g
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
H TT THNG
QUảN Lý NHà NƯớC Về AN TOàN, Vệ SINH LAO ĐộNG
TRONG CáC DOANH NGHIệP KHAI THáC Đá XÂY DựNG
ở VIệT NAM
TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: QUN Lí KINH T
Mó s: 62 34 04 10
H Ni - 2015
Công trình được hoàn thành tại
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: PGS.TS. PHẠM THỊ KHANH
Phả n biệ n 1: ………………………………………
Phả n biệ n 2: ………………………………………
Phả n biệ n 3: ………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Thư viện Quốc gia
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Hà Tất Thắng (2012), “An toàn - vệ sinh lao động trong khai thác
khoáng sản”, Tạp chí Lao động và Xã hội (427), tr.13-15.
2. Hà Tất Thắng (2012), “Thực trạng công tác ATVSLĐ ở các địa
phương, doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và xã hội (430),
tr.44-45.
3. Hà Tất Thắng (2012), “Bàn về quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp”, Tạp
chí Bảo hộ lao động (209), tr.18-21.
4. Hà Tất Thắng (2012), “Tiến tới xây dựng Luật ATVSLĐ ở Việt Nam”,
Tạp chí Cộng sản số đặc biệt, (66), tr.44-48.
5. Hà Tất Thắng (2012), “Đổi mới công tác An toàn - vệ sinh lao động để
hội nhập và phát triển bền vững”, Tạp chí Lao động và Xã hội
(470 + 471), tr. 47-48.
6. Hà Tất Thắng (2012), “Đổi mới Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - phòng
chống cháy nổ theo tinh thần tiết kiệm”, Tạp chí Lao động và Xã
hội (474), tr.9-11.
7. Hà Tất Thắng (2012), “Xây dựng văn hóa ATLĐ ở Việt Nam”, Văn hóa
an toàn, (1), tr.6-8.
8. Hà Tất Thắng (2012), “Một số ý kiến về xây dựng luật An toàn vệ sinh
lao động”, Văn hóa an toàn, (1), tr.14-15.
9. Hà Tất Thắng (2014), “Đổi mới hoạt động tổ chức Tuần lễ quốc gia An
toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2014 và những
năm tiếp theo, Tạp chí Bảo hộ lao động (230), tr.4-5, 25.
10. Hà Tất Thắng (2015), “Vai trò QLNN về ATVSLĐ trong lĩnh vực khai
thác đá xây dựng ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội (494),
tr.10-13.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, DNKTĐXD đã đóng góp tích cực cho phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, bởi vì tất cả các công trình, công nghiệp
giao thông, thủy lợi, xây dựng, sản xuất xi măng… từ nhỏ đến lớn đều cần
đến các sản phẩm từ đá xây dựng. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nuớc, vai trò của các DNKTĐXD ngày càng trở nên quan trọng.
Giá trị của tài nguyên đá xây dựng, cùng với những đóng góp của
DNKTĐXD đã tạo sức phát triển mới cho đất nước.
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, mặc dù đã
thu được những kết quả nhất định, như: Định hướng khai thác được định
hình rõ nét, tổ chức bộ máy từng bước đã được hoàn thiện, nguồn nhân lực
đã có bước phát triển mới... Tuy nhiên, ngành KTĐXD đã, đang xảy ra
nhiều TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, có những sự cố về
TNLĐ trong DNKTĐXD hết sức nghiêm trọng đã làm chết và bị thương
nhiều người. Trung bình, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 6.000 vụ TNLĐ,
làm chết khoảng 585 người và bị thương hơn 6.000 người; khoảng 1.500
người lao động mắc mới các BNN. Số vụ TNLĐ trong khai thác khoáng
sản, chiếm khoảng 15-17% tổng số vụ TNLĐ trong cả nước... Thiệt hại do
TNLĐ và BNN gây ra mỗi năm ở Việt Nam lên tới hàng nghìn tỷ đồng, gần
100.000 ngày công nghỉ điều trị, chưa kể các thiệt hại khác về mặt xã hội,
môi trường... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song, nguyên
nhân cơ bản là do QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD còn nhiều
hạn chế, nổi bật là: Tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ chưa hiệu quả;
văn bản quy phạm pháp luật thiếu, chất lượng chưa cao; việc cấp phép
khai thác mỏ còn dễ dãi; công nghệ khai thác lạc hậu; sử dụng lao động
thủ công; thanh tra, kiểm tra hạn chế; quy định xử phạt còn nhẹ chưa đủ
sức răn đe...
Trước tình hình hết sức báo động trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng
Đảng đã ban hành Chỉ thị số 29/2013/CT-TW về “Đẩy mạnh công tác
ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc
tế” năm 2013; Quốc Hội khóa XIII cũng đã có Nghị quyết số
20/2011/QH13 ngày 26/11/2011, giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng
Dự thảo Luật ATVSLĐ để trình Quốc hội thông qua và ban hành năm
2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016. Chính Phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành
ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về ATVSLĐ, trong đó có quan
tâm tới ngành có nguy cơ cao như khai thác khoáng sản, xây dựng, sử
dụng điện...
2
Để góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trên đây, đề tài "Quả n lý
nhà nư ớ c về an toàn vệ sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác
đá xây dự ng ở Việ t Nam" được chọn làm luận án tiến sĩ là có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp bách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mụ c đích: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN
về ATVSLĐ trong DNKTĐXD, giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN trong
KTĐXD, thực hiện phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường ở
Việt Nam.
2.2. Nhiệ m vụ : Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD; nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam; phân tích, đánh giá
thực trạng, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam; đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam; Nghiên cứu hoạt động của các cơ quan QLNN
có liên quan đến khai thác đá xây dựng, các DNKTĐXD.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u:
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD; chủ thể QLNN về ATVSLĐ
ở cấp Trung ương là Chính phủ, ở địa phương là UBND tỉnh. Chính phủ
giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan, trong đó Bộ
LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về
ATVSLĐ nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói
riêng. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành như: Sở LĐTBXH,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Công an
tỉnh, trong đó sở LĐTBXH chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD trên địa bàn.
Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ của các
Bộ, ngành ở Trung ương, UBND các địa phương có DNKTĐXD,
nhưng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn một số
tỉnh có nhiều mỏ đá xây dựng như: Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD ở Việt Nam, giai đoạn 2009 đến 2014.
3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luậ n: Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, đường lối của Đảng, Nhà nước QLNN về ATVSLĐ, ATVSLĐ
trong DNKTDXD ở Việt Nam.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở các quy định hiện hành
của pháp luật về ATLĐ nói chung về QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam nói riêng, nghiên cứu sinh phân tích những mặt
được, những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn, thậm chí cả xung đột pháp luật,
từ đó rút ra những ưu điểm và thiếu sót, hạn chế của pháp luật hiện hành để
tiếp thu vào hoàn chỉnh pháp luật về QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê - so sánh: Thống kê, mô hình hóa, so sánh các
số liệu về TNLĐ, BNN, các số liệu khác về QLNN về ATVSLĐ và nhiều
vấn đề liên quan khác từ năm 2009 đến nay và quá trình áp dụng các quy
định về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, các DNKTĐXD quy
mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sinh trao đổi trực tiếp, xin ý kiến
của các chuyên gia về lĩnh vực ATVSLĐ đang làm việc tại các Bộ, ngành,
cơ quan trung ương; các nhà quản lý ở địa phương và những người làm
công tác công đoàn, cán bộ an toàn, lãnh đạo doanh nghiệp.
Phương pháp điều tra xã hội học: tiến hành điều tra xã hội học về việc
triển khai công tác ATVSLĐ ở hơn 179 doanh nghiệp, cơ sở khai thác đá
xây dựng và QLNN đối với hoạt động khai thác đá với các Sở LĐTBXH,
Công thương, Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn 5 tỉnh có nhiều doanh
nghiệp khai thác đá nhất, đó là: Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh, Đồng Nai và các Chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Ngoài các phương pháp nói trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả
còn sử dụng phương pháp lô-gic lịch sử, tổng hợp v.v. nghiên cứu một số
Quy hoạch của Chính phủ và địa phương cho ngành khai thác đá xây dựng
định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Đóng góp mới về giá trị lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đã phân tích và làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ
bản về bản chất, vai trò, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và các nhân tố ảnh
hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Từ đó, tạo lập
khung lý thuyết làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực tiễn QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa
phương trong nước; nâng cao nhận thức hơn nữa QLNN về ATVSLĐ
4
trong các cơ quan QLNN và đối với các DNKTĐXD; vận dụng linh hoạt,
mềm dẻo, hiệu quả bài học kinh nghiệm của các nước sẽ thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh trong các DNKTĐXD, đảm bảo an sinh xã hội,
gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
- Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về khoa học và thực
trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong những
năm qua đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, chỉ rõ cơ sở
thực tiễn khách quan, sinh động và đúng đắn cho việc hoạch định chính
sách về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
- Luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới.
Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án góp phần vào
việc xây dựng, hoạch định chính sách của nhà nước của các Bộ, ngành mà
trực tiếp là Bộ LĐTBXH và các địa phương phát triển ngành công nghiệp
KTĐXD; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ở các Học
viện, các trường Đại học trong nước.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1.1. Nhữ ng nghiên cứ u về mô hình, hệ thố ng quả n lý an toàn, vệ
sinh lao độ ng đang đư ợ c áp dụ ng trên thế giớ i
- Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 200;
- Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004;
- Hệ thống quản lý ATVSLĐ của Hoa Kỳ - ANSI Z10;
- Nghiên cứu của Trường đại học mỏ J.Bennett Camborne về hệ thống
quản lý an toàn, vệ sinh lao động đối với hoạt động khai thác mỏ (Quarry
health and safety management system);
- Nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn Anh về Hệ thống quản lý ATVSLĐ
– Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn OHSA 18001:2007 (Occupational
Health and Safety Management Systems – Guidelines for the
Implementation of OHSAS 18001:2007).
1.1.1.2. Nh ng nghiên c u qu n lý nhà n c v an toàn, v sinh lao
ng
- Nghiên cứu của Barbaga A. Plog "Những yếu tố cơ bản về vệ sinh
trong công nghiệp" (Fundamentals of Industrial Hygiene);
- Nghiên cứu của Roger L. Brauer "Đảm bảo các điều kiện về sức
khỏe và an toàn trong lao động cho đội ngũ kỹ sư” (Safety and health for
Engineers);
- Nghiên cứu của Helen Lingard và Stephen M. Rowlinson “Kiểm
soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng” (Occupational Health
and safety in Construction Project Management).
Đặc biệt, có các Bộ luật, văn bản pháp quy về QLNN đối với
ATVSLĐ. Nổi bật là:
- Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp (Industrial Safety and Health
Act) của Quốc hội Hàn Quốc;
- Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc The Workplace Safety and
Health Act) của Quốc hội Singapore;
- Luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Safety and Health
Act) của Quốc hội Malaysia;
- Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
(Law of the People's Republic of China on Work Safety) của Quốc hội
Trung Quốc.
6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các đề tài nghiên cứ u khoa họ c
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Ứng dụng mô hình quản lý an
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng” của
Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu và áp dụng thử mô
hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” của Nguyễn
Thắng Lợi, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật BHLĐ.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứ u là sách, tài liệ u tham khả o, báo,
tạ p chí
- “Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh
phát triển bền vững ở Việt Nam” của Viện Tư vấn và Phát triển, Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- “Quản lý môi trường lao động” của Lê Vân Trình ;
- “Luật Lao động cơ bản” của Nguyễn Diệp Thành;
- “An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ” của Bùi Xuân Nam;
- “Bảo hộ lao động” của Nguyễn An Lương;
- “Giáo trình An toàn mỏ” của Phạm Ngọc Lợi;
- “Sức khỏe nghề nghiệp” của Đỗ Văn Hàm;
- “An toàn trong xây dựng” của Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa.
Ngoài ra, còn có những bản báo cáo các số liệu thống kê của các Bộ,
ngành phục vụ cho quá trình đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về
ATVSLĐ. Chẳng hạn như:
- Báo cáo về tình hình TNLĐ, BNN hằng năm của Bộ LĐTBXH giai
đoạn 2009-2014
- Báo cáo kết quả tổng kiểm tra công tác QLNN về khoáng sản và
hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, năm 2012:
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2012, Báo cáo tổng kết
18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ và định hướng triển khai đến năm
2020, tại Hà Nội.
1.1.3. Một số kết luận rút ra từ việc tổng quan tình hình nghiên
cứu ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến luận án
Thứ nhất, ATVSLĐ, QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD, đang
nhận được sự quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của các nhà
khoa học cũng như các cơ quan nhà nước ở cả trong nước, nước ngoài.
Thứ hai, hầu hết các tác giả trong nước và ngoài nước đều tập trung
nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ trên các góc độ chủ yếu, đó là: Bản chất,
7
nội dung, nguyên tắc của QLNN, đảm bảo ATVSLĐ trong sản xuất.
Thứ ba, để giảm thiểu hết mức TNLĐ, BNN phải tăng cường QLNN
về ATVSLĐ; phải xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình, phương
thức, biện pháp cụ thể để ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm ATVSLĐ.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ, trong đó có sự tham gia
một cách đồng bộ, tích cực, chủ động và hiệu quả của các chủ thể đó là:
Người lao động; DN; nhà nước các cấp, các Bộ, ngành, địa phương.
Thứ năm, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và
Việt Nam có giá trị khoa học tham khảo, rất bổ ích cho các nhà nghiên
cứu, nhà hoạch định chính sách, cũng như bản thân nghiên cứu sinh.
1.2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, nghiên cứu và làm sáng rõ bản chất của QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.
Thứ hai, phân tích sâu sắc để chỉ rõ đặc điểm, vai trò của QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có những điểm tương đồng và khác biệt
gì đối với quản lý ATVSLĐ trong các ngành, lĩnh vực nói chung.
Thứ ba, nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên tắc, nội dung gắn với
phương thức, mô hình cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.
Thứ tư, nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD, của các nước trên thế giới. Rút ra những bài học kinh nghiệm
vận dụng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
Thứ năm, cần phải có sự nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc
đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.
Thứ sáu, đề xuất các phương hướng và giải pháp đồng bộ nâng cao
hiệu quả QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, đảm bảo
sức khỏe cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
8
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệ m về An toàn lao độ ng
An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao
động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng,
không bị tác động xấu đến sức khoẻ.
2.1.1.2. Khái niệ m Vệ sinh lao độ ng
Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành
của BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý – nhận dạng, đánh giá và kiểm soát
nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ
con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc
nhằm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN
cho người lao động.
2.1.1.3. Khái niệ m An toàn, vệ sinh lao độ ng
An toàn, vệ sinh lao động (hay bảo hộ lao động) là các hoạt động
đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế – xã hội, khoa
học – công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và
vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động.
2.1.1.4. Khái niệ m về tai nạ n lao độ ng, bệ nh nghề nghiệ p
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên
quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy
hiểm từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức
năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng
nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là
do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói răng
đó là sự suy yếu dần về sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động do
tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản
xuất lên cơ thể người lao động.
9
2.1.1.5. Khái niệ m Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng
trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là dạng quản lý
mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã
hội mang tính quyền lực nhà nước (sử dụng quyền lực nhà nước, bộ máy
hành chính nhà nước) điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người trong lĩnh vực hoạt động khai thác đá để đảm bảo
ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm bảo vệ tính mạng và sức
khoẻ cho người lao động trong các DNKTĐXD và bảo vệ nhân dân
trong vùng có khoáng sản khai thác, đồng thời giúp các DNKTĐXD
phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên
không tái tạo đá xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
2.1.2.1. Đặ c điể m củ a quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng
trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
- QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.
- QLNN về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động của chủ thể có
quyền năng hành pháp.
- QLNN về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính
thống nhất, tổ chức chặt chẽ.
- QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD vừa có tính chấp hành
vừa có tính điều hành.
- QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính
ổn định và liên tục.
- QLNN về ATVSLĐ phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2.1.2.2. Vai trò củ a quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng
trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
- QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD đảm bảo cho ngành khai thác
thực hiện tốt định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể về khai thác đá
gắn với ATVSLĐ hoạt động khai thác đá xây dựng.
- QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD thúc đẩy và tạo lập môi
trường pháp lý ngày càng đầy đủ, ổn định và hiệu quả đảm bảo ATVSLĐ
đối với các DNKTĐXD .
- QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD góp phần tạo lập môi trường
kinh tế, kỹ thuật, xã hội bảo đảm cho công tác ATVSLĐ được thuận lợi và
đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
10
2.2. NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
2.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
2.2.1.1. Xây dự ng và hoàn thiệ n mô hình tổ chứ c, bộ máy quả n lý
nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác
đá xây dự ng
2.2.1.2. Xây dự ng, hoàn thiệ n công tác quy hoạ ch, kế hoạ ch khai
thác gắ n vớ i an toàn, vệ sinh lao độ ng và tiế t kiệ m nguồ n tài nguyên đá
xây dự ng
2.2.1.3. Xây dự ng, bổ sung và hoàn thiệ n hệ thố ng chính sách pháp
luậ t về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác đá
xây dự ng
2.2.1.4. Tuyên truyề n, huấ n luyệ n, phổ biế n và giáo dụ c về an toàn,
vệ sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.2.1.5. Tiế n hành thanh tra, kiể m tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao
độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.2.2. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
2.2.2.1. Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng phả i đả m bả o nguyên tắ c pháp chế , tuân
thủ pháp luậ t
2.2.2.2. Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng phả i đả m bả o nguyên tắ c quả n lý theo
ngành kế t hợ p vớ i quả n lý lãnh thổ
2.2.2.3. Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng phả i đả m bả o nguyên tắ c phân đị nh chứ c
năng quả n lý nhà nư ớ c vớ i quả n lý sả n xuấ t kinh doanh
2.2.2.4. Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng phả i đả m bả o nguyên tắ c hài hòa lợ i ích
giữ a ngư ờ i lao độ ng vớ i doanh nghiệ p và xã hộ i
2.2.2.5. Quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng phả i đả m bả o nguyên tắ c phát triể n doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng gắ n vớ i an toàn, vệ sinh lao độ ng và phát
triể n bề n vữ ng về kinh tế , xã hộ i và bả o vệ môi trư ờ ng
2.2.2.6. Qu n lý nhà n c v an toàn, v sinh lao ng trong doanh nghi p
khai thác á xây d ng ph i m b o nguyên t c công khai, minh b ch
11
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
2.2.3.1. Đặ c thù củ a ngành khai thác đá ả nh hư ở ng trự c tiế p đế n
công tác quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng trong các doanh
nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.2.3.2. Năng lự c củ a độ i ngũ cán bộ , lãnh đạ o trong đổ i mớ i hoàn
thiệ n hệ thố ng chính sách, pháp luậ t và thự c hiệ n quả n lý nhà nư ớ c về
an toàn, vệ sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.2.3.3. Khả năng ứ ng dụ ng các tiế n bộ củ a khoa họ c – công nghệ
đố i vớ i lĩnh vự c khai thác đá nói chung, ATVSLĐ trong DNKTĐXD nói
riêng
2.2.3.4. Nhu cầ u củ a nề n kinh tế về nguyên vậ t liệ u đá xây dự ng
tăng cao đòi hỏ i tăng cư ờ ng hoạ t độ ng quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ
sinh lao độ ng trong các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.2.3.5. Yêu cầ u bả o vệ môi trư ờ ng đòi hỏ i quả n lý nhà nư ớ c về an
toàn, vệ sinh lao độ ng đố i vớ i hoạ t độ ng khai thác đá xây dự ng nghiêm
ngặ t hơ n.
2.2.3.6. Yêu cầ u hộ i nhậ p quố c tế đố i vớ i hoạ t độ ng khai đá xây
dự ng gắ n vớ i an toàn, vệ sinh lao độ ng trong doanh nghiệ p khai thác đá
xây dự ng
2.2.3.7. Chi phí đầ u tư cho cho công tác an toàn, vệ sinh lao độ ng
củ a các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nước về
an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây
dựng
2.3.1.1. Kinh nghiệ m củ a Cộ ng hoà Liên bang Đứ c
2.3.1.2. Kinh nghiệ m củ a Nhậ t Bả n
2.3.1.3. Kinh nghiệ m củ a Hàn Quố c
2.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số
quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác
đá xây dựng ở Việt Nam
Thứ nhất, cần xây dựng mô hình, hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp
với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như của
DNKTĐXD.
Thứ hai, xây dựng và không ngừng hoàn thiện công tác quy hoạch, kế
12
hoạch và quản lý quy hoạch mạng lưới QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD để việc phát triển ổn định phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Thứ ba, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan, và trực tiếp điều chỉnh các quan hệ hài hòa xã hội, con người trong
hoạt động khai thác đá xây dựng gắn với ATVSLĐ.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến,
hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ
cho các chủ thể liên quan.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để việc thực hiện
công tác ATVSLĐ tuân thủ quy định của pháp luật.
Thứ sáu, tăng cường các mở rộng hợp tác quốc tế.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
ĐÁ XÂY DỰNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp khai thác đá
xây dựng ở Việt Nam và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ khai
thác đá xây dựng
3.1.2. Những vấn đề đặt ra về an toàn, vệ sinh lao động trong quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt
Nam
- Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch chi tiết cho
ngành khai thác đá xây dựng ở cả cấp quốc gia, vùng, địa phương nên
chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu khai thác tài nguyên đá xây dựng gắn với
ATVSLĐ trước mắt và lâu dài của đất nước;
- Công tác QLNN trong việc phân cấp quản lý, cấp phép khai thác đá
xây dựng chưa được phân công, phân cấp rõ ràng và cụ thể.
- Một số chính sách, pháp luật, quy định về ATVSLĐ chưa thật sự phù
hợp với lĩnh vự khai thác đá xây dựng trong quá trình phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế;
- Chưa xây dựng được mô hình quản lý ATVSLĐ phù hợp với các
DNKTĐXD.
13
- Việc khai thác tài nguyên chưa gắn kết hiệu quả giữa hoạt động khai
thác mang lại lợi ích kinh tế với phải đảm bảo ATVSLĐ cho người lao
động, phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo vệ môi trường;
- Hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý
đối với các DNKTĐXD còn nhiều hạn chế.
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2014
3.2.1. Thực trạng mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Ở Việt Nam hiện nay, đã và đang áp dụng mô hình QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD như sau:
CHÍNH PHỦ
Bộ TN&MT
Tổng Cục địa
chất và khoáng
sản
Bộ Công
thương
Cục kỹ thuật an
toàn và môi trường
công nghiệp
Bộ LĐTBXH
Cục An toàn lao
động, Thanh tra
Bộ LĐTBXH
Bộ Công an
Cục cảnh sát phòng
cháy chữa cháy;
Tổng cục cảnh sát
trật tự an toàn xã
hội
Bộ Y tế
Cục Quản
lý môi
trường y tế
UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
Sở Tài nguyên
và môi trường
Cấp phép /thu
hồi giấy phép
hoạt động, môi
trường; kiểm
soát môi trường
ô nhiễm
Sở Công thương
Thẩm định, phê
duyệt thiết kế
mỏ, vật liệu nổ
công nghiệp,
giám đốc điều
hành hành mỏ,
thợ nổ mìn, hộ
chiếu nổ mìn…
Sở LĐTBXH
QLNN lĩnh vực
ATVSLĐ (Thông
tin, tuyên truyền;
Phổ biến chế độ,
chính sách; Biện
pháp làm việc an
toàn; Thanh tra,
kiểm tra)
Công an tỉnh
Quản lý phòng
cháy chữa cháy,
an ninh trật tự
Sở Y tế
Quản lý chăm
sóc sức khỏe,
môi trường lao
động
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
Hình 3.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
trong hoạt động khai thác đá xây dựng ở Việt Nam
14
Chú thích:
Biểu thị mối quan hệ gián tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Biểu thị mối quan hệ trực tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý về ATVSLĐ
QLNN về ATVSLĐ cần được kiểm soát ngay từ khâu cấp phép khai
thác đá xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên điều này hiện tại vẫn chưa được
thực hiện.
Để thống nhất trong quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp triển khai thực hiện thì Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã phối hợp ban
hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày
10/01/2011 về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ trong cơ sở
lao động.
Theo thống kê kết quả khảo sát về tình hình thực hiện ATVSLĐ tại 59
doanh nghiệp khai thác đá vừa và nhỏ, 8 doanh nghiệp có trên 100 lao
động và 51 doanh nghiệp có dưới 100 lao động. Theo kết quả điều tra hầu
hết các doanh nghiệp có trên 100 lao động thực hiện công tác ATVSLĐ tốt
hơn những doanh nghiệp có dưới 100 lao động.
3.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây
dựng gắn với đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
khai thác đá xây dựng
3.2.2.1. Th c tr ng quy ho ch v khai thác á xây d ng c p qu c gia
3.2.2.2. Th c tr ng quy ho ch, k ho ch khai thác á xây d ng c p t nh
3.2.3. Thực trạng về chính sách pháp luật đảm bảo an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá
Ở trung ương các cơ quan QLNN đã chủ động, tham mưu, đề xuất và
xây dựng các văn bản quản lý có tính thực tiễn cao như: Bộ luật Lao động
2012 (thay thế Bộ luật Lao động năm 1994 và các lần sửa đổi, bổ sung các
năm 2002, 2006, 2007), Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ môi trường, Luật
Khoáng sản năm 2010; Các Nghị định về ATVSLĐ; các Thông tư hướng
dẫn công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về an toàn đối với hoạt động khai thác đá đã được ban hành. Về chính
sách từng bước được đổi mới, lợi ích người lao động được đặt lên cao nhất,
sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người lao động luôn được quan
tâm và gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.
Ở địa phương, để tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong khai
thác đá, UBNN các tỉnh, thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở LĐTBXH
tham mưu giúp UBNN tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo chương trình
quốc gia về ATVSLĐ. Xây dựng chương trình, quản lý, giám sát việc thực
15
hiện các hoạt động của chương trình quốc gia về ATVSLĐ; chỉ đạo tổ chức
hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – Phòng chống cháy, nổ hàng năm
theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương. Các tỉnh, thành phố đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ trong
hoạt động khai thác đá, chấn chỉnh các doanh nghiệp khai thác không đảm
bảo an toàn. Tuy vậy, các văn bản chưa sát với tình hình thực tiễn các
DNKTĐXD.
3.2.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ
sinh lao đông tại các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ được đẩy
mạnh và đa dạng về hình thức phổ biến như qua các phương tiện thông tin
đại chúng như báo, đài, ấn phẩm, pano áp phích, hội thi, hội diễn... Thông
qua các kênh truyền thông đại chúng, hàng tháng các kênh phát sóng của
Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam mở các chuyên mục tư
vấn, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ tới người sử dụng lao động và người
lao động. Rất nhiều bài viết về ATVSLĐ trong khai thác đá được đăng tải
trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Hàng năm, hàng vạn ấn phẩm truyền
thông (tờ rơi, tranh áp phích, sách, tạp chí...) về ATVSLĐ liên quan tới
lĩnh vực khai thác đá được phát tới người sử dụng lao động, người lao
động. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức bảo đảm ATVSLĐ cho các cấp
quản lý, người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp
khai thác đá.
3.2.5. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an
toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Ở cấp Trung ương mỗi năm tổ chức khoảng 02 đoàn thanh tra chuyên
ngành về ATVSLĐ để thanh tra các DNKTĐXD. Trung bình mỗi năm
thanh tra được trên 10 doanh nghiệp.
Ở cấp địa phương có nhiều DNKTDXD như Yên Bái, Lào Cai, Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh... thì hàng năm cũng chỉ tổ chức được
01 đợt thanh tra, kiểm tra cho khoảng 08 DNKTĐXD.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC ĐÁ
XÂY DỰNG
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Về mô hình tổ chứ c bộ máy đả m bả o ATVSLĐ trong
DNKTĐXD
3.3.1.2. Về quy hoạ ch, kế hoạ ch khai thác đá xây dự ng gắ n vớ i đả m
bả o ATVSLĐ
16
3.3.1.3. Về công tác ban hành văn bả n quy phạ m pháp luậ t quả n lý
ATVSLĐ trong khai thác đá xây dự ng
3.3.1.4. Về công tác tổ chứ c thự c hiệ n
3.3.1.5. Về công tác tuyên truyề n, huấ n luyệ n
3.3.1.6. Công tác thanh tra, kiể m tra, giám sát
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Nhữ ng hạ n chế
- Về mô hình tổ chức bộ máy đảm bảo ATVSLĐ trong DNKTĐXD.
- Về quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng gắn với đảm bảo
ATVSLĐ.
- Trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý
ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng.
- Về công tác tuyên truyền, huấn luyện.
- Về thanh tra, kiểm tra và giám sát.
- Về hợp tác quốc tế.
- Về đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và lực lượng
lao động trong khai thác đá xây dựng
3.3.2.2. Nhữ ng nguyên nhân chủ yế u
Thứ nhất, các ngành chức năng ở Trung ương cũng như địa phương,
chưa thật sự nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
ATVSLĐ, cũng như chưa thấy hết được tác hại và hậu quả xã hội nghiêm
trọng do ĐKLĐ xấu, gây TNLĐ, BNN cho người lao động tại các công
trường khai thác đá.
Thứ hai, các quy định trong Bộ luật Lao động hiện nay chủ yếu tập
trung vào những yêu cầu đối với người sử dụng lao động, người lao động,
các cơ quan quản lý và các chế độ, chính sách cho người lao động bị
TNLĐ, BNN.
Thứ ba, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước có chức năng giúp
Chính phủ QLNN về ATVSLĐ và về quản lý tài nguyên khoáng sản làm
vật liệu xây dựng chưa gắn kết trong triển khai, tổ chức thực hiện. Bộ máy
biên chế và trình độ năng lực của các cán bộ quản lý còn nhiều bất cập.
Thứ tư, sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống QLNN, các quy định
trong hệ thống luật pháp về công tác ATVSLĐ còn có một số bất cập, nhìn
chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Một
số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo,
bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu
chuẩn kỹ thuật ATLĐ.
Thứ năm, tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi
cho người lao động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những
17
biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan QLNN cũng như buộc người sử
dụng lao động phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý
thích đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra TNLĐ và BNN.
Thứ sáu, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh
nghiệp khai thác đá hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến quy
định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc phải, còn
các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ.
Thứ bảy, kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm ATVSLĐ của doanh
nghiệp khai thác đá còn rất hạn hẹp. Nhiều chủ sử dụng chưa quan tâm,
đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
Thứ tám, phần lớn người lao động trong khai thác đá chưa được thông
tin, huấn luyện về cách phòng chống TNLĐ, BNN, nhất là nông dân vận
hành máy móc, thiết bị, điện, hóa chất bảo vệ thực vật chưa được tập huấn
về cách đảm bảo an toàn, VSLĐ, phòng tránh TNLĐ, phòng tránh nhiễm
độc hóa chất.
18
Chương 4
PH
NG H
NG VÀ GI I PHÁP CH Y U HOÀN THI N QU N
LÝ NHÀ N
C V AN TOÀN, V SINH LAO
NG TRONG CÁC
DOANH NGHI P KHAI THÁC Á XÂY D NG VI T NAM
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
và nhu cầu đối với các sản phẩm từ đá cho phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam đến năm 2020
4.1.2. Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ nói
chung, QLNN về ATVSLĐ đối với khai thác đá xây dựng nói riêng, phù
hợp với các công ước, khuyến nghị và hội nhập quốc tế;
- Phát triển ngành khai thác đá phải theo quy hoạch của Trung ương
và địa phương, có kế hoạch, nâng cao hiệu quả của ngành, gắn liền phát
triển sản xuất với ATVSLĐ;
- Đổi với phương pháp khai thác, công nghệ khai thác, sử dung thiết bị
khai thác tiên tiến, hiện đại để tăng năng suất lao động, chế biến sâu tăng
giá trị sản phẩm, bảo đảm sức khỏe và tính mạng cho người lao động, tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và trong khai thác
đá xây dựng nói riêng để đảm bảo pháp luật về khoáng sản và ATVSLĐ
được tuân thủ nghiêm túc.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở VIỆT NAM
4.2.1. Đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy
quản lý an toàn, vệ sinh lao động
Tổ chức bộ máy quản lý ATVSLĐ được quy định trong các văn bản
pháp luật về ATVSLĐ bao gồm tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong
các cấp hành chính nhà nước và bộ máy quản lý ATVSLĐ trong doanh
nghiệp. Chính vì vậy đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ
máy quản lý ATVSLĐ sẽ giúp công tác QLNN về ATVSLĐ được tốt hơn và
là yếu tố quan trọng để giảm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
19
4.2.1.1. Mô hình quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng
CHÍNH PHỦ
CÁC BỘ: TNMT,
XÂY DỰNG,
CÔNG THƯƠNG,
CÔNG AN, Y TẾ
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
UBND TỈNH
Sở Y tế
Quản lý việc đo
kiểm môi trường
lao động, khám
sức khỏe
Sở Tài nguyên
và môi trường
Đánh giá tác
động môi trường
và kiểm tra môi
trường
Sở Công thương
An toàn trong bảo
quản, sử dụng và
vận chuyển vật
liệu nổ công
nghiệp
SỞ LĐTBXH
Giúp UBND tỉnh
QLNN về ATVSLĐ
(Thông tin, tuyên
truyền; Phổ biến chế
độ, chính sách; Mô
hình tổ chức bộ máy;
Biện pháp làm việc an
toàn; Thanh tra, kiểm
tra)
Phòng
LĐTBXHH
ệ
Công an tỉnh
An toàn phòng
cháy chữa cháy
và an ninh trật tự
xã hội
Sở Xây dựng
Quy hoạch, kế
hoạch khai thác;
Phê duyệt thiết
kế khai thác, chế
biến đá
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
Biểu thị mối quan hệ gián tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Biểu thị mối quan hệ trực tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Cơ quan trực tiếp quản lý về ATVSLĐ
Cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan
Hình 4.1: Mô hình quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng đố i
vớ i các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng ở Việ t Nam
4.2.1.2. Đổ i mớ i, hoàn thiệ n mô hình quả n lý ATVSLĐ trong các
doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng ở Việ t Nam
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát
triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng gắn kết chặt chẽ hiệu quả
với ATVSLĐ của doanh nghiệp
20
4.2.3. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
về ATVSLĐ
Các văn bản cần quy định việc bảo đảm ATVSLĐ; chính sách chế độ
đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ
chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ.
Hệ thống văn bản càng đầy đủ, rõ ràng càng thuận lợi cho vệc QLNN và
tổ chức thực hiện của DNKTĐXD.
4.2.4. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện; nâng
cao nhận thức cho các cấp, các ngành, về sự cần thiết phải tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền một cách
thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức trên tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật về ATVSLĐ nói chung
cho ngành khai thác đá xây dựng nói riêng cho tất cả các cấp, các ngành,
doanh nghiệp và người lao động; gắn việc thực hiện các nội dung tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo đảm ATVSLĐ cho các
cấp quản lý, người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh
nghiệp khai thác đá.
Thứ hai, đưa được nội dung ATVSLĐ vào giáo trình về ATVSLĐ và
đưa vào giảng dạy cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng
nghề, trường nghề để trang bị kiến thức cho sinh viên trước khi họ đi làm.
Thứ ba, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là
vai trò của Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, huấn
luyện về ATVSLĐ cán bộ quản lý, an toàn, vệ sinh viên và người lao động.
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an
toàn, vệ sinh lao động
4.2.5.1.Đề xuấ t tăng cư ờ ng lự c lư ợ ng cán bộ thanh tra, kiể m tra, về
ATVSLĐ
4.2.5.2.Kiệ n toàn tổ chứ c thanh tra ngành LĐTBXH
4.2.6. Các giải pháp khác
4.2.6.1. i m i, công ngh , thi t b , ph ng pháp qu n lý, khai thác
21
4.2.6.2. Huy độ ng và sử dụ ng có hiệ u quả các nguồ n lự c
4.2.6.3. Áp dụ ng quy trình đánh giá rủ i ro trong mô hình quả n lý an
toàn, vệ sinh lao độ ng tạ i các doanh nghiệ p khai thác đá xây dự ng
4.2.6.4. Phát triể n văn hóa an toàn tạ i các doanh nghiệ p thông qua
các quy đị nh và chính sách củ a Nhà nư ớ c
4.2.6.5. Khen thư ở ng, kỷ luậ t về ATVSLĐ
4.2.6.6. Tăng cư ờ ng hợ p tác quố c tế
4.2.6.7. Nghiên cứ u khoa họ c và công bố để thấ y rõ hiệ u quả củ a
việ c tăng cư ờ ng quả n lý nhà nư ớ c về an toàn, vệ sinh lao độ ng làm giả m
chi phí giá thành, tăng lợ i nhuậ n cho doanh nghiệ p khai thác đá xây
dự ng ở Việ t Nam