Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận về vai trò của người giáo viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU.
Trên đà phát triển của xã hội ngày nay, của đất nước, con người đang dần
chuyển mình để vươn lên bắt kịp với xu thế phát triển đó của xã hội. Và để bắt kịp
được xu thế đó mọi người đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu. Giáo dục là điều kiện
không thể thiếu để duy trì và phát triển đời sống con người cũng như là của toàn
xã hội loài người. Đi học là quyền lợi và đó là nhu cầu cơ bản của con người, một
quyền mà ai ai cũng được hưởng, đi học là con đường giúp tăng thu nhập của cá
nhân sau này. Vì thế tất cả mọi người đều coi trọng việc đi học việc được đến
trường, coi trọng giáo dục, con em được đến trường đầy đủ và có điều kiện để
phát huy hết khả năng của mình.
Trường học là môi trường học tập tốt nhất để phát triển con người và ở
trường học có người học và người dạy học, người học là những trẻ em, học sinh,
sinh viên hay là những thành phần khác nhau của xã hội nữa và người dạy ở đây
là những giáo viên, giảng viên những người quan trọng đem nguồn sáng cho
những người ham học. Để học sinh có kết quả học tập tốt và trở thành con người
có ích cho gia đình cũng như xã hội thì việc quan trọng đầu tiên đó là đồi hỏi đội
ngũ giáo viên dạy học phải có phương pháp dạy học tập, kèm theo đó là cái tâm
của nghề giáo- nghề trồng người theo như lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thông
qua đó chúng ta có thể hiểu được vai trò to lớn của người giáo viên là như thế nào
đối với giáo dục, đối với cuộc sống xã hội hiện nay.
Vị trí xã hội của người giáo viên gắn liền với vị trí và chức năng của giáo
dục đó là chuẩn bị cho học sinh, sinh viên một hành trang kiến thức, kĩ năng tốt
nhất để bước vào đời và có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, trên cơ sở
tiếp thu những kinh nghiệm xã hội. Đặc biệt là tri thức và kĩ năng lao động nghề
nghiệp, trong một thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Công


việc này có ý nghĩa cực kì quan trọng, có ý nghĩa quyết định đưa nước ta thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Vì vậy người thầy giáo từ xưa tới nay luôn được nhân dân ta tôn trọng và đó
là nghề được đánh giá cao. Tôn sư trọng đạo đã trở thành truyến thống tốt đẹp


của dân tộc ta, người xưa có câu ‘ Không thầy đố mày làm nên’ câu tục ngữ đó
đa nói lên phần nào vai trò, vị trí và ý nghĩa của người thầy và để đáp lại công lao
dạy dỗ đó ông bà ta cũng nói rằng ‘ Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay
chữ phải yêu lấy thầy’.
Bài tiểu luận dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề ấy để có thể hiểu hết được vai
trò và ý nghĩa của người giáo viên trong xã hội ngày nay.

I.

Vị trí và ý nghĩa của người giáo viên đối với cá nhân và xã hội ngày nay.

1. Đối với cá nhân.
Khi trở thành một người giáo viên, một người đứng trên bục giảng để truyền đạt
những gì cần thiết tới những người ngồi bên dưới thì người giáo viên có một vai
trò hết sức quan trọng.
- Là người truyền đạt kiến thức, kĩ năng học tập cho học sinh.
- Là người thắp ngọn lửa tương lai cho các em học sinh.
- Là người định hướng con đường học tập cũng như tương lai cho học sinh,
dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý thời đại,
- Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo phong trào học tập của
học sinh.


- Giúp học sinh phát triển trí óc một cách toàn diện và có thể phát huy được
năng lực của bản thân.
- Là tấm gương sáng về lòng ham học, tinh thần tự học, đam mê nghiên cứu
khoa học, là nguồn cảm hứng tuyệt vời và sâu sắc nhất, bền bỉ nhất cho học
trò.
- Chọn lọc những kiến thức thật sự cần thiết và phù hợp với trình độ, năng lực
tiếp nhận, tiếp thu của học trò, truyền cho các em tinh thần học tập suốt đời.

- Giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ, hình thành cho học sinh những phẩm chất và
năng lực mà xã hội cần.
- Là người dạy và giáo dục học sinh toàn diện.
- Góp phần sáng tạo ra con người, ra nhân cách mới.
- Cung cấp thông tin cho học sinh, là người mang lại nguồn tri thức cho học
sinh.
- Là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh, cha mẹ và phụ huynh học sinh, gia
đình trong việc xây dựng văn hóa học đường.
- Tạo ra những con người năng động, sáng tạo và có năng lực tự giải quyết
vấn đề của mình cũng như của người khác.
- Sửa chữa những sai lầm, nhận thức lệch lạc của người học.
2. Đối với xã hội.
Trong công cuộc thực hiện Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, giáo dục đóng
vai trò then chốt, điều này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và khẳng định. Do đó
hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục cần phải được chú ý mà một trong những


nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng của giáo dục đó là đội ngũ giáo
viên. Phai có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và nhiệt huyết nghề
nghiệp mới có thể đảm đương được trọng trách mà xã hội giao cho. Vì vậy giáo
viên cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với xã hội.
- Giáo viên là người đảm đương trọng trách đào ạo, bồi dưỡng, rèn luyện và
đưa con người thành đạt trong cuộc sống, sống có nhân cách và làm cho xã
hội ngày càng hoàn thiện hơn.
- Là người góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Tạo nguồn lực tài giỏi cho xã hội góp phần đưa xã hội đi lên.
- Là người quyết định chất lượng giáo dục của xã hội.
- Làm cho xã hội tiến đến gần hơn với sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại
hóa đât nước.
- Trong nhà trường thầy giáo là một trong hai nhân vật trung tâm.

- Là người tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh , quá trình
hình thành những năng lực và phẩm chất tâm lý cho cuộc sống trong một xã
hội luôn biến đổi mà những điều không thể biết trước được.
- Giáo viên là người đóng vai trò cố vấn, động viên, cổ vũ hoạt động của các
nhóm , là người hướng dẫn các nhóm làm việc theo quy tắc dân chủ, hợp tác,
tương trợ, tôn trọng lẫn nhau. Có kế hoạch hướng dẫn cho từng nhóm, tạo
điều kiện cho người học có những cơ hội lĩnh hội tài liệu học tập, mở mang
trí tuệ cho nhau.
II.

Thực trạng hiện nay của người giáo viên trong vấn đề dạy học.
1. Những điều đã làm được.


Trong quá trình dạy và học người giáo viên đã cố gắng bằng những gì mình
có để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.
- Giáo viên dạy học sinh bằng tất cả tâm huyết của người làm thầy.
- Mong muốn mang lại một tương lai tươi sáng cho những em học sinh thân
yêu nói riêng và cho toàn xã hội sau này nói chung.
- Luôn cố gắng thể hiện mình là một người giáo viên tốt, là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo, cố gắng học tập và phấn đấu.
- Thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ cao cả của một người giáo viên.
- Tích cực học tập để hoàn thiện bản thân người giáo hơn nữa.
2. Những điều chưa làm được.
Bên cạnh những điều đã làm được và đạt được của những người giáo viên
thì vẫn còn không ít một số việc mà một số phần tử khác của họ chưa làm được
cần phải cố gắng thay đổi như:
- Không coi trọng việc dạy dỗ học sinh.
- Không phấn đấu hết mình vì sự nghiệp trồng người cao cả của xã hội.
- Vẫn còn tồn tại những căn bệnh thành tích trong giáo dục nói chung và trong

việc dạy học nói riêng.
- Coi trọng đồng tiền mà làm mờ đi nhân cách người thầy.
- Bạo lực học đường, đánh học sinh vô cớ hoặc làm học sinh bị thương.
- Không tôn trọng học sinh cũng như phụ huynh học sinh.
- Không hoàn thành được nhiệm vụ mà xã hội giao cho.


- Có những hành vi lệch chuẩn.
- Không phấn đấu để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
III.

Những yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên và việc tự hoàn thiện
nhân cách của người giáo viên.
1. Những yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên.
Để có thể làm một người giáo viên đúng chuẩn, là người giáo viên tốt và thực

hiện đúng vai trò của mình đối với các cá nhân và xã hội yêu cầu người giáo viên
cần phải đạt được những tiêu chuẩn:
- Phẩm chất, đạo đức và tư tưởng tốt.
• Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có niềm tin cách mạng trong mối liên hệ chặt
chẽ với lý tưởng nghề nghiệp, niềm tin nghề nghiệp.
• Có tình cảm trong sáng, cao thượng: yêu nước, yêu nghề, yêu con người,
yêu thế hệ trẻ.
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
• Có hệ thống tri thức sâu rộng đáp ứng yêu cầu xã hội.
• Hệ thống kĩ năng nền tảng và hệ thống kĩ năng chuyên biệt.
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu của nhà nước.
• Sức khỏe về tinh thần.
• Sức khỏe về thể chất.
- Kèm theo đó là một số phẩm chất cần có như: nghiêm khắc, khiêm tốn, có

tính kỉ luật cao, tự chủ, sự yêu thương học sinh cũng như đồng nghiệp…


- Lý lịch bản thân rõ ràng.
2. Việc tự hoàn thiện nhân cách của giáo viên.
Kèm theo những yêu cầu đối với nhân cách của người giáo viên thì việc tự hoàn
thiện nhân cách bản thân của người giáo viên cũng là yếu tố quan trọng quyết định
đến những gì người giáo viên đạt được, giúp họ thực hiện được tốt vai trò của
mình.
Để đáp ứng yêu cầu của nhà nước và nhất là trong điêu kiện của sự bùng nố
thông tin, điều kiện gia tốc của sự phát triển của trẻ em, người giáo viên khi bước
vào nghề phải luôn tự hoàn thiện nhân cách của mình bằng nhiều hình thức như:
- Học thêm để nâng cao trình độ, đạt và vượt trình độ chuẩn.
- Tự học, tự bồi dưỡng.
- Nghiên cứu khoa học.
- Xác định chuẩn xác mục đích của giáo dục.
- Học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe những ý kiến phản hồi từ mọi phía để phát huy những điểm tốt
của mình và khắc phục những điểm chưa đạt được.
- Tự đặt mục tiêu để bản thân phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Đề cao và coi trọng học sinh, cha mẹ học sinh cũng như những đồng nghiệp
cùng cơ quan.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.
- Nhiệt tình trong xây dựng địa vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.


- Người làm thầy phải luôn là tấm gương không ngừng học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức để làm tấm gương sáng cho học trò noi theo để có thể đáp ứng được yêu
cầu của thời đại mới trên mọi phương diện.

IV.

Vị trí của người giáo viên trong xã hội ngày nay.
Vì người giáo viên có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng trong cuộc

sống cũng như xã hội nên người giáo viên cũng có một vị trí hết sức đặc biệt trong
xã hội ngày nay.
- Nghề giáo là nghề cao quý được xã hội coi trọng và đề cao.
- Xã hội dành riêng một ngày 20/11 hằng năm nhằm tri ân những người làm
nghề giáo.
- Nhà giáo là những người được mọi người tôn vinh và kính trọng.
- Là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng cho toàn xã hội.
- Người giáo viên là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đạo
đức nhân lực và bối dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Giáo viên là biểu tượng của sự hiểu biết và phẩm hạnh.
- Học sinh dành tình cảm đặc biệt cho giáo viên đó là tất cả sự yêu mến và
kính trọng.
- Mọi người luôn sống và thể hiện theo đạo lý truyền thống của ông cha ta từ
xưa đó là ‘ Tôn sư trọng đạo’.
- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới nghề giáo viên và luôn có những chính
sách đãi ngộ xứng đáng cho người giáo viên.


- Giáo viên là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp phát triển văn hóa- giáo dục.

PHẦN KẾT.
Từ xưa đến nay, mọi người đều vẫn rất coi trọng và đề cao nghề gáo viên
nói riêng và nghành giáo dục nói chung vì đó là nơi ươm mầm cho thế hệ trẻ
hướng đến một tương lai tương sáng để sau này mọi người được sống trong một
xã hội hiện đại và có đầy đủ những thứ có thể đáp ứng được hết tất cả những yêu

cầu cũng như nhu cầu sống của mỗi người.
‘ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy’ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ hiểu được rằng
người giáo viên được đặt ở một vị trí nào trong xã hội cũng như trong cuộc sống
của mỗi con người và mỗi gia đình. Có không biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ
hay bài hát, bài thơ nói về người giáo viên vì đó là một trong những chủ đề không
thể không nhắc đến trong cuộc sống này.
Xã hội ngày càng phát triển và đi kèm với đó là sự phát triển của giáo dục
vì vậy vai trò của người giáo viên lại được đề cao hơn nữa. Giáo viên là người có
vai trò to lớn, ý nghĩa hết sức quan trọng trong xã hội ngày xưa và bây giờ lại hơn
thế nữa. Mong rằng ngày sẽ càng có nhiều những thầy giáo, cô giáo tương lai phát
huy hết mình vì học sinh, đóng góp cho đất nước sau này. Vì một đất nước giàu
mạnh, vì một dân tộc hiếu học.
Bài tiểu luận của em có thể còn có nhiều thiếu sót mong nhận được sửa đổi,
bổ sung, cho ý kiến của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và đầy đủ
hơn. Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy trong quá trình làm tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn!




×