Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu xác định hợp lý thời gian ngâm bột dừa trong dung dịch NaOH nhằm cải thiện cơ tính của composite bột dừa polyester

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

-----o0o-----

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỢP LÝ THỜI GIAN NGÂM
BỘT DỪA TRONG DUNG DỊCH NAOH NHẰM CẢI THIỆN
CƠ TÍNH CỦA COMPOSIT BỘT DỪA/POLYESTER

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT TÀU THỦY

Nha Trang, tháng 07 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

-----o0o-----

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỢP LÝ THỜI GIAN NGÂM
BỘT DỪA TRONG DUNG DỊCH NAOH NHẰM CẢI THIỆN
CƠ TÍNH CỦA COMPOSIT BỘT DỪA/POLYESTER

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: KỸ THUẬT TÀU THỦY

GVHD: TS. PHẠM THANH NHỰT

Nha Trang, tháng 07 năm 2016


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Thị Phượng sinh viên lớp 54TT, khoa Kỹ Thuật Giao Thông,
trường Đại học Nha Trang xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi,
có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là TS. Phạm Thanh Nhựt. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có
ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đồ án còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá, kết quả cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng
được thể hiện ở phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đồ
án tốt nghiệp của mình.
Khánh Hòa, ngày tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phượng


2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 8
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .............................................. 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI. ................................................................................................. 13
1.2.1. Trong nước. ........................................................................................ 13
1.2.2. Ngoài nước. ......................................................................................... 15
1.3. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ............................................................................... 16
1.4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................................ 16
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ............................................ 17
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 17
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 17
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................... 17
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA COMPOSITE .................... 18
BỘT DỪA ................................................................................................................ 18
2.1. TỒNG QUAN VỀ COMPOSITE. ................................................................ 18
2.1.1. Khái niệm. ........................................................................................... 18
2.1.2. Phân loại vật liệu composite. ............................................................. 20
2.1.3. Lý thuyết về liên kết giữa nền và cốt. .............................................. 20
2.1.4. Công nghệ chế tạo vật liệu composite polyester. ............................. 21
2.2. TỔNG QUAN VẬT LIỆU GIA CƯỜNG LÀ HẠT/SỢI TỰ NHIÊN. ..... 23
2.2.1. Giới thiệu hạt/sợi tự nhiên................................................................. 23
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của composite gia cường bằng
vật liệu tự nhiên. ........................................................................................... 24
2.2.3. Liên diện hạt/nhựa. ............................................................................ 25



3

2.2.4. Thành phần hóa học của hạt tự nhiên. ............................................ 27
2.2.5. Cấu trúc, tính chất của hạt tự nhiên. ............................................... 37
2.3. BỘT DỪA. ...................................................................................................... 40
2.3.1. Tình hình trồng dừa ở nước ta. ........................................................ 40
2.3.2. Khái quát chung về bột dừa. ............................................................. 41
2.3.3. Tính chất bột dừa. .............................................................................. 42
2.3.4. Cơ tính bột dừa. ................................................................................. 44
2.3.5. Phương pháp lấy bột. ......................................................................... 45
2.3.6. Công dụng của bột dừa trong thực tế hiện nay. .............................. 45
2.4. NHỰA POLYESTER. .................................................................................... 46
2.4.2. Ưu nhược điểm của nhựa polyester. ................................................ 48
2.4.3. Một số sán phẩm của nhựa polyester. .............................................. 49
2.5. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU. .................................................................................. 49
2.5.1. Thành phần của bột dừa. .................................................................. 49
2.5.2. Tính chất liên diện.............................................................................. 50
2.5.3. Cơ sở tiến hành. .................................................................................. 50
CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO MẪU THỬ VÀ XÁC ĐỊNH ........................................ 52
CƠ TÍNH VẬT LIỆU ............................................................................................. 52
3.1. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM. .................................... 52
3.1.1. Mục đích. ............................................................................................. 52
3.1.2. Phương pháp thực nghiệm. ............................................................... 52
3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MẪU. ........................................... 52
3.2.1. Công nghệ chế tạo. ............................................................................. 52
3.2.2. Quy trình chế tạo................................................................................ 54
3.3. XỬ LÝ BỘT DỪA. ......................................................................................... 54
3.3.1 Xử lý thô bột. ....................................................................................... 54
3.3.2. Xử lý sợi bằng dung dịch kiềm. ........................................................ 55

3.4. CHẾ TẠO MẪU THỬ. ................................................................................. 58


4

3.4.1. Công tác chuẩn bị. .............................................................................. 58
3.4.2. Quy trình chế tạo mẫu thử. ............................................................... 62
3.5. THỬ NGHIỆM MẪU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. ................................... 67
3.5.2. Thử nghiệm mẫu. ............................................................................... 69
3.5.3. Xử lý kết quả. ..................................................................................... 76
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 86
4.1. KẾT LUẬN. .................................................................................................. 86
4.2. KIẾN NGHỊ. .................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88


5

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Một số sản phẩm được làm từ vật liệu composite. ...................................11
Hình 1.2: So sánh giá của sợi thủy tinh và sợi tự nhiên. ...........................................12
Hình 2.1: Chuỗi phân tử của cellulose. .....................................................................27
Hình 2.2: D-glucose ..................................................................................................28
Hình 2.3: Công thức phân tử của cellulose ...............................................................28
Hình 2.4: Mô hình Fringed fibrillar và mô hình chuỗi gập. ....................................29
Hình 2.5: cấu trúc của hemicellulose. .......................................................................32
Hình 2.6: Đơn vị mắc xích trong hemicellulose c xích trong hemicellulose. ...........33
Hình 2.7: Các đơn vị cơ bản của lignin.....................................................................34
Hình 2.8: Phân tử Pectin. ..........................................................................................36
Hình 2.9: Bột dừa. .....................................................................................................42

Hình 3.1: Quy trình chế tạo mẫu thử.........................................................................54
Hình 3.2: Xử lý thô bột xơ dừa. ................................................................................55
Hình 3.3: Xử lý bột dừa bằng dung dịch kiềm. .........................................................55
Hình 3.4: NaOH rắn. .................................................................................................56
Hình 3.5: Bột dừa ngâm trong NaOH. ......................................................................57
Hình 3.6: Bột dừa được phơi khô sau khi xử lý bằng NaOH....................................57
Hình 3.7: Bột dừa chưa xử lý NaOH. .......................................................................58
Hình 3.8: Nhựa polyester. .........................................................................................59
Hình 3.9: Chất đông rắn. ...........................................................................................60
Hình 3.10: Các nguyên vật liệu khác. .......................................................................60
Hình 3.11: Khuôn chế tạo mẫu thử (khuôn trên và khuôn dưới). .............................61
Hình 3.12: Quy trình chế tạo và thử nghiệm mẫu xơ dừa dạng bột. .........................62
Hình 3.13: Xác định hàm lượng đông rắn đối với nhựa polyester không no. ..........63
Hình 3.14: Tẩm nhựa vào bột. ..................................................................................64
Hình 3.15: Quy trình ép khuôn .................................................................................65
Hình 3.16: Quy trình siết bulông để ép khuôn. .........................................................65
Hình 3.17: Mẫu thử sau khi đã tách khuôn trên. ......................................................66


6

Hình 3.18: Mẫu thử sau khi tách khỏi khuôn dưới. ..................................................66
Hình 3.19: Mẫu thử sau khi đã hoàn thiện. ...............................................................67
Hình 3.20: Cắt mẫu thử bằng máy cắt tay. ................................................................68
Hình 3.21: Hình dạng mẫu thử. .................................................................................68
Hình 3.22: Máy kéo Instron 3366N. ........................................................................70
Hình 3.23: Kích thước và các vị trí đo tiết diện của mẫu thử. ..................................71
Hình 3.24: Quá trình thử kéo. ...................................................................................72
Hình 3.25 : Quá trình thử uốn. ..................................................................................74
Hình 3.26: Quá trình thử va đập................................................................................76

Hình 3.25: Đồ thị thử kéo của mẫu thử T1-48. .........................................................77
Hình 3.27: Biểu đồ ứng suất kéo. ..............................................................................78
Hình 3.28: Biểu đồ Module đàn hồi kéo. ..................................................................79
Hình 3.29: Đồ thị thử uốn của mẫu thử B1-48 .........................................................81
Hình 3.30: Biểu đồ ứng suất uốn. .............................................................................82
Hình 3.31: Biểu đồ Module đàn hồi uốn. ..................................................................83
Hình 3.32: Độ bền va đập trung bình của các mẫu thử. ............................................84


7

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần Cellulose, Hemicellulose, Lignin trong rác thải và phế phụ
liệu nông nghiệp phổ biến. .......................................................................................35
Bảng 2.2: Diện tích trồng dừa của một số địa phương (đơn vị tính: ha) [6]. .........41
Bảng 2.3: Một số thành phần hoá học gỗ dừa [10]. ..................................................43
Bảng 2.4 Vai trò của từng phần đối với tính chất của bột dừa [10]. .........................43
Bảng 2.6: Cơ tính của một số loại thực vật [11]. ......................................................45
Bảng 2.7: Các đặc tính cơ bản của nhựa polyester không no [4]..............................48
Bảng 3.1: Tổng số mẫu dùng cho thí nghiệm kéo, uốn và va đập. ...........................69
Bảng 3.2: Kích thước tiết diện của mẫu thử kéo. ......................................................71
Bảng 3.3: Kích thước tiết diện của mẫu thử uốn. .....................................................73
Bảng 3.4: Kích thước tiết diện tại vị trí rãnh khoét của mẫu thử va đập. .................75
Bảng 3.5: Bảng giá trị ứng suất của mẫu thử kéo. ....................................................78
Bảng 3.6: Bảng giá trị module đàn hồi của mẫu thử kéo. .........................................79
Bảng 3.7: Bảng giá trị ứng suất của mẫu thử uốn. ....................................................81
Bảng 3.8: Bảng giá trị module đàn hồi của mẫu thử uốn..........................................82
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời gian ngâm NaOH đến độ bền va đập của các mẫu
thử..............................................................................................................................84



8

LỜI CẢM ƠN
Trên con đường đi đến sự thành công của mỗi con người, dù ít hay nhiều, dù
trực tiếp hay gián tiếp đều gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người xung
quanh. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học đến nay đã được 4 năm, em
luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình
và bạn bè.
Hôm nay, bằng tất cả lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin kính gửi
đến tất cả quý thầy trong Bộ môn Kỹ thuật tàu thủy – Khoa Kỹ thuật Giao Thông –
Trường Đại học Nha Trang đã bao năm qua dùng cả kiến thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt tất cả những gì quý báu nhất cho chúng em. Em xin cảm ơn quý
thầy đã tạo mọi điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp này. Khóa luận tốt
nghiệp này là một cơ hội tốt để em nắm bắt thêm nhiều kiến thức bổ ích, trau dồi
một số kỹ năng và giúp em tự tin hơn khi giải quyết vấn đề.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Thanh Nhựt – Giáo
viên hướng dẫn đã dành nhiều tình cảm, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ rất nhiều để em
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè cùng tập
thể lớp 54TT đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong lúc thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình.


9

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu để tìm ra
vật liệu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người đã và đang được các quốc gia
quan tâm, đầu tư. Nhờ những tính năng ưu việt của mình, hiện nay composite đã và
đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật và đời sống. Một

trong những composite đang được nghiên cứu là composite bột dừa/polyester.
Thuận lợi khi nghiên cứu về composite bột dừa là tài nguyên về dừa ở nước ta rất
phong phú. Tuy nhiên, việc xác định hợp lý thời gian ngâm bột dừa trong dung dịch
NaOH nhằm cải thiện cơ tính của composite bột dừa/polyester là một thách thức
cho người nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này bột dừa được xử lý bằng dung dịch
NaOH ở những khoảng thời gian khác nhau, sau đó chế tạo các mẫu composite bột
dừa/polyester và tiến hành các thí nghiệm: Kéo, uốn, va đập trên mẫu để xác định
thời gian hợp lý ngâm bột dừa trong dung dịch NaOH nhằm cải thiện cơ tính của
composite bột dừa/polyester.
Sau khi hoàn thành đề tài này tôi đã thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên, do
kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực hiện hạn chế nên đề tài của tôi còn nhiều sai
sót... Tôi mong sự góp ý và sửa chữa của quý thầy và các bạn để đề tài này có tính
khả thi hơn về cả phương diện kinh tế cũng như kỹ thuật.


10

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Vật liệu composite đã có mặt từ rất xa xưa. Hàng ngàn năm trước công nguyên
con người đã biết trộn những viên đá nhỏ vào đất trước khi làm gạch để tránh bị
cong vênh khi phơi nắng. Người Hy Lạp cổ đã lấy mật ong trộn với đất, đá, cát sỏi
làm vật liệu xây dựng. Ở Việt Nam, cha ông ta làm nhà bằng bùn trộn với rơm băm
nhỏ để trát vách, khi khô tạo ra lớp vật liệu cứng, bền, mát về mùa hè và ấm vào
mùa đông...Hiện nay vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các
lĩnh vực từ: Dân dụng, y tế, thể thao, xây dựng, giao thông vận tải cho đến các
ngành công nghiệp nặng (đóng tàu, hóa chất, điện lực…) và đặc biệt trong ngành
hàng không vũ trụ. Vật liệu composite có nhiều ưu điểm nổi bật như khối lượng
riêng nhỏ (nhẹ hơn thép 4-6 lần), độ bền cơ học cao, chịu mài mòn, không dẫn điện,
chịu hóa chất và bền khí hậu, dễ gia công, đảm bảo tính kinh tế, tiện lợi cho người

sử dụng. Công nghệ sản xuất composite này khá đơn giản, chu kì ngắn, vốn đầu tư
không lớn nên thu hồi vốn nhanh, vì thế ngành công nghiệp này đang được giới đầu
tư quan tâm mở rộng.
Ở Việt Nam, hiện nay tiêu thụ khoảng 5.000 tấn/năm với nhiều sản phẩm đã đi
vào đời sống, với các mặt hàng gia dụng như bàn, ghế, bồn tắm, đồ chơi... và các
sản phẩm công nghiệp như tàu đánh cá, canô, bồn chứa hoá chất...đem lại nhiều lợi
ích và hiệu quả cao trong kinh tế.


11

Hình 1.1: Một số sản phẩm được làm từ vật liệu composite.
Sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu polyme composite gia cường bằng hạt/sợi
tổng hợp: nylon, sợi thủy tinh và carbon đã đặt ra những thách thức to lớn đối với
nhân loại trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường phát sinh trong quá trình
sản xuất cũng như sử dụng vật liệu composite nền polymer được gia cường hạt/sợi
vô cơ, độ bền của vật liệu cao nên dẫn đến khó phân hủy bởi điều kiện môi trường
khi vật liệu bị loại thải, song song với đó là quá trình sử dụng các loại hạt/sợi gia
cường này còn đem lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động (sợi
thủy tinh gây ngứa và có ảnh hưởng không tốt cho phổi khi chúng ta hít phải).
Chính vì vậy trong hai thập kỷ gần đây, việc sử dụng hạt/sợi tự nhiên để thay thế


12

một phần hoặc toàn bộ cho hạt/sợi tổng hợp đã và đang được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Hạt/sợi tự nhiên có thể là vật liệu gia cường cho không chỉ nhựa
nhiệt rắn mà còn cho cả loại nhựa nhiệt dẻo. Ưu điểm của sợi thiên nhiên vượt trội
so với sợi nhân tạo là giá thành thấp, tỷ trọng thấp, cơ tính gần như tương đương,
giảm lượng carbon dioxide trong quá trình sản xuất, tăng khả năng phân hủy…


Hình 1.2: So sánh giá của sợi thủy tinh và sợi tự nhiên
Với sự tiến bộ của ngành khoa học kỹ thuật ngày nay, composite hạt/sợi tự
nhiên được quan tâm nghiên cứu nhiều, đa dạng, phát triển không ngừng và đạt
được nhiều thành tựu khả quan. Đã có rất nhiều hạt/sợi tự nhiên được sử dụng làm
vật liệu gia cường cho composite như: đay (jute), lanh (flax), gai dầu (hemp), lục
bình (water hyacyth), bã mía (bagasse), lá cây cọ (palm), bông vải (cotton), sợi xơ
dừa (coir/coconut),…
Trong số những hạt/sợi tự nhiên được sử dụng gia cường trong vật liệu
composite, bột từ thân cây dừa là loại hạt thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà
nghiên cứu vật liệu cả trong và ngoài nước bởi vật liệu có tỷ trọng thấp và độ bền cơ
lý vừa phải, lại sẵn có, rẻ tiền, nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng tái tạo và
phân hủy sinh học. Hiện nay, vật liệu composite bột dừa /polyester có nhiều ưu
điểm như dễ gia công, giá thành rẻ, tính chất cơ lý khá tốt đã được chú trọng nghiên
cứu và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên bột dừa cũng như các loại
hạt tự nhiên khác đều có nhược điểm chung là độ bám dính với nhựa nền kém. Tính
chất cơ học của vật liệu còn thấp cần phải khắc phục mới có thể cạnh tranh được
với hạt/sợi tổng hợp. Như chúng ta đã biết cơ tính của vật liệu composite gia cường


13

hạt phụ thuộc chủ yếu vào những đặc tính sau: cơ tính của các vật liệu thành phần,
các vật liệu thành phần có cơ tính tốt thì vật liệu composite cũng có cơ tính tốt và
tốt hơn tính chất của từng vật liệu thành phần. Luật phân bố hình học của vật liệu
cốt, khi vật liệu liệu cốt phân bố không đồng đều, vật liệu composite bị phá huỷ
trước hết ở những nơi có ít vật liệu cốt. Với composite cốt hạt, hình dạng và mật độ
phân bố của hạt quyết định chất lượng của sản phẩm. Hình dạng của hạt gia cường
có thể là hình khối, hình cầu hay bất cứ hình dạng nào khác. Sự sắp xếp của các hạt
gia cường có thể ngẫu nhiên hay theo một hướng định trước. Đa số vật liệu

composite cốt hạt, hướng của hạt là ngẫu nhiên,.. Tác dụng tương hỗ giữa các vật
liệu thành phần, vật liệu cốt và nền phải liên kết chặt chẽ với nhau mới có khả năng
tăng cường và bổ sung tính chất cho nhau. Ví dụ liên kết giữa cốt thép và xi măng
trong bê tông, việc xử lí tốt thành phần cốt giúp tăng cường liên kết giữa các vật
liệu khác và cơ tính của vật liệu composite. Có nhiều phương pháp xử lý đã được đề
cập đến như: xử lý kiềm, biến tính bề mặt sợi bằng các phương pháp hóa học hay
vật lý,… Cho đến nay, phương pháp xử lý kiềm vẫn là phương pháp hiệu quả.
Việc mở rộng nghiên cứu ứng dụng bột từ thân cây dừa nói riêng và các hạt tự
nhiên nói chung vào lĩnh vực vật liệu composite với các loại nhựa nền khác nhau là
một hướng ứng dụng mới không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp
phần đáng kể việc bảo vệ môi trường.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI.
1.2.1. Trong nước.
Ở nước ta hiện nay, những nghiên cứu về vật liệu composite được gia cường
bằng cốt là vật liệu tự nhiên đã và đang đạt được mở rộng từ phương pháp gia công
vật liệu đến những nghiên cứu, khảo sát cơ lý tính của chúng. Có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu về “phương pháp gia công tấm mat xơ dừa có và không có
chất kết dính để khảo sát khả năng gia cường cho vật liệu composite nền nhựa nhiệt
dẻo” của Cao Lưu Ngọc Hạnh, Trương Chí Thành và Nguyễn Khánh Luân_Bộ môn
Công nghệ Hoá học, khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ. Kết quả của công


14

trình nghiên cứu được trình bày dưới dạng một bài báo khoa học được công bố trên
tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu
phương pháp gia công tấm Mat xơ dừa có và không có chất kết dính với nguồn
nguyên liệu là sợi xơ dừa từ huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và nhựa polypropylen.
Thiết bị chính để gia công tấm Mat là máy ép nóng Panstone, Đài Loan có bộ phận

ép thuỷ lực và thiết bị gia nhiệt trên khuôn ép. Tấm mat sau khi gia công được đánh
giá thông qua cơ tính kéo, uốn và va đập của vật liệu composite gia cường từ tấm
mat trên. Kết quả cho thấy đã xây dựng thành công quy trình gia công tấm mat từ
sợi xơ dừa đạt yêu cầu gia công cho vật liệu composite. Ngoài ra còn có một số đề
tài nghiên cứu “Khảo sát cơ lý tính của vật liệu composite nhựa frea - formaldehyde
và sợi sisal” của PGS.TS Nguyễn Đắc Thành_Bộ môn Công nghệ vật liệu polymer,
khoa Công nghệ vật liệu, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh; đề tài
nghiên cứu “Ảnh hưởng của xử lý hóa học đến cơ tính của vật liệu composite được
gia cường bằng sợi xơ dừa” của Nguyễn Phước Duy_ Bộ môn Công nghệ Hoá học,
khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ; đề tài nghiên cứu về “chế tạo vật liệu
composite trên nền nhựa polyethylen và mùn cưa”_Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật của
Trần Thị Thu Hằng _ Bộ môn Công nghệ Hoá học, trường Đại học Đã Nẵng. Đề tài
“xử lý xơ dừa bằng dùng dịch NaOH nhằm mục đích tăng cơ tính vật liệu composite
xơ dừa” đã được sinh viên Nguyễn Hữu Tâm - Đại học Cần Thơ nghiên cứu. Sinh
viên Nguyễn Hữu Tâm đã xử lý xơ dừa bằng dung dịch NaOH ở nồng độ 1% với
thời gian ngâm là 3 ngày, sử dụng quang phổ IR để xem xét khả năng loại bỏ tạp
chất của dung dịch NaOH.
Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu điều đề cập tới vật liệu gia
cường dạng sợi là xơ của quả dừa. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên
sâu về cơ tính và các yếu tố khác của composite có cốt là bột từ thân cây dừa. Hiện
nay các phương pháp xử lý cốt gia cường tự nhiên nói chung và bột dừa nói riêng,
để tăng cơ tính của composite là một trong những vấn đề mới, cần được quan tâm,
nghiên cứu.


15

1.2.2. Ngoài nước.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng vật liệu
tự nhiên làm cốt, trong đó có cả sợi xơ dừa hoặc mùn cưa, vỏ trấu… làm vật liệu gia

cường cho composite trên nền nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn,… Tất cả các công
trình nghiên cứu này đều thu được nhiều kết quả rất khả quan, mở ra trào lưu nghiên
cứu và khả năng ứng dụng rất lớn của vật liệu composite gia cường bằng cốt tự
nhiên. Trong đó có thể kể đến công trình nghiên cứu “Nghiên cứu về độ bền cơ học
của composite nhựa nền polyester được gia cường bằng sợi xơ dừa phụ phẩm”.
Mục tiêu chính của vấn đề nghiên cứu này chính là đặc trưng cấu trúc và độ bền cơ
học của vật liệu composite nhựa nền polyester không no kết hợp với sợi xơ dừa phụ
phẩm. Sợi xơ dừa được sử dụng ở hai dạng khác nhau là dạng sợi đồng phương và
sợi dệt. Các nhà nghiên cứu tiến hành chế tạo tấm composite với hàm lượng sợi lên
đến 80% khối lượng. Sợi xơ dừa được quan sát dưới kính hiển vi điện tử (SEM) kết
hợp với phân tích tán xạ tia X, kết quả thu được cho phép so sánh đặc tính kỹ thuật
của những composite này với những vật liệu thông thường. Một số kết luận được
rút ra từ nghiên cứu này như sau:
+ Xét trên phương diện kỹ thuật, composite được gia cường bằng sợi xơ dừa
có thể thay thế cho ván gỗ, tường thạch cao,… phụ thuộc vào lượng sợi thêm vào.
+ Composite gia cường bằng sợi xơ dừa trên nền nhựa polyester phân bố ngẫu
nhiên, có độ bền uốn đủ lớn để sử dụng cho những chi tiết xây dựng.
+ Tuy nhiên, composite sợi xơ dừa có mô-đun đàn hồi thấp hơn khi so sánh
với nhựa nền polyester.
Ngoài ra còn có công trình “nghiên cứu sử dụng dung dịch NaOH để loại bỏ các tạp
chất có trong bột dừa”, các nhà nghiên cứu tiến hành tạo ra các mẫu composite và
đem thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc xử dụng bột dừa xử lý bằng
dung dịch NaOH 10% cho mẫu thử nghiệm có kết quả thấp nhất và mẫu thử chế tạo
từ bột dừa xử lý bằng dung NaOH 2% cho kết quả tốt nhất.


16

1.3. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Từ các công trình nghiên cứu về composite có cốt là vật liệu tự nhiên, đặc biệt

với đề tài: "Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ NaOH khi xử lý thành
phần cốt đến cơ tính của vật liệu composite dạng xơ dừa/polyester." do sinh viên
Nguyễn Văn Xuân, khoa Kỹ Thuật Giao Thông, trường Đại học Nha Trang thực
hiện. Sau thí nghiệm kéo, uốn và xử lý số liệu nhận thấy:
+ Ngâm bột xơ dừa trong khoảng NaOH nồng độ 4% thì cho kết quả tốt nhất.
+ Tuy nhiên thời gian ngâm cũng đóng vai trò quan trọng. Khi ngâm bột dừa
trong NaOH nồng độ 8% với thời gian là 3 ngày thì cơ tính thay đổi và có xu hướng
tăng lên so với các mẫu thử chế tạo từ bột dừa xử lý bằng dung dịch NaOH ngâm
trong 2 ngày.
Với mục đích nghiên cứu các vật liệu composite nền nhựa kết hợp với hạt tự
nhiên cụ thể là bột dừa, có cơ tính, thân thiện với môi trường đáp ứng tốt cho những
ứng dụng thường ngày như vật liệu thay thế cho ván ép truyền thống, sàn gỗ, các
tấp ốp tường, các sản phẩm dân dụng,... Vì vậy, tôi chọn đề tài "Nghiên cứu xác
định hợp lý thời gian ngâm bột dừa trong dung dịch NaOH nhằm cải thiện cơ tính
của composite bột dừa/polyester". Đề tài này tiến hành với mục đích sử dụng dung
dịch NaOH ở nồng độ 4% để xử lý cốt ở khoảng thời gian nhất định làm tăng cơ
tính của vật liệu composite bột dừa/polyester nhằm mục tiêu thương mại, góp phần
đa dạng vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân trồng
dừa. Đồng thời, qua đề tài tôi muốn góp phần nhỏ để nghiên cứu về vật liệu
composite gia cường bằng vật liệu tự nhiên.
1.4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
- Xây dựng quy trình chế tạo mẫu vật liệu composite bột dừa.
- Xác định thời gian ngâm bột dừa trong dung dịch NaOH nồng độ 4% hợp lý
nhằm cải thiện cơ tính của composite bột dừa/polyester.


17

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi đề tài này đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Dung dịch NaOH nồng độ 4%.
- Bột dừa lấy từ thân cây dừa.
- Mẫu composite bột dừa/nhựa polyester.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Ngâm bột dừa trong dung dịch NaOH nồng độ 4%, thời gian ngâm được giới
hạn ở các mức: 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ. Cơ sở để chọn các mức thời gian
ngâm dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây và phản ứng hóa học giữa các
thành phần của bột dừa với dung dịch NaOH. Phương pháp xử lý và chế tạo mẫu là
phương pháp thủ công, với 3 thử nghiệm là kéo, uốn và va đập.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp giữ lý thuyết và thực
nghiệm, cụ thể như sau:
- Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến composite bột, xơ
dừa.
- Xây dựng sơ bộ quy trình công nghệ chế tạo mẫu thử nghiệm từ đó chế tạo
mẫu thử và tiến hành hoàn thiện quy trình.
- Thực nghiệm xác định sự ảnh hưởng của dung dịch NaOH nồng độ 4% với
những khoảng thời gian khác nhau khi xử lý thành phần cốt đến cơ tính của sản
phẩm composite.
- Đánh giá cơ tính của mẫu thử thông qua thí nghiệm kéo, uốn và va đập và so
sánh với các kết quả nghiên cứu khác.


18

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA COMPOSITE
BỘT DỪA
2.1. TỒNG QUAN VỀ COMPOSITE.
2.1.1. Khái niệm.

Vật liệu Composite là vật liệu gồm ít nhất hai pha hay hai thành phần vật liệu.
Sự kết hợp này nhằm hạn chế nhược điểm của vật liệu này bằng ưu điểm của vật
liệu kia tạo nên vật liệu có cơ tính khác hẳn với vật liệu ban đầu.
Mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn đươc phân bố trong một
pha liên tục duy nhất. Pha liên tục gọc là vật liệu nền (matrix) thường làm nhiệm vụ
liên kết các pha gián đoạn lại, đảm bảo cho các thành phần của Composite liên kết,
làm việc hài hoà với nhau. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường
(reinforcement) nhằm đảm bảo cho Composite có được các đặc tính cơ học cần thiết
được độn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước,...
2.1.1.1. Pha nền (pha liên tục).
Thành phần liên tục tồn tại với khối lượng lờn trong composite gọi là nền, là
chất kết dính, tạo môi trường phân tán, đóng vai trò truyền ứng suất sang độn khi có
ngoại lực tác dụng lên vật liệu. Có thể tạo thành từ một chất hoặc hỗn hợp nhiều
chất được trộn lẫn một cách đồng nhất tạo thể liên tục. Theo quan điểm thông
thường, các đặc tính của nền được cải thiện nhờ sự phối hợp của các thành phần
khác tạo nên vật liệu composite.Trong thực tế, người ta có thể sử dụng nhựa nhiệt
rắn hay nhựa nhiệt dẻo làm polymer nền. Một số nền thường gặp trong công nghệ
chế tạo composite:
+ Nhựa nhiệt rắn cho vật liệu có cơ tính cao, được gia công dưới áp suất và
nhiệt độ cao. Riêng với epoxy và các polymer dẻo có thể được gia công bằng tay ở
điều kiện thường. Một số loại nhựa nhiệt rắn như PU, UF, epoxy và một số loại
polyester không no,…
+ Nhựa nhiệt dẻo được gia công trên máy ép phun ở trạng thái nóng chảy.
Nhựa nhiệt dẻo cho vật liệu không chịu được nhiệt độ cao, việc xử lý độ nhớt của


19

dung dịch trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Có thể kể tới một số loại
nhựa nhiệt dẻo thông dụng: PE, PS, ABS, PVC,…

+ Nền carbon có các tính chất cơ lý như sợi carbon, đảm bảo tính chịu nhiệt và
khai thác triệt để các ưu điểm của cốt sợi carbon trong vật liệu composite.
+ Nền kim loại, thường là các kim loại nhẹ (nhôm, magie, berrili) hoặc các
kim loại chịu được nhiệt độ cao (titan, niken, niobi) hoặc là hợp kim. Hiện nay, nền
lưới dạng hợp kim nhôm được sử dụng phổ biến vì chúng có khả năng kết hợp hài
hòa với thành phần cốt đảm bảo được các đòi hỏi cơ lý tính cũng như công nghệ.
2.1.1.2. Pha cốt (pha gián đoạn).
Thành phần cốt đóng vai trò là chất chịu ứng suất tập trung; giúp cho vật liệu
nền tăng độ cứng, độ bền, khả năng chịu va đập và chịu mỏi; cải thiện tính dẫn
nhiệt, chịu nhiệt, khả năng chống mài mòn. Thông thường cốt khỏe hơn, và có độ
cứng vững cao hơn vật liệu nền. Đặc trưng hình học của pha cốt là một trong những
thông số chính để xác định tính hiệu quả của vật liệu gia cường. Bên cạnh đó, thành
phần cốt có thể giúp hạ giá thành cho sản phẩm.
Thành phần cốt của vật liệu composite có thể là hột, bột hoặc sợi ngắn (hoặc sợi
dài) được làm bằng thủy tinh, polymer, gốm, kim loại, carbon hay thậm chí có thể là
các loại sợi tự nhiên. Trong vật liệu composite, thành phần cốt thường chiếm từ
khoảng 40 – 50% hàm lượng.
Một số dạng thường gặp của thành phần cốt trong công nghệ chế tạo vật liệu
composite:
+ Dạng sợi có tính năng cơ lý hóa và giá thành cao nên thường được dùng để
chế tạo những vật liệu cao cấp như sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi hữu cơ, sợi bor, sợi
kim loại, sợi aramide,…
+ Dạng hạt có độ bền cơ học và độ bền hóa học của vật liệu PC (khả năng chịu
va đập, độ giãn nở cao, khả năng cách âm tốt, chịu ma sát và mài mòn; độ nén, độ
uốn dẻo và độ đứt cao; khả năng chịu được trong môi trường ăn mòn như muối,
kiềm, acid,…), giá thành không cao. Một số dạng thường dùng như Silica, CaCO3,
vẩy mica, vẩy kim loại, độn khoáng, cao lanh, đất sét, graphite, carbon,...


20


2.1.2. Phân loại vật liệu composite.
Vật liệu composite được phân loại theo hai cách theo hình dạng của vật liệu
cốt và bản chất của các vật liệu thành phần.
+ Phân loại theo hình dạng của vật liệu cốt:
- Vật liệu composite cốt sợi: Khi vật liệu gia cường có dạng sợi, ta gọi đó là
composite cốt sợi. Sợi gia cường làm tăng cơ tính cho polymer nền. Sợi gia cường ở
dạng liên tục hay gián đoạn: cắt ngắn. ta có thể tạo vật liệu có cơ lý tính khác nhau,
khi chú ý tới bản chất của vật liệu thành phần , tỷ lệ của loại vật liệu tham gia và
phương của sợi.
- Vật liệu composite cốt hạt: thường được sử dụng để cải thiện một số tính
chất cơ tính của vật liệu hoặc vật liệu nền như tăng độ cứng, tăng khả năng chịu
nhiệt chịu mài mòn, giảm độ co ngót… Cũng có khi hạt được sử dụng để làm giảm
giá thành sản phẩm. Việc lựa chọn phương án phụ thuộc vào cơ-lý tính mà ta muốn
bởi gia cường bằng dạng hạt thì tính chất cơ lý yếu hơn so với dạng sợi. Khi vật liệu
gia cường có dạng hạt, phân tán vào polymer nền. Hạt khác sợi ở chỗ nó không có
kích thước ưu tiên.
+ Phân loại theo bản chất và vật liệu thành phần:
- Composite nền hữu cơ (nhựa, hạt): có nền là nhựa hữu cơ, cốt thường là sợi
hữu cơ (polyamide, kevlar,…), sợi khoáng (thủy tinh, carbon,…) hoặc sợi kim loại
(bor, nhôm,…).
- Composite nền kim loại: có nền là các kim loại (hợp kim titan, hợp kim
nhôm,…) cùng với cốt thường là sợi kim loại (sợi B) hoặc sợi khoáng (Si, C,...).
- Composite nền khoáng (gốm): có nền là các loại vật liệu gốm, cốt có thể là
sợi kim loại (bor), hạt kim loại (chất gốm) hoặc cũng có thể là hạt gốm (carbua,
nitơ)…
2.1.3. Lý thuyết về liên kết giữa nền và cốt.
Liên kết tốt giữa nền và cốt tại vùng ranh giới pha là yếu tố quan trọng nhất
bảo đảm cho sự kết hợp các đặc tính tốt của hai pha nền và cốt. Để tăng cường độ
gắn chắc nền - cốt, người ta có thể áp dụng các biện pháp sau:



21

- Liên kết cơ học, được thực hiện nhờ khớp nối thông qua độ mấp mô trên bề
mặt do lực ma sát như kiểu bêtông cốt thép có gân (đốt).
- Liên kết nhờ thấm ướt do năng lượng sức căng bề mặt vì pha nền bị nung
chảy và dính ướt với cốt nên có sự khuếch tán tuy rất nhỏ, tạo nên sức căng bề mặt.
- Liên kết phản ứng, xuất hiện khi trên ranh giới pha xảy ra phản ứng tạo hợp
chất hóa học, nó như lớp keo dính chặt cốt với nền. Đây là loại liên kết tốt nhất.
- Liên kết ôxyt, loại liên kết phản ứng đặc trưng cho nền kim loại với cốt là
ôxyt của chính kim loại đó.
2.1.4. Công nghệ chế tạo vật liệu composite polyester.
Công nghệ chế tạo vật liệu composite rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc
vào yêu cầu, tính chất của sản phẩm mà có thể thay đổi phù hợp.
2.1.4.1. Công nghệ khuôn tiếp xúc.
- Gia công bằng tay (hand lay up):
Dùng cọ hay con lăn quét nhựa lên bề mặt khuôn đã được chống dính, đặt sợi
lên rồi quét nhựa, vật liệu tựu đông cứng sau đó mà không cần gia công nhiệt hay
áp lực sau đó dùng con lăn đuổi bọt khí và nén chặt liên tục như vậy cho đến khi đạt
bề dày yêu cầu.
- Trát bằng sung phun:
Phun là phương pháp khá phổ biến khi dùng khuôn tiếp xúc. Các bước chuẩn
bị giống như phương pháp gia công bằng tay nhưng việc trát vật liệu được thực hiện
bằng máy. Sợi phun là sợi liên tục hay sợi gián đoạn (sợi ngắn). Sau khi phun nền
và cốt phân tán trên bề mặt khuôn người ta thường dùng con lăn để lèn chặt, làm tan
bọt khí và tạo độ nhẵn cần thiết cho bề mặt sản phẩm
- Trát bằng máy:
Trát bằng máy thường được sử dụng đối với các bán thành phần. Máy trát có
thể được đặt chương trình với tốc độ và sơ đồ trát theo mong muốn. Việc dùng may

cho phép sản xuất hang loạt, nâng cao năng xuất và hiệu quả sản xuất, các sản phẩm
có chỉ tiêu kỹ thuật đều nhau. Trong trường họp các bán thành phẩm có khổ quá
rộng, cần cắt nhỏ hợp lý để tăng hệ số sử dụng vật liệu


22

2.1.4.2. Công nghệ đúc chân không.
- Phương pháp đúc túi chân không:
Sợi được trát trên bề mặt khuôn dưới (khuôn cứng), sau đó lắp khuôn trên
dạng tấm đàn hồi. Cấp nhựa nền và dùng bơm hút chân không hút không khí trong
túi để tạo áp suất phân bố đều trên toàn bộ mặt tiếp xúc. Áp suất đó nằm trong giới
hạn 0,9-1kG/cm2
Tùy thuộc vào nhưa nền được sử dụng mà việc chế tạo có thể theo phương
pháp ướt hoặc khô. Phương pháp ướt là phương pháp tẩm trực tiếp cốt sợi khô với
nhựa nền ướt, có thể sử dụng nhựa nền là nhựa nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo.
Phương pháp khô là phương pháp sử dụng các cốt đã được tẩm nhựa nền sẵn, chỉ
dùng nhựa nền là nhựa nhiệt dẻo.
- Phương pháp đúc hút:
Khuôn được phủ sẵn các lớp lót. Sau khi đã trải các lớp cốt trong lòng khuôn
tiến hành hút nhựa đã pha sẵn các chất phụ gia vào khoảng trống giư hai nữa khuôn.
Phương pháp này cho phép tạo những chi tiết tròn xoay hoặc dạng côn vừa phải.
2.1.4.3. Công nghệ cuộn sợi (filament winding).
Cốt sợi được kéo qua bể chứa nhựa cho thấm nhựa trước, sau đó được cuộn
phủ lên bề mặt khuôn. Phương pháp rất phù hợp với các chi tiết kết cấu mặt trụ
hoặc cầu ống, thùng chứa… Sản phẩm thu được có cơ tính cao vì nó có thể chứa tới
80% khối lượng cốt. Có hai phương pháp cuộn: cuộn khô và cuộn ướt.
+ Cuộn khô: Quấn lên trục khuôn bán thành phẩm tức là quá trình tẩm nhựa
lên sợi đã được thức hiện trước đó rồi.
+ Cuộn ướt: Quá trình tẩm nhựa lên sợi được diễn ra đồng thời với quá trình

quấn lên khuôn. Tức là sợi thô sau khi qua bể nó được quấn lên trục ngay.
2.1.4.4. Công nghệ ly tâm.
Xếp sợi đã tẩm vào khuôn tròn sau đó quay để dùng lực ly tâm ép chặt các lớp
và đẩy bọt khí. Lực ly tâm sẽ định hình sản phẩm.
2.1.4.5. Công nghệ gia công dưới áp lực.
- Đúc ép nóng (hot moulding):


23

Nhựa cốt được phân bố đều mặt khuôn đúc dưới áp suất và nhiệt độ cao. Sản
phẩm được định hình theo ba chiều. Kỹ thuật đúc ép được sử dụng để tao những sản
phẩm có kích thước lớn. Sản phẩm được định hình sau khi làm nguội
- Đúc ép nguội (cold press moulding):
Tương tự như đúc ép nóng nhưng ở nhiệt độ thường phun
(injecting moulding): Nhựa nhiệt dẻo: tạo hạt compound nhựa và sợi cắt hoặc
nghiền, sau đó đưa vào máy ép phun để tạo thành sản phẩm. Nhựa nhiệt rắn: sợi
ngắn được định hình trước nếu cần, được đặt vào khuôn, sau đó đóng lại, kẹp chặt
và nhựa được phun vào từ đầu trộn có độ khuấy cao.
- Ép phun:
Nhựa nhiệt dẻo: tạo hạt compound nhựa và sợi cắt hoặc nghiền, sau đó đưa
vào máy ép phun để tạo thành sản phẩm.
Nhựa nhiệt rắn: sợi ngắn được định hình trước nếu cần, được đặt vào khuôn,
sau đó đóng lại, kẹp chặt và nhựa được phun vào từ đầu trộn có độ khuấy cao.
2.1.4.6. Công nghệ đùn kéo.
Phương pháp này là phương pháp gia công liên tục để sản suất ra loại
composite dạng profile với bất cứ độ dài nào yêu cầu. Sợi tẩm sẳn được kéo qua
một lỗ (có lõi gia nhiệt), với hình dạng theo chiều cắt ngang bề mặt của sản phẩm.
Sản phẩm được định hình khi nhựa khô. Ưu điểm của phương pháp này là sản xuất
sản phẩm thành mỏng với đa dạng độ dài, bề mặt căt ngang, dễ dàng tự động hóa.

Nhược điểm của phương pháp này là hạn chế sự thay đổi hình dạng sản phẩm theo
chiều dài của sản phẩm là không thể.
2.2. TỔNG QUAN VẬT LIỆU GIA CƯỜNG LÀ HẠT/SỢI TỰ NHIÊN.
2.2.1. Giới thiệu hạt/sợi tự nhiên.
Vật liệu composite ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nhưng đồng hành với
nó là vấn đề về môi trường. Vì thế, nghiên cứu chế tạo vật liệu composite thân thiện
môi trường và giá thành tương đối thấp là vấn đề luôn được quan tâm, chú trọng.
Hạt/ sợi gia cường tự nhiên là một lựa chọn tối ưu để thay thế các loại vật liệu gia
cường đắt tiền khác mà lại thân thiện với môi trường.


×