Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÀO QUANG NGHỊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
VÀ BIỆN PHÁP KHOANH VỎ ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA,
ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM
BÌNH KHÊ TẠI UÔNG BÍ, QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÀO QUANG NGHỊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
VÀ BIỆN PHÁP KHOANH VỎ ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA,
ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM
BÌNH KHÊ TẠI UÔNG BÍ, QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10

Người hướng dẫn: GS.TS. HOÀNG MINH TẤN

HÀ NỘI, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng
của chất điều hòa sinh trưởng và biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, đậu
quả và năng suất của giống vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh ”,
chuyên ngành Khoa học cây trồng, mã số 62.62.01.10 là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực
và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ một công trình nghiên c ứu nào.
Luận án có sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, các
thông tin được trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tác giả Luận án

Đào Quang Nghị


ii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng của chất
điều hòa sinh trưởng và biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, đậu quả và
năng suất của giống vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh ” được thực
hiện từ năm 2008 đến 2011. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô công tác tại Bộ môn Sinh lý thực vật, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội; các đồng nghi ệp là cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu Rau quả, nơi tôi công tác và nhiều cán bộ, xã viên Hợp tác xã Dịch vụ Nông
nghiệp Phong Thái, xã Phương Nam, Thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm Ban Giám hiệu Trường Đ ại
học Nông nghiệp Hà Nội, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả đã cho tôi cơ hội
tham gia khoá đào tạo Tiến sĩ 2008 - 2011.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Hoàng Minh Tấn đã hướng dẫn tôi tận tình
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Bộ môn Sinh lý thực
vật, Khoa Nông học, Viện Đào tạo Sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và tập thể xã viên Hợp tác xã Dịch vụ
Nông nghiệp Phong Thái đã tạo điều kiện về địa bàn triển khai và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình tiến hành các thí nghiệm.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, các thế hệ đàn anh
đi trước trong lĩnh vực nghiên cứu cây ăn quả, các anh em, bè bạn và gia đình đã
giúp đỡ, hướng dẫn về chuyên môn, tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần
cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tác giả Luận án

Đào Quang Nghị



iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

1


1

Tính cấp thiết

1

2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4

Những đóng góp mới của luận án

4

5

Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1 Nguồn gốc, lịch sử và phân loại của cây vải

5

1.1.1

Nguồn gốc, lịch sử cây vải

5

1.1.2

Phân loại vải

7

1.2 Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trên thế giới và trong nước

11

1.2.1

Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trên thế giới

11


1.2.2

Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trong nước

14

1.3 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây vải

17

1.3.1

Yêu cầu sinh thái của cây vải

17

1.3.2

Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của vải

19

1.3.3

Nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây vải

24

1.3.4


Nghiên cứu về C/N của cây vải

26

1.3.5

Nghiên cứ u sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho vải

27

1.3.6

Nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới

36

1.4 Những kết luận qua phân tích tổng quan

39


iv

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu

41
41


2.1.1

Giống vải

41

2.1.2

Hoá chất thí nghiệm

41

2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh

2.2.2

43

43

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng tới
sự phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả và sự phát triển quả và hạt
vải chín sớm Bình Khê

2.2.3


Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến quá trình ra
hoa, đậu quả và năng suất vải chín sớm Bình Khê

2.2.4

43

43

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất vải chín sớm
Bình Khê.

44

2.3 Phương pháp nghiên cứu

44

2.3.1

Bố trí thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm

44

2.3.2

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

50


2.3.3

Xử lý số liệu

53

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điểm sinh trưởng, phát triển của giống vải Bình Khê

54
54

3.1.1

Một số yếu tố khí hậu năm 2008 - 2010 tại Uông Bí, Quảng Ninh

54

3.1.2

Đặc điểm ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc

56

3.1.3

Đặc điểm sinh trưởng bộ khung tá n của vải Bình Khê

57


3.1.4

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của vải Bình Khê

58

3.1.5

Mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của lộc thu với khả năng
ra hoa và năng suất quả

3.1.6

62

Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N trong lá vải đến năng suất giống vải
Bình Khê

67


v

3.2 Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra hoa
và hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê
3.2.1

Ảnh hưởng của một số chất ức chế sinh trưởng (paclobutrazol,
thiourea và ethrel) đến khả năng ra hoa của giống vải bình khê


3.2.2

72

72

Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến khả năng
đậu quả, sinh trưởng quả và hạt giống vải chín sớm Bình Khê.

85

3.3 Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả và
năng suất giống vải chín sớm Bình Khê
3.3.1

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến sự biến đổi tỷ lệ
cácbon/nitơ (C/N) trong lá

3.3.2

112

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa vải
Bình Khê

3.3.3

112


114

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất

117

3.4 Ảnh hưởng của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đến
khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất vải chín sớm bình khê

119

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

124

1

KẾT LUẬN

124

2

ĐỀ NGHỊ

125

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án


126

Tài liệu tham khảo

127

Phụ lục

140


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C

Cacbon

GA3

Gibberellin

IAA

Indole axetic acid

N

Nitơ


PBZ

paclobutrazol

TIBA

Trijot benzoic acid

α - NAA

α - Naphthalenne acetic acid

2,4,5 T

2,4,5- Triclophenoxyacetic acid

2,4,5 TP

2-(2,4,5 Trichlorophenoxy) propionic acid

3,5,6 TPA

3,5,6 - tricloro - 2-pyridyl - oxyacetic acid


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT
3.1

Tên bảng

Trang

Một số đặc trưng về khí hậu, thời tiết tại Uông Bí - Quảng Ninh năm
2008 - 2010 (Số liệu trung bình 3 năm)

54

3.2

Thời gian phát sinh các đợt lộc qua 3 năm (2008 - 2010)

56

3.3

Đặc điểm sinh trưởng thân cành của giống vải Bình Khê

58

3.4

Đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả của vải Bình Khê (Vụ quả năm 2 008
- 2009)

59


3.5

Động thái nở hoa của vải Bình Khê (số liệu năm 2009)

60

3.6

Ảnh hưởng của thời gian ra đợt lộc cuối tới khả năng ra hoa của giống
vải Bình Khê (Vụ quả 2008 - 2009)

63

3.7

Tỷ lệ C/N qua các thời kỳ sinh trưởng và năng suất vải Bình Khê

67

3.8

Ảnh hưởng của PBZ đến khả năng ra hoa và thời gian thu hoạch của
vải Bình Khê (Vụ quả 2008 - 2009)

3.9

Ảnh hưởng của PBZ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(Vụ quả 2008 - 2009)


3.10

73

74

Ảnh hưởng của PBZ đến sinh trưởng, phát triển của vải Bình Khê
trong vụ quả tiếp theo (Vụ quả 2009 - 2010)

77

3.11

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả

78

3.12

Ảnh hưởng của PBZ đến chất lượng quả (Số liệu năm 2009)

79

3.13

Ảnh hưởng của thời điểm xử lý thiourea đến khả năng ra hoa của vải
Bình Khê (Số liệu năm 2008 - 2009)

3.14


Ảnh hưởng của thiourea đến thời gian bật mầm hoa của vải được xử lý
paclobutrazol vụ trư ớc (Số liệu năm 2010 - 2011)

3.15

80

81

Ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến tình trạng sinh trưởng và khả năng
ra hoa của vải Bình Khê (Vụ quả 2009 - 2010)

83


viii

3.16

Ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất (Vụ quả 2009 - 2010)

3.17

Ảnh hưởng tương tác giữa yếu tố nồng độ và thời điểm xử lý GA3 đến
động thái giữ quả (Số liệu năm 2009)

3.18

108


Ảnh hưởng của của 3,5,6 TPA phối hợp GA 3 đến sinh trưởng của hạt
(Số liệu năm 2 010)

3.29

106

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA phối hợp GA 3 đến sinh trưởng của quả (Số
liệu năm 2010)

3.28

105

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA phối hợp GA 3 đến khả năng giữ quả (vụ
quả 2009 - 2010)

3.27

104

Tỷ lệ nảy mầm của hạt trong thí nghiệm xử lý 3,5,6 TPA (Số liệu
năm 2009)

3.26

103

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA đến khối lượng hạt của vải Bình Khê (Số

liệu năm 2009)

3.25

100

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA tới một số chỉ tiêu về quả vải Bình Khê (Số
liệu năm 2009)

3.24

98

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất vải Bình Khê (vụ quả 2008 - 2009)

3.23

94

Ảnh hưởng của 2,4,5 TP đến các chỉ tiêu chất lượng quả (Số liệu phân
tích năm 2009)

3.22

91

Ảnh hưởng của 2,4,5 TP đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất (Số liệu năm 2009)


3.21

88

Ảnh hưởng của α - NAA đến tỷ lệ đậu quả và các yếu tố cấu thành
năng suất vải Bình Khê (Số liệu năm 2009)

3.20

86

Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
(Số liệu năm 2009)

3.19

84

109

Ảnh hưởng của của 3,5,6 TPA phối hợp với GA 3 đến một số chỉ tiêu
về phẩm chất và năng suất quả (Số liệu năm 2010)

110


ix

3.30


Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ và thời điểm khoanh đến thời
gian liền vết khoanh và tỷ lệ C/N (Số liệu năm 2009)

3.31

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa của giống
vải Bình Khê (Vụ quả 2009 - 2010)

3.32

120

Ảnh hưởng của các biện pháp tác động đến một số chỉ tiêu về quả và
năng suất vải Bình Khê (Vụ quả 2010 - 2011)

3.36

117

Ảnh hưởng của biện pháp tác động đến khả năng ra hoa vải Bình Khê (Vụ
quả 2010 - 2011)

3.35

116

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ và thời điểm khoanh đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất (Số liệu năm 2010)

3.34


115

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến số lượng hoa và thành phần
các loại hoa (Số liệu năm 2010)

3.33

113

121

Hiệu quả kinh tế đạt được khi phối hợp một số biện pháp tác động
(Tính cho 1 ha tương đương với 300 cây 6 năm tuổi)

122


x

DANH MỤC HÌNH
STT
3.1

Tên hình

Trang

Sự biến thiên của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng tại Uông Bí
năm 2008 - 2010


55

3.2

Tương quan giữa số hoa cái trên cành mẹ với năng suất quả

62

3.3

Tương quan giữa tuổi lộc thu với năng suất quả

64

3.4

Tương quan giữa đường kính lộc thu với năng suất quả

65

3.5

Tương quan giữa chiều dài lộc thu với năng suất quả

65

3.6

Tương quan giữa số lá kép/lộc với năng suất quả


66

3.7

Tương quan giữa tỷ lệ C/N thời kỳ lộc hè với năng suất

68

3.8

Tương quan giữa tỷ lệ C/N của lộc hè với tỷ lệ C/N giai đoạn phân
hóa hoa

69

3.9

Tương quan giữa tỷ lệ C/N giai đoạn phân hóa mầm hoa với năng suất

69

3.10

Tương quan giữa tỷ lệ C/N thời kỳ rụng quả sinh lý đến nă ng suất

70

3.11


Ảnh hưởng của GA3 đến động thái giữ quả của vải Bình Khê

87

3.12

Ảnh hưởng của α - NAA đến năng suất vải Bình Khê

93

3.13

Ảnh hưởng của 2,4,5 TP đến khả năng giữ quả qua các giai đoạn

96

3.14

Ảnh hưởng của 2,4,5 TP đến năng suất vải Bình Khê

98

3.15

Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA và GA 3 đến động thái giữ quả

107

3.16


Ảnh hưởng của 3,5,6 TPA và GA 3 đến động thái tăng trưởng của quả

108

3.17

Ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N trong lá

113


1

MỞ ĐẦU
1

TÍNH CẤP THIẾT
Vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng

và giá trị kinh tế cao, thuộc vào nhóm cây ăn quả chủ đạo của miền Bắc Việt Nam.
Sản lượng vải được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài.... Về mặt chất lượng, quả
vải được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ dưỡng, đượ c nhiều
người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Ngoài sử dụng ăn tươi, quả vải còn
được chế biến như sấy khô, làm đồ hộp, chế biến nước giải khát, được thị trường
trong nước và thế giới ưa thích.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
[3] và Trung tâm Phân vùng Kinh tế Nông nghiệp (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2011) [38], năm 2008, diện tích vải ở nước ta khoảng 86.900 ha (chiếm 11,1%
diện tích cây ăn quả của cả nước), sản lượng 404.100 tấn . Trong đó diện tích cho thu
hoạch 80.000 ha với năng suất trung bình 50,51 tạ/ha. Đến năm 2010, tổng diện tích

vải của cả nước chỉ còn 79.100 ha trên tổng số 776.300 ha cây ăn quả của cả nước
(chiếm 10,2% diện tích cây ăn quả của cả nước) , sản lượng đạt 256.700 tấn.
Năm 2010, diện tích vải được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như Bắc Giang:
35.800 ha, Hải Dương : 13.000 ha, Quảng Ninh: 3.700 ha, Thái Nguyên: 4.400 ha và
Vĩnh Phúc: 2.400 ha (diện tích đã được làm tròn số ). Giống trồng tại các vùng chủ
lực là vải thiều Thanh H à có thời vụ thu hoạch chủ yếu trong tháng 6 đã gây khó khăn
trong việc bố trí lao động, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chế biến và tiêu thụ, làm
giảm hiệu quả kinh tế của người trồng vải. Chính vì vậy, một số giống vải chín sớm
đang mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất do sự chênh lêch khá lớn về giá bán.
Những năm gần đây các tỉnh có diện tích trồng vải lớn, tập trung nói trên đã
có chủ trương thay thế khoảng 15 - 20% diện tích vải thiều bằng cá c giống vải sớm
được tuyển chọn. Những giống vải chín sớm không những chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà còn góp phần rải vụ thu hoạch, giảm thiểu đáng kể sự thất thoát sản
phẩm và sự căng thẳng về lao động do phải thu hoạch vải một cách quá tập trung.


2

Cũng từ hiệu quả kinh tế cao nên việc phát triển vải chí n sớm để đa dạng hóa
sản phẩm và tạo ra cơ cấu giống một cách hợp lý hơn đã và đang được các địa
phương ở các tỉnh trồng vải hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, cũng có tâm lý lo ngại
phát sinh từ thực tế khi phát triển các giống vải chín sớm, đó là năng suất, chất lượng
vải chín sớm thường không ổn định do các yếu tố kỹ thuật chưa được đáp ứng.
Về mặt chất lượng, hầu hết các giống vải chín sớm thường có vị ngọt, hơi
chua, cùi mỏng, hạt to hơn hạt vải thiều Thanh Hà, đôi khi mã quả kém hấp dẫn.
Tương tự, về năng suất vải chín sớm thường không ổn định và phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện thời tiết. Có những năm, do thay đổi của điều kiện thời tiết, đặc biệt những
năm mùa đông đến muộn, sự phát sinh lộc đông của vải sớm rất mạnh, cản trở sự
phân hóa mầm hoa làm giảm năng suất, chất lượng quả, thậm chí gây mất mùa.
Trong các giống vải chín sớm hiện nay, giống vải chín sớm Bình Khê là

giống nổi trội về các đặc tính: chín sớm hơn vải Thiều Thanh Hà từ 20 - 30 ngày,
giá bán cao nên hiệu quả mang lại cho người trồng thực sự không nhỏ so với các
giống vải khác. Tuy nhiên, giống vải này còn có những nhược điểm: dễ ra lộc đông
làm giảm khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất; hạt to nên tỷ lệ phần ăn được
không cao. Mặt khác, hiện nay các nghiên cứu kỹ thuật trên giống vải c hín sớm
Bình Khê vẫn chưa có nhiều , các kỹ thuật tiến bộ còn chưa được áp dụng rộng rãi ,
quy trình chăm sóc của người dân còn nhiều điểm lạc hậu so với thực tế sản xuất.
Do vậy, năng suất, chất lượng của giống vải này vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng của giống. Do vậy, song song với quá trình sản xuất, việc “Nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và biện
pháp khoanh vỏ đến sự ra hoa, đậu quả và năng suất của giống vải chín sớm
Bình Khê tại Uông Bí, Quảng Ninh ” sẽ đề xuất một giải pháp kỹ thuật quan trọng
khắc phục nhược điểm cơ bản của giống vải chín sớm, góp phần phát triển giống
vải có tính rải vụ thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1

Mục đích
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chất


3

điều hòa sinh trưởng và biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa , hình thành quả,
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất giống vải chín sớm Bình
khê tại Uông Bí, Quảng Ninh và các vùng lân cận.
2.2


Yêu cầu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của giống vải chín sớm Bình

Khê tại Uông Bí, Quảng ninh. Phân tích các ưu điểm cũng như nhưng tồn tại của
giống, từ đó đưa ra những hướng nghiên cứu phát huy ưu điểm và khắc phục những
tồn tại của giống nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất và làm tăng hiệu quả cho
người trồng vải. Cụ thể:
- Khái quát được đặc điểm sinh trưởng của cây, các đợt lộc, đặc điểm ra hoa,
đậu quả cũng như mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của lộc, số hoa cái và tỷ
lệ C/N trong lá đến năng suất của vải chín sớm Bình Khê .
- Xác định được các công thức sử dụng thiourea, paclobutrazol thích hợp làm
tăng khả năng ra hoa của vải Bình Khê.
- Xác định được các công thức sử dụng GA3, α - NAA thích hợp đến khả
năng đậu quả và năng suất của giống vải chín sớm Bình Khê.
- Xác định các công thức sử dụng 2,4,5 TP; 3,5,6 TPA và GA 3 thích hợp làm
tăng năng suất, phẩm chất quả vải chín sớm Bình Khê.
- Xác định được công thức khoanh vỏ phù hợp cho quá trình tích luỹ, ra hoa,
đậu quả và nă ng suất giống vải Bình Khê.
3

Ý NGHĨA KHOA H ỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1

Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học có giá

trị về giống vải chín sớm Bình Khê, ảnh hưởng của biện pháp hoá học cũng như
biện pháp tác động cơ giới đến quá trình ra hoa, hình thành quả, năng suất và phẩm

chất của giống vải này.
- Kết quả của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng
dụng trên cây ăn quả nói chung, cây vải nói riêng.


4

3.2

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc ứng dụng các chất điều

tiết sinh trưởng tổng hợp, biện pháp cơ giới điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát
triển của cây, nhằm cho năng suất cao, phẩm chất tốt, góp phần bổ sung và hoàn
thiện các biện pháp kỹ thuật vào quy trình thâm canh cây vải tại địa phương.
4

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Giống vải chín sớm Bình Khê có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt , thời

gian thu hoạch sớm hơn so với vải thiều từ 20 - 30 ngày. Tuy nhiên, giống vải này
còn bộc lộ một số hạn chế: rất dễ ra lộc đông làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa,
đậu quả của cây; tỷ lệ hoa cái , hoa lưỡng tính cũng như tỷ lệ đậu quả thấp; hạt to
dẫn đến tỷ lệ phần ăn được không cao.
- Sử dụng các chất ức chế sinh trưởng (retardant) như paclobutrzol (PBZ),
thiourea, ethrel đã điều chỉnh được khả năng ra hoa và giữ quả của vải chín sớm
Bình Khê. Do vậy có thể làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả và tăng năng suất rõ rệt
khi xử lý các chất này.
- Các chất kích thích sinh trưởng như GA 3; α - NAA; 2,4,5 TP và ; 3,5,6
TPA có ảnh hưởn g rõ rệt đến khả năng giữ quả, sinh trưởng của quả và tăng năng

suất quả của giống vải chín sớm Bình Khê.
- Sử dụng biện pháp khoanh vỏ đã làm tăng khả năng ra hoa, tăng tỷ lệ hoa
cái, tăng tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất vải chín sớm Bình Khê.
5

GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

5.1

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống vải chín sớm Bình Khê ở độ tuổi từ 1 - 10

năm, được nhân giống bằng phương pháp chiết cành.
5.2

Địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm được thực hiện tại Uô ng Bí, Quảng Ninh.

5.3

Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ năm 2008 năm 2011.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1


NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ VÀ PHÂN LOẠI CỦA CÂY VẢI

1.1.1 Nguồn gốc, lịch sử cây vải
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn., thuộc họ Bồ hòn
Sapindaceae, có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam (Wu, 1998
[121]; Vũ Công Hậu, 1999 [19]). Ở Trung Quốc, những cây hoang dại đã được tìm
thấy khá nhiều ở những khu rừng ẩm ướt tới độ cao 1.000m như ở Hải Nam, dưới
500m ở những vùng đồi phía Tây và Đông tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, và dưới
1.000m ở vùng đồi hoặc th ung lũng phía Nam tỉnh Vân Nam (dẫn theo Wu, 1998)
[121]. Ở Việt Nam, vải hoang dại cũng được tìm thấy ở vùng núi Ba Vì, rừng Tam
Đảo (Vĩnh Phúc) và Tuyên Hóa (Quảng Bìn h). Vải hoang dại hoàn toàn khác với
hầu hết các giống vải trồng, có nhu cầu lạnh để phân hóa mầm hoa ít khắt khe hơn.
Đài hoa có nhiều lông màu nâu (điển hình là loài “Vải lông nâu” hoặc “Hemaoli”),
chín sớm hơn vải trồng.
Trung Quốc là nước có lịch sử trồng vải lâu nhất thế giới. Qua các tài liệu cổ,
những hạt được khai quật từ những ngôi mộ cổ và những mẫu vật sống hàng nghìn
năm tuổi đã cho thấy lịch sử trồng vải đã có vào năm 200 trước Công nguyên ở Hải
Nam, Quảng Đông và Quảng Tây ( dẫn theo Wu, 1998) [121].
Tên “Litchi” hoặc “Li - zhi” trong phiên âm La tinh nghĩa là “rời ra khỏi
cành” (to be detached from the branch) lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản vào
năm 200 trước Công nguyên. Về sau người ta thấy cái tên này còn có nghĩa là “một
sự hư hỏng nhanh của quả và một lần nữa, chúng vẫn được gọi như tên ban đầu.
Một tài liệu khác lại nói rằng Litchi nghĩa là sự cắt cành (to cut off the branches), vì
người ta phải cắt những cành nhỏ, cứng để thu hái quả (Xuming Huang và cs, 2005)
[123]. Theo Ge Hong (dẫn theo Xuming Huang và cs, 2005 [123]), quả á nhiệt đới
và nhiệt đới trong đó có vải và nhãn đã được dâng lên Hoàng Đế bởi những chủ
vườn ở Nam Trung Quốc sớm hơn năm 200 trước Công nguyên. Năm 116 trước


6


Công nguyên, Hoàng Đế thống trị Quảng Đông đã cho trồng hàng trăm cây vải ở
cung điện Sơn Tây. Đây là ghi nhận sớm nhất về sự di thực của loài cây trồng này
từ vùng á nhiệt đới sang vùng ôn đới. Có một vài sách chuyên khảo đã cung cấp chi
tiết về những giống trồng, cách chăm sóc cây, phòng trừ sâu, b ệnh, sơ chế sau thu
hoạch và sử dụng quả ở Trung Quốc thời cổ . Những người trồng vải đã biết chọn
hạt từ những cây quả to, cùi dày và đặc biệt đã quan tâm tuyển chọn những cây có
quả hạt lép hoặc dạng lưỡi gà (chicken -tongue) để đưa về trồng. Guo Yigong t rong
cuốn “Guangzhi” của ông xuất bản vào trước năm 1800 đã ghi chép về 1 trong 4
cây trồng được mô tả là có hạt teo lại (shrivelled -seeded). Ở thế kỷ thứ 10 trong
cuốn sách “Vải ở Quảng Đông” biên soạn bởi Zheng Xiong đã ghi nhận 22 giống.
Cũng theo tài liệu của Xuming Huang và cs (2005) [123], Cai Xiang đã mô
tả 32 giống ở Phúc Kiến, mặc dù một tài liệu sau này đã chỉ ra rằng hầu hết các
giống đó đã bị mất. Sáu mươi năm sau, Cheng Ding đã ghi chép 43 giống bao gồm
17 giống ở Phúc Kiến, 6 giống ở Tứ Xuyê n, 3 giống ở Quảng Tây và 14 giống ở
Quảng Đông. Số giống ở Quảng Đông tăng lên 58 giống vào năm 1826, bao gồm
những giống nổi tiếng như ‘Guiwei’, ‘Gualu’, ‘Heiye’, ‘Huaizhi’, ‘Sanyuehong’ và
‘Feizixiao’. Trong cuốn gần đây nhất xuất bản bởi Wu năm 1998 đã ghi nhận 222
giống, dòng và được mô tả khá chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm hình thái cũng như
những đặc trưng khác biệt của từng giống.
Vải được nhân giống bằng hạt từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Tuy
nhiên, đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên , phương pháp chiết cành mới được sử
dụng và đến thế kỷ 16, phương pháp ghép lần đầu tiên mới được ghi nhận
(Anonymous, 1978) [48]. Sử dụng phương pháp ghép và chiết cành đối với vải
được mô tả chi tiết lần đầu tiên trong sách của Xu Bo năm 1579 và Deng Qingcai
năm 1628. Lịch sử trồng vải có từ lâu đời như vậy, song mãi đến cuối thế kỷ 17
việc trồng vải ở Nam Trung Quốc và có thể ở Bắc Việt Nam mới được khẳng định
(Tindall, 1994) [119].
Theo Galan Sauco và Menini (1989) [61], vải di thực sang Myanmar, phần
biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17. Tới Ấn Độ năm 1798



7

(Singh và Babita, 2002), sau này tới Nepal (Budathuki, 2002) [55] và Bangladesh
(Abu Baker Siddiqui, 2002) [47]. Vải được nhập nội vào Thái Lan từ Trung Quốc
lần đầu tiên cách đây 300 năm theo các nhà buôn. Đó là những cây gieo từ hạt được
chọn lọc, thích nghi và cho quả trong điều kiện nhiệt đới ở những vùng trung tâm
Thái Lan và được xem như là những giống vải vùng thấp hoặc vải nhiệt đới, không
đòi hỏi nhiệt độ lạnh kéo dài trong thời kỳ phân hóa mầm hoa (Subhadrabandhu,
1990) [114]. Năm 1890, những người di cư từ Vân Nam đi qua Lào hoặc Myanmar
tới Chiềng Mai đã mang cành chiết của những giống vải á nhiệt đới tới trồng ở vùng
này. Nhiều giống hiện nay vẫn còn mang tên Trung Quốc như “O - Hia”, “Hồng
Huay” và “Kim Cheng”. Tuy nhiên, theo Subhadrabandhu và Yapwattanaphun
(2001) [115], người Thái đánh vần và phát âm khác.
Vải nhập nội từ Trung Quốc vào Philippine trước năm 1916 nhưng không có
quả ở vùng vĩ độ thấp (Sotto, 2002 ) [105]. Cho tới năm 1931, vẫn không có ghi
nhận nào về vải ra hoa ở Philippine. Vải được đưa sang Australia cùng với những
người di trú Trung Quốc vào khoảng năm 1854 (dẫn theo Menzel và cs, 1988) [79] và
nhập nội vào Nam Phi sớm hơn 50 năm (dẫn theo Milne, 1999) [86]. Tuy nhiên, theo
Oosthuizen (1991) [94], những cây vải đầu tiên được nhập nội vào Nam Phi từ
Mauritius vào năm 1875, nhập nội vào Madagascar sau năm 1802. Từ Natal, những
cây vải đã lan sang Transvaal Lowveld và những vùng thích hợp không có sương muối
khác. Vải được đưa sang Florida năm 1880, nhưng được trồng một cách thương mại thì
phải mãi đến năm 1940; vào Hawaii năm 1873 bởi các nhà buôn Trung Quốc với
những cây có tên “Afong”, sau này đã xác định là tương tự như giống “Dazao” (dẫn
theo Nakasone và Paul, 1998) [91]. Vải được nhập nội vào Israel năm 1930 từ 3 nguồn:
Nam Phi (“Mauritius”), California (“Floridian”) và Ấn Độ (“Bengal”), nhưng kỹ nghệ
trồng vải mang tính thương mại thì phải tới năm 1980 (Goren và cs, 2001) [65].
1.1.2 Phân loại vải

Cây vải thuộc họ Bồ hòn ( Sapindaceae). Đây là một họ lớn có khoảng 125
chi và 1.000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là ở
Châu Á và Châu Mỹ. Vải: Litchi chinensis Sonn., còn có tên: Euphoria litchi Desf


8

(Juss), Dimocarpus litchi Willd và Sapindus litchi Roxb, có bộ nhiễm sắc thể 2n
bằng 28, 30 hoặc 32 (Menzel, 1992 [82], 2000 [83]). Theo Leenhouts (1978) [75]
chi vải gồm 3 loài phụ: Litchi chinensis ssp. chinensis; L. chinensis ssp.
philippinensis; và L. chinensis ssp. javensis. Loài phụ Philippinensis là loài bản địa
của Philippine, còn loài phụ javensis có nguồn gốc ở bán đảo Mala ixia và Indonexia
(Menzel, 1991 [81]; Sotto, 2002 [105]). Không có loài nào trong hai loài này được
trồng thương mại. Loài được trồng thương mại là loài chinensis có nguồn gốc ở
Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam trong họ Bồ hòn đến nay biết được 25 chi, 91 loài phân bố khắp
cả nước. Trong họ này có nhiều loài cây ăn quả như vải, nhãn và chôm chôm. Cây
vải là cây gỗ nhỡ, lá kép lông chim, hoa nhỏ và lưỡng tính, khô ng có cánh hoa, vỏ
quả mỏng, màu nâu đỏ, mặt ngoài sần sùi, hoa vải có công thức: K 5C5A5+5G4 (Võ
Văn Chi, 1978) [4].
1.1.2.1 Một số giống vải chính trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều giống vải khác nhau, trong đó Trung Quốc
được coi là nơi có nh iều giống vải nhất, khoảng trên 200 giống và dòng. Tuy nhiên,
chỉ có khoảng 20 giống được phát triển rộng rãi (Chen và Huang, 2000) [58]. Ở tỉnh
Quảng Đông các giống vải như: Baila, Baitangying, Heiye (Hắc diệp), Fezixiao,
Guiwei (Quế vị), Nuomici (Nhu mễ tư) và Huazhi (Hoài chi) được trồng với diện
tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong đó giống Guiwei, Nuomici chiếm hơn
80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ yếu giống vải Lanzhu với diện tích
khoảng hơn 25.000 ha. Phân theo chất lượng các giống vải ở Trung Quốc có hai
nhóm chính: nhóm khi quả chín, thịt quả thường nhão và ướt còn nhóm kia khi chín

thì cùi ráo và khô. Phân theo vụ thu hoạch thì có 3 nhóm:
Nhóm chín sớm và cực sớm: giống Sanyuehong, Feizixiao, Edanli, Ziliangxi,
các giống này được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh H ải Nam. Giống Sanyuehong là
giống chín sớm nhất vào cuối tháng 4.
Nhóm chín chính vụ: Khoảng 90% sản xuất vải ở Trung Quốc là giống
chính vụ, gồm các giống: Baila, Baitangying, Heiye, các giống này được trồng


9

tập trung ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Zhanjiang, Maoming và
Yangjiang. Thời gian thu hoạch nhóm chính vụ kéo dài khoảng 50 ngày, từ cuối
tháng 5 đến giữa tháng 7.
Nhóm chín muộn: Guiwei, Nuomici, Huazhi, Feizixiao, Lanzhu, các giống
này được trồng tập trung ở t ỉnh Quảng Đông, đông nam tỉnh Quảng Tây và tỉnh
Phúc Kiến (Ghosh và cs, 2000 [64]; Mitra, 2002 [87], [89]). Giống chín muộn
nhất là giống Nanmuye, vào giữa tháng 8 ở tỉnh Tứ Xuyên.
Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Heiye (Hắc diệp), chiếm hơn
90% tổng diện tích. Ngoài ra còn có giống Yuhebao được trồng ở miền Nam và
giống Feizixiao được trồng ở miền Trung (Anonymous, 2000) [49].
Tại Nam Phi giống vải chủ yếu là Kwaimi (thường được gọi là
“Mauritius” vì có nguồn gốc từ hòn đảo này) chiếm 75% sản xuấ t vải ở Nam
Phi; tiếp đến là giống McLean -Red, chiếm 16% (Milne, 1999 [86]; Ghosh, 2001
[65]). Ấn Độ có khoảng 51 giống, trong đó giống được trồng nhiều là: Shahi,
Bombai, Rose Scented, China, Deshi, Calcutia và Mazaffarpur (Chen và Huang,
2000) [58].
Giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là giống Hong Huay, chiếm tới 70%
diện tích, sau đó là giống Kom, chiếm 11%, còn lại là các giống khác như O -Hia,
Hoài Chi (Huazhi) và Chakrapad (Subhadrabandhu và Yapwattanaphun, 2001,
[115]). Giống vải của Thái Lan được c hia làm hai nhóm: nhóm yêu cầu ít chặt

chẽ với nhiệt độ lạnh trong mùa đông được trồng ở khu vực trung tâm của Thái
Lan, nhóm yêu cầu nhiệt độ lạnh chặt chẽ hơn trong mùa đông được trồng ở các
tỉnh phía Bắc (Anupunt, 2003 [50]; Teng, 2003 [117]).
Ở Nam Mỹ, chỉ có 2 nước trồng vải là Braxin và Mê -xi-cô. Giống chủ yếu trồng
ở Sao Paulo - Braxin là Bengali nhập từ Ấn Độ và ở Mê -xi-cô là Hắc diệp và Kwaimi
do cộng đồng người Hoa đưa đến từ Trung Quốc (Yamanishi và cs, 2001) [125].
Ở Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), v ải được trồng ở Florida, chiếm 95%. Một số
ít được trồng ở Hawai và California. Giống chủ yếu là giống Brewster (Chenzi).
Từ năm 1992 có thêm giống Mauritius (Campbell, 2001 [56], Knight, 2001 [74]).


10

Các giống vải trồng ở Australia chủ yếu là: Kwai May Pi nk, tiếp đến là
Feizixiao, Shuidong và Huaizhi. Giống địa phương là Salathiel. Sản xuất vải ở
Australia tập trung chủ yếu ở bang Queensland: có tới 50% diện tích trồng ở
phía Bắc, 40% ở phía Nam Queensland. Chỉ 10% diện tích vải đ ược trồng ở Bắc
New South Wales (Menzel, 2002) [84].
Israel cũng trồng vải từ năm 1930 với những giống: Mauritius nhập nội từ
Nam Phi, giống Floridian nhập nội từ Mỹ và Bengali nhập nội từ Ấn Độ (Goren
và cs, 2001) [67]. Tuy nhiên đến năm 1970, trồng vải ở Israel mới trở th ành
ngành sản xuất thương mại, với các giống chủ yếu là Mauritius (chiếm 80%) và
Floridian (20%) (Gazit, 2001) [62].
1.1.2.2 Một số giống vải chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các giống vải được phân theo thời vụ thu hoạch như sau:
Các giống vải chín sớm: các giống có thời gian chín từ 5/5 đến 25/5 hàng
năm. Đặc điểm hoa có phủ một lớp lông thưa màu nâu, quả hình tim hoặc trứng,
khối lượng quả từ 30 - 40 g. Các giống thuộc nhóm này là: vải tu hú, Hùng
Long, Bình Khê, Yên Hưng, Yên Phú.
Các giống vải chín chính vụ : các giống có thời gian chín từ 1/6 đến 25/6

trong điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp lông màu trắng, khối
lượng quả trung bình 25 g, cùi ráo, vị thơm năng suất khá cao. Các giống thuộc
nhóm này là: thiều Thanh Hà, thiều Phú Hộ.
Các giống vải chín muộn: là giống có thời gian chín khoảng từ 30/6 đến
15/7 hàng năm theo điều kiện các tỉnh miền Bắc. Chùm hoa có phủ lớp lông màu
trắng, khối lượng quả trung bình khoảng 35 g am, phẩm chất khá ngon. Tuy
nhiên ở nước ta hiện nay những nghiên cứu để phân lập nguồn gen của các giống
chín muộn chưa có do vậy các giống chín muộn hiện nay vẫn có thể l à các giống
chín chính vụ do sử dụng các biện pháp kỹ thuật mà quả chín muộn hơn. Các
giống vải chín muộn hiện nay có các giống: chín muộn Thanh Hà, chín muộn
Lục Ngạn (Trần Thế Tục, 2004 [42]).
Năm 1991 nước ta nhập nội một số giống vải từ Trung Quốc là các giống:


11

Heiye (Hắc diệp), Fezixiao (Phi Tử Tiếu), Guiwei (Quế vị), Nuomici (Nhu mễ tư)
và Huazhi (Hoài chi), Kwai May Pink (Tam Nguyệt Hồng) . Năm 1991, dự án
VIE86 - 003 đã nhập một số giống từ Australia về Lục Ngạn như: Waichee,
Taiso, Salathiel, Kwai May Pink… Qua theo dõi, các giống này đều sinh trưởng
kém hơn vải thiều Thanh Hà. Năm 1998, huyện Lục Ngạn tiếp tục nhập giống
Bạnh Đường Anh và năm 2001, Tổng Cô ng ty Rau quả nhập giống Đại Bi Hồng
cũng trồng tại Lục Ngạn, song các giống này sinh trưởng chậm và vẫn đang được
tiếp tục theo dõi.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Dũng cs (2005) [10] (tại 13 huyện
của 7 tỉnh miền Bắc), Việt Nam có tập đoàn vải khá phong phú. Đã thu thập
được 31 giống, trong đó tuyển chọn được 8 giống có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, có tính chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao và ổn định. Hiện nay, 5
giống đã được công nhận giống quốc gia là thiều Thanh Hà, Hùng Long, Bình
Khê, Yên Hưng, Yên Phú. Trong đó, tr ừ giống thiều Thanh Hà ra, 4 giống còn

lại đều là giống chín sớm.
Hiện nay hơn 95% diện tích trồng vải của n ước ta trồng giống vải thiều
Thanh Hà, là giống chính vụ [43], [44], chín rất tập trung, gây trở ngại cho chế
biến và tiêu thụ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả, cần
có một cơ cấu giống vải hợp lý với thời gian thu hoạch khác nhau. Trong đó,
giống chín sớm được tập trung ưu tiên mở rộng diện tích do khả năng tiêu thụ và
giá bán cao (Vũ Mạnh H ải, 2005) [18].
1.2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.2.1 Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ
* Tình hình sản xuất:
Trên thế giới có hơn 20 quốc gia có diện tích trồng vải, các nước n ày chủ yếu
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó Trung Quốc có diện tích và sản
lượng lớn nhất, khoảng 590.000 ha. Sản lượng năm 2003 đạt 1.123.000 tấn, 1.558.400


12

tấn vào năm 2004 và 1.392.000 tấn vào năm 2005 (Menzel và cs, 2005) [85].
Các nước có diện tích trồng vải lớn tiếp theo là Ấn Độ: 56.200 ha, sản lượng
429.000 tấn (Singh và Babita, 2002) [101]; Thái Lan diện tích khoảng 23.000 ha và
sản lượng 81.000 tấn (Sethpakdee, 2002) [99]; Đài Loan: 12.000 ha, sản lượng
108.000 tấn (Mitra, 2002) [87]. Một số nước có diện tích và sản lượng vải đáng kể
như: Bangladesh có diện tích 4.800 ha, sản lượng 12.800 tấn; Madagaska: 3.000 ha
và 20.000 tấn; Nepal: 2.380 ha và 14.000 tấn; Nam Phi: 1.500 ha và 8.000 tấn;
Australia: 1.500 ha và 5.000 tấn; Florida (Mỹ): 240 ha và 1.000 tấn; Israel: 300 ha

và 2.000 tấn (Menzel và cs, 2005) [85].
* Thị trường tiêu thụ
Hiện nay thị trường tiêu thụ chính của vải là Hồng Kông và Singapore, hai
nước này nhập khẩu từ 12.000 đến 15.000 tấn vải từ T rung Quốc và Đài Loan vào
thời kỳ tháng 6 và tháng 7. Ngoài ra Đài Loan còn xuất khẩu vải sang các thị
trường khác như Canada, Nhật Bản, Philipine, Mỹ. Thị trường châu Âu hàng năm
tiêu thụ khoảng 20.000 tấn vải tươi. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức và
Anh. Vải được tiêu thụ mạnh vào thời gian giữa lễ Giáng sinh và năm mới. Nước
cung cấp vải chính trong thời kỳ này là Madagasca (khoảng 80%), Nam Phi
(khoảng 12,6 %). Các nước Australia, Thái Lan và Ấn Độ cũng xuất khẩu vải sang
thị trường này vào thời gian tháng 6 - 7 nhưng chỉ vào kh oảng 600 - 700 tấn/năm
(Menzel và cs, 2005) [85].
Madagasca xuất khẩu vải nhiều nhất sang thị trường châu Âu, sau đó là
Nam Mỹ. Trung Quốc có diện tích và sản lượng vải lớn nhất, nhưng số lượng vải
xuất khẩu trung bình mỗ i năm chỉ khoảng gần 200 tấn [106]. Việt Nam đến năm
2004 mới bắt đầu xuất khẩu vải tươi sang thị trường châu Âu với số lượng chỉ vài
chục tấn. Tuy nhiên đây là một thị trường đầy tiềm năng nếu chúng ta biết tập
trung vào khâu chăm sóc, bảo quản, nâng cao chất lượng vải quả tươi thì hoàn
toàn có thể nâng cao được số lượng vải xuất khẩu sang các n ước châu Âu.
Các thị trường mới như các nước Ả Rập Xê út, Saudi Arabia, Yemen,
Dubai hàng năm cũng nhập khẩu vài trăm tấn vải tươi. Tuy nhiên, so với tổng sản


13

lượng, vải xuất khẩu vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Ngoại trừ Australia là nước xuất
khẩu k hoảng 25 - 30 % tổng sản lượng, còn các nước khác chỉ chiếm từ 0,2 - 5,5%.
Số lượng vải được đóng hộp và bảo quản lạnh khoảng 2.500 tấn ở Trung Quốc, 500
tấn ở Đài Loan và được xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, Hàn Quốc. Tuy nhiên,
sản phẩm vải đóng hộp thường không được ưa chuộng trên thị trường vì hương vị

kém hơn vải tươi, vải bảo quản trong nhiệt độ lạnh cũng gặp khó khăn vì vỏ quả
thường bị chuyển màu sau một thời gian ngắn (Menzel và cs, 2005) [85].
1.2.1.2 Chế biến, bảo quản sau thu hoạch
*Chế biến bảo quản sau thu hoạch
Nghiên cứu bảo quản vải sau thu hoạch đ ược nhiều ngày để vận chuyển đi xa
hoặc kéo dài thời gian cung cấp vải tươi là vấn đề có ý nghĩa kinh tế lớ n. Sau thu
hoạch từ 2 - 3 ngày vỏ quả vải thường bị chuyển sang màu nâu làm giảm giá trị của
sản phẩm. Ở Australia, vải được xử lý bằng thuốc chống nấm Benlate ở 50 oC, sau
đó bảo quản ở nhiệt độ 5 oC. Ở Trung Quốc, vải được bảo quản trong túi P.E buộc
kín để ở nhiệt độ 2 - 4oC. Xử lý sau thu hoạch bằng khí SO2 là phương pháp bảo
quản vải được lâu nhất hiện nay (Jahiel và cs, 2005 [72]; Shi và Wang, 2000 [100]).
Nghiên cứu của Lemmer và cs (2002) [76] cho thấy: khả năng tồn dư của
SO2 sau bảo quản phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và sinh lý của quả.
Nếu độ ẩm của quả trước khi thu hoạch cao kết hợp với sau thu hoạch một đêm mới
xử lý thì hàm lượng S tồn dư rất cao. Vì vậy nếu kết hợp đồng bộ giữa việc thu hái
và bảo quản thì có thể giảm được hàm lượn g S trong vỏ quả.
Nghiên cứu kéo dài thời vụ thu hoạch cho vải ở Israel cho thấy: giống vải
Maritius khi được che bớt ánh sáng từ 30 - 50% khoảng một tháng trước khi thu
hoạch đã chín muộn hơn so với bìn h thường từ 7 - 10 ngày (Tomer, 2002) [120].
Nghiên cứu phương pháp bảo quản của Xu và cs (2006) [124] cho 3 giống
vải Huaizhi (Hoài Chi), Nuomici (Nhu Mễ Tư ) và Guiwei (Quế Vị ) ở nhiệt độ 4 oC
cho thấy: có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và khả năng ô xy hóa cũng như sự
chuyển hóa giữa các enzym trong tế bào của thịt quả. Thay đổi nhiệt độ từ kho bảo
quản ra môi trường bên ngoài một cách từ từ sẽ giảm được sự mất màu của quả vải.


×