Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển con người và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Tên đề tài: "Vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển con
người và xã hội".
1. Lý do chọn đề tài.
Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.
Cuộc sống của con người chịu sự chi phối bởi môi trường tự nhiên và xã hội
mà con người sống trong đó. Gia đình, nhà trường, xã hội là ba môi trường
liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển của
mỗi cá nhân.
Gia đình là một trong ba môi trường xã hội hoá trẻ em, quyết định trực
tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người, thông qua gia đình mỗi
cá nhân người ngày càng hoàn thiện cả về mặt tự nhiên và mặt xã hội. Gia
đình khộng chỉ sinh ra con người, thực hiện các chức năng chăm sóc hoàn
thiện thể lực cho trẻ em mà còn là một trường học đầu đời cho mỗi đứa trẻ
phát triển, hoàn thiện yếu tố xã hội trong con người: dạy cho trẻ em cách ăn,
mặc, giao tiếp, tiếp thu văn hoá công cộng... Giúp trẻ hình thành nhân cách
gốc cho con người. Thông qua gia đình cá nhân có cơ sở để tiếp nhận những
giá trị, những chuẩn mực xã hội, vững tin bước sang một môi trường xã hội
hoá cao hơn.
Như vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thể lực, trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ...điều quan trọng nhất là cần phải chú ý nâng cao vị trí, vai trò,
chức năng, phương pháp giáo dục gia đình trong việc xã hội hoá trẻ em; đồng
thời phải biết kết hợp hài hoà các môi trường giáo dục: giáo dục gia đình, nhà
trường và xã hội.
Trong các môi trường giáo dục, gia đình có một ý nghĩa quyết định đầu
tiên đối với việc hình thành con người xã hội, giáo dục con người trở thành
công dân có ích cho xã hội.
1
Với ý nghĩa quan trọng đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu là: "Vai trò
của giáo dục gia đình trong sự phát triển con người và xã hội".
2. Mục đích nghiên cứu.


Giáo dục gia đình giúp cho mỗi người hiểu rõ vị trí, vai trò, trách
nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với giáo dục thế hệ trẻ; nâng cao
trình độ hiểu biết về vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn; các bậc cha mẹ có thể vận
dụng những tri thức, phương pháp của giáo dục gia đình vào việc chăm sóc,
nuôi dạy con cái; hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ
góp phần ngăn ngừa, loại bỏ dần những hiện tượng tiêu cực trong gia đình và
xã hội.
Giáo dục gia đình từng bước khắc phục hạn chế của gia đình truyền
thống, kế thừa, gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những
yếu tố tiên tiến của thời đại để xây dựng gia đình mới, tiến bộ văn minh.
Giáo dục gia đình còn giúp các gia đình biết giữ gìn những giá trị văn
hoá của dòng họ, của dân tộc để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc.
-> Từ những mục đích trên của việc nghiên cứu đề tài ta cũng đã nhận
thấy rõ vai trò quan trọng và tính thiết thực của đề tài: "Vai trò của giáo dục
gia đình trong sự phát triển con người và xã hội".
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển con người và xã hội.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Nghiên cứu về hoạt động giáo dục gia đình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định một số nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
2
Nghiên cứu về thực tiễn để đưa ra những kết luận về qui luật vận động
của những sự kiện, hiện tượng giáo dục gia đình đặc biệt là phải dựa trên các
giả thuyết khoa học.

5. Giả thuyết khoa học.
Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Ảnh hưởng của văn
hoá ngoại lai và qui luật cạnh tranh cũng làm phát triển nhanh chóng, mạnh
mẽ những tệ nạn xã hội như: Tham nhũng, mại dâm, nghiện hút... tạo ra
những thách thức và khó khăn trong giáo dục gia đình hiện nay.
Các hiện tượng gây mất ổn định đối với đời sống gia đình như: ly hôn,
có người nghiện hút, kinh doanh phá sản... đang có nguy cơ tăng cũng gây
khó khăn cho công tác giáo dục gia đình.
Giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng khá lớn của điều kiện kinh tế, tiện
nghi, nếp sống văn hoá, nghề nghiệp... chính vì vậy vai trò của giáo dục gia
đình trong sự phát triển của con người và xã hội trong giai đoạn hiện nay là
rất quan trọng. Nhờ thấu hiểu tính cách, sức khoẻ của con cái mà các bậc cha
mẹ tìm kiếm, lựa chọn được các biện pháp phù hợp để giải quyết có hiệu qủa
các tình huống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc hình thành và
phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trên cơ sở ý nghĩa của đề tài, đối tượng nghiên cứu; đề tài áp dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, phương
pháp phỏng vấn, phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp phân tích và
tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm, phương pháp chuyên gia.
- Nhóm các phương pháp lý thuyết: phương pháp phân tích - tổng hợp,
phân loại - hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp mô hình hoá.
- Phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học: Sử dụng đặc biệt là
toán xác suất thống kê trong thu thập và xử lý các số liệu điều tra.
3
7. Đóng góp lợi ích của đề tài.
- Giúp các thành viên trong gia đình thấy được vai trò của mình trong
việc xây dựng nhân cách con người.

- Đưa ra được một số nội dung và phương pháp giáo dục cơ bản trong
gia đình.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI.
1. Khái niệm về gia đình.
Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức
quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết
thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em
và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung (theo từ điển
triết học - NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội năm 2002).
Gia đình là môi trường cơ sở, đầu tiên có vị trí quan trọng và có ý nghĩa
lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường
gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra các mối
quan hệ gắn bó ruột thịt, truyền thống - một thứ tình cảm khó có thể chia cắt.
Do đó, có phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn
luôn hướng về quê hương, gia đình.
2. Các chức năng của gia đình.
Gia đình có các chức năng sau:
- Duy trì và phát triển nòi giống.
- Lao động, sản xuất để tồn tại và phát triển.
- Nuôi dạy con cái trưởng thành.
- Là tổ ấm cho mọi thành viên trong gia đình.
3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của
mỗi cá nhân, xã hội và đất nước.
a. Đối với cá nhân.
- Gia đình là tổ ấm của mỗi thành viên trong gia đình, là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, là cái nôi nuôi dưỡng con
người.

5

×