Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vai trò của gia đình đối với con cái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.88 KB, 15 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa tới nay gia đình luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì, bảo tồn nòi giống,
là môi trường đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình
thành cách của mỗi con người.Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là
một thực thể xã hội. Cuộc sống của con người bị chi phối bởi môi trường tự
nhiên và xã hội mà con người sống trong đó. Gia đình, nhà trường và xã hội
là ba môi trường liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành
và phát triển của mỗi cá nhân.Đặc biệt gia đình là môi trường quết định nhân
cách của một con người, ảnh hưởng trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội của
con người, thông qua gia đình mỗi cá nhân người ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi nghiên cứu gia đình, tức là chúng ta nghiên cứu vai trò của gia đình,
bởi gia đình là cái nôi nâng đỡ của mỗi con người.Mỗi cá nhân trong xã hội từ
khi sinh ra lớn lên và trưởng thành đều bước ra từ cái nôi tình thương đó. Gia
đình không chỉ sinh ra con người, thực hiện các chức năng hoàn thiện thể lực
cho trẻ em mà còn là một trường học đầu đời cho mỗi đứa trẻ phát triển, hoàn
thiện yếu tố xã hội trong con người : dạy cho trẻ cách ăn mặc, giao tiếp, tiếp
thu văn hóa công cộng… Giúp trẻ hình thành nhân cách gốc cho con người.
Thông qua gia đình cá nhân có cơ sở để tiếp nhận những giá trị, những chuẩn
mực của xã hội, vững tin bước sang một môi trường xã hội hóa cao hơn.
Trong thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của
những người làm cha, làm mẹ đã không nhận thức rõ vai trò của mình làm vai
trò của gia đình bị giảm sút. Nhiều gia đình đã bị đồng tiền thu hút giành hết
thời gian, tâm lực và trí lực vào công việc để kiếm tiền không có thời gian
quan tâm và ở bên con cái, coi việc dạy dỗ và giáo dục con là việc của các
trường học và các cô giáo. Còn nhiều gia đình thì vì điều kiện kinh tế không
cóthì không có điều kiện quan tâm trăm sóc con cái được như ý muốn hoặc
nhiều người cha người mẹ không có kiến thức về việc giáo dục trẻ cũng như
tâm sinh lý lứa tuổi bởi vậy họ không có phương pháp giáo dục trẻ đúng


khiến đứa trẻ phát triển bị lệch lạc.Như vậy, từ thực tiễn Xã hội đặt ra những
yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục gia đình nói chung và vai trò của gia đình


2

đối với

việc giáo dục con cái nói riêng nhằm tạo ra thế hệ trẻ phát triển

toàn diện về nhân cách: đức, trí, thể, mỹ. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải
có cách nhìn nhận đầy đủ đúng đắn để vai trò của gia đình đối với giáo dục trẻ
là động lực của sự phát triển.Trong các môi trường giáo dục, gia đình có ý
nghĩa quyết định đầu tiên đối với việc hình thành con người xã hội, giáo dục
con người trở thành công dân có ích cho xã hội.
Từ những lý do trên em quyết định làm bài tiểu luận với đề tài : “ vai
trò của gia đình đối với con cái ’’.


3

NỘI DUNG
I. Quan niệm chung về gia đình
1. Khái niệm về gia đình
Gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của mỗi
con người – là tế bào của xã hội.Khi nói về gia đình có rất nhiều quan niệm
khác nhau.Mỗi khái niệm nhằm khái quát lên những yếu tố cơ bản và đặc thù.
Gia đình là một đơn vị xã hội ( nhóm nhỏ xã hội ), hình thức tổ chức
quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết
thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em

và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung ( theo từ điển
triết học- NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội năm 2002).
Dưới góc độ của Chủ nghĩa Xã hội khoa học thì: “gia đình là mét trong
những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một
thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành tồn tại và phát triển trên cơ
sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục…giữa các thành viên.
Cũng nghiên cứu về gia đình nhưng dưới góc độ của nhà chính trị - xã
hội trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”(1984). Ănghen đã chỉ ra vị trí quyết định của gia đình đối với các thiết
chếxã hội : ”Theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử quy cho
đền cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự
sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn,
quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó : Mặt
khác là sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết
chế xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và
của mộtnước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định : Một


4

mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển
của gia đình”.
Đối với mỗi cá nhân gia đình còn là nơi xây dựng hạnh phúc một phần
quan trọng của đời sống tinh thân của con người là gắn bó với gia đình từ đó
có tình yêu với quê hương, đất nước.
Dưới góc độ tâm lí học tác giả Ngô Công Hoàn thuộc khoa Giáo dục
mầm non còng đã đưa ra định nghĩa về gia đình: “ Gia đình là một nhóm nhỏ
xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết
thống, tâm sinh lý và cùng các giá trị vật chất tinh thần, ổn định trong các thời

điểm lịch sử nhất định”.
Do vậy việc định nghĩa về gia đình không thể diễn đạt ở một khái niệm
chúng nên người ta vẫn có thể định nghĩa nó trong những điều kiện hoàn cảnh
cụ thể. Bởi gia đình là một thể chế xã hội mang tính toàn cầu.Nó tồn tại khắp
nơi trên thế giới với nhiều hình thức, cấu trúc khác nhau.Cho nên, dưới góc
độ nghiên cứu khoa học khác nhau về gia đình thì tất nhiên cũng có những
định nghĩa khác nhau.Và Liên hiệp quốc đã công nhận sự tồn tại của nhiều
khái niệm khác nhau về gia đình trong các hệ thống chính trị xã hội.
Mặc dù gia đình là khái niệm rộng được xác định trên nhiều cơ sở quan
điểm khác nhau. Nhưng đứng trên mỗi góc độ khác nhau họ có những khái
niệm khác nhau xong đều tựu trung lại một vấn đề là nói đến một nhóm người
cùng chung sống trong mét mái nhà, giữa họ có mối quan hệ, liên hệ với nhau
bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
2. Chức năng của gia đình
Mỗi gia đình muốn tồn tại và phát triển thì phải có đầy đủ các chức
năng của gia đình, đó là quy luật tất yếu luôn luôn diễn ra trong quá trình phát
triển của lịch sử. Đó là các chức năng cơ bản sau:
a.Chức năng duy trì nòi giống.


5

Đây là chức năng đặc thù thứ nhất của gia đình. Một mặt đáp ứng được nhu
cầu tự nhiên, mặt khác mang ý nghĩa xã hội lớn lao là cung cấp những công
dân mới bảo đảm cho sù phát triển liên tục và sự trường tồn của xã hội loài
người.
Tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có
của gia đình. Chức năng này gồm nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi
giống nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao
động và sức lao động cho Xã hội. Hoạt động sinh con đẻ cái là của con ngưởi

trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính con người, của Xã hội. Chức
năng này đáp ứng những nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người.
Nhưng tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân cư và nhiều yếu tố khác liên quan
đến vấn đề chiến lược và trình độ phát triển kinh tế Xã hội.
Vì vậy sinh đẻ của mỗi gia đình không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn
là một nội dung quan trọng của mỗi quốc gia và cá nhân thì phải cần duy trì
một số nguyên tắc sống cơ bản. Mọi người suy nghĩ về lợi ích về lợi ích
chung của gia đình, biết hy sinh cái tôi, cái riêng để đảm bảo nề nếp trật tự
nhất định: ăn ngủ, làm việc, học tập, vui chơi, …để cho sinh hoạt chung của
gia đình có thể được duy trì ổn định, việc làm của thành viên này không ảnh
hưởng đến thành viên khác. Đảm bảo ý kiến đúng đắn của cha mẹ, ông bà
được tuân thủ, có trên có dưới, cuộc sống gia đình có người chỉ huy, người
chấp nhận, đó là cha mẹ hay những anh chị lớn trong gia đình.
b. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của gia đình
Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời
sống gia đình là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thoả
mãn các nhu cầu tâm sinh lýđược coi là một chức năng có văn hoá xã hội của
gia đình. Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng,cùng với các chức năng
khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc.Nhiều vấn đề
phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm sinh lý lứa tuổi và thế hệ, những
căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác… nhiều


6

khi có thể được giải quyết trong một môi trường hoà thuận.Sự hiểu biết, cảm
thông chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ con cái… làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khoẻ mạnh về
thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vitích
cực trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Gia đình là một thể chế đa chức năng.Mọi thành viên trong gia đình tuỳ

thuộc vào vị thế, lứa tuổi … đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức
năng nói trên. Trong đó, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng , bởi họ
là người do đặc thù tự nhiên sinh học, đảm nhận và thực hiện một số thiên
chức không thể thay thế. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử phụ nữ là những
người vất vả, cực nhọc và chịu nhiều thiệt thòi cả trong quan hệ xã hội lẫn
trong quan hệ gia đình. Do đó, giảiphóng phụ nữ được coi là một mục tiêu
quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa , cần phải được bắt đầu từ gia
đình.
Ngoài hai chức năng chính trên thì gia đình còn đảm nhiệm chức năng nuôi
dạy con cái trưởng thành, lao động sản xuất để tồn tại và phát triển và là tổi
ấm cho mọi thành viên trong gia đình.

II. Vai trò của gia đình đối với con cái.
1. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái theo Mác- Ăng ghen, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Khi xem xét và nghiên cứu về vị trí và vai trò của gia đình đối với con
cái, chủ nghĩa Mác – Lê Nin còng đã nhấn mạnh đến việc giáo dục của gia
đình đối với con cái. Coi đó là cơ sở đầu tiên quyết định và là nơi đặt viên
gạch đầu tiên làm nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách cũng như
con người trẻ. Và ở mỗi giai đoạn lịch sử thì vai trò giáo dục của gia đình
cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau đó nằm trong quy luật vận


7

động và phát triển theo chiều hướng tốt và tiến bộ đôi khi có những bước thụt
lùi tương đối nhưng vai trò của gia đình luôn mang tầm quan trọng trong mỗi
cuộc đời con người và đó nó đã góp một phần làm cho sự tiến bộ chung của
xã hội.
Theo Ăngghen hình thức gia đình đầu tiên là gia đình quần hôn: Dựa

trên quan hệ tính giao bừa bãi giữa người đàn ông và những người đàn bà.
Thời kỳ này được xem xét là thời kỳ mẫu nguyên, kinh tế côngcộng,…) trong
việc thực hiện quyền, bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong gia
đình và ngoài xã hội.
Sau đó là cách nuôi dạy như thế nào để những đứa trẻ có khả năng phát
triển được bình thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó việc nuôi và dạy
luôn phải song song tồn tại với nhau kết hợp làm sao thật linh hoạt để trẻ phát
triển một cách tốt nhất.
Hiện nay gia đình đã làm rất tốt công việc nuôi và dạy trẻ.Bên cạnh đó
cũng không ít những gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia
đình đối với việc nuôi và dạy trẻ.Họ cho rằng chỉ cần kiếm được nhiều tiền,
cho con cái một cuộc sống no đủ và việc dạy dỗ thì gửi trẻ tới trường thế là
tốt rồi. Làm như vậy đứa trẻ lớn lên trong sự phát triển “khập khiễng” về nhân
cách, chúng không được gần gũi và được bố mẹ dạy bảo những điều hay lẽ
phải, không được cùng cha mẹ chia sẻ những tâm tư cuộc sống hằng ngày
chúng thấy. Song chúng lại không được cha mẹ giáo dục lòng yêu lao động và
được lao động dẫn đến mét con người có lòng ích kỷ, kiêu căng. Khi chóng
vấp ngã trong cuộc sống chúng sẽ khó có thể đứng dậy được và dẫn vào các tệ
nạn xã hội mà không thể lường trước được.
Vì vậy mỗi gia đình phải nhận thấy vai trò của mình đối với việc giáo
dục con cái, nuôi dạy chúng trước hết là những thói quen hành vi đạo đức sau
đó là dạy chúng biết lao động và yêu lao động, ví dụ khi trẻ còn nhỏ dạy
chúng biết cách tự phục vụ, lớn lên một chút giúp bố mẹ những việc nhà khi
có thể. Chính cảm giác trong những lần thành công đầu tiên đã khiến trẻ em


8

hứng thú lao động và muốn lao động. Vì vậy theo độ tuổi của trẻ mà bố mẹ có
thể dạy chúng để nhân cách của trẻ được hoàn thiện ngay từ bước đầu. Bởi

dạy và nuôi một đứa trẻ ngay từ ban đầu không khó nhưng để cải huấn lại
chúng mới khó khăn hơn nhiều.
2. Vai trò của gia đình đối với con cái.
a. Hình thành và giáo dục nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện
tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà
còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân. Trong đó, gia đình có vai trò hết
sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “gia đình tốt thì
xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo
về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập
quốc tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề
cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con
người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời
kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài
năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình,
tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ
lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa
tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của
trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi
bắt trước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương
tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.


9

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn
không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”

mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con
cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành
vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành,
phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như
chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu
của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của
trẻ. Nếu ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta
xưa cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn
con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn
cũng trở thành cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang
tính giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố
mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả
những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu,
nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em
dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi
dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự
trọng cao, sớm đánh giá được đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu
đó.
Như vậy gia đình trở thành môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá
nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình
cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho con cái
những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn hóa hiện đại
tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người.
b.Phát triển tâm lý.
Khả năng nhận thức, niềm tin, giá trị đạo đức, khả năng vượt qua thử
thách và những trạng thái cảm xúc nổi bật của từng trẻ ở mỗi giai đoạn phát
triển là kết quả của vô số các ảnh hưởng khác nhau tác động qua lại hết sức



10

phức tạp. Hầu hết những nghiên cứu về sự phát triển của con người đều thống
nhất về một số yếu tố có vai trò chính yếu trong việc quyết định sự khác biệt
các điểm liệt kê trên bao gồm:
- Khuôn mẫu sinh lý thừa hưởng từ cha mẹ hay còn gọi là đặc tính về
khí chất
- Thói quen và tính cách của cha mẹ
- Chất lượng của những trường theo học
- Mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa
- Thứ tự vị trí trong gia đình
- Đặc điểm của thời đại trẻ sinh sống vào cuối giai đoạn niên thiếu đầu giai đoạn vị thành niên.
Cha mẹ có thể ảnh hưởng lên con cái của mình theo ít nhất ba cơ chế
khác nhau. Cơ chế rõ ràng nhất, dễ hình dung và dễ đánh giá nhất, liên quan
đến thứ tự các tương tác trực tiếp mà cha mẹ tác động lên đứa trẻ. Nhận diện
cảm xúc với cả cha và mẹ hoặc một trong hai người là cách thứ hai, một cách
khác cho thấy gia đình ảnh hưởng lên trẻ.Ở lứa tuổi 4 đến 5, trẻ em tin một
cách vô thức rằng, một số thuộc tính của cha mẹ là một phần những biểu hiện
của chúng. Trẻ em cũng có thể xác định được tầng lớp, đạo đức hay tôn giáo
của gia đình mình và thường cảm thấy bắt buộc phải tuân theo những quy
định này. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tính cách của con cái
còn có các yếu tố khác như tính cách của cha mẹ trẻ, trí thông minh và đặc
tính trẻ nhận được khi còn nhỏ, trình độ học vấn của cha mẹ, và những kết
quả tâm lý khác, bao gồm cấp học của trẻ, tần số của những hành vi gây hấn
và thái độ đối với chính quyền. Những câu chuyện của gia đình là cơ chế thứ
ba ảnh hưởng đến việc hình thành tâm lý trẻ. Cha mẹ thường kể cho con cái
họ nghe về sự thành đạt, trí thông minh hay vị trí xã hội được ngưỡng mộ của
ông bà, cô chú bác…, điều đó hình thành ở trẻ sự tự hào, từ đó phấn đấu đạt
được những đức tính tương tự.
Tóm lại, sự ảnh hưởng của những yếu tố ngoài gia đình cho ta thấy

rằng sẽ chính xác hơn khi xác định rằng chính đức tính của cha mẹ sẽ xây
dựng nên tâm lý của con cái hơn là kết luận tình trạng gia đình có vai trò
quyết định. Một sự gắn bó có tính cách bảo vệ giữa một đứa trẻ và cha mẹ
chưa hẳn đã bảo đảm cho đứa trẻ đó có một tấm lòng nhân đức hay bảo vệ trẻ
trước những vấn đề tâm lý xảy ra sau này trong cuộc sống của trẻ.


11

c. Kỹ năng sống.
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các kỹ năng sống
cho con cái. Xây dựng cho con biết những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
từ đó trẻ có thể tự lập và dựa trên các kỹ năng cùng với kiến thức hiểu biết mà
tạo dựng cuộc sống cho mình.
Gia đình là nơi cung cấp các kỹ năng, kiến thức tới con cái, là lá chắn
vững vàng trong việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến con cái.

III. Thực trạng về việc thực hiện đúng vai trò của gia đình đối với con cái
trong xã hội hiện nay.
1. Thực trạng về gia đình Việt Nam hiện nay.
Gia đình hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến.
Mức sống hộ gia đình đang dần được cải thiện.
Các giá trị gia đình đang bị tác động do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền
văn hóa Á Đông truyền thống. Các mối liên kết như quan hệ vợ chồng, quan
hệ giữa các cá thể trong gia đình và họ hàng thân tộc luôn luôn được coi trọng
và đề cao trong xã hội Việt Nam.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu xã hội học cho
thấy mối liên kết này đang suy giảm dưới tác động của thay đổi cấu trúc gia
đình và quá trình phát triển, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và toàn cầu hóa.
2. Những mặt tích cực.
Nhiều cha mẹ ý thức rõ đc nhiệm vụ của mình và đã thực hiện tốt

những vai trò của gia đình đối với con cái. Tạo nên những con người được
giáo dục toàn diện,trở thành những công dân có ích cho xã hội.
3. Những mặt hạn chế.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường, quan hệ mua bán, sức mạnh của
đồng tiền làm ảnh hưởng tới quan hệ gia đình, nhiều thang bậc giá trị trong
gia đình ngày càng bị xói mòn như vấn đề đạo đức, nhân cách, lối sống, văn
hóa giao tiếp, ứng xử…


12

Không ít gia đình bị cuốn theo vòng xoáy của nền kinh tế thị trường,
chỉ lo làm giàu, buông lỏng việc chăm sóc con cái. Nhiều gia đình làm ăn phi
pháp, thua lỗ, phá sản… gây nên bầu không khí nặng nề căng thẳng ahr
hưởng tới việc giáo dục con cái.
Không ít bậc cha mẹ thiếu trình độ học vấn, trình độ khoa học, thiếu
nhân cách nên không những không đáp ứng mà còn gây hậu quả cho quá trình
xã hội hóa con cái.Giáo dục gia đình chưa đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp
CNH- HĐH đất nước.
Nhiều gia đình chưa có phương pháp giáo dục con cái đúng đắn. Họ chỉ
quan tâm lo ăn mặc, giải trí mà không chú ý đến giáo dục tri thức, đạo đức
cho con cái, bỏ mặc cho nhà trường và các tổ chức xã hội. Thậm chí môt số
gia đình thả lỏng con cái phát triển tự nhiên trong các môi trường khác.
4. Các giải pháp cơ bản.
Lãnh đạo tổ chức và quản lý phải đẩy mạnh quá trình xã hội hóa đối
với công tác gia đình.
Truyền thông giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành, cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vị trí và vai trò của gia
đình trong thời kì CNH- HĐH đất nước, giúp các gia đình có kiến thức và kỹ
năng sống, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần
củng cố ổn định và phát triển kinh tế gia đình.
Mạng lưới dịch vụ gia đình và cộng đồng: xây dựng củng cố và nâng
cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi
gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hóa, y tế, giáo dục…


13

KẾT LUẬN
Từ xưa tới nay, gia đình luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì, bảo tồn giống nòi,
là môi trường đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình
thành nhân cách của mỗi con người.
Gia đình còn là nơi lưu gữi, bảo tồn, truyền dạy, phát huy tốt nhất cho
các thành viên trong gia đình những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như
tiếp nhận những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên những giá trị văn hoá tốt đẹp,


14

vừa truyền thống vừa hiện đại. Từ đó, góp phần hình thành nên nhân cách con
người Việt Nam hoàn thiện và chuẩn mực vừa truyền thống, góp phần gữi gìn
bản sắc văn hoá gia đình truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại góp phần đưa
gia đình truyền thống Việt Nam hòa nhập vào xu thế hiện đại, nhưng vẫn phải
giữ được sắc thái riêng không bị trộn lẫn vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc. Cần phải củng cố thiết chế gia đình, xây dựng mạng lưới liên kết
giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách
cho mỗi thành viên trong xã hội. Để có thể xây dựng, củng cố gia đình mãi
mãi là pháo đài vững chắc không còn riêng của mỗi gia đình mà là việc cấp

bách, cần thiết của các cơ quan chức năng, các cấp, ngành và toàn xã hội.
Công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta đòi hỏi phải phát huy tối đa và
có hiệu quả mọi nguồn nhân lực, trong đó có nguồn lực con người giữ vai trò
quan trọng và quyết định nhất, là động lực của sự phát triển bền vững. Vì vậy
việc chăm lo giáo dục con người có nhân cách, sức khỏe, trí tuệ, có lý tưởng,
hoài bão khát khao được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó gia đình giữ vai trò
đặc biệt quan trọng là nơi hình thành nhân cách gốc của mỗi con người, hoàn
thiện con người cả về mặt tự nhiên và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình. NXB khoa học xã hội, H, 1994.
2. Giáo trình giáo dục học gia đình- Ts. Vũ Hồng Tiến, Ts. Nguyễn Mai
Hồng, Ts. Kim Văn Chiến, Ths. Hoàng Thúc Lân, Ths. Hoàng Văn Tư ( NXB
giáo dục, 2007).
3. C. Mác- Ăngghen : Tuyển tập, tập 1. NXB sự thật, H, 1993.


15

4. Những nội dung chủ yếu của chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam,
2005-2010 ( Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em- Hà Nội, 12/2006).
5. Một số tài liệu tham khảo từ mạng internet.



×