá phương
thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

giúp cho trẻ bước đầu làm quen với môi trường giáo dục. Bậc học này mang
tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo
thành một quá trình giáo dục liên tục thống nhất cho trẻ mầm non.
3. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị


cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm
sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần
thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Theo tinh thần của chỉ thị 153 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 08
năm 1966 mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức
vui chơi mà giáo dục các cháu đức tính tốt ,chăm sóc sức khỏe cho các cháu ,tập
cho các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông
,giáo dục mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt.
III.

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON
1. Tổng quan về giáo dục mầm non
a. Các loại hình giáo dục mầm non hiện nay
Hiện nay nước ta có những loại hình giáo dục mầm non sau:
− Nhà trẻ trường mẫu giáo
− Nhà trẻ trường mẫu giáo hợp nhất
− Các loại hình giáo dục mầm non khác
Nhà trẻ thu nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Trường mẫu giáo thu

nhận trẻ từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Ngoài ra còn có các loại hình giáo
dục mầm non khác nữa như:

− Lớp mẫu giáo năm tuổi dành cho trẻ em năm tuổi mà chưa qua lớp
mẫu giáo nhỏ .
− Nhóm trẻ gia đình đây là nhóm trẻ dưới sáu tuổi được chăm sóc và
dạy dỗ tại gia đình ( Ở nước ta loại hình này tồn tại ít và chủ yếu ở những
gia đình có điều kiện kinh tế)
2. Các chính sách của nhà nước đối với giáo dục mầm non
Nhà nước coi giáo dục mầm non là một bậc học cần thiết và bắt buộc phải có
trong hệ thống giáo dục. Từ chỉ thị 53/CP của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12
tháng 8 năm 1966 đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm non “Giáo dục mầm
non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.


Kế hoạch thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 –
2015 được thực hiện theo từng kế hoạch 5 năm.
- Giai đoạn 2006 – 2010: trọng tâm là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất
lượng giáo dục mầm non; thực hiện NQ 05/CP và Luật Giáo dục 2005; xây
dựng cơ chế phối hợp và bổ sung các chính sách phát triển giáo dục mầm non;
triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới; nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng mạng lưới trường, lớp
và trang thiết bị mẫu giáo cho các xã vùng khó khăn, tập trung phát triển mẫu
giáo 5 tuổi; triển khai phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục mầm non đến gia
đình.
- Giai đoạn 2010 – 2015: trọng tâm là đẩy mạnh phát triển về quy mô và chất
lượng giáo dục mầm non; triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non, tập
trung phát triển mẫu giáo 3 – 4 tuổi; tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng
mạng lưới trường, lớp tại các vùng khó khăn; tăng tỷ trọng trường chuẩn,
trường điểm; củng cố hệ thống trường sư phạm; hoàn thành các chỉ tiêu đã đề
ra.
Nguồn vốn thực hiện đề án gồm: Vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong
chương trình mục tiêu quốc gia và dự toán chi thường xuyên hàng năm theo

phân cấp quản lý ngân sách.
Các nghị quyết gần đây nhất của Đảng về nâng cao chất lượng hiệu quả giáo
dục đào tạo đều coi giáo dục mầm non là tiền đề cho một nền giáo dục, là điểm
khởi đầu để hình thành nhân cách con người .Giáo dục mầm non là mốc thang
đầu tiên mở đầu cho cả một nền giáo dục.
IV.

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Nhà nước còn có sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục mầm non, bậc học tiền

đề cho giáo dục tiểu học. Bậc học này hiện đã được khôi phục sau một thời gian
dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ còn 4 xã mới tách


chưa có lớp học mầm non. Quy mô của giáo dục mầm non ngày càng tăng thu
hút hầu hết các cháu trong độ tuổi mầm non đến trường .Theo số liệu của cục
thống kê kết thúc năm học 2004-2005 tổng số trẻ trong tất cả các cơ sở giáo
dục mầm non toàn quốc là hơn 40 000 cháu chiếm hơn 30% số trẻ trong độ tuổi
mầm non. Trong đó:
+ Trẻ đi nhà trẻ có hơn 5000 cháu chiếm 14% số trẻ trong độ tuổi ra lớp.
+ Trẻ mẫu giáo có gần 30 000 cháu chiếm 60% số trẻ trong độ tuổi ra lớp.
+ Trẻ năm tuổi học mẫu giáo có gần 20 000 cháu chiếm 88,8% số trẻ trong độ
tuổi ra lớp.
So sánh năm học 2004-2005 với năm học 2001-2002 trước đó số trẻ mầm
non ra lớp đã tăng gấp hai lần.
Các loại hình giáo dục mầm non cũng đang được đa dạng hóa. Có nhiều
loại hình các trường mầm non .Hiện tại nước ta đang tồn tại những loại hình
giáo dục mầm non như:
+ Các trường công lập : Đây là các trường mầm non 100% là của nhà nước đầu

tư loại hình này vẫn còn chiếm hơn 50% tổng số các trường mầm non của cả
nước.
+ Các trường bán công :Các trường này nhà nước chỉ đầu tư 50% còn lại là do
tư nhân đóng góp loại hình mầm non bán công hiện chiếm khoảng gần 20% cả
nước.
+ Các trường dân lập: Các trường này hiện nay chiếm khoảng 30%, không có sự
đầu tư của nhà nước .Nguồn vốn đầu tư vào trường chủ yếu là của tư nhân. Loại
hình này đang được mở rộng ở nhiều nơi đặc biệt là khu vực đô thị và những
nơi kinh tế phát triển .
Chỉ tính riêng năm 2005 cả nước đã có tới hơn 6000 trường công lập
chiếm gần 60% tổng số các trường mầm non. Riêng hệ thống các trường mầm
non tư thục thu hút khoảng 10% số trẻ mầm non.


Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương
đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường
mầm non đạt trường chuẩn quốc gia. Hệ thống các trường lớp mầm non đang
được xây dựng sửa chữa .Các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục
trẻ cũng đang từng bước được bổ sung và hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu
giáo dục. Tính đến tháng 5 năm 2005 cả nước đã có gần 500 nhà trẻ có gần
2000 nhóm trẻ kể cả nhóm trẻ gia đình được chăm sóc giáo dục trong những
điều kiện tốt. Có hơn 10 000 các trường lớp mẫu giáo mầm non đã được đầu tư
xây dựng.
Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 đang được thực
hiện giai đoạn một .Hi vọng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước
cho giáo dục mầm non đề án phát triển giáo dục mầm non sẽ đem lại những
hiệu quả cho giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao và đảm bảo
những yêu cầu khoa học của việc nuôi dạy trẻ. Các phương thức chăm sóc giáo

dục trẻ đã được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã nghiên cứu
và được công nhận. Nội dung và phương thức giáo dục mầm non được đổi mới
theo phương thức học thông qua chơi .Qua các hoạt động của trẻ nội dung học
tập đã được lồng ghép vào cho phù hợp với lứa tuổi của các em, tạo điều kiện
cho trẻ phát huy hết những tiềm năng vốn có của mình. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
trong trẻ em đã giảm xuống mức thấp .Các trường mẫu giáo mầm non thực sự
trở thành ngôi nhà tuổi thơ là nơi để bố mẹ các em có thể tin cậy gửi gắm các
em.
Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt. Hệ
thống các trường khoa sư phạm mầm non đang từng bước được kiện toàn cho
phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hội nhập. Hiện nay cả nước có gần 200
000 giáo viên mầm non ,nhưng mới chỉ có 25% số giáo viên được vào biên chế
còn lại là giáo viên ngoài biên chế .So với năm học 2001-2002 số lượng giáo


viên mầm non đã tăng thêm 70 000 giáo viên, phần nào khắc phục được tình
trạng thiếu giáo viên mầm non. Số lượng giáo viên được đào tạo chuẩn từ trung
cấp trở lên cũng đang tăng đáng kể. Giáo viên có trình độ trung cấp đạt 60%
tổng số giáo viên mầm non. Giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học đạt 10%
còn lại là giáo viên chưa được qua đào tạo. Các chính sách chế độ cho giáo viên
mầm non cũng đang có sự quan tâm thích đáng của đảng và nhà nước. Nhà
nước đang xem xét để xét những giáo viên mầm non lâu năm gắn bó với nghề
vào biên chế chính thức. Nâng cao tình yêu trẻ ,lòng yêu nghề của giáo viên
mầm non.
V.

NHỮNG TỒN TẠI CỦA GIÁO DỤC MẦM NON VIỆT NAM HIỆN

NAY
1. Những tồn tại trong giáo dục mần non

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng
mức tới giáo dục mầm non chính vì vậy mà mức độ đầu tư cho giáo dục mầm
non cũng tăng hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của 1 nền
giáo dục hiện đại và những yêu cầu thực tế của giáo dục mầm non thì mức đầu
tư như vậy được coi là chưa thỏa đáng.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2007 – 2008
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân
cho biết hiện nay đang tồn tại 1 nghịch lý chi phí đầu tư cho tiểu học chiếm
27,32%, trung học cơ sở chiếm 23.5%; Đại học 15,7% trong tổng ngân sách đầu
tư cho giáo dục, trong khi đó giáo dục mầm non chỉ vẻn vẹn có 4,5%.
Cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn thiếu về số lượng và kém về chất
lượng. Hiện nay cả nước còn gần 500 xã chưa có trường mầm non hoặc có
nhưng chỉ mang tính chất tập trung, các xã này chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn mà sự quan tâm của Nhà nước chưa đến được kịp thời. Thiếu
phòng học vẫn là bài toán khó chưa được giải quyết thấu đáo ở bậc học mầm
non (năm học 2011- 2012 vẫn thiếu 28.886 phòng học).Cả nước có gần 1000
trường mầm non cơ sở vật chất còn ở mức tạm bợ, những điều kiện tối thiểu để


đảm bảo cho các cháu có thể chơi và học cũng chưa được đáp ứng. Đặc biệt ở
những vùng sâu vùng xa cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn rất kém: Có
những nơi cả xã mới có 1 trường mầm non tập trung mà trường mầm non lại là
những nhà tranh lợp nứa tạm, phải học lớp ghép, học nhờ, thiếu công trình vệ
sinh (đạt chuẩn đã trở thành "chuyện thường ngày". Cô Nguyễn Thị Tân, Phó
Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai chia sẻ, mặc dù trường mới được
chuyển từ xã Trung Minh (Kỳ Sơn) về TP Hòa Bình, phòng học khang trang
hơn nhưng chưa xây được công trình vệ sinh khép kín, nguồn nước chưa bảo
đảm nên nguy cơ bệnh đường ruột, bệnh ngoài da tấn công luôn rình rập.
Đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục mầm non đang bị thiếu về số lượng và
kém về chất lượng. Hiện cả nước mới chỉ có hơn 70.000 giáo viên mầm non

chính quy và chưa chính quy; ước tính còn thiếu khoảng 30.000 giáo viên, chất
lượng của giáo viên mầm non hầu như chưa đạt yêu cầu chỉ có gần 25% giáo
viên được đào tạo chuẩn trung cấp, 10% giáo viên có trình độ cao đẳng và đại
học, còn lại là giáo viên chưa được đào tạo qua bất cứ 1 trường lớp nào. Điều
này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục mầm non.
Đời sống của giáo viên mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do
chưa có sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền và ngành giáo dục . Cả
nước còn tới gần 75% giáo viên mầm non chưa được vào biên chế chính thức
dẫn đến đời sống giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn làm giảm lòng yêu
nghề đối với đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay.Cả nước còn gần 10.000 giáo
viên mầm non có nhiều năm gắn bó với nghề mà không được hưởng bất cứ 1
chế độ bảo hiểm hay 1 chế độ ưu đãi nào đối với giáo
viên mầm non.Thực trạng tồn tại là họ đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn không
được xét vào biên chế Nhà nước.
Ví dụ: Hơn 60 cô giáo trường mẫu giáo tại xã Mậu Lâm và Thanh Tân
(Như Thanh, Thanh Hóa) đồng loạt nghỉ việc ngay trong ngày khai giảng vì chế
độ phụ cấp UBND tỉnh hỗ trợ quá thấp (chỉ còn 500 nghìn đồng sau khi trừ các
khoản đóng bảo hiểm, công đoàn thực... Không chỉ ở Thanh Hóa, câu chuyện


buồn này còn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là tại các trường, điểm trường xa
xôi hẻo lánh.
Ở các thành phố lớn, việc "giữ chân" giáo viên mầm non cũng nan giải
không kém khi công việc nhiều áp lực mà thu nhập thấp. Với giáo viên trẻ mới
ra trường, nguy cơ bỏ việc càng cao, vì có nhiều cơ hội kiếm việc khác nhàn
hơn, thu nhập cao hơn. Mức lương hấp dẫn cũng khiến giáo viên mầm non bỏ
trường công sang dạy trường tư.
Đây là 1 bài toán khó đối với giáo dục mầm non đặt ra trong nhiều năm mà
chưa có lời giải đáp
Trong thời gian gần đây, do tình hình tăng dân số cơ học diễn tiến quá nhanh

dẫn đến số lượng trẻ trong tuổi mầm non tại các quận, huyện tăng cao. Tại một
số địa phương, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi dạy trẻ ở các
trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non, nhất là cơ sở mầm non ngoài công lập
chưa chặt chẽ, thiếu quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên chất lượng nuôi
dạy trẻ; công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên, cô nuôi dạy trẻ, người làm công tác cấp dưỡng chưa kịp thời; một số hành
vi ngược đãi trẻ em, vi phạm pháp luật đối với trẻ xảy ra tại cơ sở giáo dục mầm
non, tuy không phổ biến nhưng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đồng thời,
với sức ép gia tăng dân số, khu đô thị, khu công nghiệp liên tiếp mọc lên, trong
khi quy hoạch bất cập, việc xây trường mẫu giáo bị lãng quên dẫn đến "cung cầu" mất cân đối. Do đó, phụ huynh phải đôn đáo, khổ sở chạy khắp nơi lo xin
học cho con. Học phí trường công rẻ hơn trường tư nhiều, điều kiện cơ sở vật
chất và chất lượng giảng dạy bảo đảm hơn, nên có nhiều người xin học, tất yếu
trở nên quá tải (có lớp sĩ số tới 70 trẻ).
Sự quản lý của Nhà nước với giáo dục mầm non còn lỏng lẻo thiếu sự phối
hợp của các cấp các ngành. Việc nhà nước giao trách nhiệm quản lý giáo dục
mầm non cho cấp xã ,phường điều đó cho thấy vai trò của giáo dục mầm non
chưa được nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trường mầm non bán công các
trường mầm non tư thục phát triển tràn lan tại các thành phố lớn như Hà Nội và


Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không đảm bảo được chất lượng dạy và học
cũng như các cơ sở vật chất khác dẫn đến tình trạng nhiều bậc phụ huynh không
có sự tin tưởng khi đưa con mình đến lớp. Ở những
vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhiều xã còn nghèo không có đủ kinh phí
để chi trả cho giáo viên mầm non, dẫn đến lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên
bị giảm bởi chỉ dựa vào số lương ít ỏi mà họ nhận được thì họ không thể đảm
bảo được cộng sống. Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở mầm
non chưa được đa dạng hóa đồng bộ đảm bảo tính khoa học cho phù hợp với lứa
tuổi của các em để các em có thể phát triển 1 cách toàn diện các khả năng của
các em; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Việt nam vẫn còn ở mức cao so với khu

vực và trên thế giới.
Có 1 khoảng cách khá xa giữa giáo dục mầm non thành thị và nông thôn,
giữa đồng bằng và miền núi. Đó là do những nguyên nhân khách quan về điều
kiện phát triển kinh tế xã hội cũng như trình độ nhận thức và mức sống ở các
vùng miền là khác nhau. Theo thống kê trẻ em thành thị có khả năng thích ứng
nhanh hơn gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần so với trẻ em ở những
vùng sâu vùng xa.
Giáo dục mầm non vẫn là bậc học được coi là bị bỏ quên chính vì vậy cả
Nhà nước và nhân dân không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non có nghĩa là không chú trọng đến việc tạo ra một cái gốc chắc chắn cho
nền giáo dục.
2. Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, sau đây là một số nguyên
nhân được xem là chủ yếu:
− Ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non còn quá thấp, chưa có sự bình
đẳng giữa các cấp giáo dục dẫn đến tình trạng “chăm sóc cây giáo dục từ
ngọn”
− Cơ chế xã hội hóa giáo dục mầm non còn chưa rõ vai trò chủ đạo, việc
quản lý giáo dục mầm non của các cấp các ngành còn hạn chế. Hệ thống


các văn bản quy định về việc đầu tư và phát triển mầm non còn chưa
được hoàn thiện do vậy mà giáo dục mầm non phát triển không đồng đều
và không có hệ thống .
− Chưa có sự phân cấp quản lý rõ ràng và sự quản lý đối với giáo dục mầm
non từ cơ sở đến trung ương còn quá lỏng lẻo. Nhà nước chưa ra những
văn bản pháp luật cụ thể quy định trách nhiệm của từng cấp quản lý đối
với bậc học này. Công tác kiểm tra ,giám sát đối với giáo dục mầm non
còn sơ sài dẫn đến những tồn tại của giáo dục mầm non về cơ sở vật chất
thiếu và yếu, chất lượng dạy và học chưa đảm bảo ví dụ ở nhiều trường

mầm non các cô giáo sử dụng những hình phạt quá nặng đối với các cháu
gây nên những tổn thương tâm lý cho các cháu…Vai trò quan trọng của
giáo dục mầm non trong hệ thống chưa được khẳng định và như vậy gốc
của giáo dục vẫn bị bỏ ngỏ.
− Các loại hình giáo dục mầm non không được quản lý theo hệ thống. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển tràn lan không có tính hệ
thống của các loại hình trường mầm non tư thục ở các thành phố lớn.
− Giáo dục mầm non ở những vùng sâu vùng xa vùng khó khăn hải đảo
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà nước do vậy mà khoảng
VI.

cách giữa các vùng này với thành thị vẫn còn khá xa.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ NHỮNG TỒN TẠICỦA GIÁO
DỤC MẦM NON.
Trong phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ

giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm
non đồng bộ như đối với chương trình giáo dục phổ thông. Để tháo gỡ những
tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay Nhà nước ta nên thực hiện đồng bộ 1 số
giải pháp sau:
− Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo
dục mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi
trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.


− Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non. Đây là yêu cầu cần
thiết đòi hỏi Nhà nước phải làm ngay và làm có hiệu quả. Thống nhất để
tỉnh quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác,
nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Giao rõ quyền hạn và trách

nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non, phối kết
hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.
− Đẩy mạnh việc đầu tư cho giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất hạ
tầng, xây dựng các trường lớp đạt các yêu cầu tối thiểu của 1 lớp mầm
non, đổi mới trang thiết bị vui chơi học tập của trẻ, chú trọng đầu tư cho
vùng sâu vùng xa
− Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đáp ứng được yêu
cầu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đồng thời Nhà nước cũng
phải có những chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên mầm non như
chế độ tiền lương, bảo hiểm .Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố lòng yêu nghề yêu trẻ
của giáo viên.
− Xã hội hóa giáo dục mầm non chính quyền và nhân dân phải cùng vào
cuộc vì sự nghiệp giáo dục mầm non. Nhà nước có những chính sách
khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc phát triển giáo dục mầm
non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non. Nhưng tất cả các hoạt
động này phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
− Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non Nhà nước phải tranh thủ vốn đầu
tư của nước ngoài, liên kết với 1 số nước, các tổ chức quốc tế đầu tư
nghiên cứu phát triển giáo dục mầm non.


KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là bước đầu của nền giáo dục, là nền tảng của giáo
dục con người. Vì vậy, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện khách quan về thực
trạng giáo dục mầm non từ đó có sự quan tâm đúng mức hơn nữa tới giáo dục
mầm non, để giáo dục mầm non không bịlãng quên. Hãy tạo ra một môi trường
giáo dục lành mạnh cho trẻ làm quen với môi trường xã hội, phát triển tốt cả về
thể chất lẫn tinh thần khi chập chững tiếp xúc với giáo dục.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×