Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thiết kế giao diện cho mô hình đo lường áp suất sử dụng phần mềm TIAPortal và bộ điều khiển PLC S71200 (Sử dụng khối hàm FC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 40 trang )

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC : HỆ THỐNG SCADA, DCS VÀ
MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

Họ và tên HS-SV : Nhóm 8
Nguyễn Đình Chiến
Lớp :
Khoá :
Khoa : Điện
Giáo viên hướng dẫn :
NỘI DUNG
Thiết kế giao diện cho mô hình đo lường áp suất sử dụng phần mềm TIA-Portal
và bộ điều khiển PLC S7-1200 (Sử dụng khối hàm FC)
PHẦN THUYẾT MINH
Chương 1- Tìm hiểu các cảm biến đo áp suất
Chương 2- Giới thiệu tổng quan về phần mềm TIA-Portal và bộ điều khiển
PLC S7-1200
Chương 3- Lập trình cho bộ điều khiển và thiết kế giao diện giám sát cho hệ
thống
Chương 4- Kết quả mô phỏng.
Ngày giao đề : 15/9/2016 Ngày hoàn thành : 15/11/2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hoàng Quốc Xuyên

1


Mục lục
Mục lục................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CÁC CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT........................................................3
C. Ứng dụng......................................................................................................................................9
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM TIA- PORTAL VÀ BỘ ĐIỀU KHIỂN


PLC S7-1200........................................................................................................................ 12
2.1. Giới thiệu về PLC.....................................................................................................................12
2.2. PLC S7-1200............................................................................................................................14
2.3. Phần mềm TIA Portal...............................................................................................................17
2.4. Giới thiệu về hệ SCADA..........................................................................................................31
CHƯƠNG 3 : LẬP TRÌNH CHO BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT
CHO HỆ THỐNG.................................................................................................................. 34
3.1. Xây dựng công thức tính áp suất...............................................................................................34
3.2 . Xác định biến...........................................................................................................................34
3.3. PLC - tag...................................................................................................................................35
3.4. Viết hàm FC.............................................................................................................................37
3.5. Viết hàm Main..........................................................................................................................39
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ MÔ PHỎNG..................................................................................40

2


CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CÁC CẢM BIẾN ĐO ÁP SUẤT
A. Khái niệm
Trong vật lý học,áp suất (thường được viết tắt là p) là một đại lượng vật lý
thể hiện cường độ thành phần lực tác động vuông góc trên một đơn vị đo diện
tích của một vi thành phần bề mặt vật chất :
p = F/A
1. Đơn vị đo của áp suất
Trong hệ SI: N/m2 hay còn gọi là Pa: 1Pa=1N/m2.
Đơn vị ngoài hệ của SI là bar, atmotphe, milimét thuỷ ngân (mmHg),
kgl/cm2;
1 bar = 105 Pa;
1 atm = 101,325 Pa;
1 mmHg = 133,322 Pa;

1 mm H2O = 9,80665 Pa;
1psi=6,89kpa;
2. Phương pháp đo áp suất
- Áp suất tuyệt đối: được đo so với chân không tuyệt đối, hoàn toàn bỏ qua
ảnh hưởng của áp suất khí quyển. Phương pháp đo này được sử dụng chủ
yếu để nghiên cứu hoặc thiết kế, nhưng có một số ứng dụng mà giá trị đọc
tuyệt đối lại có ích khi đặt trong điều kiện cụ thể của quá trình. Bởi vì trên
thực tế khó có thể hút một chân không tuyệt đối bên trong vỏ cảm biến, các
cảm biến thường điều chỉnh giá trị đọc của thiết bị đo bằng cách sử dụng hệ
số sửa cố định hoặc các đơn vị phức tạp hơn sử dụng một áp suất khí áp đã
được đo.
- Áp suất vi sai: là áp suất trong một khu vực hoặc một đường ống khi được so
với áp suất khác.
- Giá trị đọc là sự chênh lệch giữa hai áp suất và không tính đến áp suất của
hai bên so với áp suất của khí quyển hoặc chân không.
- Áp suất calip: là một dạng của áp suất vi sai, là áp suất ở một khu vực hoặc
đường ống so với áp suất khí quyển. Loại này được áp dụng phổ biến nhất.
• Áp kế chất lỏng
- Áp kế chữ U
Cấu tạo : Gồm 1 ống thủy tinh hình chữ u. Bên trong chứa chất lỏng
( thường là thủy ngân ).
Nguyên lý hoạt động:
3


Do đó sự khác biệt áp suất giữa áp suất áp dụng Pa tham khảo áp suất Pb
trong một ống áp kế U.
Làm chênh lệch mực chât lỏng giũa hai ống từ đó tính đươc áp suất cần đo.
Dải làm việc từ:100pa đến 1000000pa.


• Áp kế bình

Cấu taọ: gồm một bình thủy tinh như hình vẽ chứa chất lỏng .Áp suất trong bình
thường là 1 bar.

Nguyên lý hoạt động: dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa trong bình và ngoài bình
làm cho mực chất lỏng thay đổi từ đó tính đươc áp suất.
B.

Cảm biến áp suất dựa trên phần tử biến dạng
1. Các phần tử biến dạng
• Lò xo
- Cấu tạo:
Lò xo ông là một ống kim loại uốn cong ,giữ một đàu cố định một đầu để
tự do.

4


Công thức tính biến thiên góc ở tâm y
- R: bán kính cong.
- h: bề dày thành ống.
- v: hệ số poission.
- Y: mô đun Young..

- a,b: các bán
trục của chia tiết
ôvan .
A,B: các hệ
số phụ thuôc vào hình

dáng và tiết diện ngang của ống.
x=Rh/ : tham số chính của ống.
Lò xo ống một vòng có góc quay nhỏ , để tăng góc quay người ta thường dùng
lò xo có nhiều ống.
Đối với lò xo kiểu nay thường phải có cơ cấu cơ khí để tăng góc quay.
• Xi phông
Ống xi phông là một ống trụ xếp nếp có khả năng biến dang dưới tác dụng
cua áp suất.
Độ dịch chuyển của đáy được biểu diện theo công thức sau :

5


ho :chiêù dày của thành ống .
n: số nếp nhăn làm việc .
: góc bịt kín.
A,B :các hệ số phụ thuộc R.
Rn và Rt bán kính ngoài và trong của xi phông.
r: bán kính cong của nếp uốn.
Lưc tác dụng lên đáy tính theo công thức.

• Màng
Màng được dùng để đo áp suất được chia ra màng đan hồi và màng dẻo.
*)Màng dàn hồi :
Cấu tạo:
Dạng tròn phẳng chế tạo bằng thép.

+)Nguyên lý hoạt động:
khi áp suất tác dụng lên hai mạt của màng gây ra biến dạng .biến dạng của màng
là hàm phia tuyến

của áp suất.
+)Độ võng tính theo công thức sau:

6


*)Màng nếp uốn đặc tuyến phi tuyến nhỏ hơn màng phẳng nên có thể sử dụng
với độ võng lớn
+)Công thức xác định

a,b là hệ số phụ thuộc vào hình dạng màng
+)Lực tác dụng

D: đường kính ổ đỡ màng.
+)Độ chính xác 1%
c)ống trụ
+)Cấu tạo:
Ống có dạng hình trụ , thành mỏng , một đầu được bịt kín làm băng kim loại.
+) Biến dạng ngang a1 và a2 biến dạng dọc tác dụng lên thành ống xác định bởi
công thức :

P: áp suất
Y :mô đun Young
v :hệ số poission
r :bán kính trong của ống.
2. Cảm biến áp suất dựa trên phép đo biến dạng.
•Đặc điểm
+ Có tính đáp ứng tốt .
+ Có thể bị nhiễu của từ trường.
+ Thường chia làm hai nhóm:

7


- Biến đổi sử dịch chuyển của phần tử biến dạng thành tín hiệu điện.
- Biến đổi ứng suất thành tín hiệu đo.
• Bộ chuyển đổi kiểu áp điện
Nguyên lý hoạt động:
Khi có áp suất tác dụng vào khối vật liệu áp điện thì nó sẽ sinh ra các điện tích
tỷ lệ với áp suất cần
đo.

k là hằng số áp điện
Một số đặc điểm:
+Tần số cao(400kHz)
+Độ nhạy cao
+Không thích hợp với đo áp suất tĩnh
+Phạm vi đo lớn(2 đến 20000psi)
+Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ.
• Bộ chuyển đổi kiểu điện cảm.
a) Cấu tạo
Tấm sắt từ động gắn trên màng và nam châm điên.
b) Nguyên lý
Dưới tác dụng của áp suất đo làm dịch chuyển màng làm thay đổi khe hở từ dẫn
đến thay đổi độ tự cảm của cuộn dây.
+Làm việc theo nguyên tắc cảm ứng
+Việc nối nam châm phụ tuộc vào vị trí của lõi
+Khi lõi sắt thay đổi vị trí điện thế thay đổi
+Độ chính xác 0.5%FS
+Phạm vi làm việc từ 0 tới 10,000psi


8


• Bộ chuyển đổi kiểu điện dung.
a)Cấu tạo.
Gồm 1 màng kim loại đặt giữa hai cực của tụ điện
b)Nguyên lý:
Dịch chuyển giữa hai tấm tụ điện phẳng sẽ làm
thay đổi điện dung. Sự phụ thuộc của điện dung C vào độ dịch chuyển của màng
lọc.

c)Phạm vi làm viêc.
Phạm vi làm việc rộng (áp suất chân không tới 10,000psi)
Đo được áp suất vì sai thấp(0.25mm H2O)
Thời gian đáp ứng nhanh
Độ chính xác 0.01%FSvà hiệu ứng nhiệt độ là 0.25%
C. Ứng dụng
1. Kiểm tra sự hút:
+Giám sát áp suất cho quá trình gắp và thả phôi.
+Kiểm tra sự hút các chai trong quá trình đóng gói.
+Kiểm tra quá trình hút phôi vào vòng hình O.

9


+Kiểm tra sự hút trong quá trình đặt chip.
+Kiểm tra sự hút trong quá trình dán nhãn.
2. Điều khiển áp suất nguồn:
Điều khiển áp suất trong máy hàn vết.
Giám sát áp suất khí trong máy nén.

3. Kiểm tra định vị:
Sử dụng để kiểm tra xem đối tượng như phôi có trên bàn máy hay không.
Ưu điểm là không sợ ảnh hưởng của bụi,hơi nước hay va chạm trong quá trình
gia công.
Xác nhận chi tiết có nằm trên máy hàn vết hay không.
Nhận biết sự hiện diện/thiếu thành phần động cơ.
4. Kiểm tra rò rỉ:
Trong kiểm tra sự rò rỉ,một bình chứa được làm đầy với không khí đến một giá
trị áp suất cài đặt.
Sau đó lượng khí rò rỉ được xác định bằng cách nhận biết sự thay đổi áp suất.
5. Dụng cụ đo độ cao.
Môt số loại cảm biến thường gặp.
Có 3 loại cảm biến áp suất sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
1. Pressure transmitter: được dùng nhiều trong các hệ thống có điều khiển PLC
Input: Pressure.
Output: current 4 - 20 mA.
Có 2 loại:
Loại thường: Range P vào cố định và có thể chỉnh bằng tay nhưng giá trị thay
đổi ít
Loại Smart: dùng HART thay đổi range P vào
Các hãng sản xuất nổi tiếng là: Rosemount, ABB, Siemens, Endress & Haus,
Honey Well,
Yokogawa,...
Giá của loại smart ít nhất là 500 USD tùy loại như của hãng SX nào, nơi SX
(nếu USA, EU, G7 thì
đắt vì có các đặc tính kĩ thuật cao hơn các nơi khác), môi trường sử dụng,...
2. Pressure transducer: được dùng nhiều trong các hệ thống rời như máy nén
khí, máy phát điện,...
Input: Pressure.
10



Output: voltage 0-5 V hoặc 1-5V,...
3.presssure switch :được dùng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp.

11


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM TIAPORTAL VÀ BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC S7-1200
2.1. Giới thiệu về PLC
2.1.1 Khái niệm
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực
hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân
kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời
gian định thời hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch rơ le
trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra
và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ
lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản
xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric,
Omron, Honeywell...

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều
khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu
sau :
-Lập trình dể dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
-Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa.
-Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
-Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

-Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối
mạng, các Modul mở rộng.
-Giá cả có thể cạnh tranh được.
Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và
các Logic thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng
nhớ và tính dể dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả…
Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công
12


nghiệp. Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh
đếm, định thời, thanh ghi dịch… sau đó là các chức năng làm toán trên các máy
lớn… Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn, số
lượng I/O nhiều hơn.
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình
điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ
được xác định bởi một chương trình . Chương trình này được nạp sẵn vào bộ
nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như
vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ
cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở
rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can
thiệp vật lý nào so với sử dụng các bộ dây nối hay rơle.
2.1.2 Cấu trúc của PLC
Một hệ thống điều khiển lập trình cơ bản phải gồm có hai phần: khối xử lý
trung tâm (CPU: Central Processing Unit : CPU) và hệ thống giao tiếp vào/ra
(I/0).

Hình2.1.2a: Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển lập trình

Khối điều khiển trung tâm (CPU) gồm ba phần: bộ xử lý, hệ thống bộ nhớ

và hệ thống nguồn cung cấp. Hình 1.2 mô tả ba phần cấu thành một PLC.

13


Hình 2.1.2b: Sơ đồ khối tổng quát của CPU

Hình 2.1.2c: Sơ đồ cấu trúc của bộ điều khiển lập trình

2.2. PLC S7-1200
2.2.1. khái niệm thiệu chung
Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm SIMATIC S7-1200 dùng để thay thế
dần cho SIMATIC S7-200. SIMATIC S7-1200 có những tính năng nổi trội như
sau:
14


- SIMATIC S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic khả trình (PLC)
có thể kiểm soát nhiều ứng dụng tự động hóa, phù hợp với các ứng dụng tự
động hóa ở quy mô vừa và nhỏ. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh
mạnh làm cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng
với SIMATIC S7-1200.
- Hết sức đơn giản trong cài đặt, lập trình và vận hành. Có thể sử dụng cho
các nhiệm vụ điều khiển đơn giản và phức tạp.
- Đa ứng dụng, có thể sử dụng như là một hệ thống đơn lẻ hoặc trong một
mạng với hệ thống phân phối.
- Có thể tận dụng các thiết bị cũ để tiết kiệm chi phí.
- Có tính năng thời gian thực hết sức mạnh mẽ. Dễ dàng cho việc ứng dụng
thời gian thực cho hệ thống.
- S7-1200 bao gồm một bộ vi xử lý (microprocessor), một nguồn cung cấp

được tích hợp sẵn, các đầu vào/ra (DI/DO).
- S7-1200 tích hợp sẵn cổng truyền thông PROFINET:
+ Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-PLC.
+ Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở.
+Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo.
+Tốc độ truyền 10/100 Mbits/s.
+Hỗ trợ 16 kết nối ethernet.
+TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol.
- Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình:
+ 6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm và đo
lường, trong đó có 3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz
+2 ngõ ra PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ lái
servo (servo drive)
+Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve, hay điều
khiển nhiệt độ...
+16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động xác định thông số điểu khiển
(auto-tune functionality).
2.2.2. Cấu tạo của CPU

15


1. Bộ phận kết nối nguồn
2. Các bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo được (phía
sau các nắp che)
3. Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên
4. Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp
5. Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU).

Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung

lượng giúp cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng
khác nhau.
2.2.3. Module mở rộng PLC S7-1200
PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài
để mở rộng chức năng của CPU. Ngoài ra, có thể cài đặt thêm các module
truyền thông để hỗ trợ giao thức truyền thông khác.
Khả năng mở rộng của từng loại CPU tùy thuộc vào các đặc tính, thông số
và quy định của nhà sản xuất.
S7-1200 có các loại module mở rộng sau:
- Communication module (CP).
- Signal board (SB)
16


- Signal Module (SM)
2.2.4. Giao tiếp
S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).
Giao tiếp PROFINET với:
- Các thiết bị lập trình
- Thiết bị HMI
- Các bộ điều khiển SIMATIC khác
Hỗ trợ các giao thức kết nối:
- TCP/IP
- SIO-on-TCP
- Giao tiếp với S7

Hình 2.2.4: Các kết nối của PLC S7-1200
2.3. Phần mềm TIA Portal
2.3.1. giới thiệu chung
Phần mềm dùng để điều khiển và lập trình cho Simatic S7-1200 là TIA

Portal. TIA Portal (The Totally Integrated Automation Portal) là phần mềm cơ
17


sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các hệ thống tự động hóa và
truyền động điện. Phần mềm tích hợp các sản phẩm SIMATIC khác nhau trong
một phần mềm ứng dụng ví dụ Simatic Step 7 V11 để lập trình các bộ điều
khiển Simatic, Simatic WinCC V11 để cấu hình các màn hình HMI và chạy
Scada trên máy tính, giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Hình 2.3.1: Phần mềm TIA Portal

TIA Portal giúp cho các phần mềm này chia sẽ cùng một cơ sở dữ liệu, tạo
nên sự thống nhất trong giao diện và tính toàn vẹn cho ứng dụng. Ví dụ, tất cả
các thiết bị và mạng truyền thông bây giờ đã có thể được cấu hình trên cùng một
cửa sổ. Hướng ứng dụng, các khái niệm về thư viện, quản lý dữ liệu, lưu trữ dự
án, chẩn đoán lỗi, các tính năng online là những đặc điểm rất có ích cho người
sử dụng khi sử dụng chung cơ sở dữ liệu TIA Portal.
TIA Portal cung cấp một hệ thống kĩ thuật mới thông minh và trực quan
hơn, với các giao diện trực quan, dễ nhìn, tính năng “kéo- thả” đơn giản, thuận
tiện cho việc lập trình.
18


Hai phần mềm quan trọng nhất trong TIA Portal là Simatic Step 7 và
Simatic WinCC (phiên bản mới nhất dành cho S7-1200 là TIA Portal v13).
2.3.2. Làm việc với phần mềm Tia Portal
2.3.2.1. Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic-tích hợp lập trình PLC và HMI
Step 7 basic hệ thống kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động liên tục hoàn
hảo.

Một hệ thống kỹ thuật mới
Thông minh và trực quan cấu hình phần cứng kỹ thuật và cấu hình mạng,
lập trình, chẩn đoán và nhiều hơn nữa.
Lợi ích với người dùng:
-Trực quan : dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để hoạt động
-Hiệu quả : tốc độ về kỹ thuật
-Chức năng bảo vệ : Kiến trúc phần mềm tạo thành một cơ sở ổn định cho
sự đổi mới trong tương lai.
2.3.2.2. Kết nối qua giao thức TCP/IP
-Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối TCP/IP
-Để PC và SIMATIC S7-1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là
các địa chỉ IP của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau
2.3.2.3. Cách tạo một Project
Bước 1: từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V11

Hình 2.3.2.3a: biểu tượng của phần mềm TIA PORTAL
19


Bước 2 : Click chuột vào Create new project để tạo dự án.

Hình 2.3.2.3b: màn hình chính của phần mềm TIA PORTAL
Bước 3 : Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn create

Hình 2.3.2.3c: Tạo dự án mới trên phần mềm TIA PORTAL

Bước 4 : Chọn configure a device

20



Hình 2.3.2.3d: Chọn configure a device

Bước 5 : Chọn add new device

Hình 2.3.2.3e: Chọn add new device
Bước 6 : Chọn loại CPU PLC sau đó chọn add

21


Hình 2.3.2.3f: Chọn loại CPU PLC

Bước 7 : Project mới được hiện ra

Hình 2.3.2.3f:loại CPU PLC đã chọn
2.3.2.4. TAG của PLC / TAG local
22


*Tag của PLC
-Phạm vi ứng dụng : giá trị Tag có thể được sử dụng mọi khối chức năng
trong PLC
-Ứng dụng : binary I/O, Bits of memory
-Định nghĩa vùng : Bảng tag của PLC
-Miêu tả : Tag PLC được đại diện bằng dấu ngoặc kép
*Tag Local
-Phạm vi ứng dụng : giá trị chỉ được ứng dụng trong khối được khai báo, mô
tả tương tự có thể được sử dụng trong các khối khác nhau cho các mục đích
khác nhau.

-Ứng dụng : tham số của khối, dữ liệu static của khối, dữ liệu tạm thời
-Định nghĩa vùng : khối giao diện
-Miêu tả : Tag được đại diện bằng dấu #
Sử dụng Tag trong hoạt động

Hình 2.3.2.4a: bảng định địa chỉ
-Layout : bảng tag PLC chứa các định nghĩa của các Tag và các hằng số có
giá trị trong CPU. Một bảng tag của PLC được tự động tạo ra cho mỗi CPU
được sử dụng trong project.
23


-Colum : mô tả biểu tượng có thể nhấp vào để di chuyển vào hệ thống hoặc
có thể kéo nhả như một lệnh chương trình
-Name : chỉ được khai báo và sử dụng một lần trên CPU
-Data type : kiểu dữ liệu chỉ định cho các tag
-Address : địa chỉ của tag
-Retain : khai báo của tag sẽ được lưu trữ lại
-Comment : comment miêu tả của tag
Nhóm tag : tạo nhóm tag bằng cách chọn add new tag table

Hình 2.3.2.4b: tạo bảng tag mới
Tìm và thay thế tag PLC

24


Hình 2.3.2.4b:
Ngoài ra còn có một số chức năng sau:
-Lỗi tag

-Giám sát tag của plc
-Hiện / ẩn biểu tượng
-Đổi tên tag : Rename tag
-Đổi tên địa chỉ tag : Rewire tag
-Copy tag từ thư viện Global

2.3.3 Làm việc với một trạm PLC
2.3.3.1. Quy định địa chỉ IP cho module CPU
IP TOOL có thể thay đổi IP address của PLC S7-1200 bằng 1 trong 2 cách.
Phương pháp thích hợp được tự động xác định bởi trạng thái của địa chỉ IP đó:
-Gán một địa chỉ IP ban đầu : Nếu PLC S7-1200 không có địa chỉ IP, IP
TOOL sử dụng các chức năng thiết lập chính để cấp phát một địa chỉ IP ban đầu
cho PLC S7-1200.
-Thay đổi địa chỉ IP : nếu địa chỉ IP đã tồn tại, công cụ IP TOOL sẽ sửa đổi
cấu hình phần cứng (HW config) của PLC S7-1200.
2.3.3.2. Đổ chương trình xuống CPU
Đổ từ màn hình soạn thảo chương trình bằng cách kích vào biểu tượng
download trên thanh công cụ của màn hình

25


×