Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

vai trò của chi hội nghề cá đối với sinh kế ngư dân ven phá tam giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.1 KB, 52 trang )

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung với đặc trưng có hệ đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai. Với diện tích 22.100 ha, kéo dài suốt 68 km, vùng đầm
phá này trải dài trên năm huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và được xem
là hệ đầm phá lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, với đặc điểm đa dạng sinh
học phong phú và nhất là tính chất đặc biệt của một vùng nước lợ. Nhờ lợi thế
về nguồn lợi thủy sản và tài nguyên đầm phá mà đây là nơi sinh sống của đại
bộ phận người dân các huyện ven biển như Phong Điền, Quảng Điền Trong
thời gian qua, mặc dù các hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của ngư
dân đã có chính quyền địa phương và chi cục bảo vệ ngồn lợi thủy sản quản
lý, tuy nhiên sự quản lý này chưa được chặt chẽ, việc quy hoạch vùng nuôi
chưa hợp lý, chưa rõ ràng. Việc nuôi trồng mang tính chất tự phát, các mô
hình nuôi chuyên tôm đã trở thành “cơn sốt” của người dân, họ nuôi tôm một
cách ồ ạt và không có sự kiểm soát đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
đầm phá, nhất là ô nhiễm nguồn nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động sinh kế của ngư dân, làm họ đứng
trong tình trạng làm ăn thất bại, thua lỗ nặng nề dẫn đến khó khăn, nợ nần
chồng chất.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải có một hình thức quản
lý thích hợp, có một mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững và mang lại thu
nhập ổn định cho người dân, nâng cao đời sống và giúp họ cải thiện được sinh
kế của gia đình mình, đồng thời cũng quản lý một cách bền vững tài nguyên
đầm phá.
Trong thời gian gần đây, vấn đề này được sự quan tâm chú ý của Nhà
nước, của cộng đồng quốc tế và các nhà nghiên cứu. Để hỗ trợ chính quyền
địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên được tốt thì chi hội nghề
cá đã được thành lập nhằm hỗ trợ về mặt quản lý, xây dựng nên các mô hình
nuôi phù hợp cho người dân và là một tổ chức, nơi hội họp của những người
tham gia hoạt động thủy sản. Nhiều hoạt động có lợi cho môi trường, có lợi
cho sản xuất đã được quan tâm và thu hút nhiều thành viên trong cộng đồng


1
cùng tham gia. Điển hình đó là đã phần nào giải quyết được vấn đề ô nhiễm
môi trường và tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn, cải thiện được sinh kế người
dân ven phá.
Để hiểu rõ hơn những đóng góp của chi hội nghề cá đối với việc quản
lý tài nguyên đầm phá và cải thiện sinh kế người dân ven phá tôi đã tiến hành
đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Vai trò của chi hội nghề cá đối với sinh
kế ngư dân ven phá Tam Giang”
Trường hợp nghiên cứu: Chi hội nghề cá An Mỹ, xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá An Mỹ,
xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của ngư dân nuôi trồng thủy sản tại xã
Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá vai trò của chi hội nghề cá đối với sinh kế của ngư dân.
2
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về sinh kế
Khái niệm sinh kế được hiểu rất rộng và được sử dụng trong những bài
viết về nghèo đói và phát triển nông thôn nhưng ý nghĩa của nó trong mỗi bối
cảnh cụ thể là khác nhau. Chính sự khác nhau đó dẫn đến khái niệm sinh kế
chỉ có thể được hiểu một cách tương đối trong điều kiện cụ thể.
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh
nhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Theo
Chamber và Conway (1992), sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản
(assets - các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp
cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Do vậy, theo Ellis

(2000) một sinh kế bao gồm tài sản (assets - tự nhiên, phương tiện vật chất,
con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài
sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác
định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.
Theo tổ chức DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc
sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể
bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết
kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ
chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt
động (vốn xã hội). Đó là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng
các nguồn lực để duy trì cuộc sống.
Sinh kế bền vững là khi nó có khả năng liên tục duy trì hay củng cố mức sống
ở hiện tại mà không làm huỷ hoại cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để
có được điều này, sinh kế bền vững phải có khả năng vượt qua và hồi phục
sau các áp lực và sốc (ví dụ như các tai hoạ thiên nhiên hay suy thoái kinh tế).
Theo CRD khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững được hiểu là tập hợp
các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết
3
định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực mà con người có được bao
gồm vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn vốn tự nhiên, vốn tài chính.
Sinh kế bền vững là:
Sinh kế của một các nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là
bền vững khi cá nhâ, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến
động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc do khủng hoảng kinh tế
gây ra.
Sinh kế bền vững là phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm
ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của CRD theo quan điểm sinh kế
bền vững là đặt con người vào trung tâm của hoạt động phát triển thông qua

việc tìm hiểu về những vấn dề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài
nguyên dựa trên nền tảng sự phát triển của loài người. Cụ thể:
Bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của người dân, tìm
hiểu xem chiến lược đó thay đổi như thế nào qua thời gian.
Lôi cuốn người dân tham gia ở mức độ cao nhất, tôn trọng ý kiến của họ,
đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được mục đích
phát triển sinh kế của mình.
Phân biệt các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình phát
triển và xác đinh cá yếu tố khác nhau chịu ảnh hưởng đến sự tham gia của họ
vào các chương trình đó.
Nêu bật tác động của chính sách và cơ cấu thể chế đối với các hộ gia đình
và cộng đồng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động đến chính sách và cơ cấu thể
chế nói trên nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề của người nghèo.
Như vậy sinh kế được hiểu một cách đơn giản là hệ thống các hoạt động
để có thể tạo ra thu nhập và tập hợp các nguồn vốn để hỗ trợ cho người dân
thực hiện các hoạt động tạo thu nhập đó, và đây cũng là khái niệm được
chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu này.
4
2.1.2 Các nguồn vốn sinh kế
 Nguồn vốn con người
Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nó có vai trò quyết định đối với việc
sử dung có hiệu quả, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình
sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. Nguồn lực con người thể hiện kĩ
năng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe, thời gian và khả
năng làm việc giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau
và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con
người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Tuỳ theo quy mô
hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới
tính của các thành viên, giáo dục, tình trạng sức khỏe mà khả năng lao động

của họ là khác nhau.
 Nguồn vốn tài chính
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với
việc sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các
nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương)
mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn
tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên,
nguồn sẵn có như: tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng
và nguồn vốn vào thường xuyên như: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng
từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi, của người thân chuyển về, tiền lương
hưu.
 Nguồn vốn vật chất
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất.
Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng
hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng
lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, các cộng cụ máy móc
phục vụ sản xuất. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử
dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi
trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình
và đem lại nhiều lợi ích hơn.
5
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người
sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do
một cá nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là
đối với các thiết bị phức tạp.
 Nguồn vốn xã hội
Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục
tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng
lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và
mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.

Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm
chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được
những kết quả sinh kế.
 Nguồn vốn tự nhiên
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất,
nước và các nguồn tài nguyên được con người sử dụng để làm phương tiện
kiếm sống. Khi xem xét đến nguồn vốn tự nhiên cần chú ý đến các tài nguyên
có thể phục hồi được và các tài nguyên không thể phục hồi được để làm cơ sở
để phát triển các hoạt động nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp
Như vậy sinh kế con người bao gồm năm loại nguồn vốn khác nhau,
mỗi nguồn vốn đóp góp nhất định vào khả năng tạo thu nhập của nông hộ và
sự bền vững sinh kế của người dân. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ
chú trọng tập trung vào vốn tài chính và vốn xã hội của ngư dân. Cụ thể là
những chỉ tiêu về thu nhập, việc làm, các mối quan hệ xã hội.
- Nguồn lực con người: quan tâm tới nguồn nhân lực cả về chất lượng
và số lượng trong mỗi hộ gia đình. Và được thể hiện rõ cơ cấu lao động , trình
độ học vấn, trình độ lao động, tình trạng sức khỏe… để tiến hành hoạt động
sản xuất. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ đảm nhiệm những công việc khác
nhau tùy theo khả nang và kiến thức của mình.
- Nguồn lực tài chính: hộ gia đình sử dụng vốn tài chính để phát huy có
hiệu quả các nguồn vốn khác như dùng tiền để mua sắm các tiện nghi trong
nhà, xây dựng nhà cửa, đầu tư sản xuất (mua giống cây trồng vật nuôi, phân
bón, máy móc…) cho con cái học tập. Trong nông hộ thì họ tham gia hoạt
6
động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản hay là hoạt động phi
nông nghiệp…Và từ hoạt động sản xuất đó thì sẽ đem lại mức thu nhập bao
nhiêu. Thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính như:
diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản có
định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng. Tất cả các yếu tố
trên đóng góp vào gia tăng năng suất và thu nhập của nông hộ.

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự hình thành và hoạt động của hội nghề cá Việt Nam
Hội nghề cá Việt Nam (Vietnam Fisheries Society (VINAFIS)) là một
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được thành lập từ năm 1992 theo sự tự nguyện
của những người làm nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động
trong các khu vực: tư nhân, hợp tác xã và Nhà nước. Hội đóng vai trò như là
một tổ chức đóng vai trò làm cầu nối giữa nhà nước và ngư dân, luôn bám sát
mục tiêu và định hướng của Nhà nước để tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy
nghề cá phát triển, mang lợi ích thiết thực cho hội viên và cộng đồng ngư dân.
Hội được thành lập với những mục đích như sau. Hội tập hợp những cá
nhân và tổ chức thuộc các thành phần kimh tế hoạt động trong các lĩnh vực
nuôi trồng, khai thác, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá với các mục đích
sau: Hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất - kinh
doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa. Phòng tránh thiên tai,
ngăn ngừa dịch bệnh. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi
trường. Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Góp
phần phát triển nghề cá cả nước nói chung, của từng địa phương, cơ sở nói
riêng, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người làm nghề cá.
Chi hội hoạt động trong pham vi cả nước với tất cả các lĩnh vực liên
quan đến nghề cá như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…
Chi hội có chức năng và nhiệm vụ sau:
Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm nghề cá
thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự lo liệu
và tự trang trải về kinh phí, sự hướng dẫn và bảo trợ của nghành thủy sản các
cấp từ trung ương đến địa phương.
7
Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi hội viên đoàn kết và giúp đỡ
nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nghề cá.
Tổ chức đào tạo huấn luyện nhằm áp dụng kỹ thuậtvà công nghệ tiên
tiến về nghề cá cho các hội viên và cộng đồng ngư dân.

Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế về nghề cá để hội nhập và phát triển.
Về mặt cơ cấu tổ chức: Ở trung ương có Hội nghề cá Việt Nam. Ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có hội nghề cá tỉnh. Việc ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Nếu tự nguyện xin gia nhập Hội
nghề cá Việt Nam, có đơn gia nhập thì được công nhận là Hội thành viên.
Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội
trung ương và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội trung ương.
Ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Hội nghề cá huyện. Ở cơ
sở: đối với nghề nuôi trồng thủy sản có chi hội nghề cá theo đối tượng nuôi
(tôm, cá, thủy đặc sản), theo chuyên nghành dịch vụ (giống, thức ăn,thuốc thú
y thủy sản). Đối với nghề khai thác có chi hội theo thuyền nghề, đối tượng
đánh bắt, loại hình dịch vụ.
Các hiệp hội nghề cá chuyên nghành nếu được thành lập và tự nguyện xin gia
nhập hội thì được công nhận là Hội thành viên.
Quá trình phát triển hội nghề cá Việt Nam
Hội được thành lập năm 1992 theo sự tự nguyện của những người làm nghề
cá thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động trong các khu vực: tư nhân,
hợp tác xã và nhà nước.
Ngày 31/3/2001 tại thủ đô Hà Nội đã tiến hành Đại hội hợp nhất Hội
nuôi thủy sản Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam thành lập Hội nghề cá Việt
Nam theo quyết định số 33/2000/QĐ - BTCCBCP ngày 05/5/2000 của Bộ
trưởng Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội Vụ).
Hiện nay Hội nghề cá Việt Nam là thành viên chính thức của liên đoàn
nghề cá ASEAN (AFF) và thông qua tổ chức khu vực này Hội nghề cá Việt
Nam cũng là thành viên của liên minh quốc tế các Hội nghề cá (IFCA). Thời
gian qua dưới sự bảo trợ của Bộ Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam đã tranh thủ
được sự giúp đỡ và tích cực tham gia đóng góp vào hoạt dộng chung có hiệu
quả của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEX) về công tác
8
đào tạo cho hội viên trên các lĩnh vực: khai thác, chế biến, nuôi trồng, quản lý

và bảo vệ nguồn lợi.
2.2.2. Hội nghề cá Thừa Thiên Huế
Đến 24/03/2009, hội nghề cá tỉnh đã phát triển mạnh về tổ chức, thành
lập được 40 chi hội với 2.500 hội viên triển khai nhiều hoạt động trong các
lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng và chế biến thủy
sản.
Với các loại hình vừa đánh bắt vừa nuôi trồng, hoặc đánh bắt hoặc nuôi
trồng, các chi hội nghề cá tập hợp ngư dân ở nhiều quy mô: liên thôn trong
xã, trong thôn hoặc bộ phận ngư dân trong cùng một khu vực sản xuất. Ngoài
ra còn có một chi hội phát triển cộng đồng nghề cá cũng được thành lập với
các thành viên hoàn toàn tự do, là các nhà khoa học, quản lý… với sự hoạch
định chức năng lâu dài của chi hội đặc biệt này là sự giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật
các chi hội nghề cá cơ sở về mọi mặt. Số lượng chủng loại các chi hội nghề cá
trên địa bàn cấp xã rất đa dạng, phụ thuộ vào sự hoạch định của chính quyền
địa phương để thuận lợi trong quản lí thủy sản về sau. Tuy nhiên những tiêu
chí quan trọng như: nghành nghề, hệ sinh thái quần cư Là những căn cứ
được xem xét ưu tiên. Một số chi hội được hoạch định trên cơ sở thôn làng,
một số khác theo hệ thống tài nguyên: Nguồn lợi thủy sản cho khai thác tự
nhiên; Đất, nước và khả năng chuyển tải môi trường cho nuôi trồng thủy
sản… Một vài chi hội nghề cá được thành lập trên cơ sở khu vực hệ sinh thái,
các vùng nước trên cơ sở cấp xã. Nhìn chung cơ sở dựa trên quy mô thôn làng
cá được sử dụng chủ yếu, chỉ một số chi hội nghề cá dựa trên quy mô cấp xã
như: Vinh Phú, Phú Vang, Vinh Hiền, Phong Hải, Phong Điền.
Một số các chi hội nghề cá được các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ
thành lập hoạt động, một số khác thì chi hội nghề cá thành lập trên cơ sở chủ
động từ sáng kiến của ngư dân địa phương và chính quyền cấp cơ sở, do nhận
thức được việc có tổ chức ngư dân sẽ tốt hơn trong việc tổ chức sản xuất và
quản lý thuỷ sản: ngư trường, nguồn lợi, môi trường thuỷ sinh.
Tổ chức hệ thống các hội nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế có điểm
khác với các hội nghề cá các tỉnh bạn là được công nhận chính thức là loại

hình tổ chức ngư dân được nhà nước sử dụng để phát triển hệ thống quản lý
9
nghề cá dựa vào cộng đồng thông qua văn bản quy phạm pháp luật. Trong
“Quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế” văn bản quy
phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
19/02/2005 thì chi hội nghề cá cấp cơ sở có thể được cấp quyền đánh cá trong
một thuỷ vực nhất định, có thể coi đây là “thẻ đỏ - quyền sử dụng đất” cho
nghề cá. Sở hữu quyền sử dụng ngư trường là động lực lớn lao để phát triển
hệ thống tổ chức ngư dân vì ngư dân luôn mong muốn có quyền sử dụng lâu
dài trong ngư trường được nhà nước công nhận.
Về mặt phương thức tổ chức, hoạt động của mỗi một chi hội nghề cá cơ
sở ở Thừa Thiên Huế hiện nay có những nét chung về sơ đồ tổ chức, các mối
liên hệ và chính quyền địa phương, với cơ quan chuyên môn thủy sản và tỉnh
hội nghề cá, nhưng đều có đặc thù riêng trong từng tổ chức và cách hoạt động
của mình phụ thuộc vào hội viên ở cơ sở và chính quyền cấp xã, các mối liên
hệ với các cơ quan hỗ trợ bên ngoài cùng điều kiện tự nhiên sinh thái cơ sở.
Như vậy, một hệ thống quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá Tam
Giang dựa vào cộng đồng đã bắt đầu phát triển tại Thừa Thiên Huế trên có sở
hệ thống tổ chức hội nghề cá. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần quản lý và
sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên đầm phá trong điều kiện hiện
nay.
Chi hội nghề cá xã Quảng An
Xuất phát từ thực trạng xã Quảng An có quá nhiều hộ tham gia nuôi
trồng đánh bắt thủy hải sản không có phương pháp và mang tính hủy diệt làm
cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủng loài tôm cá giảm sút làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên đầm phá. Cuối tháng 11 năm 2006 Chi hội nghề cá xã
Quảng An được thành lập tại 2 thôn An Xuân và Mĩ Ổn bao gồm 2 chi hội
hoạt động riêng biệt : Hội đánh bắt tự nhiên và Hội nuôi trồng. Hội đánh bắt
tự nhiên gồm 34 thành viên, Hội nuôi trồng gồm 32 thành viên
Hoạt động chủ yếu của chi hội nghề cá:

- Nuôi trồng: Tổ chức tập huấn sản xuất, chuyển giao công nghệ, chia
sẻ kinh nghiệm sản xất, nhân rộng mô hình, bảo vệ môi trường vùng nuôi nói
riêng và vùng đầm phá nói chung
10
- Đánh bắt: quản lý vệc khai thác, đánh bắt thủy hải sản đối với các
thành viên trong chi hội. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hội thảo bảo vệ
môi trường nước, đảm bảo sinh kế cho các thành viên. Kể từ khi chi hội được
thành lập hoạt động đánh bắt hủy diệt được hạn chế, làm giảm ô nhiễm môi
trường. Kiến thức nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản được tăng lên nhờ các hoạt
động tập huấn hội thảo chia sẻ kinh nghiệm. Hoạt động của chi hội đã có ảnh
hưởng rất lớn đến các thành viên trong chi hội cũng như ảnh hưởng đến các
mặt kinh tế xã hội, môi trường. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ tìm hiểu
chi hội nuôi trồng thủy sản An Mỹ.
11
Phần 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý
- Đặc diểm về khí hậu
- Các tài nguyên mặt nước, đất đai
- Thực trạng về môi trường
- Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của cộng đồng
3.1.2. Đặc điểm của hội viên
- Trình độ văn hóa của ngư dân
- Đặc điểm sinh kế
+ Các nguồn thu nhập chính của nông hộ
+ Tỷ trọng thu nhập theo ngành nghề
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Số khẩu bình quân/hộ

+ Số lao động/hộ
+ Thu nhập trung bình của mỗi hộ
3.1.3. Tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá
- Tiến trình thành lập
+ Tiến trình vận động các thành viên tham gia vào chi hội:
Người đứng ra vận động, cách thức vận động, thời gian vận động.
+ Địa điểm thành lập chi hội, số lượng thành viên tham gia vào
chi hội, năm thành lập
- Lý do thành lập chi hội
+ Thực trạng môi trường và tình hình khai thác đánh bắt thuỷ sản
tại thời điểm chi hội thành lập
- Mục đích thành lập chi hội
- Cơ cấu tổ chức của chi hội nghề cá
12
- Các hoạt động của chi hội nghề cá
- Định hướng phát triển của chi hội
3.1.4. Các hoạt động sinh kế của ngư dân
- Các hoạt động tạo thu nhập
- Thu nhập từ các hoạt động
- Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của ngư hộ
3.1.5 Vai trò của chi hội nghề cá đối với việc đa dạng các hoạt động tạo
thu nhập
- Các hoạt động tạo sinh kế thay thế từ chi hội cho các hội viên
- Sự thay đổi phương thức NTTS cho ngư dân
- Các hoạt động tạo thu nhập trong thời gian rảnh rỗi của ngư hộ
như các hoạt động phi nông nghiệp
3.1.6 Vai trò của chi hội trong cơ cấu thu nhập của ngư dân
- Sự thay đổi về thu nhập từ hoạt động NTTS của ngư hộ
- Sự thay đổi tỷ lệ hộ nghèo của các hội viên
- cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của ngư hộ

3.1.7 Vai trò của chi hội trong đời sống xã hội của ngư dân
- Các hoạt động tăng tính đoàn kết của chi hội
- Các hoạt động tăng tính cộng đồng của các hội viên
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên
 Chọn điểm nghiên cứu
- Điểm nghiên cứu được chọn là xã thuộc vùng ven phá Tam Giang -
Cầu Hai, là xã Quảng An huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đảm bảo
các tiêu chí sau
+ Là các xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản khá phát triển, đặc biệt có
mô hình nuôi xen ghép rất phát triển.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên
cứu.
13
 Chọn mẫu nghiên cứu
+ Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên có định hướng: Chọn các hộ
có hoạt động nuôi trồng thủy sản là hội viên của chi hội nghề cá An Mỹ trên
địa bàn xã.
+ Căn cứ điều kiện của vùng nghiên cứu số mẫu được chọn là: 45 hộ
dân.
3.2.2. Thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo về tình hình hoạt động
của chi hội nghề cá Quảng An năm 2007, 2008, 2009, báo cáo kinh tế xã hội
năm 2009, các báo cáo và nghiên cứu có liên quan.
 Thu thập số liệu sơ cấp
- Quan sát thực tế.
- Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc đã được
soạn trước: Tiến hành phỏng vấn các hộ tham gia vào hoạt động nuôi trồng
thủy sản và những hộ không tham gia vào nuôi trồng thủy sản.

- Phỏng vấn sâu những người am hiểu, những người cung cấp thông
tin nòng cốt: Cán bộ xã, chi hội trưởng chi hội nghề cá.
- Thảo luận nhóm người dân (1 buổi). Mục đích: Kiểm tra lại thông
tin điều tra.
3.2.3. Phân tích xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê
bằng các phép tính trên phần mềm Excel.
- Ở đề tài này sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và
phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng nuôi xen ghép, khả năng phát
triển của mô hình và vai trò của chi hội trong việc chuyển đổi phương thức
nuôi đơn sang nuôi xen ghép, từ đó thấy được ảnh hưởng của nó đến sinh kế
của ngư dân.
- Tiến hành phân tích, so sánh giữa các ngư hộ trước khi tham gia
vào chi hội NTTS An Mỹ và sau khi tham gia vào chi hội để thấy được sự
khác nhau về sinh kế giữa những hộ ngư dân, từ đó thấy dược vai trò của chi
hội nghề cá đối với sinh kế ngư hộ.
14
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quảng An, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế
 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý điểm nghiên cứu: xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Xã Quảng An là một xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Quảng
Điền, cách trung tâm huyện lỵ 6km, cách trung tâm thành phố Huế 12 km về
phía Tây - Tây Nam. Đây là xã nằm ở vị trí trung lộ của phá Tam Giang, cách
cửa biển Thuận An về phía Tây Bắc khoảng 7 km.
Đại bộ phận dân cư trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp độc

canh cây lúa và chăn nuôi, ngoài ra có một số hộ sống bằng nghề nuôi trồng
thủy sản, những hộ này sống tập trung chủ yếu ở hai thôn là An Xuân và Mỹ
Ổn. Ngoài ra có một số hộ làm thêm ngành nghề phụ như thợ nề, thợ đụng,
nghề may, thợ làm tóc, buôn bán
15
Xã Quảng An
Bảng 1: Đặc điểm tự nhiên của xã Quảng An năm 2009
Chỉ tiêu Số lượng (Ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1130 100
Diện tích đất nông nghiệp 485,65 43,00
Diện tích đất phi nông nghiệp 206,125 18,24
Diện tích đất thuỷ sản 153,165 13,55
Diện tích đất chưa sử dụng 285,06 25,21
(Nguồn: Thống kê xã Quảng An, 2010)
Điểm lợi thế của Quảng An là có điều kiện thuận lợi về diện tích đất
nông nghiệp và mặt nước đầm phá khá lớn. Với diện tích đất nông nghiệp là
485.65 ha trong tổng 1.130 ha diện tích đất tự nhiên. Diện tích đầm phá này
chủ yếu tập trung ở 2 thôn An Xuân và Mỹ Ổn.
Khó khăn lớn nhất của Quảng An là thời tiết biến đổi một cách phức
tạp, năm vừa rồi lụt muộn kéo dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản
xuất của nông dân, hơn nữa giá cả cũng tăng cao, nhất là giá của các loại phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật nên rất khó khăn cho người dân trong quá trình sản
xuất.
Khí hậu nơi đây được phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến
tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức. Mùa
mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9 - 10 thường kéo
theo lũ lụt. Tháng 11 mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình là 25
0
C, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất là 29,4

0
C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là
19,7
0
C. Nhiệt độ lúc cao nhất là 39,9
0
C và lúc thấp nhất 8,8
0
C. Các tháng 7,
8, 9, và tháng 10 thường hay có bão. Chính vì thế mà ngư dân thường thu
hoạch thuỷ sản trước tháng 9 và các hoạt động khai thác cũng được thực hiện
trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 9. Vì nếu thu hoạch muộn sẽ bị lụt về và
nước ngọt tràn vào làm giảm độ mặn và do đó tôm, cá chết nhiều, gây thất thu
cho người dân.
16
 Tình hình kinh tế - xã hội
Xã Quảng An là một xã có đa phần người dân làm nông nghiệp, với
một nền kinh tế thuần nông, trong nhiều năm qua đã có sự phát triển mạnh
mẽ, đến nay đã trở thành một xã có sự đổi mới so với trước đây rất nhiều, nền
kinh tế của xã đang từng ngày phát triển hơn trước nhiều và đã có nhiều sự
đổi khác. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 là 59,98 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng 10,96%. Khó khăn lớn nhất của xã là thời tiết biến đổi phức tạp,
lụt muộn kéo dài làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Tuy nhiên
vẫn đạt được những kết quả mà mục tiêu của xã đã đề ra, năng suất lúa tăng
106,5% so với kế hoạch đề ra, mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo đã đem lại
giá trị kinh tế cao. Trong thủy sản đã chuyển 100% diện tích nuôi trồng thủy
sản qua mô hình nuôi an toàn bền vững đã thu lại kết quả khả quan.
Bảng 2: Cơ cấu thu nhập của xã Quảng An năm 2009
Lĩnh vực ĐVT Quy mô
Thu nhập

(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Trồng trọt Ha 1014,120 31,964 35,44
Chăn nuôi Con 81.873 25,000 27,72
Nuôi trồng thuỷ sản Ha 131,665 4,890 5,42
Khai thác thuỷ sản Ha 21,500 0,330 0,37
Ngành nghề, dịch vụ - - 28,000 31,05
(Nguồn: Thống kê xã Quảng An, 2010)
Ngoài ra, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn,
tổng giá trị từ hoạt động này mang lại là 28 tỷ đồng, chiếm 31,05% tổng thu
nhập của xã. Nông nghiệp vẫn là lợi thế của xã, Quảng An là xã có phần lớn
diện tích là đất nông nghiệp nên có thể nói hoạt động chính của người dân
trong xã là từ trồng trọt, năm 2009 với diện tích gieo trồng là 1.014,12 ha và
17
diện tích trồng các loại hoa màu là 44ha, trong đó tổng sản lượng từ trồng lúa
là 6.712,12 tấn, giá trị mang lại rất lớn với tổng thu là 31,964 tỷ đồng.
Chăn nuôi là một hoạt động chính của hầu hết người dân trong xã,
trong năm 2009 thu nhập từ hoạt động này là 25 tỷ đồng, vượt mức so với
năm 2008 là 22%. Với tổng số lượng đàn lợn là 8.250 con, trong đó có 1.550
con lợn nái và 6.700 con lợn thịt. Tổng dàn trâu của xã là 384 con, đàn bò 379
con, gia cầm cũng có số lượng rất lớn với 72.860 con.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản(NTTS) chủ yếu tập trung ở hai thôn là
An Xuân và Mỹ Ổn với tổng số 183 hộ tham gia vào nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản, trong đó có 24 hộ nuôi chuyên tôm với có 112 hộ lãi tương
đương 61%, có 42 hộ hòa vốn đạt 17,9% và 29 hộ thua lỗ đạt 21,1%. Tổng
diện tích NTTS là 131,665ha, trong đó diện tích nuôi chuyên tôm là 13ha,
nuôi xen với cá kình, cua là 111,3ha, nuôi xen vói cá dìa là 5,2ha, nuôi xen
với cá rô phi, trắm cỏ là 1ha và diện tích cho nuôi các nước ngọt là 1,165ha.
Tổng sản lượng thu được từ thủy sản là 72.521kg, do đó thu nhập từ hoạt
động này mang lại cũng tương đối lớn với 4,890 tỷ đồng, mặc dù vậy vẫn

chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập của xã, nó chỉ chiếm 5,42% tổng thu
nhập của xã. Hoạt động khai thác thuỷ sản tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong
tổng thu nhập cuả người dân nhưng nó là hoạt đọng mang lại thu nhập phị cho
các ngư dân trong thời gian rảnh rỗi, người tham gia vào KTTS chủ yếu khai
thác ở những hồ đất tự nhiên, diện tích của những hồ đất nhiên là 21,5 ha, thu
nhập của nó mang lại là 330 triệu dồng, chiếm 0,37% tổng thu nhập của xã.
Như vậy có thể thấy rằng sự phụ thuộc của người dân nơi đây vào sản xuất
nông nghiệp của nền kinh tế là khá cao.
4.2 Đặc điểm của hội viên thuộc chi hội nghề cá NTTS An Mỹ
4.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hội viên
So với các xã khác thuộc vùng phá Tam Giang - Cầu Hai, Quảng An là
xã có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản do có diện tích mặt
nước và đất nông nghiệp khá lớn, gần trung tâm huyện lỵ và điều kiện giao
thông thuận tiện cho việc sản xuất và thông thương hàng hóa. Thu nhập bình
quân 23,9 triệu đồng/hộ/năm. Khó khăn lớn nhất trong hoạt động sản xuất của
18
người dân chủ yếu là do đặc điểm về địa hình nên thiên tai lũ lụt thường
xuyên xảy ra.
Bảng 3: Đặc điểm kinh tế - xã hội của hội viên năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô
1. Trình độ văn hoá của chủ hộ
1.1. Mù chữ % 0
1.2. Cấp I % 57,78
1.3. Cấp II % 35,56
1.4. Cấp III trở lên % 6,66
2. Bình quân số nhân khẩu/hộ Khẩu 5,40
3. Số lao động chính/hộ Lao động 2,89
4. Số lao động ngư nghiệp/hộ Lao động 2,04
Thu nhập Tr.đồng/hộ/năm 23,90
(Nguồn: Khảo sát hộ, 2010)

Theo kết quả điều tra cho thấy số khẩu trung bình của hộ là 5,40 người
và bình quân lao động trên hộ là 2,89 người chứng tỏ nguồn lao động ở đây
vẫn còn hạn chế so với nhu cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp khi vào
mùa vụ. Sở dĩ số khẩu trung bình lớn nhưng số lao động ít là do ở mỗi hộ đều
có con cái đang đi học hoặc trong gia đình có bố mẹ già yếu không tham gia
lao động sản xuất được. Trung bình một lao động làm ra trong hộ phải nuôi 2
người ăn theo. Đây cũng là một khó khăn lớn cho những hộ làm nông nghiệp
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nguồn thu nhập của gia đình chịu ảnh
hưởng nhiều của thời tiết và những nhân tố khác. Tính theo bình quân thì mỗi
hộ có 2,04 lao động tham gia vào ngư nghiệp, như vậy có thể thấy rằng ngành
nghề chính của các ngư dân là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đây là hoạt
đong mang lại thu hập chính và là nguồn kiếm sống chủ yếu của người dân
19
nơi đây, vì vậy năng suất và hiệu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa
rất lớn đến thu nhập và các hoạt động sinh kế của người dân.
Trình độ văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật vào trong sản xuất của các ngư hộ. Theo kết quả điều tra cho
thấy hầu hết trình độ văn hoá của các hộ thuộc chi hội nghề cá NTTS An Mỹ
thấp, mặc dù không có ai trong tình trạng mù chữ nhưng số hội viên học đến
cấp 1 là khá cao, chủ yếu học đến lớp 5. Số hội viên có trình độ học vấn nằm
trong khoảng từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 57,78%, có đến 35,56% hội viên có
trình độ học vấn trong khoảng lớp 6 đến lớp 9 và chỉ có 6,66% hội viên học
cấp 3 trở lên điều đó cũng hạn chế khả năng hoạt động và hạch toán kinh tế
của hộ, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả và khả năng nuôi trồng thủy sản của
hộ. đây cũng là đặc thù của ngư dân vùng ven phá. Điều kiện kinh tế của các
hội viên khá ổn định. Tính trung bình thì thu nhập của hộ là 23,09 triệu
đồng/hộ tức là thu nhập bình quân mỗi người là 369.000 đồng/khẩu/tháng.
Nói chung nguồn thu nhập của hộ trong năm 2009 là không cao nhưng khá ổn
định.
4.2.2.Đặc điểm sinh kế của hội viên thuộc chi hội nghề cá NTTS An Mỹ

Hoạt động sinh kế đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Những thay đổi trong hoạt động sinh kế kéo theo sự thay đổi trong đời sống,
đặc biệt là về thu nhập. Hội viên chi hội nghề cá NTTS An Mỹ chủ yếu sống
tập trung tại 2 thôn nằm gần phá Tam Giang là An Xuân và Mỹ Ổn nên hoạt
động sinh kế chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, ngoài ra họ còn tham gia khai
thác thủy sản vào thời gian nhàn rỗi và một số ngành nghề khác: buôn bán,
làm thuê, dịch vụ…
20
Bảng 4: Đặc điểm sinh kế của hội viên được khảo sát năm 2009
Hoạt động tạo thu nhập
% Hộ tham gia
(N = 45)
Thu nhập
(Tr.đồng/hộ)
Nuôi trồng thuỷ sản 100,00 7,26
Khai thác thuỷ sản 60,00 5,38
Trồng lúa 95,00 3,76
Chăn nuôi lợn 42,22 3,33
Chăn nuôi gia cầm 44,44 1,60
Nghề khác 71,11 9,89
(Nguồn: Khảo sát hộ, 2010)
Nhìn chung, trong cơ cấu thu nhập của hội viên hoạt động NTTS đóng
vai trò quan trọng nhất. Đây chính là nguồn thu nhập chính của ngư hộ, qua
quá trình phỏng vấn cho thấy toàn bộ các hội viên đều tham gia vào nuôi
trồng thủy sản, trong đó có 50 hộ nuôi theo hình thức xen ghép giữa cá
kình - tôm sú - cua, còn 2 hộ nuôi chuyên tôm nhưng hai hộ này đã được
tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm và thời điểm thả tôm chứ không phải làm
một cách tự phát như trước đây, hai hộ này là hai hộ nuôi thử nghiệm chế
phẩm AM. Kết quả bước đầu đạt được rất khả quan, mức lãi bình quân của
những hộ này là 10 triệu đồng, vì thế nó hứa hẹn một mô hình sẽ được

nhân rộng.
Khai thác thủy sản cũng là hoạt động khá phổ biến ở đây, những hộ
nuôi trồng thủy sản cũng có thể tham gia vào hoạt động khai thác hoặc
không tham gia vào hoạt động khai thác. Theo kết quả phỏng vấn hộ cho
thấy hoạt động khai thác thủy sản chiếm đến 60%. Hoạt động khai thác
thủy sản cũng mang lại cho các hộ thu nhập đáng kể, trung bình 5,38 triệu
đồng/hộ/năm. Các loài thủy sản khai thác được chủ yếu là tôm đất, cá
bống, cá thệ, cá móm cua nhưng cua chủ yếu là để thả hồ. Hoạt động này
21
được thực hiện vào khoảng tháng 1 đến tháng 9 là những tháng ít có mưa,
lụt lớn.
Theo ý kiến của các hộ dân cho rằng: trước đây nuôi trồng thủy sản
mang lại thu nhập rất cao, tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do diễn
biến thời tiết thất thường kết hợp với môi trường nước bị ô nhiễm nên dịch
bệnh thường xuyên xảy ra như dịch đốm trắng, dịch sáu râu… nên thu nhập
từ hoạt động này thấp hơn so với những năm trước.
Nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính của ngư dân, nó chiểm tỷ trọng
tương đối lớn, chiếm đến 95% và cũng là nguồn sinh kế lâu đời của người
dân, mặc dù thu nhập mang lại từ hoạt động này là không cao (3,76 triệu
đồng/hộ/năm).
Bên cạnh đó, việc tiến hành các hoạt động tạo thu nhập khác như đi
làm thuê ở xa, mở các quầy buôn bán dịch vụ như bán thức ăn cho tôm, bán
dầu chạy máy… cũng góp phần tạo thu nhập đáng kể cho một số hộ. Đây là
hoạt động mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân nhưng nó không thường
xuyên và không ổn định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết
Đa số những hộ phỏng vấn được cho rằng nhờ vào việc nuôi xen ghép
nên họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn so với lúc nuôi chuyên tôm, vì thế
nên họ có thời gian để đi làm các công việc khác như thợ may, thợ nề, thợ
đụng nhằm tạo thêm được nguồn thu nhập cho gia đình. Nhờ đó ngư dân
có thể mua sắm các phương tiện, dụng cụ cũng như các máy móc nhằm

phục vụ cho sản xuất mà cụ thể là để phục vụ cho việc nuôi trồng và đánh
bắt thuỷ sản.
22
Bảng 5: Phương tiện sản xuất và tài sản của hộ năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô Giá trị(tr.đồng)
Bình quân diện
tích NTTS/hộ
Ha 0,55 -
Bình quân máy
bơm nước/hộ
Cái 0,90 2,44
Bình quân số
ghe/hộ
Cái 2,00 2,36
Bình quân tay
lưới/hộ
Cái 15,00 1,31
Bình quân số
lừ/hộ
Cái 30,00
1,76
(Nguồn: Khảo sát hộ, 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng hầu hết các ao nuôi đều có diện
tích 5.300 m
2
, diện tích này là do Uỷ ban nhân dân huyện cấp từ khi các ngư
hộ ra làm hồ, một số hộ có diện tích trên 5000
2
là do lấn chiếm mà có được,
tuy nhiên số hộ này chiếm tỷ lệ không lớn chỉ chiếm tỷ lệ là 3,32% tức là chỉ

có một hộ có diện tích 7000m
2
. Một số hộ khác có diện tích ao nuôi tương đối
lớn với diện tích 10.000 m
2
, cũng giống như những hộ có diện tích trên 5000
2
,
những hộ này cũng chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ chiếm tỷ lệ 13,73%, những hộ
này có diện tích lớn như vậy là do được anh em hoặc người thân chuyển
nhượng, cho họ làm nên diện tích được tăng lên. Còn lại những hộ có diện
tích là 5000
2
chiếm phần đa số với tỷ lệ cao nhất.
Nhìn chung dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất của các ngư hộ là
tương đối đầy đủ, bình quân mỗi hộ có 30 lừ và 15 lưới, số lượng này nhiều
hơn so với những năm trước khi tham gia vào chi hội, qua đây cũng thấy được
số lượng lừ được sử dụng nhiều hơn so với lưới, gấp 2 lần số lưới của ngư hộ.
Nguyên nhân chính là việc sử dụng lừ ít tốn thời gian hơn, theo các hộ dân
được phỏng vấn cho rằng nếu sử dụng lưới để khai thác thì cứ một lưới phải
cần đến 2 người trong khi sử dụng lừ thì một người có thể sử dụng được nhiều
cái, hơn nữa việc sử dụng lừ cũng đơn giản và dễ dang hơn so với việc dùng
lưới, mà số loài khai thác được cũng phong phú hơn nhiều, chính vì thế ngày
23
càng có nhiều người sử dụng lừ để khai thác thay cho dùng lưới, điều này
cũng là một thuận lợi cho các ngư hộ nhưng cũng là một thách thức vì việc sử
dụng quá nhiều lừ sẽ khai thác quá mức các loài thủy hải sản, các loài như
tôm, cá… giảm cả về số lượng và kích thước. Số lượng ghe trung bình mỗi hộ
là 2 cái tương đương với 2,36 triệu đồng, số máy bơm nước bình quân môi hộ
là 0,9 cái tương đương với 0,44 triệu đồng.

4.3 Thực trạng phát triển của chi hội nghề cá NTTS An Mỹ
4.3.1 Tiến trình thành lập của chi hội nghề cá An Mỹ
Thực tiễn cho thấy, sáng kiến ngành lập chi hội nghề cá cơ sở ở
Quảng An nói riêng và cấp cơ sở ở Thừa Thiên Huế nói chung đều xuất phát
từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ chính các ngư dân.
- Từ các nhà quản lý thẩm quyền chung ở cơ sở (Uỷ ban nhân dân cấp
xã) cũng như quản lý thẩm quyền chuyên ngành thuỷ sản.
- Từ tỉnh hội nghề cá.
- Từ các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội có các dự án hổ trợ kỹ
thuật cho các cộng đồng ngư dân địa phương nghèo.
+ Quá trình tham gia và vận động vào hội nghề cá đến từng hộ dân:
Cán bộ của dự án cùng cán bộ địa phương tiến hành vận động tuyên
truyền những lợi ích khi người dân tham gia vào chi hội đến từng hộ dân,
thông tư tưởng cho người dân, làm cho người dân tự nguyện tham gia. Việc
đồng ý tham gia được thể hiện chính thức bằng đơn xin vào hội nghề cá có
xác nhận của chính quyền cấp xã về tư cách sử dụng nguồn lợi ở địa phương.
Việc viết đơn tham gia của người dân là hoàn toàn tự nguyện.
+ Hiệp thương giữa chính quyền cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã với hội
nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế bằng văn bản.
Quá trình hiệp thương nhằm bàn bạc một số vấn đề liên quan bao gồm:
- Chiến lược phát triển chi hội nghề cá địa bàn cấp xã : số lượng, chủng
loại.
- Tên gọi và phương thức quản lý tổ chức người dân
- Nhân sự nồng cốt lâm thời thành lập chính thức chi hội nghề cá cơ sở:
24
Quyết định thành lập chi hội nghề cá nuôi trồng cơ sở cùng ban chấp hành
lâm thời ngày 25/2/2006. Các thủ tục hoạt động được hoàn tất, có con dấu,
được cấp phép sử dụng của sở công an thì được tổ chức ra mắt địa phương có
sự tham gia của tỉnh hội nghề cá, chính quyền chuyên môn quản lý thuỷ sản

(Trường đại học Nông Lâm Huế), Ủy ban nhân dân và các đơn vị ban ngành ở
địa phương.
Tuy nhiên, tiến trình thành lập chi hội nghề cá xã Quảng An có nhiều
điểm khác biệt so với tiến trình thành lập các chi hội nghề cá cơ sở ở Thừa
Thiên Huế.
Về tiến trình thành lập hội nuôi trồng thuỷ sản An Mỹ: Chi hội nghề cá
tỉnh phối hợp với cán bộ địa phương thành lập ban chấp hành lâm thời. sau
đó, ban chấp hành lâm thời cùng cán bộ kĩ thuật tiến hành thực hiện xây dựng
các mô hình trình diễn. Các mô hình trình diễn được tiến hành ở những ao ở
những vị trí khác nhau. Chọn diện tích của những hộ có vị trí ao thuận lợi, sản
xuất hiệu quả, có kinh nghiệm trong sản xuất. Nói chung là chọn những hộ
điển hình trong sản xuất. Chọn 4 hộ để tiến hành làm mô hình sau đó nhân
rộng thêm 10 hộ. Ở những ao thuộc đầm trong thì tiến hành nuôi tôm, vì
những ao này môi trường ít bị ô nhiễm hơn và người dân dễ dàng kiểm soát
được tình hình dịch bệnh cũng như sự phát triển của đối tượng thuỷ sản, môi
trường ao nuôi, còn ở những diện tích không thể nuôi tôm thì tiến hành nuôi
xen Tôm - Cua - Cá Kình. Việc nuôi xen chắc chắn sẽ ít thất bại mặc dù lợi
nhuận của nó mang lại là không cao. Sau khi các mô hình thành công, những
hộ tiến hành làm mô hình này sẽ được kết nạp vào hội, và đây là những hội
viên đầu tiên của chi hội. Sau khi thấy được lợi ích, các hộ khác sẽ tự nguyện
viết đơn để tham gia vào hội. Đơn được gửi lên trên xét duyệt. Sau nữa là tiến
hành kết nạp chính thức các thành viên.
4.3.2 Lý do và thời gian thành lập chi hội NTTS An Mỹ
Xuất phát từ thực trạng xã Quảng An có nhiều hộ tham gia đánh bắt,
nuôi trồng thuỷ hải sản không có phương pháp và mang tính huỷ diệt làm cho
sản lượng đánh bắt chưa cao, chưa cải thiện được thu nhập và còn làm cho
môi trường vùng nuôi trồng đánh bắt bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước đây, khi
25

×