Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận về sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.58 KB, 18 trang )

Trường : đại học sư phạm Đà Nẵng
Khoa : tâm lý giáo dục
TIỂU LUẬN
Môn : giáo dục học
Tên đềtài :sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo
Tên sv : Nguyễn thị thu hà
Lớp : 13 CTXH
Gvhd : Bùi văn vân
MỤC LỤC
I Lí do chọn đề tài ……………………………………………….
II Giải quyết vấn đề ………………………………………………
-

Khái niệm đạo đức nhà giáo …………………………………...
Nguyên nhân dân đến sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo …...
Thực trạng đạo đức nhà giáo ……………………………………
Những quy định về đạo đức nhà giáo …………………………..
Những tích cực và hạn chế ……………………………………..

III Những việc cần làm để nâng cao đạo đức nhà giáo hiện nay ….
IV Lời kết
I.

Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua , đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc
và toàn diện , từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trườngcó sự quản lí của nhà nước. Với
công cuộc đổi mới , chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hàovề phát triển
kinh tế - xã hội , văn hóa – giáo dục. Đáng nói đến ở đây là lĩnh vực giáo dục.
Nghề giáo cái nghề xưa nay được cả xã hội tôn kính “ nghề giáo là nghề cao quý
nhất trong những nghề cao quý”, nó là sinh mạng của mỗi Quốc gia, là nguồn gốc


của thể chế chính trị . Điều đó được thể hiện qua truyền thống “ tôn sư trọng đạo ”,


II.

“ không thầy đố mày làm nên ”của nhân dân ta. Để dạy được nét chữ , nết người
không phải là chuyện dễ dàng mà để có thể dạy được người khác thì người làm
nghề giáo phải được đào tạo bởi hệ thống kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ , có
phẩm chất đạo đức trong sáng, thật thà , trung thực , trong sáng… là tấm gương
sáng cho mọi người noi theo. Người giáo viên chân chính, thực thụ là người giáo
viên hội tụ đủ nhiều đức tính tốt , đặc biệt là đức và tài. Trong những năm qua lực
lượng thế hệ nhà giáo đã nổ lực hết mình , vượt qua bao gian khổ khó khăn để đào
tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người mới có tri thức cao , phẩm
chất đạo đức tốt , kĩ năng nghề nghiệp , kĩ năng sống đáp ứng sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Nhưng sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng của mặt trái cơ
chế thị trườngđã làm cho nhiều giáo viên chưa thực sự gương mẫu và đang có
nguy cơ suy thoái phẩm chất, đạo đức, nhân cách , xói mòn lương tâm nhà giáo.
Một bộ phận khác chưa chủ động sáng tạo trong quản lí , định hướng và đề xuất
biện pháp.
Từ những nguyên nhân chủ quan , khách quan đã phân tích trên thì ta thấy rõ rằng
đạo đức của một bộ phận giáo viên đang có xu hướng trượt đà. Họ làm mất đi vẻ
đẹp trong sáng của cái nghề cao quí nhất , làm mất đi hình tượng của những người
thầy , người cô mẫu mực , tận tụy , hêt lòng vì học sinh than yêu. Đây là một vấn
đề quan trọng chúng ta phải tiềm hiểu và đưa ra phương pháp giải quyết.
Giải quyết vấn đề
 Khái niệm đạo đức nhà giáo :Theo sách từ điển tiếng việt “ Đạo đức là những
phép tắc được xã hội thừa nhận , quy định quan hệ giữa người với người , giữa
cá nhân với tập thể ”. Theo trang Wikipedia định nghĩa cụ thể và chi tiết hơn :
- Đạo : đường đi , hướng đi , lối làm việc , ăn ở.
- Đức : sống theo đúng luân thường , đạo lí.

- Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc , quy tắc
nhằm điều chỉnhvà đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau, với xã hội , với tự nhiên trong hiện tại hay quá khứ cũng như trong tương
lai nó thực hiện bởi niềm tin cá nhân , bởi truyền thống và sức mạnh của dư
luận.
Theo Tiếng Hy Lạp, đạo đức xuất phát từ chữ ethos. Chữ này có 2 nghĩa: nghĩa
thứ nhất là “cách hiện hữu, đường lối”, nghĩa thứ hai có thể được hiểu
là cách thể hiện hữu nhờ tập luyện. Hiểu theo nghĩa này có nghĩa là tập quán,
là thói quen, cách ứng xử và hành xử của con người trong xã hội.
Không có định nghĩa nào thực sự chính xác về đạo đức Nhà giáo.
Nhưng nhà giáo là những người dạy học , tức là những con người hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục nên đạo đức Nhà giáo cũng có thể được xem là đạo


đức con người , đạo đức của một ngành nghề cụ thể với những tiêu chuẩn riêng
của ngành nghề đó mang lại .
Khi xem Nhà giáo là con người hoạt động trong nghề giáo dục thì đạo đức Nhà
giáo chứa đựng những “quy tắc kỹ thuật’ và những ‘quy luật đạo đức’ để xác
định giá trị chuyên biệt, cũng như nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các
thành viên trong khi thi hành ngành nghề chuyên môn.”
Như vậy đạo đức nhà giáo là những tiêu chuẩn đạo đức của những con người
tham gia vào sự nghiệp giáo dục , hướng tới “ những cách ứng xử của người
dạy học đối với một thế hệ trong hiện tại và cả tương lai.
 Nguyên nhân :
Đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất đó là do hệ thống đào tạo các
trường sư phạm, vấn đề giáo dục đạo đức người thầy có vấn đề.
Trước đây, thời TS Quý đi học, việc rèn đạo đức của người thầy rất khác bây
giờ. Nghề làm thầy là nghề dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, cho nên không
được dùng phế thải mà phải dùng chính phẩm, tức là phải dùng người giỏi chứ
không theo kiểu tuyển sinh ồ ạt như hiện nay.

Hiện nay việc đào tạo cao đẳng, trung cấp sư phạm thường chỉ tuyển sinh
được những em bị điểm thấp, không được các trường đại học nhận vào.Tình
trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” ở hệ thống các trường cao đẳng và
trung cấp sư phạm là khá phổ biến.
Bản thân đầu vào như vậy nên ngày từ đầu đã không chọn được những người yêu
nghề và không đủ năng lực làm nghề.Có những người không yêu nghề, không đủ
phẩm chất năng lực vẫn cứ vào được ngành sư phạm.Đây là nguyên nhân gốc rễ
khiến cho chất lượng người thầy kém như hiện nay.
Cũng theo TS Quý, khác với Việt Nam, ở Pháp nghề dạy học được coi là nghề số
1, là niềm tự hào của bất cứ ai được làm nghề này. Bằng tốt nghiệp Đại học sư
phạm là bằng có giá trị nhất.Học sinh thi được vào sư phạm phải là học sinh giỏi,
đạt điểm cao.
TS Quý ngậm ngùi nói: "Thời GS Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Việt Nam đã từng có quan điểm rất tiến bộ khi coi
trọng nghề dạy học. Ông cho rằng, muốn đào tạo được đội ngũ tri thức thì người
thầy là số 1. Việc đào tạo người thầy là vô cùng quan trọng bởi thầy có giỏi thì
mới đào tại được người tài. Tư tưởng hay như vậy nhưng giờ không ai kế thừa
được điều đó"
Nguyên nhân thứ 2 làvì nghề sư phạm không được coi trọng. Nghề không được
tôn trọng, không được vinh danh.Xã hội không “tôn sư trọng đạo”, không “nhất tự
vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thu nhập lại
thấp, cuộc sống không đảm bảo…
Thứ ba là nhà trường đào tạo, chất lượng đào tạo kém. Về mặt chuyên môn
nghiệp vụ tay nghề là hạn chế.


Thứ 4 là xã hội đang mất sự định hướng về giá trị. Các giá trị sống bị đảo lộn.
Đồng tiền hối lộ đã tràn vào mọi ngóc ngách của đời sống, tràn cả vào bục giảng
của người làm thầy.Thầy cô nhận phong bì của phụ huynh nên học trò coi thường
người thầy.Sự việc thầy trò ẩu đả nhau tuần qua, một phần cũng do học trò hỗn

láo.
"Học trò hỗn láo mà người thầy lại không đủ năng lực, phương pháp sư phạm,
không đủ tình yêu với nghề như đã nêu ở trên nên đã dẫn đến một đoạn kết buồn
như ta đã thấy"
 Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến thực trạng :
Mấy chục năm qua người ta ít bàn đến đạo đức, đạo đức nhà giáo. Điều này có
nhiều lí do .
Thứ nhất : do người Việt Nam chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo , người
thầy có một vị trí đặc biệt trong xã hội và trong tâm thức của con người . Cho nên ,
khi nghĩ đến nhà giáo , người ta thường nghĩ tới những điều tốt đẹp, đến chuẩn
mực và nhân cách cao thượng của con người , của nghề chứ không mấy ai nghĩ tới
điều xấu cho nhà giáo. Khi nhắc đến nhà giáo ít ai có thể nghĩ rằng những con
ngưới đào tạo thế hệ tương laic ho đất nước lại có thể làm những điều sai trái,
Thứ 2 : Việt Nam là nước xã hội nghĩa . Mà đã là xã hội chủ nghĩa “ là tốt đẹp”
thì giáo dục cũng là “ số 1 ” . Thế nên , những nhà giáo phải là người có phẩm
chất đạo đức tuyệt hảo rồi. Quan niệm sai trái này đã đẩy tình trạng giáo dục
xuống mức đáng báo động , biến đạo đức nhà giáo xuống cấp một cách tệ hại vì
chế độ này đã quá phô trương thanh thế , hình thức chủ nghĩa mà quên đi cái ruột
bên trong.
Xã hội nào cũng có người tốt , người xấu. Ngành nghề nào cũng có người hay , kẻ
dở; nếu quan niệm con người dưới một nền chính trị nào đó là hoàn hảo thì đó là
sai lầm. Chính vì quan niệm đó mà xã hội chủ nghĩa ít bàn , ít quan tâm đến phẩm
chất đạo đức Nhà giáo, có chăng thì cũng chỉ là trên giấy mực và chỉ dừng lại ở
mức độ ghi nhận.
Thứ 3 : chỉ mấy năm gần đây , hệ thống giáo dục mới đưa lại môn đạo đức vào
trông trường học chứ có một thời gian người ta đã quên hẳn môn học này . Nhưng
hiện nay môn đạo đức chỉ được dạy ở bậc tiểu học với những bài học chưa thực sự
chú tâm vào giáo dục đạo đức . Còn ở các cấp bậc THPT hay ĐH thì chủ yếu học
môn giáo dục công dân hay giáo dục chính trị , phục vụ cho chế độ , chứ vấn đề
giáo dục đạo đức theo một hệ thống như môn đạo đức thì chưa có . Vì thế, cả một

thế hệ đã không biết môn đạo đức là gì và đạo đức bị quên lãng.


Thứ 4 : khi có những sai phạm về đạo đức xã hội cung như đạo đức nhà giáo , vì
mặt sĩ diện của chế độ , của nngành nghề mình khiến cho các tổ chức cá nhân
không giám nhìn thẳng vào sự thật mà cố tình tránh né hoặc bao che khiến cho dư
luận xã hội im lặng và chẳng ai biết được sự thật . Tổ chức , cá nhân được bao che
thì không có cơ hội sữa chữa sai lầm mà còn có cơ hội vi phạm thêm . Một số cá
nhân vi phạm đạo đức lại được luân chuyển tới một nơi khác và giữ chức vụ cao
hơn .Nếu có bị dư luận phát hiện thì chỉ khiển trách hoặc xử lí ở mức độ nhẹ.
Một khi đạo đức không được đề cậpvà học hỏi một cách đúng nghĩa , một khi
không giám nhìn thẳng vào sự thật , không giám đối diện với sự thật thì vấn nạn
suy đồi đạo đức của xã hội , của nhà giáo là điều tất yếu. Trong đó đạo đức nhà
giáo đang lên ở mức báo động đỏ . Phải đợi đến năm 2008 khi ông Nguyễn Thiện
Nhân lên làm bộ trưởng bộ giáo dục thì ngành giáo dục mới được gọi là tạm ổn và
có quy định về đạo đức nhà giáo – một sự tạt nước vào bể lửa.
Trong quy định về đạo đức nhà giáo đã trình bày một cach lí tưởng để xây dựng
một nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề
nghiệp , có tính tích cực trong học tập, không ngừng nâng cao tính chuyên môn
nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực , thực
sư là tấm gương cho người học noi theo. Nhưng nhìn vào qui định này , người ta
có thể cảm tưởng Bộ giáo dục đang cố xây dựng một nhà giáo vững vàng về tư
tưởng chính trị hơn là xây dựng một nhà giáo có phẩm chất của người làm thầy
dạy người.. Hơn nữa , đạo đức là cái gì được hình thành từ nhỏ , nó phải là cơ sở
và xuất phát từ con người chứ không thể hình thành trên những quy định .
“ Quy chế đạo đức nhà giáo ” , dù trong đó có những chế tài xử lí nghiêm khắc thì
cũng chỉ có tác dụng răn đe , ngăn chặn phần nào thói hư tật xấu , chứ không có ý
nghĩa quyết định đén nền tảng đạo đức nhà giáo . Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ
cần ngồi thảo luận rồi biên soạn và ban hành một quy chế về tác phong , thái độ
nhà giáo là có thể yên tâm : từ giờ trở đi vấn đề đạo đức nhà giáo thế là ổn .

Dẫu biết quy định là cơ sở pháp lí để mọi người noi theo nhưng một khi nền tảng
đạo đức đã không được chú trọng từ trước thì những quy định có tính chất thời vụ
như vậy chỉ có tác dụng làm cho xã hội yên tâm trên mặt bằng giấy tờ chứ thực
trạng sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo vẫn không khá hơn khi bản quy định này
ra đời là mấy .
Chỉ cần lướt qua trên các trang báo điện tử , trên các trang báo hằng ngày chúng ta
sẽ thấy vô số những những bê bối của ngành giáo dục . của các nhà giáo . Nào là


thầy giáo gạ tình lấy điểm , nào là thầy giáo vòi tiền học sinh , nào là giáo viên
nhận hối lộ , nào là giáo viên gian lận ,nào là giáo viên vi phạm pháp luật , nào là
thầy giáo vi phạm đạo đức , bê bối trong chuyện tình cảm , gia đình… Khi đọc và
chun gứ kiến những điều này thì nhiều người đã cho đó là “ quốc nạn ”.
Có lẽ mấy chục năm trước đây , ít có ai nghĩ những con người trồng người này có
thể vi phạm đạo đức nghiêm trọng tới vậy . Nhiều người cho rằng : xã hội xuống
cấp thì về đạo đức thì giáo dục , nhà giáo xuống cấp theo là chuyện đương nhiên .
Ý kiến này có phần đúng nhưng ít ai đặt vấn đề do đâu ? Có lẽ do nhiều lí do mà
người ta không lên tiếng , cũng có thể vì đại bộ phận tầng lớp nhân dân ít quan
tâm đến tin tức , dư luận, hoặc thông tin nhiều khi chỉ có 1 chiều nên nhiều người
cũng ngán đọc .
Ngày nay, dư luận cũng nói nhiều đến sự xuống cấp về đạo đức của học sinh , sinh
viên nhưng mấy ai đặt vấn đề do đâu tình trạng học sinh lại xuống cấp đến mức
như vậy . Chúng tôi nghĩ rằng : thầy mà còn vậy thì trò cũng vậy mà thôi. Mới
đây, dư luận đang xôn xao vụ trò cãi lại thầy giáo trong lớp học . Thật bất ngờ ,
khi người lớn tiếng thách thức giảng viên – thầy dạy của mình – lại là một thầy
giáo đang dạy học tại một trường cao đẳng . Một người thầy mà lại có những hành
động , lời nói thiếu đạo đức , thiếu tôn trọng thầy của mình là vậy thì thử hỏi khi
anh ta về trường sẽ dạy sinh viên của mình như thế nào ? Thật là một nghịch lí trớ
trêu . Đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự xuống cấp của nhà giáo , cũng
là minh chứng để nói lên rằng sau bốn năm thực hiện “ Quy định về đạo đức nhà

giáo ” của ông Nguyễn Thiện Nhân đã đi được đến đâu .
Trong bài “ tham luận về đạo đức người thầy – đại hội CNVC 2007-2008 ” đã chỉ
ra những khuyết điểm của nhà giáo như sau :
Thứ nhất : thiếu thế giới quan khoa học : Có thái độ vọng ngoại , có thái độ tiêu
cực , thiếu lạc quan trong cuộc sống ; Thứ hai : thiếu lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ ;
Thứ ba : Thiếu lòng yêu trẻ , ăn hối lộ , điểm số không trung thực , có thái độ
thiên vị , có thái độ thành kiến ; Thứ tư : Thiếu lòng yêu nghề ; Thứ năm : thiếu
một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người giáo viên như đi muộn ,
cờ bạc , hút thuốc , uống rượu đi lên lớp , đối xử không tốt với vợ , chồng , con
cái, có tai tiếng trong chuyện tình cảm ( không chung thủy , không đứng đắn … ).
Như thế , khi nhìn vào thực trạng giáo dục nước ta , đặc biệt khi nhìn vào nền đạo
dức của những nhà giáo khiến cho xã hội không thể không lo lắng. Thầy cô giáo là
những con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thế hệ trẻ , do đó ,


những nhà giáo có đạo đức tốt sẽ cho ra những thế hệ học sinh tốt ; những nhà
giáo có đạo đức xấu sẽ gây nên những thế hệ học sinh thiếu năng lực , đặc biệt
thiếu phẩm chất .
Cho nên, xã hội cần nhìn lại, cần gây dựng lại để tạo nên đội ngũ Nhà giáo “lành
nghề” cả về chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Điều này cần phải xây dựng và đi
lên từ gốc chứ không thể thực hiện một cách chắp vá, theo kiểu “đi theo dập lửa.”
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn không thiếu những Nhà giáo có tấm lòng cao thượng,
thể hiện một tấm lòng của người thầy, những con người đào tạo con người cho đất
nước.Có những Nhà giáo một đời lo nghiên cứu chuyên môn để phục vụ cho việc
giảng dạy đạt kết quả cao hơn.Có những người thầy một đời tận tụy vì bao thế hệ
học sinh của mình. Có những người thầy thà chịu thiệt thòi để các thế hệ học trò
của mình được thành đạt…
Cho nên, khi nhìn vào thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện tại, nhìn vào những
tai tiếng của những Nhà giáo vô đạo đức người ta vẫn thấy đâu đó những Nhà giáo
chân chính. Đó chính là những điểm sáng mà mỗi Nhà giáo cần hướng tới.

 Đảng và nhà nước ta cũng đã có những quy định về vân đề Đạo đức nhà

giáo trong : Quyết định số 16/2008/QD – BGDDT ngày 16 tháng 4 năm
2008 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo .
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đạo đức nhà giáo.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm các nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Mục đích
Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù
hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ
sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong
sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là
tấm gương cho người học noi theo.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Phẩm chất chính trị


1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận
dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của
tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động
chính trị, xã hội.
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;
có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và
trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người
học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị,
nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực
của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng,
lãng phí.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục.
Điều 5. Lối sống, tác phong
1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần
phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích
ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của
lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu,
ích kỷ.
3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn
minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người
học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
4.Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch
sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của

người học.
5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng
nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.


6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm
đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy
chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến
người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy,
học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học,
đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của
đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi
không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp,
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và
trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội
dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi
muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy
chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ
bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn
hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể tổ chức
thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo.
2. Đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục về
đạo đức nhà giáo, gương sáng nhà giáo.
3. Định kỳ thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện của các cơ quan quản
lý giáo dục; xử lý nghiêm túc, kịp thời đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức vi
phạm Quy định này.
Điều 8. Các Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào
tạo, các cơ sở giáo dục quán triệt, học tập và triển khai thực hiện Quy định về


đạo đức nhà giáo cho đội ngũ nhà giáo ở địa phương; tăng cường thanh tra,
kiểm tra công tác thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo ở các cơ sở giáo dục
và việc thực hiện của các nhà giáo; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá
nhân, tổ chức vi phạm; định kỳ cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các địa phương trong
việc chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo cho đội ngũ nhà
giáo trong các cơ sở dạy nghề tại địa phương theo phân cấp quản lý về dạy

nghề.
3. Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương các giải pháp để thực hiện
có hiệu quả các quy định trong văn bản này.
Điều 9. Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề
Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trung cấp
nghề, Giám đốc các trung tâm dạy nghề căn cứ vào Quy định này để tổ chức
thực hiện; tăng cường kiểm tra việc thực hiện của các nhà giáo,tuyên dương,
khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ
luật thích đáng các cá nhân, tổ chức vi phạm; định kỳ cuối năm học báo cáo kết
quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 10. Các Bộ có quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện Quy định về đạo
đức nhà giáo.
2. Đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục về
đạo đức nhà giáo, gương sáng nhà giáo.
3. Định kỳ thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo
dục và đào tạo; xử lý nghiêm túc, kịp thời đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức
vi phạm Quy định này.
 Tích cực và hạn chế :
Tích cực :Trên thực tế ta vẫn thấy đa số bộ phận giáo viên vẫn đang nổ lực hết
mình cho sự nghiệp trồng người của mình. Họ đang phấn đấu từng ngày để có
thể đưa ra đời những thế hệ học sinh , sinh viên ưu tú nhất . Nhiều thầy cô đã
không quản ngại khó khăn, thậm chí còn hy sinh cả gia đình để đến những
vùng đất xa xôi nhất của Tổ quốc để ươm những mầm xanh mới. Ngành giáo
dục đã có rất nhiều tấm gương sáng như :
Cô Nguyễn Thị Kim Quyên: Giúp học sinh hết mình



Trường Tiểu học Hòa Lợi được thành lập năm 1994, có 10 lớp học, chia thành hai
điểm trường (theo phân bố địa hình dân cư), mỗi điểm trường có 5 lớp. Trẻ em
sống tại cồn hầu hết đều theo phụ việc cho cha mẹ tại các ao nuôi tôm hoặc các
ghe đánh bắt, vì vậy việc đi học gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm
của chính quyền địa phương, nhất là sự nhiệt tình của các thầy cô giáo nên các em
đều được vận động đến trường và ngày càng tiến bộ trong học tập. Thầy Nguyễn
Hồng Sơn - Hiệu trưởng trường cho biết: “Đa số thầy cô dạy ở trường này là
người từ nơi khác tới, có nhiều giáo viên mỗi ngày phải vượt khoảng 70km (đi và
về). Tuy gặp nhiều vất vả nhưng tất cả đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.Nổi
bật trong số giáo viên của trường có cô Nguyễn Thị Kim Quyên, giáo viên chủ
nhiệm lớp 12. Nhiều năm liền, lớp do cô làm chủ nhiệm luôn có tỷ lệ học sinh đạt
loại giỏi cao. Đặc biệt, trong năm học 2009-2010, cô Kim Quyên là giáo viên đầu
tiên của trường được công nhận danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh”.
Tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm năm 1988, cô Kim Quyên được
phân công về dạy ở Trường Tiểu học Hòa Lợi.Tuổi trẻ, yêu nghề, chăm chỉ cùng
với điều kiện thuận lợi được dạy học tại quê nhà, cô Quyên luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ.Hơn 20 năm trong nghề và hơn 15 năm chủ nhiệm lớp 1 đã giúp cô tích
lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.Năm học 2008-2009, cô Kim Quyên
được phân công chủ nhiệm lớp 12.Năm học này chính là mốc khẳng định “tay
nghề” của một cô giáo vùng sâu. Cô Kim Quyên tâm sự: “Tôi sinh ra ở vùng sâu
nên rất hiểu và cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của học sinh ở nơi đây. Là giáo
viên lớp 1, tôi luôn mong muốn học trò mình học giỏi để làm nền tảng cho những
năm học sau”. Tổng kết năm học 2008-2009, 22 em học sinh lớp 12 do cô Kim
Quyên chủ nhiệm đều được lên lớp, trong đó có 7 em đạt loại giỏi (đạt 31,8%), 3
em đạt loại khá. Cuối năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh lớp 12 lên lớp 100% (sĩ
số lớp 10 em), trong đó có 6 em đạt loại giỏi, 4 em đạt loại khá. Hàng ngày, dù


phải đi xe máy hơn 15km (lượt đi, về) theo đường đê quốc phòng Thới Thuận Thừa Đức để tới lớp, nhưng với lòng yêu nghề, thương trẻ và nhiệt tình đã giúp cô
vượt qua khó khăn, sắp xếp chu đáo công việc gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ

trên bục giảng. Kinh nghiệm giúp cho cô thành công là ngay từ đầu năm học phải
nắm rõ hoàn cảnh gia đình, khả năng tiếp thu của từng học sinh, sự quan tâm của
gia đình đối với các em và nhất là tạo cho các em tâm lý vui vẻ, thoải mái khi đến
lớp.
Năm học 2010-2011, lớp do cô Quyên chủ nhiệm có 3 học sinh thường nghỉ học
và đi trễ (do phải phụ cha mẹ lo việc giữ ao nuôi tôm), cô Quyên đã trực tiếp gặp
phụ huynh động viên, nhắc nhở, nhờ vậy sĩ số lớp học luôn đảm bảo (21 em), các
em này có nhiều tiến bộ trong học tập. Chị Trần Thị ThùyTrang , mẹ của cháu
Phan Trần Như Tâm, cho biết: “Con tôi trước đây không siêng năng luyện tập nên
chữ viết xấu. Nhờ cô Kim Quyên hết lòng chỉ dạy cháu và động viên gia đình
nhắc nhở, nay cháu viết rất đẹp”. Chị Trang cho biết thêm, năm học trước (20092010), chị có người cháu rất lười học, cũng nhờ cô Kim Quyên tận tình dạy bảo,
đến cuối năm cháu đã đạt học sinh giỏi.

Cô Trần Phan Thị Lệ Dung - tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh


Cô Trần Phan Thị Lệ Dung, giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre tâm sự: “Qua
học tập các chuyên đề, tìm hiểu sách, báo chí về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
tôi vô cùng khâm phục, kính trọng Bác, bởi Bác không chỉ là nhà cách mạng vĩ
đại, một chiến sĩ cộng sản xuất sắc mà còn là người thầy mẫu mực, một nhà giáo
dục tài năng. Bác chỉ ra lý luận phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành; nhà
trường gắn liền với xã hội; dạy học phải phát triển trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và
tính tích cực của người học, dạy học phải chú trọng phương pháp, phải thiết thực
và phải đảm bảo tính hệ thống…
Quan điểm này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thiết thực. Khi Đảng
ủy và nhà trường tổ chức Hội thi Kể chuyện về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, tôi mạnh dạn tham gia, với câu chuyện “Bác không thăm mẹ con thím
thì Bác thăm ai”. Câu chuyện đã góp phần làm cho sinh viên nhận thức được tình
cảm vô bờ bến của Bác đối với nhân dân lao động. Qua đó, các em tự suy nghĩ về

bản thân, nghề nghiệp và đề ra hướng phấn đấu. Trong các giờ sinh hoạt ngoại
khóa, tôi đưa những nội dung mới để sinh viên cùng tham gia kể chuyện về tấm
gương đạo đức của Bác, từ đó, mỗi sinh viên vừa rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ,
vừa có điều kiện tìm hiểu, học tập và làm theo gương Bác. Trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học, tôi đi sâu vào nghiên cứu và thiết kế các mô hình hoạt động theochủ
điểm giáo dục cho học sinh ở cấp tiểu học, trung học cơ sở; phân tích sâu về tấm
gương đạo đức của Bác Hồ để các em thấy được tình cảm của Bác đối với thiếu
nhi và phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành cháu ngoan Bác Hồ”.
Với cô Lệ Dung, điều tâm đắc là sinh viên sư phạm từng bước chuyển biến trong
nhận thức và hành động. Các em tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp


vụ sư phạm, kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức các hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức
các hoạt động Đoàn, Đội
Hạn chế :bên cạnh những tấm gương tiêu biểu , điển hình thì một bộ phận nhỏ
giáo viên đã và đang làm xấu đi hình ảnh của những giáo viên chân chính :
Hình ảnh những cô giáo, bảo mẫu hành hạ trẻ đang là những hình ảnh khiến cả xã
hội lên án. Đặc biệt , sự việc mới đây là việc hai bảo mẫu ở nhà trẻ Phương Anh
thành phố Hồ Chí Minh đã đánh đập trẻ một cách dã man. Hay như sự việc thầy
giáo đánh dã man nhiều học sinh ở Thái Nguyên, rồi thầy trò hỗn chiến ngay trên
bục giảng ; Cô giáo cắt bớt khẩu phần ăn của trẻ , cho trẻ ăn cơm nguộin từ ngày
hôm trước , dọa nạt trẻ bằng cách cho vào bao tải và dán miệng lại; Đó là những
hành vi của những kẻ không có lương tâm , không có đạo đức và không có tình
người . Ở những cấp bậc cao hơn như đại học thì hiện tượng như : lợi dụng tình
cảm , trù dập điểm số , cưỡng dâm , chạy bằng , bán điểm giữa giáo viên với học
sinh , sinh viên diễn ra khá nhiều , như trường hợp của giảng viên Đỗ Tư Đông ở
trường Cao đẳng PTTHTƯ1 nhẫn tâm gạ sinh viên đổi tình lấy điểm; hay thầy
giáo Phạm Vũ Bằng tổ trưởng giám thị trường THPT Phan Châu Trinh ( Đà
Nẵng ) lợi dụng nhiệm vụ được giao đe dọa học sinh lớp 11 phải quan hệ tình
dục . Những hiện tượng trên đã them lời cảnh báo về tình trạng bang hoại đạo đức

của một số giáo viên .
III Vấn đề cần làm hiện nay để nâng cao đạo đức nhà giáo :
Nhà giáo phải tìm ra ơn gọi và sứ mạng cho đời mình
Một câu hỏi nữa được đặt ra là: Điều này có quá mất thời gian không khi mà
chúng ta đang sống trong xã hội với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật
số? Có thể trả lời rằng: Cuộc sống của con người chỉ thực sự có giá trị khi
chính mình nhận ra sứ mạng của mình. Chỉ khi tôi nhận ra sứ mạng của tôi là
NGHỀ GIÁO, lúc đó tôi mới có thể dấn thân một cách trọn vẹn, lúc đó đạo đức
Nhà giáo mới vững bền. Đi tìm ơn gọi và sứ mạng của mình sẽ không mất thời
gian chút nào nếu con người muốn hiến thân trọn vẹn trong sứ mạng ấy. Xã hội
hôm nay đã lãng quên điều này, thay vào đó là sự thương mại hóa nghề nghiệp
nên làm cho nền giáo dục bị xuống cấp, đạo đức Nhà giáo bị bôi nhọ. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn có nhận xét rất chính xác của nền giáo dục và
lý tưởng sống của con người trong xã hội Việt Nam hiện nay: Một xã hội coi
trọng bằng cấp, phù phiếm với bằng cấp với những vẻ bề ngoài mà ít tập
trung vào cái đích thực của con người như nội tâm hay cảm xúc, sự bình an
và toại nguyện trong tâm hồn… Chúng ta sống mà thực sự rất khó biết điều
gì là quan trọng nhất?Điều gì thực sự có ý nghĩa với đời sống?Bởi vì xung
quanh mình đang có quá nhiều điều vớ vẩn và vô nghĩa.


Như thế, để đời Nhà giáo thực sự ý nghĩa, để những ai đã và sẽ sống trong sứ
vụ là Nhà giáo có ý nghĩa cần một sự xác định rõ ràng, cần một sự tìm tòi
nghiêm túc để khám phá ra sứ mạng bản thân. Đó cũng là sự tìm ra “Ý hướng
triết lý của cuộc đời.” (Nguyễn Trọng Viễn, OP., Triết học nhập môn (Học
viện Đa Minh, 1995).
Chỉ khi con người khám phá ra rằng: sứ mạng đích thực của tôi là Nhà giáo
bằng một sự tìm tòi nghiêm túc và chân thành, lúc đó, cuộc sống mới là cuộc
sống. Và cũng chỉ lúc đó, những Nhà giáo mới thực sự dám tận tụy, dám hy
sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, cho Nghề giáo – một nghề cao quí

của muôn đời.
Nhà Giáo phải khẳng định giá trị bản thân và nghề nhiệp
Xã hội Chủ nghĩa kìm nén giá trị bản thân, kìm nén sự phát huy giá trị bản
thân. Đây không phải là một nhận định có tính định kiến nhưng đó là một sự
thật.Những ai có suy nghĩ chân chính và có cái nhìn một cách khách quan đều
có thể nhận ra điều này.Chế độ này đã dẫn đến sự thui chột của một nền giáo
dục, làm hư một thế hệ.
Theo Nguyễn Anh Tuấn: Hệ thống giáo dục này rất ít quan tâm, nếu không
muốn nói là không có sự quan tâm, được dành cho việc giáo dục con người
thành người trước khi giàu có hay thành công. Trong hỗn cảnh đó, Nhà giáo
cũng chịu chung số phận. Cho nên, để Nghề giáo thực sự là một nghề góp phần
đào tạo thế hệ trẻ, tương lai của đất, và để Nhà giáo là con người có đạo đức
nghề nghiệp thì mỗi Nhà giáo trước hết phải khẳng định giá trị bản thân mình
và nghề nghiệp của mình. Đây là điều tiên quyết và quan trọng nhất của Nhà
giáo.
Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Cần thấy rằng: khi giá trị bản thân không
được khẳng định thì những việc làm của ta sẽ vô giá trị, mà có giá trị cũng chỉ
là vụn vặt, chắp vá. Nhà giáo, trước hết cần khẳng định giá trị đời mình, khẳng
định giá trị nghề mình. Văn hóa Phương Đông ít đề cao tính cá nhân, thế
nhưng lại rất coi trọng ông thầy. Cha ông ta có câu:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Xã hội xưa coi trọng những người thầy, vì thế giá trị của người thầy được nâng
cao, và cũng vì thế những người thầy trước đây rất coi trọng thanh danh mình,
coi trọng cái nghiệp của mình.Những Nhà giáo xưa thà sống nghèo chứ nhất
định không chịu nhục, không chịu lụy.Họ không để vì miếng cơm manh áo mà
ảnh hưởng đến cái nghề cao quí của họ. Nói chi xa, nhìn lại nền giáo dục của ta
cách đây mấy chục năm, khi đất nước chưa thống nhất, chúng ta đã có một nền
giáo dục vừa mang đậm phong cách truyền thống trọng thầy, trọng việc học,
nhưng cũng có sự cách tân để theo kịp với thế giới. Trong hoàn cảnh xã hội ấy,

trong truyền thống ấy, những Nhà giáo được xã hội coi trọng, và chính bản
thân họ cũng coi trọng giá trị con người và sự nghiệp của mình.
Nhưng từ ngày đất nước thống nhất, Nghề giáo đã có những đổi thay. Song vẫn
có những người thầy không vì hoàn cảnh mà đánh mất bản thân, đánh mất ý


nghĩa cao quí của cái nghề mà mình đã chọn. Người thầy có ảnh hưởng lớn
nhất trên đời tôi là một người như thế. Sau năm 1975, đất nước khó khăn,
Nghề giáo bị coi là “nghề của cái đói”, bởi vì ai theo Nghiệp ấy đều đói cả.
Lương không đủ nuôi thân huống hồ nuôi gia đình. Thời ấy có câu: Chuột
chạy cùng sào mới vào sư phạm. Nghĩa là Nghề giáo được coi là nghề hèn
nhất. Thật là tai hại. Giáo dục có ý nghĩa quan trọng là thế, vậy mà Nghề giáo
lại bị xem nhẹ.Chả trách gì mà giáo dục mỗi ngày một xuống dốc.Trong hoàn
cảnh ấy, thầy tôi vẫn trung thành với Nghiệp giáo.Dù lúc đó nhiều người bỏ
dạy để đi làm nghề khác kiếm tiền nhưng thầy tôi vẫn nhất định giữ lấy nghề.
Dù vợ con khuyên thầy nên đổi nghề nhưng thầy tôi vẫn giữ lấy nghề… Và
chính những tâm huyết chân thành ấy, chính tình yêu nghề ấy, chính lòng trung
thành với sứ mạng ấy thầy đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn; thầy
đã giữ lấy giá trị đạo đức của Nghề mình.Thầy đã đào tạo biết bao thế hệ,
truyền cho họ không chỉ là kiến thức mà còn cả đức tính làm người…Đó chính
là những người thầy, Nhà giáo đã coi và chọn con đường dạy dỗ là sứ mạng
đời mình.Chỉ có tình yêu và sự tận tụy mới giúp họ đứng vững giữa một xã hội
mà Nghề giáo bị đảo điên.
Sự khẳng định giá trị bản thân và nghề nghiệp của Nhà giáo còn thể hiện trong
việc tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.Dạy học là một nghệ thuật,
do đó Nhà giáo cũng phải là những nghệ sĩ. Phải chú trọng điều này vì thực tế
chứng minh rằng: nhờ những phương pháp giảng hay, dạy tốt đã đào tạo nên
những học sinh xuất sắc. Nghệ thuật giảng dạy thật quan trọng, đặc biệt trong
thời đại hôm nay, ở bối cảnh Việt Nam hiện tại.Thực trạng giáo dục
Việt Nam hiện nay là dạy cho qua chuyện để tính tiết lấy tiền, tuy vẫn có

những tấm gương giáo viên dạy dỗ hết mình vì học sinh, dạy học mà không
biết mình dạy gì. Một thực trạng hiện nay cũng dễ nhận ra là: học sinh chỉ
được dạy những kiến thức sách vở mà thiếu tính thực tế. Cho nên không lạ gì
học sinh cấp 3 tốt nghiệp mà một vài kiến thức phổ thông cũng nắm không
vững; không lạ gì sinh viên tốt nghiệp nhưng không đủ năng lực làm việc; điều
này còn phải kể đến việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ một cách tràn lan, thiếu chất
lượng. Thậm chí người ta nói rằng: ở Việt Nam, sau một đêm ngủ dậy đã thấy
tiến sỹ đầy đường. Một sự mỉa mai có căn cứ…
Thực trạng đó đòi hỏi mỗi Nhà giáo phải ý thức lại đạo đức của Nghề
mình.Nhà giáo không chỉ dạy cho các em kiến thức khô cứng trong sách vở
nhưng phải hướng các em đến những chân lí mới, chân trời mới, mà ở đó, các
em có thể tự mình khám phá ra tri thức của nhân loại.Sứ mạng đích thực của
Nhà giáo không chỉ là truyền thụ kiến thức nhưng phải khơi nguồn được ở học
sinh tinh thần khám phá và khẳng định bản thân mình, khơi nguồn nơi các em
tinh thần đi tìm tri thức và chân lí.Làm được những điều này, sứ mạng của Nhà
giáo mới thực sự được khẳng định; ý nghĩa đời Giáo mới thực sự vẻ vang.
Một sự dấn thân tuyệt đối


Nhà giáo chỉ thực sự có đạo đức và gìn giữ bản chất đạo đức Đời Giáo khi coi
bản thân mình, sứ mạng đời mình có giá trị tuyệt đối.Phải khẳng định được
điều này thì sứ mạng của Nhà giáo mới thật sự cao quí như nó vốn có.
Xã hội này, thời đại này người ta coi cái gì cũng là tương đối. Điều này thật
nguy hiểm, bởi khi chỉ xem mọi sự là tương đối, con người không thể sống hết
mình với nó. Nhà giáo cũng chỉ xem mọi sự là tương đối sao có thể sống hết
mình với sứ mạng cao quí của mình được.Đã có thời người ta thực sự sống hết
mình với giá trị tuyệt đối của đời mình, cho dù sự sống hết mình đó sẽ mang
lại những thiệt thòi. Có những người thợ may sẵn sàng vứt bỏ cái áo may dở,
không giao cho khách vì cảm thấy xấu hổ nếu một món đồ do chính tay mình
tạo ra lại không hoàn thiện. Họ coi trọng nghề của mình, vì họ xác định lương

tri, phẩm giá của nghề mình. Có những Nhà giáo khao khát được dạy học, có
thể không cần nhận lương, để truyền đạt kiến thức cho học sinh vì họ xác định
được ơn gọi và sứ mạng của đời mình…
Nhưng xã hội này thì sao? Những con người được coi là những nhà đào tạo thế
hệ tương lai cho đất nước lại cảm thấy mệt mỏi vì việc dạy. Có những người
mong ước không dạy mà vẫn được nhận lương.Có những người chỉ dạy qua
loa cho hết giờ chứ chẳng bao giờ thao thức về nghề, thao thức về sứ mạng của
đời mình.Một cuộc đời như thế đâu còn ý nghĩa.Nghiệp giáo mà như thế còn gì
là cao quí, còn gì là đạo đức nghề nghiệp.Đành rằng trong cuộc sống ta không
thể coi mọi sự là tuyệt đối.Chẳng hạn không thể xem đồng tiền là tuyệt đối,
không thể xem Đảng là tuyệt đối, nhưng những sứ mệnh cao cả như Nghề giáo
mà không xem là tuyệt đối thì hậu quả thật không lường.Nền giáo dục của xã
hội này đang chứng minh điều đó.Nhưng chỉ khi Nhà giáo quyết tâm hoàn
thành sứ mạng đời mình bất chấp phải trả giá, Nhà giáo sẽ cảm nghiệm được ý
nghĩa cao quí của đời mình.Chỉ những Nhà giáo dám dấn thân mới tìm ra giá
trị ngọt ngào ấy.
Nói tóm lại , nhà giáo cần có bản vẽ và học sinh rèn luyện cũng cần có một
hình mẫu lí tưởng để hướng tới mà một trong những hình mẫu lí tưởng đó
chính là những con người ngày ngày đứng trên bục giảng. Những con người
mô phỏng về nhân cách đạo đức , được xã hội tôn vinh. Chủ Tịch HCM từng
nói : dù có khó khăn đến đâu thì cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt ,
nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức Nhà giáo trong giai đoạn hiện nay
để xứng đang với niềm tin và sự kì vọng của Đảng , Nhà nước.
IV. Lời kết :
Sự phát triển của một quốc gia, dân tộc không thể thiếu vắng giáo dục, bởi giáo
dục là nền tảng để xây dựng nên những nhân tố góp phần làm cho đất nước
phát triển.Trong nền tảng ấy, những Nhà giáo đóng một vai trò quan trọng, vì
chính họ là người kiến tạo nên những thế hệ sẽ là tương lai của đất nước.Cho
nên, mỗi Nhà giáo cần ý thức xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức ngề
nghiệp một cách vững chắc.Ý thức thôi chưa đủ nhưng mỗi Nhà giáo phải thể



hiện ý thức đó bằng những hành động cụ thể để Nghề của mình thực sự là
Nghề đào tạo CON NGƯỜI.
Nền tảng đạo đức của Nhà giáo chỉ thực sự đúng nghĩa của nó khi Nhà giáo
dám dấn thân cho sứ mạng giáo dục một cách trọn vẹn cho dù sẽ gặp những
chông gai.Những chông gai của Đời giáo sẽ là những giọt nước ươm mầm
những thế hệ tương lai.Một sự hời hợt trong Nghề mình sẽ phá đi những giá trị
cao quí của Nghề giáo.Tiền bạc, địa vị, chức tước, danh vọng sẽ qua đi nhưng
cái tâm của mỗi Nhà giáo trong ý thức thực thi sứ mạng của mình sẽ không tàn
phai.
Cuối cùng, cần thấy rằng, những bê bối, bệ rạc và xuống cấp trầm trọng của
đạo đức Nhà giáo có lỗi một phần của xã hội, của chế độ. Nhưng như thế
không có nghĩa là mỗi cá nhân Nhà giáo không có trách nhiệm gì. Vẫn còn đó
những Nhà giáo chân chính; có phẩm chất đạo đức tốt; vẫn còn đó những Nhà
giáo tận tụy vì học trò; vẫn còn đó những Nhà giáo có tấm lòng và lương tâm
nghề giáo… thì mỗi cá nhân Nhà giáo cũng có thể vươn lên để giữ lấy “cái
thiên lương của nghề mình.” Trong quá trình phát triển của đất nước, của xã
hội, của con người, mỗi Nhà giáo đóng một vai trò quan trọng trong dự nghiệp
trồng người. Nhưng sẽ trồng lên những con người ra sao, đạo đức của mỗi Nhà
giáo sẽ có ý nghĩa quyết định.



×