Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận về vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát trển nhân cách ở trẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.12 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
Người ta có rất nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về. Gia đình- đó là
nơi bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Cho dù mọi thứ có
quay lưng lại với ta thì có một thứ mãi mãi không hề thay đổi, vẫn lặng thầm đi bên
ta, vẫn dang tay đón ta trở về. Gia đình chính là nơi ta tìm về khi mệt nhoài trên
đường đời đầy rẫy chông gai. Chính vì vậy, con người ta lớn lên không thể thiếu
vắng bóng dáng những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ ta. Thấy được
tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của trẻ là như thế nào nên hôm
nay tôi đã chọn đề tài này như để nói lên suy nghĩ, bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối
với cha mẹ.

I.

Khái niệm
1. Gia đình


-

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với
nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Gia
đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những

-

tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Trải qua một quá trình lâu dài, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
được khái niệm về gia đình một cách toàn vẹn như trên. Và có
lẽ khái niệm này ai đọc lên cũng có thể hiểu và cảm thấy quen


thuộc. Bởi cảm xúc về gia đình trong ta là vô tận, nào là một
ngôi nhà an toàn cho ta trú ngụ trong cuộc đời; nơi cho ta
những bữa cơm ấm áp, đầy tình thương yêu mà khi đi xa ai
cũng nhớ; ở đó ta học được cách đối nhân xử thế, sống tốt
đời đẹp đạo, giúp ta biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc
người khác ngoài bản thân ta… Có thể nói, gia đình là một

-

phần thu nhỏ của xã hội, đa hình, muôn dạng, thú vị.
Vậy những đặc ân ta nhận được từ gia đình xuất phát từ
đâu? Đó chính là sự thương yêu, dạy dỗ của mẹ cha. Nếu
không có sự giáo dục từ mẹ cha thì sẽ không có ta hôm nay.
Vậy thế nào là giáo dục gia đình?

2. Giáo dục gia đình
- Khi xưa, ông bà ta quan niệm: “ Thương cho roi cho vọt, ghét

cho ngọt cho bùi”. Vì lẽ đó nên giáo dục gia đình khi xưa
thường được biểu hiện qua những trận đòn roi thấm đượm
yêu thương. Còn ngày nay, không phải không có những trận
đòn roi nhưng nó đã ít hơn và thay vào đó giáo dục gia đình
thường biểu hiện qua những lời khuyên bảo ôn tồn, phân tích
phải trái đúng sai cho con trẻ. Từ một ít những biểu hiện trên
trong giáo dục gia đình thì ta có thể hiểu rõ hơn khái niệm
giáo dục gia đình dưới đây.


-


Giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động
của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
con người, trước hết của lớp trẻ. Trẻ không thể có sự hình
thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền
nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.
Bởi gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên
nhân cách đang hình thành ở lứa tuổi còn non dại của trẻ. Vì
lẽ đó mà giáo dục gia đình rất cần thiết, nó được coi là cái
mốc đầu tiên để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường
được tốt hơn. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình còn được coi là
tế bào của xã hội, luôn giữ một vị trí quan trọng trong quá
trình hình thành nhân cách của trẻ. Những đứa trẻ dù ở
trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng nếu như được sự giáo
dục tốt từ phía gia đình, sẽ có điều kiện thuận lợi để phát
triển toàn diện mà trước hết là trở thành một người tốt. Vậy
nhân cách là gì mà có thể giúp ta trở thành một người tốt?

3. Nhân cách
- Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người. Nhân cách của

mỗi con người được hình thành là kết quả của giáo dục gia
đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai
-

trò rất quan trọng.
Nhưng đâu dễ để trở thành một người tốt! Làm bất kì một
việc gì nếu muốn có kết quả tốt đẹp đều phải trải qua khó
khăn. Và giáo dục gia đình cũng không ngoại lệ. Con đường
để trẻ trở thành một người tốt là con đường đầy chông gai,
vất vả và cha mẹ là một trong những nhân tố đóng vai trò


II.

quan trọng giúp trẻ bước vào đời.
Vai trò của giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân
cách ở trẻ
-

Giáo dục gia đình được coi là nền tảng, cùng với giáo dục nhà
trường và xã hội để tạo nên những con người có ích, những


công dân tốt. Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản
của gia đình, chuẩn bị cho trẻ những hiểu biết, những kỹ
năng và thái độ cần thiết đối với các sự vật, hiện tượng của
thế giới xung quanh để đứa trẻ gia nhập vào đời sống xã hội.
Xã hội càng phát triển thì càng làm tăng tầm quan trọng của
giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách thế hệ trẻ. Mục đích sâu xa của giáo dục gia đình là
hướng tới xây dựng nhân cách con người, đạo lý làm người
nên giáo dục gia đình sẽ hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng
đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn
mẫu xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như
những trật tự không chỉ trong gia đình mà ở cả ngoài xã hội.
Giáo dục gia đình ở Việt Nam không chỉ tác động mạnh mẽ ở
giai đoạn ấu thơ của cuộc đời mỗi con người, vì con người
Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với đời sống gia đình nên
có thể ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu
dài suốt cả cuộc đời. Nó đặt cơ sở quyết định cho sự hình
thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu; thúc đẩy sự phát

triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên; củng cố, giữ
gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo
dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ
-

thống chặt chẽ.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng.
Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia
đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn
hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người
mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi
ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các
con. Và bầu không khí trong gia đình do cha mẹ mang lại sẽ
tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung


khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ,
đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn
lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ. Cho nên gia
đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho
-

trẻ.
Có thể nói, giáo dục bao gồm hai quá trình đó là quá trình
tiếp nhận giáo dục và quá trình tự giáo dục. Giáo dục trong
gia đình bao gồm cả hai quá trình này, mỗi con người chịu
ảnh hưởng lớn từ quá trình giáo dục của gia đình, song bản
thân con người cũng tự giáo dục để hoàn thiện mình, hình
thành một nhân cách tốt. Vai trò giáo dục nhân cách cho trẻ
trong gia đình thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Trước hết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là
trường học đầu tiên của con người. Mỗi con người đều
được sinh ra từ một người cha, người mẹ, vì vậy đứa
trẻ gắn bó và lắng nghe được những âm thanh của
cuộc sống đầu tiên từ cha mẹ mình đặc biệt từ người
mẹ. Với chức năng tự nhiên, người phụ nữ mang thai,
sinh con, sự gắn kết của người phụ nữ với con cái
dường như lớn hơn nam giới, bởi vậy đây là sự gắn
kết từ bào thai đứa trẻ, rồi sinh ra, nuôi nấng và dõi
theo cuộc đời đứa con. Khi sinh ra con người ta được
tiếp xúc với văn hóa dân tộc từ lời ru, giọng hát của bà
của mẹ, tiếp xúc với ngôn ngữ dân tộc từ lời nói của
cha mẹ. Những bước đi chập chững đầu đời, người
đầu tiên chỉ dạy cho bé cách đi đứng, nói năng đó là
cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ
hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Tất
nhiên sẽ có những đứa trẻ vì một lý do nào đó mà
thiếu sự quan tâm chăm sóc của người cha hoặc người


mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân cách tốt,
đó là do quá trình tự giáo dục của đứa trẻ tốt. Hầu
như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì nhân cách
đứa trẻ đều có phần khiếm khuyết hoặc hoàn toàn xấu.
Vì vậy giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi
con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về
xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình;
đứa trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục đầu tiên,
+


trường học đầu tiên ấy là gia đình.
Thứ hai, gia đình là hành trang không thể thiếu với
mỗi con người. Từ nhỏ con người được sống với ông,
bà, cha mẹ, anh chị em (trừ những trẻ em trong cô nhi
viện). Lớn lên, mỗi người lại có vợ, có chồng, có con,
cháu. Trong gia đình, mỗi con người được đùm bọc về
vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện
được an toàn khôn lớn, người già có nơi nương tựa,
người lao động được phục hồi về sức khỏe, thoải mái
về tinh thần…Như vậy gia đình gắn bó với mỗi con
người trong từng bước đường của cuộc sống. Ai
không được sống trong tình yêu thương của gia đình
là một nỗi bất hạnh lớn. Trong quá trình sống, gắn bó,
trao và nhận tình yêu thương che chở của gia đình,
mỗi người lại hoàn thiện mình, hoàn thiện nhân cách

cho bản thân.
+ Thứ ba, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội.
Bác Hồ đã từng nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Gia đình là tế bào của xã hội. Không có gia đình tái tạo
ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội không thể


tồn tại và phát triển được. Và ngược lại xã hội cũng có
tác động to lớn đến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ sở để
xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Vì sao mối quan
hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội lại tác động trực
tiếp đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân

cách cho con người? Có thể nói gia đình là nơi trao
truyền các giá trị văn hóa của nhân loại từ thế hệ nay
sang thế hệ khác. Hơn nữa mỗi thời đại xã hội khác
nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống
và tác phong khác nhau, vì vậy chỉ có thông qua gia
đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất
để giáo dục con người theo những chuẩn mực mà xã
hội mong muốn. Ví dụ: thời kỳ phong kiến chuẩn mực
với người phụ nữ là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là ở nhà theo cha,
lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con
trai) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Những quan
niệm ấy được gia đình chỉ dạy cho những trẻ em gái và
coi đó là chuẩn mực ứng xử. Nhưng trên thực tế, lễ
giáo phong kiến đó đã đè nặng lên vai người phụ nữ,
cả cuộc đời họ phải theo (“tòng”) một người đàn ông.
Đây là điều bất hợp lý khiến người phụ nữ phong kiến
không được học hành, không được tham gia vào các
công việc xã hội. Họ lại bị áp lực phải sinh được con
trai nối dõi cho gia đình nhà chồng.
Nhưng ngày nay chuẩn mực đó đã có những thay đổi,
điều chỉnh, người phụ nữ được tham gia nhiều hơn
vào các công việc xã hội. Vậy là gia đình lại tham gia
vào việc giáo dục những chuẩn mục mới cho con


người. Hình thành nên những con người có nhân cách
III.

tốt và được tự do phát triển một cách toàn diện.

Thực trạng giáo dục ở gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân
cách ở trẻ.
-

Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành
hoàn toàn không dễ. Không thể chủ quan khi cho rằng “cha
mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống
thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục trẻ không thể chỉ bằng
lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể; mọi hành vi,
thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc
hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.Trẻ sẽ không tôn
trọng người lớn nếu như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự
thiếu tôn trọng lẫn nhau. Biết là vậy nhưng hiện nay trong
các gia đình vẫn có những bậc cha mẹ dạy con cái phải lễ
phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng cha mẹ
của mình, tức ông bà của trẻ và vô tình họ đã làm ảnh hưởng

-

xấu đến nhân cách của trẻ.
Có những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái, họ luôn chú
trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy
con không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn
nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi được cho quà. Nhưng
cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con
cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động
thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào
tâm hồn non nớt của trẻ , làm cho các em trở nên cộc cằn, thô
lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát
triển của trẻ. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay

gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ rơi vào tình trạng hụt hẫng
về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua


khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn
-

tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa
ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm
chất, nhân cách gốc của trẻ. Và nếu như ngay từ đầu các
phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Từ xưa, ông bà ta
cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần
chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, nếu gần trộm,
gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp. “Gần mực
thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thế nhưng đâu đó trong xã
hội hiện nay, vẫn còn những bậc cha mẹ có những hành vi
thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm
tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu,
nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô… làm cho trẻ em dần dần
coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi
kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có những trẻ có ý chí
kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng

-

sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt,
có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo

dục con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ
lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải
đi công tác trong thời gian dài; có gia đình bố mẹ ly hôn, có
con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc
con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ,
không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo khiến trẻ có tâm lý
lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm
tội khi bị rủ rê, lôi kéo…Hoặc có những gia đình bố mẹ thiếu
hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập


hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có
lỗi cộng thêm cha mẹ đang buồn bực, vì không kiểm soát
được bản thân nên họ đã trút đòn roi lên đầu con cái. Nhiều
đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương,
che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của cha
mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa
nhập, trẻ trở nên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm
ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi
-

dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Và con hư còn bởi cách dạy. Có những gia đình quá nuông
chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì
được nấy hay bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ lại,
dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm,
quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia
đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ
thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng
thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm

cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để
thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn

-

diện, đánh bạc, hút chích…
Ngoài ra, mô hình gia đình ít con đã tạo ra tâm lý kỳ vọng
quá lớn ở những “cậu ấm, cô chiêu” của họ. Thường thì mỗi
bậc cha mẹ khi đón con ở trường về, câu hỏi đầu tiên là “hôm
nay con được mấy điểm” mà chưa cần biết hôm nay ở trường
con học hành ra sao, chơi trò gì, thư giãn thế nào. Tâm lý học
vì điểm đã tạo nên sự sai lầm đáng tiếc khiến trẻ bằng mọi
cách để có điểm tốt cho cha mẹ vui. Nhiều bậc cha mẹ lại
thường lấy một số bạn bè cùng trang lứa ra “làm gương” cho
con. Theo tôi, sự so sánh này có thể là con dao 2 lưỡi. Không
cho phép con cái tranh luận cũng là một nhược điểm của


nhiều bậc cha mẹ. Khi con trót phạm một lỗi gì, cha mẹ vội
vàng chụp mũ cho rằng con là đồ bỏ đi, là “đồ ngu”…khiến các
em tự ti, cho rằng mình có cố gắng thế nào cũng vẫn không
-

thể khá hơn được, dẫn đến tâm lý buông xuôi bỏ mặc…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ
chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp
vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng
của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống
tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ

vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không
được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải

IV.

quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.
Biện pháp để giáo dục gia đình được tốt hơn.
- Ở Việt Nam, gia đình đang chịu sự tác động rất lớn bởi
những yếu tố văn hóa nước ngoài (có cả văn hóa tiến bộ và
cả văn hóa phẩm độc hại- có cả hoa thơm và gió độc), thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng du nhập vào Việt
Nam. Gia đình cũng đang chịu sự tác động từ mặt tích cực
cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong
mỗi gia đình Việt Nam hôm nay dường như điều kiện vật
chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa nhau hơn,
thời gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Thực tế
này tác động không nhỏ đến việc giáo dục và hình thành
nhân cách cho trẻ em. Đại hội XI của Đảng ta lại chỉ ra thực
trạng: “…đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống
cấp”. Để gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã
hội thì những người làm cha, mẹ - những người chủ của gia
đình cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Thứ nhất, cha mẹ phải là người có kiến thức. Kiến
thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể từ học tập


trong sách vở và trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù kiến
thức nào thì cha mẹ cũng phải biết lựa chọn những
vấn đề phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với
hoàn cảnh và tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm

của từng đứa trẻ. Có thể nói đây là điều khó khăn đối
với các bậc cha mẹ, bởi xã hội phát triển rất nhanh,
lượng kiến thức vô cùng lớn, trẻ em học hỏi rất nhanh
cả những điều hay lẽ phải và cả những thói hư tật xấu
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cha mẹ phải cập
nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con
mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa
trẻ.
+ Thứ hai, bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt. Sẽ
không thể có những con người có nhân cách tốt được
nếu như: “Nhà kia nỗi phép con khinh bố/ Mụ nọ
chanh chua vợ chửi chồng”. Cách hành xử của cha mẹ
với nhau, cách ứng xử của cha mẹ với những người
xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
nhân cách đứa trẻ. Khi còn nhỏ, nếu đứa trẻ học được
cách hành xử “vô văn hóa”, “vô đạo đức” của cha mẹ
thì lớn lên tất yếu nó cũng hành xử giống cha mẹ. Song
ngược lại, nếu cha mẹ là những tấm gương sáng, mẫu
mực thì con cái sẽ là những người có nhân cách tốt
(trừ một số đứa trẻ quá trình giáo dục và tự giáo dục
không tốt).
+ Thứ ba, gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình
đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải bình đẳng tôn trọng lẫn
nhau. Bình đẳng ở đây thể hiện là mọi thành viên
trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của mình.
Mọi tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong gia


đình đều được lắng nghe, chia sẻ, những tâm tư
nguyện vọng nào chính đáng phải được đáp ứng cho

phù hợp. Muốn có được điều này thì các thành viên
trong gia đình phải thật sự tôn trọng nhau, đặc biệt
không có sự bất bình đẳng giới. Trẻ em trai và trẻ em
gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ
hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học
hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng
phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ
với nhau mọi việc trong cuộc sống.


Lời kết bài
Tóm lại, gia đình có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho
con người, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để
xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói : “Hạt nhân của xã
hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải
chú ý hạt nhân cho tốt”. Ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, những yếu tố cũ và mới đan xen, nhưng muốn xã
hội tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình
trong việc hình thành nhân cách cho con người.



×