Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng kinh doanh tín dụng Và những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.26 KB, 17 trang )

Thực trạng kinh doanh tín dụng Và những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng
Đầu t và phát triển hà tỉnh hà giang
________
2.1 - Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà
Giang.
2.1.1 - Sơ lợc và sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển tỉnh Hà Giang.
2.1.1.1 - Khái quát tổ chức bộ máy, chức năng hoạt động:
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nớc trên các lĩnh vực theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII, VIII đã và đang đặt ra những yêu cầu khách quan cho việc đổi mới tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng, nhằm chuyển động Ngân hàng một cấp theo
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động Ngân hàng hai cấp theo cơ chế
thị trờng. Nghị định 53/HĐBT ngày 28/3/1988 ra đời cho phép Ngân hàng triển
khai nội dung nói trên. Kỳ hợp thứ 2 Quốc hội khoá X ngày 12/12/1998 thông qua
2 Bộ luật Ngân hàng càng xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
Ngân hàng hai cấp trong nền kinh tế thị trờng.
Ngân hàng Nhà nớc là cơ quan quản lý Nhà nớc về tiền tệ tín dụng và Ngân
hàng, thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ơng trong nền kinh tế tiền tệ nhằm
ổn định giá trị đồng tiền, là cơ quan duy nhất phát hành tiền, thực hiện vai trò
Ngân hàng của các Ngân hàng, quản lý Nhà nớc về vàng và ngoại tệ.
Các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
Đó là Ngân hàng thơng mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, các Ngân hàng liên
doanh, Ngân hàng nớc ngoài, các Công ty tài chính và Hợp tác xã tín dụng.
Ngân hàng Đầu t và phát triển Hà Giang tỉnh Hà Giang là một thành viên
của hệ thống Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam, có trụ sở nằm trên địa bàn
phờng Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Đợc tái lập lại từ tháng 10
năm 1991 khi Nhà nớc quyết định tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh: Tuyên Quang
và Hà Giang. Là một trong 62 Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu t và Phát
triển, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với cac
thành phần kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu t và phát triển. Là đại diện pháp


nhân có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng. Bộ máy tổ chức gồm:
* Ban Giám đốc gồm:
1 Giám đốc
3 phó Giám đốc, (Trong đó 1 Phó Giám đốc Tỉnh kiêm Giám đốc Chi
nhánh khu vực Bắc Quang).
* Các phòng nghiệp vụ:
Phòng Tín dụng
Phòng Nguồn vốn Kinh doanh
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tổ chức Hành chính
Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ (trực thuộc Ban Giám đốc).
* Chi nhánh khu vực Bắc Quang.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang gồm có: Mội
hội sở chính Ngân hàng Đầu t và Phát triển tỉnh, một Chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Đầu t và Phát triển tỉnh. (xem sơ đồ).
Do đặc thu của địa bàn hoạt động là tỉnh miền núi, hơn nữa do chức năng
nhiệm vụ, Chi nhánh chỉ có 1 Chi nhánh khu vực. Do đó việc chỉ đạo điều hành
trong hoạt động kinh doanh đợc tập trung thuận lợi, dễ quản lý. Việc chỉ đạop
điều hành của lãnh đạo luôn đợc thờng xuyên và trực tiếp đối với các ph òng
nghiệp vụ, do đó việc triển khai các chủ trơng định hớng và hoạt động chuyên
môn đợc thực hiện một cách nhanh gọn tới từng cán bộ chuyên môn.
Mới đây, do sự thay đổi và phát triển của Tỉnh. Các nhu cầu về huy động
của Ngân hàng càng tăng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh nhà, tăng
thêm về quy mô tín dụng và tăng trởng lợi nhuận cho Ngân hàng, Chi nhánh Ngân
hàng Đầu t và Phát triển H Giang đã đề xuất dự án thành lập thêm Phòng Giao
dịch Vị Xuyên với khuynh hớng mở rộng về quy mô tín dụng (cho vay cũng nh
huy động). Chi nhánh này sẽ đợc đa vào hoạt động trong nay mai.
Trong bối cảnh chung của đất nớc còn nhiều khó khăn, nhiều biến động,
môi trờng cạnh tranh khá quyết liệt với sự tham gia của nhiều Ngân hàng thơng
mại khác trên địa bàn. Nhng với sự năng động trong hoạt động kinh doanh, với

trình độ chuyên môn khá đồng đều, với phong cách phục vụ tận tình của các cán
bộ công nhân viên Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang cùng với chính sách
Ngân hàng hấp dẫn, lãi suất linh hoạt nền Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà
Giang đã thu hút đợc đông đảo khách hàng và bạn hàng. Hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang trong những năm qua liên tục phát
triển, lãi năm sau cao hơn năm trớc, nguồn vốn huy động ngày càng tăng, quy mô
đầu t tín dụng không ngừng đợc mở rộng, hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển
và khách hàng đến với Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang ngày càng đông
hơn.
Hiện nay Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang thực hiện phơng châm:
Đa dạng hoá mọi hoạt động của mình nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,
đó là:
- Huy động vốn dới nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cung ứng tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn và nhiều hình thức cho vay
khác đối với mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân c bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối và các dịch vụ có liên
quan đến ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nớc và quốc tế, chuyển tiền LC
nhập, LC xuất... thông qua phòng thanh toán Quốc tế Ngân hàng Đầu t và Phát
triển Việt Nam và thanh toán biên mậu qua Ngân hàng Đầu t và Phát triển Lào
Cai, Lạng Sơn. Thực hiện chuyền tiền nhanh, thanh toán trong nớc qua chơng
trình thanh toán điện tử trên mạng vi tính.
- Cung ứng về các dịch vụ t vấn Ngân hàng.
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang không chỉ mở rộng phạm vi, nội
dung hoạt động mà còn chú trọng tới lợi ích của bạn hàng, coi sự thành đạt của
bạn cũng nh sự thành đạt của chính mình. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu
t và Phát triển Hà Giang nhằm "Phát triển, an toàn, hiệu quả".
2.1.2- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu t và Phát triển H Giang
trong những năm gần đây:

Từ khi đợc tái lập lại, Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang
đã đi vào hoạt động với nhiệm vụ vừa thực hiện nhận vốn ngân sách Nhà nớc
chuyển sang để cấp phát cho các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nớc theo kế
hoạch hàng năm, vừa cho vay đầu t xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nớc, đồng
thời thực hiện chức năng cho vay vốn lu động với các doanh nghiệp Nhà nớc và
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hoạt động đầu t xây dựng cơ bản. Từ tháng
1/1995, khi thực hiện quyết định của Nhà nớc chuyển giao vốn cấp phát đầu t xây
dựng cơ bản cho tổng cục đầu t phát triển thì Chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát
triển Hà Giang mới thực sự trở thành một Ngân hàng thơng mại kinh doanh tiền tệ
tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nh các Ngân hàng thơng mại khác.
Quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà
Giang có nhiều khó khăn. Song đã thực sự có những bớc trởng thành, đã chiếm
lĩnh đợc thị trờng đầu t, thu hút đợc nhiều khách hàng trong và ngoài quốc doanh,
đồng thời mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, do đó đã ngày càng có
lòng tin và đợc sự tín nhiệm của khách hàng, từ đó trở thành một Ngân hàng có vị
thế trong quá trình xây dựng và phát triên kinh tế địa phơng, góp phần phục vụ
đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nớc.
2.1.2.1 - Tình hình huy động vốn:
Trong tình hình kinh tế có nhiều biến đổi, kinh doanh Ngân hàng trong
những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa với địa bàn Hà Giang là một
tỉnh miền núi nghèo, trình dân trí còn thấp, công nghiệp còn lạc hậu. Vì vậy, tiềm
lực về vốn cha mạnh. Các Ngân hàng thơng mại đã rất cố gắng trong việc khơi
tăng các nguồn vốn nhng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đầu t trên địa bàn Tỉnh.
Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ linh hoạt, uyển chuyển Ngân
hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang đã tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp và cá
nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, đồng thời mở rộng mạng lới giao dịch
xuống tận các phờng xã nhằm thu hút lợng tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân c.
Tính đến cuối năm 2002 có 1.716 khách hàng mở tài khoản tiền gửi và 2.420
khách hàng giao dịch tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang. Kết
quả đợc thể hiện ở biểu số 01.

Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động tại chỗ là 127,002 tỷ đồng, đến cuối
năm 2001 tăng 181,178 tỷ đồng và cuối năm 2002 số d lên tới 193,478 tỷ đồng.
Nếu tính tốc độ tăng trởng thì năm 2001 tăng cao nhất với tỷ lệ 42,65% trong khi
năm 2002 chỉ tăng 6,8%. Thị phần nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu t và
Phát triển Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng ổn định: Năm 2000 và năm
2001 chiếm 48%, năm 2002 thị phần chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động của
các Ngân hàng Đầu t và Phát triển và các tổ chức tín dụng tỉnh Hà Giang.
Sự tăng trởng và ổn định của nguồn vốn huy động tại chỗ đã từng bớc nâng
cao khả năng tự chủ của Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô đầu
t tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng đợc thay đổi theo hớng có lợi cho hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh
tế với lãi suất thấp ngày càng giảm: Năm 2000 là 35,3%, năm 2001 là 34,7%, năm
2002 là 28,3% trong khi tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân c có lãi suất cao
ngày càng tăng: Năm 2000 là 64,7%, năm 2001 là 65,3%, năm 2002 là 71,7 %.
Nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ đều có tốc độ tăng trởng khá và
tăng đều ở các loại hình huy động nh: Tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi dân c.
Từ năm 2000 đến năm 2002 tốc độ tăng trởng và tỷ trọng vốn huy động
bằng ngoại tệ có xu hớng tăng lên. Năm 2002 vốn ngoại tệ tăng 3,7% trong khi
vốn nội tệ (VNĐ) giảm 2% so với năm 2001. Nh vậy, nguồn vốn huy động vẫn
tăng nhng tơng quan giữa đồng ngoại tệ và nội tệ có sự biến đổi theo hớng: Tỷ
trọng vốn ngoại tệ tăng lên và tỷ trọng vốn nội tệ (VNĐ) giảm đi.
Nhìn tổng thể thì nguồn tiền gửi đều có xu hớng năm sau tăng cao hơn năm
trớc, song tỷ trọng tiền gửi lãi suất thấp (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của tổ
chức kinh tế) còn quá khiêm tốn, giảm từ 35,3% xuống 28,3% trong tổng nguồn
huy động. Đây cũng là điều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Vì
vậy, Chi nhánh cũng cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp khơi tăng nguồn
vốn và cải tiến các hoạt động dịch vụ của mình để thu hút thêm lợng tiền gửi của
các tổ chức kinh tế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động các nguồn vốn tại chỗ

song với quy mô nh nguồn vốn hiện nay Ngân hàng Đầu t và Phát triển mới chỉ
đáp ứng đợc 40% nhu cầu vốn đầu t, số vốn thiếu còn lại (60%) Ngân hàng Đầu t
và Phát triển Hà Giang phải nhận vốn điều hoà trong hệ thống Ngân hàng Đầu t
và Phát triển Việt Nam với số lợng ngày càng tăng lên.
Số vốn chậm điều hoà các năm nh sau: Năm 2000 là 185,254 tỷ đồng, năm
2001 là 214,605tỷ đồng và năm 2002 là 294,346 tỷ đồng.
Nh vậy, việc mở rộng quy mô đầu t tín dụng của Ngân hàng Đầu t và Phát
triển Hà Giang phải phụ thuộc vào sự điều tiết về vốn của Ngân hàng Đầu t và
Phát triển Việt Nam, điều đó hạn chế tính tích cực chủ động, linh hoạt trong điều
hành kinh doanh của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang. Việc thờng xuyên
phải nhận vốn điều hoà với một lợng khá lớn thể hiện Ngân hàng Đầu t và Phát
triển Hà Giang có biểu hiện thiếu vốn khả dụng. Vì vậy, Ngân hàng Đầu t và Phát
triển Hà Giang cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để khơi tăng và thu hút
tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân c cũng nh tổ chức kinh tế nhằm tăng cờng
tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh, đáp ứng đợc nhu cầu thanh toán, cho
vay và đầu t của mọi khách hàng.
2.1.3 - Tình hình sử dụng vốn:
Bằng nhiều biện pháp Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang đã chú
trọng công tác huy động vốn, mở rộng đầu t tín dụng đối với mọi thành phần kinh
tế, Ngân hàng đã chú trọng tới việc sử dụng vốn sao cho có lợi cho cả Ngân hàng
lẫn khách hàng. Ngân hàng luôn đặt mục tiêu: An toàn, hiệu quả lên vị trí hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng nh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng tăng doanh số cho vay để
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngày một tăng với nhiều hình thức tín dụng phong
phú và đa dạng phù hợp với từng đối tợng vay nh: Cho vay ngắn hạn, cho vay
trung hạn, cho vay dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển kinh tế hộ gia
đình (kinh tế trang trại vờn rừng), mở rộng cho vay cầm cố tín dụng có bảo lãnh.
Với phơng châm "đi vay để cho vay" Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà
Giang đã hoạt động nhằm vào các mục tiêu:
- Đáp ứng tốt nhất những nhu cầu vốn chính đáng của nền kinh tế và các

thành phần kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hớng nâng dần quy mô và tỷ trọng tín
dụng trung, dài hạn.
- Nâng cao tính hiệu quả của tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những
rủi ro có thể xảy ra trong tín dụng.
- Từng bớc áp dụng các hình thức tài trợ tín dụng mới theo nhu cầu và khả
năng tiếp nhận của nền kinh tế.
Với những định hớng cơ bản đó hoạt động tín dụng trong các năm qua của
Chi nhánh đã đạt đợc những kết quả đáng kể, thể hiện ở số liệu trong biểu số 02.
Qua số liệu về tình hình hoạt động tín dụng cho thấy: Tốc độ tăng trởng
quy mô tín dụng khá nhanh, tính bình quân hàng năm tăng 25%, chiếm 49% thị
phần trên địa bàn. Số lợng khách hàng lên tới gần 2.000, trong đó có 30 khách
hàng là doanh nghiệp Nhà nớc, 85 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; những khách
hàng là doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh nh
Công ty TNHH Sông Lô, Công ty TNHH Thanh Hà, Công ty TNHH Thái Hà,
Công ty TNHH Ba Đình, Công ty TNHH Huy Hoàng, Công ty TNHH Huy
Hoàn...
Năm 2000 quy mô đầu t tín dụng đạt 312,256tỷ đồng, năm 2001 d nợ đạt
395,785 tỷ đồng, tăng 83,527tỷ đồng, tốc độ tăng 26,7%, so với kế hoạch Trung -
ơng giao đạt 123,2%. So với quy mô đầu t trên địa bàn thì d nợ tín dụng của Chi
nhánh bằng 46% tổng d nợ của Ngân hàng thơng mại và các tổ chức tín dụng.
Vốn đợc tập trung vào những ngành thuộc lĩnh vực đầu t của Ngân hàng Đầu t và
Phát triển Hà Giang nh: Ngành công nghiệp 12%, ngành thơng nghiệp dịch vụ
25%, ngành xây dựng 63%
Năm 2002 Chi nhánh vẫn tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần đầu t tín
dụng. Tổng quy mô đầu t tín dụng của Chi nhánh năm 2002 là 487,824 tỷ đồng,
tăng 92,041tỷ đồng so với năm 2001, tốc độ tăng trởng 23,2%. Chiếm thị phần tín
dụng 49% tổng d nợ của các Ngân hàng thơng mại và tổ chức tín dụng trên địa
bàn.
Cơ cấu, tỷ trọng đầu t vốn đã đợc điều chỉnh phù hợp với chính sách

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phơng.
Việc tăng cờng nghiên cứu thẩm định để mở rộng đầu t vốn cho các doanh
nghiệp Nhà nớc để khôi phục sản xuất kinh doanh là một hớng đi đúng đắn, phù
hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó
khăn cho các doanh nghiệp Nhà nớc, đảm bảo làm tốt và giữ vững vai trò chủ đạo
trên mặt trận kinh tế.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng đầu t cho kinh tế quốc doanh (theo kế
hoạch nhà nớc) giảm đi và chiếm phần nhỏ trong d nợ cho vay. Năm 2000 d nợ
kinh tế quốc doanh chiếm 47,8%, thì đến năm 2001 tỷ trọng này giảm còn 36,7%,
năm 2002 tỷ trọng d nợ kinh tế quốc doanh có giảm đi nhiều so với năm 2001 chỉ
còn chiếm 27,8% tổng d nợ cho vay của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang.
Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhà nớc làm ăn thua lỗ và giảm sút, d nợ có
xu hớng giảm về tỷ trọng. Từ chỗ d nợ ngoài quốc doanh chiếm 52,2% d nợ năm
2000, 2001 tăng lên 63,3% và năm 2002 chiếm 72,2% tổng d nợ. Nguyên nhân là
do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả dẫn dần đứng vững
trong cơ chế thị trờng và phát huy đợc vai trò trong kinh tế thị trờng, các điều kiện
cần thiết để đầu t ngoài quốc doanh và Ngân hàng giải quyết cho vay có phần
nâng nhẹ hơn, dẫn đến rủi ro tín dụng ngày càng tăng lên. Hơn nữa các khách
hàng ngoài quốc doanh rất đa dạng, phức tạp, nhng phần lớn cha có năng lực trình
độ quản lý kinh doanh nên Ngân hàng phải sàng lọc khách hàng và hạn chế đầu t
để đảm bảo an toàn vốn.
Cơ cấu d nợ theo các loại cho vay cũng đợc điều chỉnh phù hợp theo tính
chất hoạt động của Ngân hàng Đầu t và Phát triển là nhằm kết hợp đợc các lợi ích
trớc mắt cũng nh lâu dài.
Việc cho vay nâng cao quy mô và tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm góp
phần tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế, mở rộng năng lực sản
xuất kinh doanh (chủ yếu cho vay chỉ định theo kế hoạch nhà nớc). Tỷ trọng cho
vay trung dài hạn trong 3 năm từ 2000 - 2002 chiếm bình quân 30% tổng d nợ.
Mặc dù tình hình cạnh tranh trên địa bàn diễn ra rất quyết liệt, song Ngân
hàng Đầu t và Phát triển Hà Giang vẫn tiếp tục tăng trởng và phát triển quy mô tín

dụng trên cơ sở vừa mở rộng khối lợng tín dụng và đảm bảo nâng cao chất lợng
tín dụng.
Qua tìm hiểu tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu t
và Phát triển Hà Giang có thể nhận xét: Trong những năm qua Ngân hàng Đầu t
và Phát triển Hà Giang đã từng bớc đi lên và khẳng định đợc vị trí vai trò của
mình trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và đi sâu vào
chất lợng, gắn công tác thi đua với nhiệm vụ kinh doanh có lãi và hoàn thành kế
hoạch lợi nhuận Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam giao cho, giữ vững vai
trò vị thế của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam trong cơ chế thị trờng,
xứng danh với danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới.
Kết quả lợi nhuận năm 2000 đạt 3,201 tỷ đồng, năm 2001 đạt 6,560 tỷ
đồng vợt 173,33% so với kế hoạch. Năm 2002 đạt 13,665tỷ đồng, vợt 327% kế
hoạch Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam giao (trong đó: Trích dự phòng rủi
ro 8,881 tỷ đồng).

×