Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận về vai trò của LQT trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.01 KB, 11 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU
Luật quốc tế (LQT) là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc
gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là nguyên tắc và quy phạm áp dụng
chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia
khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
LQT đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển từ thời kỳ cổ đại, trung đại rồi đến cận
đại. Khác với các thời kỳ trước, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế hiện đại
được đặt trong hệ thống quốc tế và là một bộ phận cơ bản của hệ thống đó. Vậy trong
hệ thống quốc tế đó và đặt trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay thì LQT đã chứng
tỏ được vai trò và tầm quan trọng của mình như thế nào. Đó cũng là lí do em lựa chọn
đề tài: “Bình luận về vai trò của LQT trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay.”

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Luật quốc tế trong các giai
đoạn.
Song song với việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của Luật quốc tế,
chúng ta có thể thấy vai trò của LQT đã ngày càng được mở rộng hơn không chỉ nằm
gói gọn trong những vấn đề thuộc về truyền thống như quyền con người, vấn đề hòa
bình an ninh... mà phạm vi của điều chỉnh của Luật quốc tế đã vượt ra khỏi tính
truyền thống đó như quy định thêm các vấn đề về môi trường, kinh tế quốc tế, quốc tế
nhân đạo... Đó cũng là tất yêu của quá trình lịch sử, bởi vạn vận luôn luôn thay đổi và
Luật quốc tế cũng phải thay đổi theo để phù hợp với xu hướng đó.
a, Luật quốc tế cổ đại :
Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc,
lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên luật quốc tế
thời kỳ này mang tính khu vực là chủ yếu và hầu như chỉ được sử dụng để điều chỉnh
các quan hệ về chiến tranh và ngoại giao. Việc điều chỉnh các vấn đề này chủ yếu dựa
vào các luật lệ và tập quán.


Luật quốc tế giai đoạn này đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc tế. Mặc dù pháp luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng
khu vực nhất định, tuy nhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho
sự ra đời của Luật Nhân đạo quốc tế sau này. Ngoài ra, do nhu cầu là cơ sở cho các
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này, thiết lập các quan hệ bang giao giữa các
quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành.
b, Luật quốc tế Trung đại
Thời kì này đánh dấu khoa học-kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và
tư nhận bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà
nước. Đồng thời sự xuất hiện của tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của
con người.
Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định. Do nhu
cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này dần bị
phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực, liên quốc gia. Cũng trong
thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợp tác của các quốc gia còn mở
rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị... Việc điều chỉnh các quan hệ
này dựa vào nguồn luật tập quán và bước đầu có sự xuất hiện của điều ước quốc tế.
Với những thay đổi của mình, LQT giai đoạn này đã đóng góp vào quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Sang thời kỳ này, luật quốc tế đã có những bước
hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật Biển, về
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện cơ quan thường trực của quốc gia
tại quốc gia khác (đầu tiên là vào năm 1455). Đây là những tiền đề quan trọng cho
quá trình phát triển luật quốc tế hiện đại sau này.
c, Luật quốc tế Cận đại
Bước sang thời kì này các quan hệ quốc tế đã phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau
và thời kỳ này luật quốc tế phát triển tương đối rực rỡ.
Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực
của đời sống quốc tế, là thời kỳ luật quốc tế được phát triển trên cả hai phương diện
luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế. Nguồn luật điều chỉnh vẫn là tập quán
quốc tế và điều ước quốc tế.

LQT thời kì này góp phần đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc
tế. Đây là thời kỳ ghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của luật quốc tế như:
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên
đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốcgia như:
Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879)..
d, Luật quốc tế Hiện đại
Trên bình diện chung, hệ thống quốc tế được tạo thành bởi nhiều yếu tố, như các quốc
gia; các tổ chức quốc tế liên quốc gia; các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc
tế của những tổ chức này); luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế.
Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với nhau trong những mối quan hệ tương tác, tạo
thành hệ thống quốc tế. Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống quốc tế được thể hiện qua
yếu tố trung tâm là quốc gia và những mối quan hệ, liên kết giữa quốc gia với yếu tố
khác, thông qua sự điều chỉnh của các loại quy phạm mang tính pháp lý - chính trị và
với những phương thức nhất định. Liên quan đến quốc gia và sự phát triển của hệ
thống quốc tế, luật quốc tế hiện đại giữ vai trung tâm, bởi được các quốc gia và thực
thể quốc tế khác sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì sự phát triển của
hệ thống này trong một trật tự pháp luật nhất định và có sự bao quát tới hầu hết các
lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Hình thành và tồn tại trong hệ thông quốc tế như vậy, kết hợp với xu thế phát
triển của thời đại (xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ,
khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức), luật quốc tế hiện đại trong
những thập nguyên đầu của thế kỉ XXI là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc
tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi
to lớn về mọi phương diện, cấp độ, tuân theo quy luật vận động khách quan ở từng
quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu.
2. Vai trò của LQT trong giai đoạn đối thoại, hợp tác hiện nay
Đối thoại, hợp tác là việc các bên tự nguyện đứng ra thỏa thuận, thương lượng
với nhau về một vấn đề. Việc đối thoại, hợp tác này phải trên cơ sở của sự bình đẳng,
thiện chí, tôn trọng ý kiến của nhau. Cùng nghĩ tới lợi ích của mình và của bên còn

lại. Đồng thời, mỗi bên nghiêm chỉnh thực hiện các vấn đề mà cả hai đã thỏa thuận
được với nhau.
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã và đang đẩy mạnh các chủ thể của luật quốc tế
mà chủ yếu là quốc gia phải nghĩ tới vấn đề đối thoại, và hợp tác. Bởi nó liên quan tới
sự phát triển, tồn vong của từng quốc gia khi đặt chân vào sân chơi của thế giới.
LQT chi phối tới các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi LQT phải do chính các
chủ thể của LQT thực hiện. Thực thi LQT thể hiện đặc trưng có tính bản chất của LQT là
thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có
cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực hiện LQT trừ những cơ chế
kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thỏa thuận của các quốc gia.
Trong thực tiễn thực thi LQT, các quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định
của LQT đối với các hoạt động thực hiện nghĩa vụ chung của chủ thể LQT và những
nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tư cách thành viên ĐƯQT hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn,
trong lĩnh vực LQT về quyền con người, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm duy trì hoạt động
bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà LQT quy đinh, từng quốc gia đều xây
dựng cơ chế quốc gia (theo quy định của LQT) để đảm bảo cho các quyền của con người
cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy trì hoạt động của cơ chế quốc
gia trong từng lĩnh vực nhân quyền là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.
Khi các quy định của LQT không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu
(tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của LQT) thì pháp
luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để
buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị
xâm hại.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc thực thi LQT được diễn ra, đã hình thành Cơ
chế kiểm soát quốc tế (từ nửa sau thế kỉ XX). VD: Cơ chế làm và bảo vệ báo cáo
quốc gia của các thành viên CEDAW, cơ thế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân…
Từ những phân tích trên có thể kể đến vai trò cơ bản LQT trong một số lĩnh
vực cụ thể sau:
a, Đảm bảo quyền con người

Về pháp lý, quyền con người là phẩm giá , năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp
của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế.
Quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước khi cộng đồng quốc tế
có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy định hay nguyên tắc
chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối với công dân của nước đó
và cả công dân của các nước khác. Các chuẩn mực về quyền con người nhìn từ góc
độ quốc gia hay quốc tế đều nhằm hạn chế sự tự do xâm phạm quyền con người của
nhà nước trong cả hai lĩnh vực các quan hệ trong nội bộ quốc gia và các quan hệ quốc
tế. Còn sự phân loại các nhóm quyền theo chủ thể, tính chất hay nội dung quyền có
tính chất để xác định hay nhận diện quyền con người với ý nghĩa là những quyền
năng cụ thể, theo các tiêu chí hay chuẩn mực nhất định, để có cơ chế điều chỉnh, giám
sát, điều phối các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ, phát triển quyền con người ở
những quy mô và cấp độ khác nhau.
Các quyền cơ bản của con người trong luật quốc tế bao gồm :
+ Quyền dân sự chính trị;
+ Các quyền về kinh tế - xã hội – văn hóa.
Các quyền này trên thực tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế như:
Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966
Danh mục 44 quyền con người cần được bảo vệ bằng luật quốc tế đã được ghi nhận
cụ thể trong 3 văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, cụ thể là: Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR) và công ước quốc tế về các quyền KT-XH-VH (ICẺC) do Liên hiệp quốc
ban hành. Những văn bản này tạo nên Bộ luật tổng thể về nhân quyền mang lại giá trị
CT-XH và lịch sử thời đại, đồng thời mở ra cho quá trình quốc tế hóa và nội luật hóa
các quyền con người với những chuẩn mực mới trong Luật quốc tế và Luật quốc gia
và ngược lại, các quốc gia cũng xem các quyền này là những quyền cơ bản của con
người để trên cơ sở đó có các biện pháp pháp lý bảo vệ hữu hiệu.
Để đảm bảo tính thực thi cho các quyền này thì LQT đã có những cơ chế bảo vệ và
phát triển quyền con người bao gồm các thiết chế quốc tế và quốc gia cùng với hệ
thống luật quốc tế (như các điều ước quốc tế về quyền con người) và luật quốc gia

tương ứng. Nội dung cụ thể của công việc bảo vệ quyền thông qua các thiếu chế cơ
bản của LQT đó là : Quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ và các ĐƯQT để các quốc
gia tham gia kí kết và thực hiện nhằm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, an ninh quốc
gia, an ninh quốc tế và quyền con người.
- Năm 1946, Đại hội đồng LHQ đã ban hành nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã được quy chế Tòa án Nurrumbe và các phán
quyết của nó công nhận như là các nguyên tắc được thừa nhận chung trong LHSQT
với vai trò để khẳng định việc bảo vệ ANQG, QNQT và quyền con người : nguyên
tắc cấm chiến tranh xâm lược; nguyên tắc trừng phạt bằng Luật hình sự đối với các
tội phạm quốc tế...
Ngoài ra trong Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948, Công ước về quyền dân
sự, chính trị năm 1966 của LHQ; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
(1966); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân việt đối với phụ nữ (1979);
Công ước về quyền trẻ em (1989)... và hàng loạt các văn bản khác cũng đã ghi nhận
các nguyên tắc trong việc bảo vệ quyền con người như: Nguyên tắc hợp tác giữa các
quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm; nguyên tắc cấm tra tấn; nguyên
tắc cấm phân biệt đối xử với phụ nữ...
- Tuy nhiên, cần lưu ý Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã dành phần I
với duy nhất 1 điều quy định về quyền dân tộc tự quyế với tư cách là quyền tập thể
của con người. Có thể khẳng định đây là lần đầu tiên quyền quốc gia - dân tộc được
ghi nhận với tư cách là quyền con người. Do đó, các thành viên của Công ước này, kể
cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các lãnh thổ Ủy trị và các lãnh thổ quản thác,
phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với
quy định của Hiến chương LHQ. Về sau quyền này được tái khẳng định trong Tuyên
bố viên và chương trình hành động 1993.
- Tiếp đó năm 1973, Đại hội đồng LHQ đã tiếp tục thông qua nghị quyết về cá
nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy tìm, bắt giữ, dẫn độ và trừng phạt các
cá nhân phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Như vậy, đây là nguyên
tắc có tính đặc trưng thể hiện nghĩa vụ hợp tác quốc tế của các quốc gia thành viên
của LHQ trong các lĩnh vực đã nêu, qua đó việc bảo vệ ANQG, AN toàn XH và bảo

đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời các cá nhân có hành vi vi phạm các tội ác xâm
phạm đến quyền con người, đến giá trị văn minh của nhân loại.
- Một văn bản có giá trị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự để bảo vệ
các quyền con người đó là quy chế Tòa hình sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét xử
các tội phạm diệt chủng, TP chống loài người, TP chiến tranh và TP xâm lược. ICC
được thành lập ra với mục tiêu bắt cá nhân phải chịu trách nhiệm cho các tội ác đã
được liệt kê trong danh sách những tội phạm nghiêm trọng và mức độ lớn cho những
giá trị chung của con người. Quy chế này đã khẳng định việc cần phải trừng trị các tội
ác nghiêm trọng nhất xâm phạm đến quyền con người, đồng thời xây dựng cơ chế
trừng phạt những cá nhân phạm tội ác xâm phạm quyền con người.

×