UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1115 /SGD&ĐT-GDMN Mỹ Tho, ngày 19 tháng 8 năm 2010
V/v Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2010-2011
Giáo dục Mầm non.
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố.
Căn cứ Chỉ thị số 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011,
trên cơ sở hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Vụ Giáo dục Mầm non và Chỉ thị
số 22 /CT- UBND ngày 18/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2010- 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với
Giáo dục Mầm non như sau :
I. NHIỆM VỤ CHUNG:
- Thực hiện chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục”
- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”
- Tập trung chỉ đạo thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi theo Quyết định số
239/QD9-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/02/2010 tăng cường trang bị
và đầu tư cơ sở vật chất cho vùng còn khó khăn để tăng khả năng thu nhận trẻ
các độ tuổi.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình GDMN mới đối với trường
có đủ điều kiện; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi
mới phương pháp giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phát
triển giáo dục mầm non giai đọan 2006 – 2015 theo Nghị quyết số
194/2008/NQ-HĐND ngày 06/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo tinh
thần Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung các
giải pháp củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật
chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp; Phấn đấu hoàn thành các tiêu chuẩn để công nhận trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia..
- Nâng cao chất lượng công tác tuyền truyền về GDMN huy động sự
tham gia tích cực của cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho GDMN, đồng thời
huy động mọi nguồn lực để phát triển GDMN bền vững.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua“ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”:
- Tiếp tục chỉ đạo trong toàn bậc học thực hiện tốt cuộc vận động”Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đẩy mạnh việc thực hiện
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 16/4/2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo. Gắn nội dung cuộc vận
động “ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” với cuộc vận động “Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với thực hiện
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Qua đó từng phòng Giáo dục và Đào tạo
cần xây dựng kế hoạch để mỗi cán bộ giáo viên tự liên hệ và đăng ký những
nội dung phấn đấu cụ thể, trong đó cần coi trọng việc rèn luyện tư cách, phẩm
chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm chống lãng
phí
- Kiên quyết đấu tranh và xử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm quy định
về các hành vi không được làm đối với nhà giáo tại điều 75 của Luật Giáo dục
năm 2005, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi, vi phạm đạo đức nhà
giáo, vi phạm quy chế chuyên môn, đồng thời giới thiệu những gương điển hình
tiêu biểu thực hiện tốt các cuộc vận động.
- Từng đơn vị, cá nhân tích cực sưu tầm các mẫu chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh một cách phù hợp, hiệu quả vào công tác giáo dục;
tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội.
- Triển khai sâu rộng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”:
+ Tích cực và chủ động phối hợp tốt với các tổ chức, ban ngành, đoàn
thể xây dựng các biện pháp thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả phong
trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tranh thủ việc
huy động nhân lực và sự đóng góp của xã hội, của gia đình để xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo trong năm học 100% trường và điểm
2
trường có nơi cho trẻ đi vệ sinh phù hợp, an toàn và sạch sẽ (Có phân biệt nam,
nữ, có nước sạch và không có mùi hôi ).
+ Cần tạo bầu không khí thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường
(Trong Ban giám hiệu, giữa ban giám hiệu và giáo viên- công nhân viên, giữa
giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ và cha mẹ và giữa trẻ với trẻ).
+ Tăng cường giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ : Kỹ năng tự phục vụ,
có nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn
trong giao tiếp, thân thiện, hợp tác, chia sẻ với bạn bè; lễ phép với người lớn,
tích cực trong các hoạt động vui chơi và học tập
+ Tiếp tục xây dựng trường học có môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn,
đưa vào các hoạt động vui chơi của trẻ các trò chơi dân gian , bài hát dân ca, hò
vè…. Tạo thành sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ.
+ Phấn đấu đến cuối năm có 70% trường đạt tiêu chuẩn “ Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” từ loại khá trở lên. Trong quá trình thực hiện từng
đơn vị cần ghi nhận và lưu giữ lại bằng hình ảnh những hoạt động tiêu biểu có
tính sáng tạo của đơn vị, cá nhân và đề xuất tuyên dương khen thưởng trong
ngành.
2. Tăng cường củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới giáo dục mầm
non và phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi
2.1 Thực hiện chủ trương về giáo dục mầm non của Chính phủ
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án phát
triển giáo dục mầm non giai đọan 2006 – 2015 theo Nghị quyết số
194/2008/NQ-HĐND ngày 06/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang
theo tinh thần Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế
hoạch 46/KH-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang về việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo
viên giai đoạn 2008-2012,
Các phòng Giáo dục và đào tạo cần tăng cường công tác tham mưu cho
UBND huyện về biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục
mầm non ở địa phương, nhất là việc thành lập trường mầm non độc lập ở 33 xã
chưa có trường tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Chợ Gạo và Tân Phú
Đông
- Về công tác phát triển số lượng giáo dục mầm non năm học 2010 –
2011 cần đảm bảo các yêu cầu:
* Củng cố vững chắc hệ thống trường công lập trên cơ sở tăng cường sự
đầu tư của Nhà nước làm nòng cốt cho các loại hình trường khác. Đặc biệt quan
tâm đối với trường còn nhiều khó khăn, trường thuộc khu vực nông thôn.
* Thực hiện Đề án Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015, địa
phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập cho cả giai đoạn và từng
năm trong đó cần tích cực tham mưu tập trung kinh phí xây dựng đủ phòng học
3
cho lớp mẫu giáo năm tuổi, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để
thực hiện có chất lượng chương trình GDMN, tuyển dụng đủ và bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp học
chương trình GDMN mới hoặc chương trình một năm và tổ chức lớp học 2
buổi/ngày,
* Cần tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
chủ trương và điều kiện mở loại hình trường ngoài công lập, trên cơ sở đó vận
động, khuyến khích các tập thể, cá nhân có nhu cầu đứng ra xin mở trường, lớp
dân lập, tư thục theo quyết định 41QĐ-BGD&ĐT ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non
tư thục. Chỉ đạo các địa phương cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định,
giúp đỡ các trường tư thục hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất theo chính
sách ưu đãi xã hội hóa giáo dục của Chính phủ để được cấp phép hoạt động,
đồng thời có biện pháp quản lý tốt các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập,
không để tình trạng các cơ sở hoạt động không giấy phép, không đảm bảo các
yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.
2.2 Chỉ tiêu phát triển:
Phấn đấu đưa tỷ lệ huy động từng độ tuổi tăng từ 1-3 % so năm học
trước, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 95% trở lên, riêng thành phố Mỹ Tho và thị
xã Gò Công đạt 99% trở lên và huy động trẻ ngoài công lập từ 40% trở lên.
Riêng lớp mẫu giáo năm tuổi học bán trú và 2 buổi/ngày mỗi huyện phấn
đấu đạt được 50% trở lên (đối với các trường mầm non, mẫu giáo ở thị trấn,
thành phố đạt 75% trở lên)
3. Nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục mầm non:
3.1 Công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:
3.1.1 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích
trong cơ sở GDMN theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, xây dựng kế họach
hoạt động và triển khai thực hiện hàng năm
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về y tế
trường học các hoạt động sơ cưu, cấp cưu tai nan thương tích, tập huấn cho giáo
viên, cán bộ nhân viên những kiến thức cơ bản về yếu tố nguy cơ và cách phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Các cơ sở GDMN thường xuyên kiểm tra, phát hiện và khắc phục các
nguy cơ gây thương tích cho trẻ, cải tạo môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ an
toàn.
- Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định, biết cách
giải quyết các vấn đề sơ cứu, cấp cứu, xử lý bệnh tại chỗ trước khi chuyển bệnh
viện.
4
- Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục trong cộng đồng nâng cao
nhận thức về xây dựng trường học an toàn, chống tai nạn thương tích bằng nhiều
hình thức.
- Phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn gây tử vong hay
thương tích nặng trong các cơ sở GDMN.
3.1.2 Chất lượng chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:
- Từng trường cần thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số
08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008, công văn số 1019/SGD&ĐT-
THMN ngày 23/7/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số quy định
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non; và công văn số
1383/SGD&ĐT-GDMN ngày 30/9/2008 về việc kiểm tra sử dụng các sản phẩm
từ sữa trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ biến đến tận giáo viên, nhân viên
phục vụ nội dung các quy định về bảo đảm an toàn, chăm sóc sức khỏe phòng
tránh tai nạn, thương tích cho trẻ cũng như không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc
thức ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thực hiện phòng chống HIV/AIDS
trong đội ngũ cán bộ giáo viên và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo
Luật phòng chống HIV/AIDS.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
trang bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức ăn cho trẻ được tốt như
xây dựng, cải tạo bếp ăn đạt quy trình bếp 1 chiều, trang thiết bị có chất lượng
bền, thẩm mỹ, an toàn, có kế hoạch thay thế các dụng cụ đựng thức ăn cho trẻ
bằng inox, mua sắm các đồ dùng đựng thực phẩm sống, chín riêng, tuyệt đối
không dùng các đồ dùng như ca, ly uống nước, tô, chén, muỗng ăn cơm vv….
bằng nhựa cho trẻ sử dụng.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn:
+ Thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức về dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm , tổ chức học tập và thực hiện đầy đủ yêu cầu về Quy
chế nuôi dạy trẻ đến đội ngũ cấp dưỡng và giáo viên, chú trọng việc tích hợp
giáo dục dinh dưỡng, kỹ năng tự phục vụ, văn hóa trong ăn uống
+ Sử dụng nguồn thực phẩm, nguồn nước vệ sinh an toàn, đảm bảo tốt
quy trình chế biến
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế khẩu phần cân đối đủ năng
lượng và đủ chất.
+ Tiếp tục chỉ đạo tăng số trường, lớp tổ chức bán trú tại các cơ sở giáo
dục mầm non bằng nhiều hình thức, tổ chức tuần lễ dinh dưỡng trong các trường
1 buổi đạt chất lượng. Các trường bán trú cần chú ý điều chỉnh mức tiền ăn của
trẻ để đảm bảo cung cấp bữa ăn đạt từ 50% – 70% khẩu phần trong ngày.
+ Thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì góp
cho trẻ trong các cơ sở GDMN, phát triển rộng mô hình "Vườn cây của bé", phát
động phong trào trồng vườn thuốc nam trong cơ sở GDMN.
5