Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NẠN CHẢY MÁU CHẤT XÁM Ở DU HỌC SINH CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.41 KB, 18 trang )

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ XUÂN KIỀU
LỚP

:13CTXH

KHOA

: TÂM LÝ GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI

: NẠN CHẢY MÁU CHẤT XÁM Ở DU HỌC

SINH CỦA VIỆT NAM


A. LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền giáo dục đặc biệt riêng để đào
tạo ra nguồn nhân tài, những con người sẽ làm chủ và đem lại sự vinh quang cho
đất nước. Ở Việt Nam cũng thế, xây dựng một hệ thống giáo dục phù hợp để phục
vụ cho công tác giáo dục là công việc hàng đầu và cấp thiết.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có truyền thống hiếu học và hiền tài không
thiếu ở nước ta. Nhưng giữ chân được hiền tài là một điều đáng nói. Thực tế hiện
nay, nhân tài của chúng ta được phát hiện ngày càng nhiều nhưng không được
phát triển ở trong nước mà phải qua đào tạo ở các nước phát triển.
Đáng buồn hơn nữa, phần lớn nhân tài của đất nước, qua thời gian học tập ở
nước ngoài ít ai trở về quê hương để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Điều
đó làm dấy lên tình trạng đang báo động đó là hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Đặc biệt là “chảy máu chất xám” ở các du học sinh của Việt Nam hiện nay.
“Chảy máu chất xám” là một hiện tượng xã hội đang diễn ra không chỉ ở


Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Hiện tượng này có cả những ảnh hưởng tốt và cả những ảnh hướng xấu.
Tuy nhiên để tận dụng được những mặt tích cực cũng như hạn chế tối đa ảnh
hưởng xấu mà “Chảy máu chất xám” đem lại cần phải có những giải pháp và hành
động phù hợp. Vì vậy, với đề bài này em xin đưa ra thực trạng, phân tích những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám và giải pháp khắc phục tình
trạng trên.


B.NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM
“ Chất xám” được hiểu là đội ngũ những nhà trí thức có trình độ cao ( như các
Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kĩ sư .... Sinh viên tài năng ... Trong tất cả các chuyên nghành
KHKT - cũng như KHXH)
“ Chảy máu chất xám” có thể hiểu như sau:
 Xét ở phạm vi nhỏ: chảy máu chất xám là hiện tượng nhân viên giỏi đã được đào

tạo ở một công ty này quyết định chuyển sang một doanh nghiệp khác để làm việc.
 Xét ở phạm vi rộng hơn: chảy máu chất xám là hiện tượng các nhân tài từ quốc

gia này qua quốc gia khác làm việc, đặc biệt là các du học sinh, họ thường có
mong muốn ở lại quốc gia mà họ đã học tập hơn là quay về quê nhà.
II. THỰC TRẠNG
Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” là hiện tượng
được nhiều người trong chính quyền cũng như ngoài xã hội đặc biệt quan tâm.
Hiện nay nước ta có khoảng 50.000 sinh viên Việt Nam đang du học ở các nước
trên thế giới. Trong đó có 70 - 75 % trường hợp du học sinh tự túc, khoảng 20% đi theo
học bổng của các nước kí với Việt Nam thông qua các hiệp định song phương hoặc do
các trường đại học cấp thông qua đăng kí tự do trên mạng. Số sinh viên được cử đi học
bằng 100% tiền từ ngân sách nhà nước, chỉ chiếm khoảng 5% . Các sinh viên này phần

lớn là những người rất giỏi và xuất sắc, đạt được nhiều thành tích trong học tập về một
lĩnh vực nào đó.
Nhưng 70% du học sinh sau khi học xong không muốn trở về nước. Theo số liệu
mới nhất của sở giáo dục và đào tạo, hiện số du học sinh của nước ta dù học bổng hay tự
túc, thậm chí du học bằng học bổng của ngân sách nhà nước… số học sinh quay về là rất
ít. Chất xám Việt Nam đang bị thất thoát đến giật mình. Chỉ với 70% du học sinh một đi


không trở lại như hiện nay, số chất xám thất thoát lên đến 40.000. Còn số người trở về
Việt Nam do nhiều lý do khác nhau như: có vị trí tốt đang chờ sẵn, bị buộc phải về theo
hợp đồng do cơ quan cử đi; không thể tìm việc ở nước ngoài, muốn “ xả hơi” sau mấy
năm học hành cực khổ, muốn đoàn tụ với gia đình hoặc có lý tưởng và lòng tự tin vào
khả năng của bản thân có thể vượt khó để xây dựng sự nghiệp, tạo lập công ty.
Đa số các du học sinh Việt Nam đều chưa có ý định về làm việc và cống hiến cho
đất mẹ thân yêu. Và như vậy, chúng ta đã để chảy máu một lượng chất xám rất lớn, cũng
là lý do chính đến nay nước ta chưa có lấy được một trường ĐH, viện nghiên cứu nằm
trong nhóm 2000 của thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Cúc là một giảng viên tại Đại học Melbourne. Bà rời Việt Nam
tới Úc cách đây 12 năm để thực hiện khóa Cao học và sau đó là chương trình Tiến sĩ. Với
nhiều người như bà, việc thiếu cơ hội tại quê hương đã khiến bà quyết định ở lại Úc.
Bà nói: “Tôi thấy môi trường công tác tại Úc thật tuyệt vời cho những sinh viên tốt
nghiệp bởi chúng tôi có cơ hội áp dụng những gì được học vào công việc. So sánh với
những cử nhân khác, tôi không nghĩ họ có cơ hội khi quay trở lại Việt Nam bởi lẽ chỉ có
một số ít sinh viên Việt tốt nghiệp tại Úc và các nước khác. Khi họ quay về nước, họ thấy
chán nản bởi không thể áp dụng được những gì đã học. Nguyên nhân là do những kiến
thức đó quá mới mẻ tại Việt Nam”.
Tiến sĩ Cúc đã từng nỗ lực quay lại quê hương, nhưng ngay cả khi đó, bà cũng
nhận ra những đứa con của mình không thể thích nghi với môi trường học tại quê nhà.
Điều này đã khiến bà quyết định cư trú lâu dài tại Úc. Trường hợp của Tiến sĩ
Nguyễn Cúc đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh đạt giải nhất trong chương trình Đường
lên đỉnh Olympia sau khi du học Úc đều rất thành công và định cư tại nước ngoài. Tiêu
biểu, nhà vô địch đầu tiên, Trần Ngọc Minh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Đại học
Swinburne, thì vào làm việc cho một công ty về lĩnh vực viễn thông tại Úc.
Hay Phan Mạnh Tân - nhà vô địch năm thứ 2 - cũng đã hoàn thành chương trình
nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm việc tại công ty IBM (Melbourne, Úc). Lê Vũ Hoàng cũng
là một trong những quán quân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Sau khi chạm
tay đến chiếc vòng nguyệt quế của năm thứ 6, Hoàng đã hoàn thành tốt chương trình học
của mình và sớm có một công việc ổn định tại đất nước chuột túi. Anh cũng đang làm
nghiên cứu sinh tiến sĩ được 3 năm.



Đâu là lý do khiến nhiều quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia
quyết định không về nước làm việc?
Nguyễn Thị Trung Hà, Giám đốc Chi nhánh Tổ chức giáo dục IDP Hà Nội, lý
giải: “Cơ hội để được nhận học bổng toàn phần ở Úc là rất hiếm. Bởi 90% du học sinh
Việt tại Úc là đi theo con đường tự túc. Để nhận được học bổng toàn phần, các bạn phải
đạt từ giải 3 các kỳ thi Olympic quốc tế trở lên. Vì vậy, việc được nhận học bổng toàn
phần của các quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia là cơ hội rất tốt của các bạn”.
Hơn nữa, theo bà Hà nguyên nhân quan trọng nhất khiến rất nhiều quán quân của
chương trình không về nước làm việc đó là do các bạn đều đã tìm được cơ hội tốt ở nước
ngoài về môi trường, điều kiện làm việc, khả năng phát triển sử nghiệp tương lại. Đặc
biệt, hiện nay, chính phủ Úc đã thực hiện rất nhiều chính sách có lợi cho sinh viên quốc
tế. Đây là yếu tố quan trọng khiến đất nước này trở thành điểm đến lý tưởng của rất nhiều
bạn trẻ Việt Nam.
Tại Úc, để giải quyết vấn đề tài chính, các sinh viên dễ dàng có thể kiếm việc làm
thêm. Với công việc chân tay đơn thuần như giao hàng, phụ bếp các bạn có thể kiếm
được 10 - 15 đô la Úc/giờ. Với những công việc đòi hỏi kỹ năng như pha chế, làm bếp…
thì kiếm được từ 30 đô la Úc/giờ trở lên. Thậm chí, nhiều sinh viên giỏi của trường có thể

được nhận làm trợ giảng với mức thu nhập 40 đô la Úc/giờ. Đặc biệt, nhiều thí sinh của
chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã nhận được công việc này với thu nhập rất cao
từ khi là sinh viên năm thứ 2. Bên cạnh đó, các du học sinh cũng có nhiều cơ hội để được
định cư và tìm việc làm tại Úc. Hiện tại, mọi sinh viên học từ chương trình đại học trở lên
tại đây đều có quyền xin visa ở lại làm việc 2 năm trở lên.
Vì vậy, những sinh viên này rất nhiều cơ hội cho các sinh viên quốc tế. Có thể
thấy, chính môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ tốt đã hấp dẫn rất nhiều thí sinh dự
thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia ở lại làm việc tại Úc.
Chế độ đãi ngộ rất tốt của các nước phát triển đã chiêu dụ được nhân tài, đồng thời
Việt Nam mất đi một lượng chất xám lớn.
PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư kí Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật Việt
Nam cho biết: Không có một trường đại học (ĐH) Việt Nam nào được đứng trong bảng
xếp hạng 500 trường ĐH đứng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả
nước 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng khoảng số lượng của một ĐH Thái Lan. Vậy
mà số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á...
Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học Việt Nam vẫn được xếp vào khu vực chậm phát
triển. Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu về đất hiếm chỉ tập trung vào các ngành có
hiệu quả kinh tế thấp.
Từ đó, việc nghiên cứu, sử dụng đất hiếm từ xưa đến nay đang rơi vào tình trạng
lãng phí. Bên cạnh đó, số lượng đào tạo khoa học quá nhiều. Tính riêng khối nông nghiệp


thì viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có tới 18 viện trực thuộc. Ở khối thuỷ lợi, có
tám viện, 38 trường, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành. Vì các tổ chức cồng kềnh,
chồng chéo và nhiều tổ chức trung gian; các bên không kết hợp được nghiên cứu với đào
tạo và chuyển giao công nghệ, cơ chế tự chủ bị phớt lờ, không tạo được sản phẩm quốc
gia.

Bảng thống kê chỉ số mới của Việt Nam và các nước xung quanh.
Theo công bố mới nhất của Viện SCImago (SCImago là nhóm nghiên cứu có uy

tín trong chuyên ngành đo lường khoa học, từng công bố phương pháp xếp hạng và đã
được cộng đồng khoa học công nhận), xếp hạng năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa
học của các viện, trường ĐH của Việt Nam giảm mạnh so với năm 2011. Đáng chú ý là
ĐH Quốc gia Hà Nội bị tụt gần 200 bậc ở mức thế giới, xếp hạng khu vực cũng bị tụt
đáng kể. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên lọt vào danh sách này và thứ hạng
cũng chỉ cách ĐH Quốc gia Hà Nội bốn bậc ở phạm vi thế giới.
Theo đó, việc đánh giá ĐH dựa vào sáu tiêu chí chính: Đầu ra của nghiên cứu
khoa học, hợp tác quốc tế, tính tập trung hay chuyên môn hoá trong nghiên cứu, chất
lượng tập san khoa học, tính xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và tầm ảnh hưởng. Tất
cả những tiêu chí này hoàn toàn hợp lý và được giới khoa học quốc tế sử dụng.

III. NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.Tuy nhiên, có
thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:


 Nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám ở các nước kém phát triển và đang phát triển

như Việt Nam là:


Tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa
chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ
kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực
sự chưa được đề cao.



Do các yếu tố nghèo đói, chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và
nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp.




Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ
người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn
được cải thiện sự nghiệp,...



Nhà nước chưa có chiến lược xuyên suốt, chính sách đặc biệt cho những
người tài.

 Nguyên nhân của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:


Do lương bổng và chính sách đãi ngộ thỏa đáng mà nhân viên giỏi thường
chuyển tới công ty khác có mức lương cao hơn để làm việc, du học sinh
thường không trở về nước.



Do trình độ khoa học kĩ thuật ở các nước phát triển thường tiên tiến hơn mà
các du học sinh không muốn trở lại nước nhà để làm việc



Môi trường học tập và làm việc ở các nước phát triển thường tốt hơn, tạo
điều kiện cho các nhân tài có cơ hội thăng tiến, áp dụng những gì mình học
vào thực tế.




Cơ chế tuyển dụng công bằng




Cũng có người ra đi vì lý do chính trị, tìm một cuộc sống tự do hơn, an toàn
hơn.

Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến hiện chảy máu chất xám của du
học sinh Việt Nam thì một du học sinh đang học tập tại Mỹ và có tâm huyết với các vấn
đề xã hội của nước nhà, bạn Mai Đức Anh đã “mạnh dạn” viết thư gửi tới Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam những chia sẻ của bạn về tình trạng “chảy máu chất xám” cũng như nguyên
nhân dẫn tới thực trạng đó.
Theo Mai Đức Anh chia sẻ anh là một một người con sinh ra và lớn lên tại Việt
Nam, được giáo dục về lòng yêu nước và truyền thống gia đình ngay từ nhỏ, thật khó tin
ai lại muốn nghĩ đến việc xa đất nước, xa gia đình lập nghiệp và bắt đầu từ hai bàn tay
trắng .Nhưng đáng buồn khi có đến 70% du học sinh ( theo ước tính của các chuyên gia )
không trở về nước con số này vẫn gia tăng. Điều đó cho thấy những nguyên nhân lớn hơn
dẫn đến việc họ phải tạm gạt đi những nhu cầu về đời sống tình cảm cá nhân để theo đuổi
sự nghiệp nơi đất khách quê người.
Nền kinh tế chưa phát triển, dẫn đến việc thu nhập của những người tài chưa đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống cần thiết. Tuy không phủ nhận rằng lí do liên quan đến
“miếng cơm manh áo” là hợp lý khi con người cần đầu tư thời gian và công sức để phát
huy khả năng và cống hiến cho xã hội hơn là lo lắng sao cho đáp ứng đủ những nhu cầu
cơ bản thường ngày, nhưng việc dựa vào nguyên nhân này là sự bao biện cho việc đánh
mất nhân tài nhiều hơn là một vấn đề cần giải quyết.
Bởi lẽ, nếu nhân tài ra đi chỉ vì vấn đề vật chất thì nạn “chảy máu chất xám” mang
một ý nghĩa tạm thời. Có nghĩa là sau khi tích lũy được tri thức, kinh nghiệm cùng với

lượng tiền bạc cần thiết thì những người đang ở nước ngoài sẽ không do dự đầu tư về
nước, gửi tiền về cho gia đình hay thậm chí là quay trở về quê hương làm việc với kĩ
năng tốt hơn, mạng lưới xã hội rộng hơn và không còn gánh nặng về tiền bạc nữa. Lượng


kiều hối không nhỏ mà mỗi năm nước ta nhận được là minh chứng rõ rệt cho sự bù đắp
lượng chất xám chảy đi.
Hơn nữa, có nhiều người mang những thuận lợi họ tích lũy được ở nước ngoài về
xây dựng đất nước hoặc trở thành những “trung gian” nhằm phát triển cơ hội làm ăn với
các đối tác quốc tế. Ví dụ điển hình mà nhiều người biết đến là giáo sư Ngô Bảo Châu,
khó có ai có thể đảm bảo sự thành công của giáo sư nếu giáo sư công tác tại Việt Nam,
nhưng việc giáo sư về nước bán thời gian đã trở thành một cầu nối quan trọng cho sự
phát triển của ngành toán học nước nhà.
Vì vậy, việc kinh tế chưa phát triển không phải là nguyên nhân đáng lo ngại cho
nạn “chảy máu chất xám” về lâu dài. Hơn thế, tự nhận thức được rằng kinh tế chưa phát
triển càng phải làm cho chúng ta nỗ lực gấp đôi gấp ba trong việc tìm ra giải pháp cho
vấn đề chất xám nan giải thay vì tự biện hộ và không tìm ra giải pháp hợp lý.
Một nguyên nhân nữa như đã nói phần trên đó là chỉ goi gọn hai từ “ CHÍNH
SÁCH ”. Không tạo được điều kiện thuận lợi cho nhân tài phát triển hay chính nhân tài
cảm thấy không có chỗ để mình phát triển.
Ở một số nước phát triển như Mỹ, tại đây người ta chú trọng việc phát triển tài
năng cá nhân như thế nào. Nếu những nhà sáng chế trong nước biết được câu chuyện về
những đứa trẻ bên này với những ý tưởng sáng chế được các nhà tài trợ, các tổ chức tự
tìm đến hỗ trợ về mặt tài chính thì không hiểu các anh sẽ cảm thấy buồn ra sao.
Tóm lại, họ không trờ về một phần vì họ được đáp ứng cuộc sống dư dả, được đáp
ứng điều kiện lao động và làm việc đầy triển vọng nhưng trên hết, đó là vì thế hệ trẻ
không nhận được một tín hiệu cụ thể nào rằng họ chính là chủ nhân tương lai của đất
nước, rằng đất nước ngày đêm chờ họ về cống hiến và tự hào về họ.
IV.HẬU QUẢ
Tóm lại, nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu

tố nội tại của một quốc gia kém phát triển và đang phát triển không có công ăn việc làm
và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình. Cạnh đó còn các yếu tố bên


ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính
sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến.
Hậu quả của chảy máu chất xám vừa có những hậu qủa tốt vừa có những hậu qủa
xấu
a.Hậu quả tốt:
 Người tài làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất lớn về

cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư
và chi dùng .
 Những người sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu

tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự
học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.
b.Hậu quả xấu:
Đối với quốc gia:
 Mất nhân tài, mất một nguồn vốn nhân lực phục vụ cho sự phát triển đất nước


Mất vốn đầu tư vào việc giáo dục

 Gia tăng khoảng cách phát triển, tạo sự chênh lệch giữa các nước giàu và các quốc

gia nghèo, đang phát triển.
 Mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kỹ thuật,

đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế giới dẫn đến mức độ

cạnh tranh lại càng khó hơn.
 Chất lượng nghiên cứu khoa học các trường ĐH của Việt Nam giảm mạnh vì thiếu

nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đây là bảng thống kê về tỉ lệ chất xám ở các nước.


V. GIẢI PHÁP
Vấn đề thu hút trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang được dư luận đưa ra kịp
thời, như một nhận thức tích cực ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám trong tương lai.
Sau đây là những biện pháp để ngăn chặn nạn “ chảy máu chất xám ” ở các du học sinh
của Việt Nam:
 Nhà nước có những chính sách chặt chẽ áp dụng với những người đăng kí nộp hồ

sơ đi du học.
 Có những quy định chế tài xử phạt đối với những du học sinh sử dụng ngân sách

nhà nước học nhưng ở lại nước ngoài.
 Lập những để án theo dõi, nuôi dưỡng “ nhân tài tương lai”.

Ðầu năm 2012, Bộ Giáo dục và Ðào tạo nước ta đã tổng kết hơn mười năm
hoạt động của Ðề án 322, một đề án được hình thành vào năm 2000 với mục tiêu
là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước
với những ngành mà Việt Nam thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế.
Trong mười năm hoạt động của Ðề án, với một nguồn ngân sách hơn 2.500 tỷ
đồng (theo nguồn công bố của Bộ Giáo dục và Ðào tạo), 7.129 ứng viên trúng
tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế
giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân.



Cũng theo nguồn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước
đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, 2% số lưu học sinh được
chuyển tiếp lên các cấp học cao hơn, và chỉ có 3% là không hoàn thành nhiệm vụ,
trở về muộn hoặc không trở về.
Nhìn một cách tổng thể, Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ
lực của Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh
vực đào tạo.
Nhờ Ðề án, ngay cả những nghiên cứu sinh, học viên cao học có điều kiện
kinh tế hết sức khó khăn cũng có thể thực hiện được ước mơ khoa học của mình là
được đào tạo tại những cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới.
Những con số nói trên cũng chứng tỏ trách nhiệm cao của các cấp quản lý
trong việc chống thất thoát nguồn kinh phí dành cho những mục tiêu có tính chiến
lược quốc gia, đồng thời, cũng cho thấy quyết tâm của lưu học sinh trong việc trở
về phục vụ Tổ quốc. Mặc dù trong quy định có yêu cầu cụ thể về việc bồi thường
kinh phí đào tạo nếu lưu học sinh không về phục vụ cơ sở cũ, nhưng rõ ràng, với
những lời mời từ những tổ chức khoa học, kinh tế, đào tạo nước ngoài dành cho
các tân thạc sĩ, nhất là tân tiến sĩ thì việc bồi thường nguồn kinh phí này không
phải là quá khó nếu muốn; vì thế, nếu có sự từ chối từ phía lưu học sinh thì điều
đó càng cho thấy trách nhiệm của từng lưu học sinh với đất nước.
 Lập các chương trình giao lưu giữa các bạn du học sinh, có các trang web cung

cấp thông tin về quê nhà, cơ hội làm việc trong nước, các câu lạc bộ kết nối với
học sinh, sinh viên trong nước để họ trao đổi thông tin cho nhau làm cầu nối cho
tinh thần yêu nước từ đó kéo được du học sinh trở về sau khi học tập ở các nước
sở tại.
 Cần lập cơ quan chuyên trách về quản lý lưu học sinh


 Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao trong nước hoặc liên kết với


với các trường đại học nước ngoài đào tạo trong nước để thu hút chất xám quay
về
 Nhà nước thiết lập những cơ chế tạo điều kiện, môi trường là việc, nghiên cứu cho

những du học sinh có tài khi trở về nước có thể phát huy hết khả năng của mình
khi áp dụng các kiến thức đã được học ở nước ngoài
 Có chế độ đãi ngộ, chế độ lương bổng xứng đáng sẽ thu hút được chất xám về

nguồn
 Có các kênh thông tin chính thức cung cấp những thông tin về quê nhà, về cơ hội

tìm kiếm việc làm cho các du học sinh
 Nhà nước có các đề án thu hut nhân tài ở tầm quốc gia khơi dậy lòng yêu nước

trong mỗi du học sinh.


Mạnh dạn phân công bổ nhiệm đối với trí thức trẻ có năng lực trình độ.

 Ghi nhận và tạo điều kiện phát huy sáng kiến hữu ích của trí thức trẻ
 Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương và thu nhập để cán bộ công chức yên tâm công

tác và cống hiến.


C.LỜI KẾT
Nhiều năm qua, "chảy máu chất xám" được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc
nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi,
dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò

của tri thức, trí tuệ. Ở đây, vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động trí óc là tâm nguyện
cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước; bên
cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của
"chất xám" sống và cống hiến một cách tốt nhất góp phần xây dựng đất nước đi lên sánh
vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.


PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo
 Báodântrí.vn
 Tàiliệu.vn
 Thưviệnđềthi.vn
 Báchkhoatoànthư.vn
 Vietnamwork.com
 Khoahoctre.com


HÌNH ẢNH MINH HỌA




×