Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận thực trạng giáo dục mầm non và những biện pháp khắc phục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.37 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non gắn liền và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình và xã hội,
các em chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển
của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, một
yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây giáo dục mầm non được xem là tầm chiến lược lâu dài
đang được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển. Vậy nên em xin chọn “ thực trạng
giáo dục mầm non và những biện pháp khắc phục” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Vì lần dàu tiên bắt đầu vào phương pháp học làm tiểu luận nên có gì sai sót, rất
mong thầy thông cảm và em hy vọng nhận được ý kiến đánh giá nhận xét của thầy để
những bài sau được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên
Nguyễn Thị Hải

1


BÀI TIỂU LUẬN

PHẦN MỘT: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục mầm non

Theo điều 21 luật giaó dục năm 2005 quy định: Giáo dục mầm non thực hiện việc
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi.
Theo đề án phê duyệt phổ câp giáo dục mầm non cho trẻ giai đoạn 2010-2015.Nhà
nước đầu tư, hỗ trợ cơ sở, hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường giáo
dục mầm non.


Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các vùng trong cả nước
Chăm lo cho trẻ em được đến trường, xã hội hóa trách nhiệm của nhà nước và gia
đình.
Đổi mới chương trình dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Vai trò của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền
móng cho sự phát triển vè thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẫm mỹ cho trẻ em.
Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ
là nền tảng cho việc học tập và phát triển sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục
mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
3. Mục tiêu của giáo dục mầm non

Theo chỉ thị 153 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 13 tháng 8 năm 1966 mục tiêu của
giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ cách vui chơi, các đức tính tốt, chăm sóc sức khỏe,
tập cho trẻ vừa chơi vứa học.
Theo điều 22 luật giáo dục năm 2006 : mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ
phát triển về tinh thần và thể chất, tình cảm trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên cho trẻ vào lớp một

2


BÀI TIỂU LUẬN

3


BÀI TIỂU LUẬN


Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi
4. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non

Theo nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của chính phủ: triển khai
GDMN năm 2011-2020, thực hiện nghị quyết Đại Hội lần thứ XX các cuộc vận động ,
phong trào thi đua giáo dục mầm non gắn với các hoạt động thiết thực kỉ niệm 45 năm
ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục.
Duy trì phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. tăng cường các kiện toàn về cơ sở vật chât,
thiết bị, đồ chơi, phát triển số lượng, đảm bảo đị ngũ nhân viên đạt yêu cầu.
Nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp kỉ cương trong trường học.
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC MẦM NON
1. Tổng quan về giaó dục mầm non.

- Các loai hình giáo dục mầm non hiên nay







nhà trẻ, trường mẫu giáo
các loại hình khác
thu nhận trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi
trường mẫu giáo thu nhận 36 đến 72 tháng tuổi
nhóm trẻ dưới 5 tuổi chứ qua lớp mẫu giáo nhỏ
nhóm trẻ gia đình: nhóm trẻ dưới 6 tuổi và chăm sóc tại nhà ( ở những gia đình có
kinh tế)
2. Các chính sách của nhà nước ta về giáo dục mầm non


Sáng ngày 19 tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội bộ giáo dục và đào tạo tổ chức giới thiệu
đề án “ phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006- 2015” . mục tiêu mở rộng mạng lưới
giáo dục mầm non, chú trọng đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó
khăn, vùng hải đảo.
Đối với vùng khó khăn giai đoạn 2006- 2010 sẽ đầu tư kinh phí đào tạo trình độ
chuẩn cho 3000 giáo viên. Trang bị cơ sở vật chất vói những tiêu chí đạt 2500 cơ sở. Đổi
mới chương trình dạy và học, các hoạt động vui chơi phù hợp cho tình trạng sinh lý trẻ
dự tính với tổng kinh phí là 5000 tỷ VNĐ.
Rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục mầm non ở nông thôn và thành thị. Tiếp tục thực
hiện đề án giáo dục năm 2006 đến năm 2015.
3. Những thành tựa đạt được trong những năm gần đây
4


BÀI TIỂU LUẬN

Theo số liệu thống kê giáo dục giữa năm 2011-2012













Nhà trẻ
số lớp 458 ( trong đó 17 công lập, 01 là tư thục)
số học siinh: 10.507 ( trong đó 456 công lập, 10.033 bán công, 18 là tư thục)
só giáo viên: 833 ( trong đó 44 công lập, 782 bán công, 04 tư thục)
Mẫu giáo
số lớp: 1.153 9 trong đó 71 công lập, 1.082 bán công)
số học sinh: 34.280 (trong đó 3.021 công lập, 31.25 bán công, 0.8 tư thục)
số giáo viên: 1.725 ( trong đó 171 công lập, 1.581 bán công)
Mầm non
số trường: 120 ( trong đó 8 công lập, 112 bán công)
số trường đạt chuẩn: 56 ( trong đó 5 công lập, 51 bán công)
số lớp: 1.591
số học sinh: 43.039
số giáo viên 2.475

Vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non đang được nhà nước quan tâm.
Hệ thống trường học đang được sữa chữa. Các thiết bị dạy và học đang được nâng lên.
Các loại hình giáo dục được đa dạng hóa. Hiện tại nước ta đang tồn tại nhiều loại hình
GDMN như:
-

-

-

Các trường công lập: đây là các trường mầm non đang được nhà nước đầu tư
100 %. Loại hình này vẫn chiếm hơn 50% tổng số các trường mầm non trên cả
nước.
Các trường bán công: các trường này nhà nước chỉ đầu tư 50% còn lại là do tư
nhân đóng góp, loại hình mầm non bán công này hiện chiếm khoảng 20% cả

nước
Các trường dân lập: các trường này chiếm khoảng 30%, không có sự đầu tư
cảu nhà nước. Nguồn vốn chủ yếu của tư nhân. Loại hình này được mở rộng
hiều nơi đặc biệt là ở các vùng đô thị và vùng kinh tế phát triển.

Chất lượng giáo dục đang ngày càng được nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa
học cho việc nuôi dạy trẻ. Nội dung phương thức dạy học cho trẻ thông qua học mà chơi.
Các hoạt động lồng ghép phù hợp với từng lứa tuổi, phát huy hết tiềm năng của trẻ. Tỷ lệ
suy dinh dưỡng trong trẻ em đã giảm xuống mức thấp.
Mức độ giáo dục mầm non tuy còn hạn chế hơn so với những bậc giáo dục khác
nhưng cũng tạo ra được một hệ thống các trường mầm non trong cả nước và sẽ được tiếp
tục đầu tư trở thành các trường trọng điểm. Hiện nay có hơn 1000 trường đạt trường

5


BÀI TIỂU LUẬN

chuẩn quốc gia, mua sắm trang thiết bị, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi
dạy trẻ.
Trong ba năm qua có khoảng hơn 4.400 (4.482) trường bán công được chuyển đổi
sang công lập, tạo điều kiện cho nhiều trẻ em được đến trường.
Đào tạo giáo viên có tay nghề. Thực hiện chính sách biên chế cho giáo viên gắn bó
với nghề. Nâng cao tình yêu trẻ, lòng yêu nghề ở giáo viên. Hơn 40.000 giáo viên được
tuyển dụng vào biên chế. Gần 70% được hưởng các chế độ chính sách, yên tâm phấn
khởi gắn bó với nghề.
Theo đề án giáo dục mầm non giai đoạn 2010- 2015. Nhà nước dự tính sẽ sử dụng
14.660tỷ đồng để thực hiện 4 dự án lớn: xây dựng phòng học, phòng chức năng theo
điều lệ trường mầm non, mua sắm trang thiết bị, đồ chơi, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và
hỗ trợ trẻ em nghèo, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn tại các vùng khó khăn.

4. Những tồn tại của giáo dục hiện nay

A Mức độ đầu tư của nhà nước cho giáo dục mầm non
Trong những năm gần đây nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng mức đến nền giáo
dục mầm non, chính vì vậy mức độ đầu tư cho giáo dục mầm non có tăng hơn so với
những năm trước. Tuy nhiên so với nền giáo dục hiện đại thì điều đó là chưa thỏa đáng.
Tại hội nghị triển khai giáo dục năm 2007- 2008 phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay đang tồn tại một số nghịch lý.
Chi phí đầu tư cho tiểu học 27,32%, trung học cơ sở chiếm 23.5%, đại học 15.7% trong
tổng ngân sách cho giáo dục, trong khi đó giáo dục mầm non chỉ vẻn vẹn có 4,5%
Cở sở vật chất còn yếu kém, thiếu về chất lượng và số lượng. Ở nước ta hiện nay
bậc giáo dục mầm non cả nước còn 363 xã, phường thị trấn chưa có trường mầm non,
2.600 thôn bản chưa có nhóm, lớp mầm non. Phòng học kiên cố mới chỉ đạt 59.8%, số
còn lại là phòng học nhớ, học tạm. Phòng tranh tre, vách nứa. Bên cạnh đó còn nhiều
trường thiếu công trình vệ sinh, nước sạch, trang thiết bị...ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo.
Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở một số tỉnh thành còn chậm. Tỉ lệ đạt
chuẩn quốc gia còn thấp ( bình quân trên cả nước là 24,2%).

6


BÀI TIỂU LUẬN

Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi còn chậm, gặp nhiều khó khăn,
không đạt được tiến độ như kế hoạch đã đề ra.
Đội ngũ giáo viên hiện nay vừa thiếu vừa hạn chế về chất lượng và số lượng. Hiện
nay trên cả nước còn thiếu khoảng 27.554 giáo viên mầm non.
Đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự quan tâm sâu sắc của các
cấp chính quyền và ngành giáo dục. Cả nước có gần tới 75% giáo viên chưa được biên

chế dẫn tới tình trạng khó khăn trong việc gắn bó với nghề. Nhiều giáo viên mầm non kỳ
cựa gắn bó với nghề nhiều năm vẫn khong được hưởng bất cứ chế độ bảo hiển hay chế độ
ưa đãi gì. Thực trạng tồn tại họ đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn không được xét vào biên chế.
Sự quản lý của Nhà nước về giáo dục mầm non còn lõng lẽo, thiếu sự phối hợp
của các cấp các ngành. Việc giao trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các xã,
phường chưa được nhìn nhận đúng đắn. Hệ thống các trường mầm non bán công, tư thục
phát triển tràn lan khắp các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Không đảm bảo được
chất lượng dạy và học.
Ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nông thôn, miền núi không có đủ
kinh phí tri trả cho giáo viên mầm non, số lượng giáo viên ở vùng giảm. Cở sở vật chất
không đáp ứng được nhu cầu học tập.
Các phhương thức chăm sóc nuôi dạy trẻ tại các cơ sở chưa được đa dạng hóa
đồng bộ. Trẻ em suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao so với thế giới.
Khoảng cách chênh lệch giáo dục mầm non giữa nông thôn và thành thị còn khá
xa. Dẫn đến khả năng phát triển và nhận thức ở các vùng khác nhau. Theo thống kê thì trẻ
em thành thị có khả năng thích ứng nhanh gấp 2 lần so với trẻ em nông thôn và gấp 5 lần
so với trẻ em vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục mầm non vẫn được coi là bậc học bị bỏ quên. Nhà nước và nhân dân vẫn
chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Quy mô giáo dục đang còn hạn chế và chưa hợp lý. Phát triển một cách thiếu quy
hoạch, đặc biệt là các trương bán công và tư thục.
5. Nguyên nhân đẫn đến những tồn tại trên

Ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non còn thấp, chưa có sự bình đẳng giữa các cấp
giáo dục dẫn đến tình trạng như phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói” chúng ta đang
chăm sóc nền giáo dục từ ngọn”
7


BÀI TIỂU LUẬN


Cơ chế giáo dục mầm non chưa có vai trò chủ đạo. Các chính sách đầu tư còn chưa
đồng đều, không có hệ thống rõ ràng.
Chưa có sự phới hợp giữa các cấp các ngành lãnh đạo. Chưa có sự quan tâm tuyệt đối
của nhà nước. Cỏ chế quản lý còn lõng lẽo. Công tác kiểm tra, quản lý đánh gía còn sơ
sài, chưa mang laị hiệu quả cao.
Chất lượng giáo dục không được đảm bảo, thiếu về chất lượng và số lượng về cơ sở
vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập. Vai trò của giáo dục mầm non trong hệ
thống giáo dục chưa được khẳng định, như vậy cái gốc của giáo dục đang bị bỏ ngõ.
Hệ thống giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng
mức. Tình trạng trẻ em không được đến trường vẫn còn nhiều. Khoảng cách giữa nền
giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với thành thị đang còn khá xa.
Chất lượng tay nghề giáo viên còn thấp. Chưa chú trọng đến việc đào tạo về chất
lượng mà mang tính chất sơ sài, qua loa, thiếu kinh nghiệm với nghề.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
GIÁO DỤC MẦM NON
1. Xu hướng phát triển mầm non của một số nước trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đã và đang quan tâm đến nền giáo dục mầm non. Xem giáo dục
mầm non là mục tiêu hàng đầu.
Ở Hoa kỳ: công nhận giáo dục nhà trẻ và mấu giáo là mang tính chất bắt buộc. Chính
phủ liên bang hỗ trợ tài chính cho trương trình head start- chương trình nhà trẻ và mẫu
giáo cho những gia đình có thu nhập thấp.
Ở Nhật Bản: nhà nước Nhật Bản tổ chức dạy và học. Tìm ra các phương pháp giáo
dục tốt nhất cho trẻ. Tập cho trẻ biết tự lập, biết cười nhiều, nói cảm ơn.. có một nền kiến
thức vững vàng. Trang bị cho trẻ kỹ năng sống từ nhỏ.
Ở Singapo: trẻ em được ưu tiên trong mọi vấn đề. Họ quy định ngoặt nghèo đối với
giáo viên mầm non phải đạt tới trình độ chuẩn mới được làm giáo viên. Cần có sự giao
lưu giữa giáo viên với phụ huynh. Đối với các trường tư thục khi phụ huynh không đồn ý
về một giáo viên nào có thể kiến nghị lên hiệu trưởng và giáo viên đó có thể bị đuổi việc.

Việt Nam và một số nước trên thế giới đã tham gia ký kết Công ước về bảo vệ quyền
trẻ em. Trong đó có rất nhiều quyền lợi của trẻ em được đề cập đến như trẻ em có quyền
8


BÀI TIỂU LUẬN

có một môi trường lành mạnh đẻ chơi và học tập, phát huy hết khả năng vốn có cuả bản
thân. Môi trường đó không gì khác đó là môi trường mầm non. Nơi bước tiến của các em
được bắt đầu.
2. Giải pháp

Thực hiện đề án phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Bộ giáo dục và
Đào Tạo đã nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non một cách đồng bộ
như đối với giáo dục phổ thông. Để tháo gỡ nhưng vấn đề đang được đặt ra hiện nay Nhà
nước ta đang thực hiện một số chính sách và giải pháp như sau:
Xây dựng, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non trên các địa bàn.
Đặc biệt ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại các
vùng kinh tế, các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo mỗi
xã phải có ít nhất 1 trường.
Đảm bảo cho các trẻ được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp một.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo cho
chất lượng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Thu hút trẻ em đến trường.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có tay nghề. Cũng cố, quy
hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung.
Đổi mới hoàn toàn nội dung chương trình, phương pháp đào tạo giáo viên mầm non phù
hợp với thực tiễn, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội và nhu cầu của người học. Tiếp tục
xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên mầm non
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới bậc học mầm non.
Chỉ đạo thực hiện các chính sách đãi ngộ giáo viên mầm non theo đúng quy định của Nhà

nước.
Thống nhất công tác quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học
khác, Nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất và tri trả
lương cho giáo viên mầm non. Giao rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm
non cho các cấp chính quyền cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, đánh giá với giáo dục
mầm non và sự phối hợp với quản lý lãnh đạo của các cấp các ngành.
Tăng cường việc giám sát thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là các
vùng khó khăn, các lớp mẫu giáo ghép. Chú trọng chuẩn bị Tiếng việt cho các trẻ dân tộc
thiểu số. Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non và các điều kiện cho trẻ
gặp hoàn cảnh khó khăn.
9


BÀI TIỂU LUẬN

Tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, ưu tiên các nguồn lực
để đảm bảo cho tiến trình phổ cập giáo dục. Phấn đấu đạt chỉ tiêu công nhận thên 18 tỉnh
đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo kế hoạch đã định.
Nhà nước có những chính sách thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia vào chương
trình phát triển giáo dục mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non
Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non. Nhà nước phải tranh thủ vốn đầu tư nước
ngoài, liên kết với một số nước, các tổ chức quốc tế đầu tư nghiên cứu phát triển giáo dục
mầm non.
Kiến nghị đề suất
a. Kiến nghi

Nhà nước cần đầu tư nhiều và quan tâm nhiều hơn đến giáo dục mầm non. Chú trọng
đến sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ.
b. Đề suất


Cần đề ra nhiều chính sách thiệt thực. Quán triệt triệt để tình trạng đào tạo giáo viên ồ
ạt mà không có chất lượng.
Thu hút vốn đầu tư, nguồn kinh phí xây dựng trường học. Nâng cao chất lượng dạy và
học.
Tìm ra những phương pháp để hướng tới một nền giáo dục mầm non vững mạnh, là
nền tảng cho bước tiến các em sau này.

KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là cái gốc của nền giáo dục. Vì vây Đảng và Nhà nước ta cần
có sự quan tâm đúng mức hơn về nhành giáo dục mầm non. Cần có cái nhìn toàn diện và
10


BÀI TIỂU LUẬN

khách quan về thực trạng giáo dục mầm non hiện nay. Những mặt đã và đang làm được
gì, những mặt xấu còn tồn tại để từ đó rút ra được kinh nghiệm, xây dựng và thực hiện
quản lý nâng cao chất lượng dạy và học, hướng tới một nền giáo dục mầm non hiện đại,
mang tầm thế giới. Để nền giáo dục mầm non không bị lãng quên bõ ngõ. Xóa đi cái gốc
của nền giáo dục văn minh.

PHỤ LỤC
Hình ảnh liên quan:

11


BÀI TIỂU LUẬN

12



BÀI TIỂU LUẬN

Nội dung tài liệu tham khảo
-

Cổng thông tin trang điện tử.com
Chính sách đề án giáo dục mầm non phổ cập cho trẻ 5 tuổi giai đoạn
2010-2015 của Bộ giáo dục và đào tạo.

13



×