Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

(Luận án tiến sĩ) Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 199 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN VN THNH

CáC TỉNH ủY TRÊN ĐịA BàN QUÂN KHU 1
LãNH ĐạO CÔNG TáC QUốC PHòNG ở ĐịA PHƯƠNG
GIAI ĐOạN HIệN NAY
Chuyờn ngnh

: Xõy dng ng v Chớnh quyn nh nc

Mó s

: 62 31 02 03

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR

Ngi hng dn khoa hc :

1. TS. NG èNH PH
2. PGS.TS. NG NAM IN

H NI - 2015


L I CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và ñược trích dẫn ñầy ñủ theo
quy ñịnh.



Tác giả luận án

Nguyễn Văn Thành


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

6

Chương 1: CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Công tác quốc phòng ñịa phương của các tỉnh trên ñịa bàn
Quân khu 1 giai ñoạn hiện nay
1.2. Các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 lãnh ñạo công tác quốc
phòng ở ñịa phương- Khái niệm, nội dung, phương thức

25
25
47

Chương 2: CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM

69

2.1. Thực trạng lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1
ñối với công tác quốc phòng ở ñịa phương hiện nay
2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm

69
101

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở
ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN
KHU 1 ĐẾN NĂM 2025

3.1. Những nhân tố tác ñộng và mục tiêu, phương hướng tăng
cường lãnh ñạo công tác quốc phòng ở ñịa phương của các
tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñến năm 2025
3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh ñạo công tác quốc
phòng ở ñịa phương của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1
ñến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

117


117

126
154
156
157
169


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AN

:

An ninh

BCH

:

Ban chấp hành

BCHQS

:

Bộ chỉ huy quân sự


CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

DBĐV

:

Dự bị ñộng viên

DBHB

:

Diễn biến hòa bình

DQTV

:

Dân quân tự vệ

KT

:

Kinh tế


KVPT

:

Khu vực phòng thủ

LLVT

:

Lực lượng vũ trang

LLVTND

:

Lực lượng vũ trang nhân dân

QP

:

Quốc phòng

QPTD

:

Quốc phòng toàn dân


QS

:

Quân sự

VH

:

Văn hóa

XH

:

Xã hội

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ốc phòng (QP) là lĩnh vực hệ trọng, trực tiếp liên quan ñến vận
mệnh của quốc gia. Từ lịch s dựng nước và giữ nước, cha ông ta ñã tổng kết:

dựng nước phải ñi ñôi với giữ nước; lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy; “biên
phòng cần có phương lược tốt, ñất nước nên có kế lâu dài” và ngày nay, xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải ñi ñôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh ñạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố sự nghiệp QP và coi lãnh ñạo sự nghiệp
QP là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố chủ yếu bảo ñảm sự ổn
ñịnh về chính trị - xã hội (CT-XH), giữ vững ñộc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của ñất nước. Đại hội XI khẳng ñịnh: “Tăng cường quốc phòng, giữ
vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân...” [49, tr.82], và nhấn mạnh: “Tăng
cường sự lãnh ñạo tuyệt ñối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập
trung thống nhất của Nhà nước ñối với Quân ñội nhân dân và Công an nhân
dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh” [49, tr.83].
Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa ñựng nhiều yếu
tố bất bình ñẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các nước ñang phát triển.
Cạnh tranh kinh tế (KT), giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị
trường; chiến tranh cục bộ, xung ñột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc, ly khai, hoạt
ñộng can thiệp, lật ñổ, bạo loạn chính trị, khủng bố; tranh chấp lãnh thổ, biên
giới, biển ñảo và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra gay gắt. Tình hình thế
giới và khu vực có những diễn biến phức tạp mới, khó lường; ñáng chú ý,
những biến ñộng gần ñây ở một số nước Bắc Phi, Trung Đông; sự “trỗi dậy”
mạnh mẽ của Trung Quốc cùng với gia tăng các hoạt ñộng gây căng thẳng,
tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước trong khu vực trong ñó có Việt
Nam. Các cường quốc, các trung tâm quyền lực ñang cạnh tranh ảnh hưởng
với nhau và với khu vực một cách quyết liệt. Trong nước, các thế lực thù ñịch


2
tiếp tục ñẩy mạnh các hoạt ñộng chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta; an ninh (AN) chính trị và tình hình tội phạm hình sự còn diễn biến

phức tạp, nhất là ở các ñịa bàn trọng ñiểm.
Quân khu 1 là ñịa bàn chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí tiền tiêu phía
Đông Bắc, là phên dậu của Tổ quốc, nơi ñã từng diễn ra nhiều trận quyết chiến
chiến lược và khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc như Chi
Lăng, Xương Giang, Như Nguyệt, Yên Thế, Đông Khê, Thất Khê..., từng là “thủ
ñô kháng chiến”, “cái nôi của cách mạng”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc ngày nay, Quân khu 1 có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, kinh tế - xã
hội (KT-XH), QP, AN. Sự vững mạnh, ổn ñịnh về QP, AN của các tỉnh trên ñịa
bàn là góp phần tạo nên sự vững mạnh, ổn ñịnh và phát triển ñất nước.
Những năm qua, dưới sự lãnh ñạo của Đảng, mà trực tiếp là các tỉnh
ủy, công tác QP ñịa phương của các tỉnh trên ñịa bàn Quân khu 1 ñược tiến
hành khá ñồng bộ và hiệu quả. Nhận thức của ñại bộ phận cán bộ và nhân dân
các tỉnh về QP, AN trong tình hình mới ñược nâng cao, nhất là ñối với cán bộ
lãnh ñạo, quản lý các cấp. Sự “vào cuộc” của chính quyền, hệ thống chính trị
và nhân dân các dân tộc trên ñịa bàn; các thành phần KT, các chức sắc tôn
giáo... có nhiều tiến bộ. Cơ chế vận hành công tác QP ñịa phương ñã ñược
phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Nhiều nội dung lãnh ñạo công tác QP ñịa
phương ñược thực hiện có kết quả khá như: xây dựng ñịa phương thành khu
vực phòng thủ (KVPT) vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) ñịa
phương; công tác tuyển quân, gọi nhập ngũ, quản lý và hoạt ñộng lực lượng
dự bị ñộng viên (DBĐV)... Vì vậy, nền QP, sức mạnh và thế trận QP của các
ñịa phương ñược xây dựng và củng cố ngày càng vững chắc, góp phần giữ
vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, AN chính trị và trật tự an toàn XH, làm
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” (“DBHB”), bạo loạn lật ñổ của chủ
nghĩa ñế quốc và các thế lực thù ñịch.
Bên cạnh những kết quả ñã ñạt ñược, quá trình lãnh ñạo công tác QP
ñịa phương của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 còn bộc lộ những hạn


3

chế Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về QP, AN chưa ñược
phổ cập rộng rãi trong toàn dân. Nội dung, nhiệm vụ công tác QP chưa ñược
thể hiện ñồng bộ, toàn diện. Nhận thức về cơ chế và vận hành cơ chế lãnh
ñạo, quản lý công tác QP ñịa phương chưa sâu sắc. Sự phối hợp của các cấp,
các ngành chưa chặt chẽ; việc kết hợp phát triển KT-XH với củng cố QP-AN;
QP-AN với phát triển KT-XH có nơi chưa ñược chú trọng. Chất lượng, hoạt
ñộng của lực lượng dân quân tự vệ (DQTV), DBĐV còn có mặt hạn chế. Các
yếu tố ñảm bảo cho Đảng lãnh ñạo tuyệt ñối, trực tiếp, về mọi mặt công tác
QP còn một số khó khăn, bất cập...
Trước yêu cầu của thực tiễn ñang ñặt ra, ñòi hỏi phải tiếp tục nghiên
cứu, tìm giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh ñạo của các tỉnh ủy ñối với công
tác QP ñịa phương trên ñịa bàn Quân khu 1. Đây là vấn ñề thực sự cấp thiết,
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục ñích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục ñích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn ñề lý luận và thực tiễn về sự lãnh ñạo của
các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương, luận
án ñề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên
ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương ñến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình khoa học có liên quan ñến ñề tài luận án.
- Phân tích làm rõ những vấn ñề chủ yếu về Đảng lãnh ñạo công tác QP
ñịa phương và sự lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với
công tác QP ở ñịa phương.
- Khảo sát, ñánh giá thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh
ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương.
Dự báo tình hình, ñề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp
chủ yếu tăng cường sự lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối
với công tác ở QP ñịa phương ñến năm 2025.



4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của ñề tài là: Sự lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa
bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương giai ñoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn ñề lý luận, thực tiễn lãnh ñạo của các tỉnh
ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương từ năm 2005
ñến nay; ñề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp tăng cường sự
lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với lĩnh vực công tác
này ñến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận án ñược thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm của Đảng ta ñối với công tác QP ñịa phương.
Cơ sở thực tiễn của luận án là: quá trình lãnh ñạo, chỉ ñạo và tổ chức
thực hiện công tác QP ñịa phương của các tỉnh ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 từ
năm 2005 ñến nay. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn
các công trình nghiên cứu ñã công bố. Các tư liệu, số liệu ñiều tra, khảo sát
của chính tác giả.
.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng
các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong
ñó chú trọng các phương pháp: Hệ thống-cấu trúc, lịch sử-lôgíc, phân tích, tổng
hợp, tổng kết thực tiễn, chuyên gia, ñiều tra xã hội học, thống kê, so sánh...
5. Những ñóng góp về khoa học của luận án
Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh ñạo của các tỉnh ủy trên
ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương giai ñoạn hiện nay.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh ñạo của các tỉnh

ủy trên ñịa bàn Quân khu 1 ñối với công tác QP ở ñịa phương ñến năm 2025.


5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các
tỉnh ủy, thành ủy, nhất là ở các tỉnh trên ñịa bàn Quân khu 1 trong lãnh ñạo,
chỉ ñạo công tác QP ñịa phương giai ñoạn hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu ở các học viện, nhà trường chính trị và các cơ sở ñào tạo cán bộ
của Đảng, Nhà nước, quân ñội giai ñoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.


6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI

Sách tiếng Việt
Sách “Phòng thủ dân sự” do Đại tướng A.I.An-tu-nin, Trần Đăng Vĩnh
dịch [1] ñã giới thiệu vắn tắt lịch sử công tác phòng thủ dân sự, nguyên tắc tổ
chức, trách nhiệm của nhân dân, các phương tiện phòng tránh vũ khí hủy diệt
lớn, quy tắc xử trí trong vùng bị tàn phá vì chiến tranh, vì thiên tai..., sự chuẩn
bị về chính trị - tinh thần và về tâm lý. Phòng thủ dân sự ñược ñặt nền móng
ngay từ những năm ñầu của chính quyền Xô-viết. Phòng thủ dân sự là một bộ
phận của hệ thống các biện pháp phòng thủ chung của toàn quốc ñược tiến
hành trong thời bình và thời chiến ñể bảo vệ nhân dân và nền kinh tế quốc
dân. Nhiệm vụ chính của phòng thủ dân sự là bảo vệ nhân dân. Con người là

vốn quý nhất của quốc gia XHCN, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nhân dân có
tác dụng quyết ñịnh toàn bộ kết quả việc giải quyết tất cả các nhiệm vụ khác
của phòng thủ dân sự cũng như của QP nói chung.
Nguyên tắc tổ chức của lực lượng phòng thủ dân sự là Đảng Cộng sản
Liên Xô giữ vai trò lãnh ñạo trong việc thực hiện tất cả các biện pháp nhằm
bảo vệ Tổ quốc XHCN. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
và Chính phủ Liên Xô thường xuyên quan tâm tới sự phát triển phòng thủ dân
sự, quy ñịnh những nguyên tắc cơ bản về xây dựng phòng thủ dân sự, xác
ñịnh tính chất và các biện pháp tổ chức và hoạt ñộng của phòng thủ dân sự.
Phòng thủ dân sự ñược tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ và sản xuất. Lực
lượng chủ yếu của phòng thủ dân sự là các ñơn vị không quân sự, có hai loại
ñơn vị không quân sự của phòng thủ dân sự: các ñơn vị làm nhiệm vụ chung
và các ban chuyên trách.
Sách “Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân ñội” của
Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp [138], trong chương XVIII: Đảng Cộng sản - Người tổ
chức công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ñề cập ñến vai trò lãnh ñạo


7
của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp QP, QS ñã khẳng ñịnh: Sự lãnh ñạo của
Đảng Mác - Lênin ñối với hoạt ñộng QS là ñiều kiện hết sức quan trọng bảo
ñảm những yêu cầu của sự nghiệp QP của Nhà nước XHCN. Đảng Cộng sản
là hạt nhân của hệ thống chính trị của xã hội, tiêu biểu cho trí tuệ của nhân
dân. Đảng Cộng sản lãnh ñạo tất cả mọi lĩnh vực của ñời sống xã hội, kể cả
lĩnh vực QS. Vai trò lãnh ñạo của Đảng Mác - Lênin ñối với hoạt ñộng QS
của nhà nước XHCN và sự nghiệp QP không phải do những người cộng sản
tự “gán ghép” cho mình, như bọn xuyên tạc tư sản thường tìm cách chứng
minh. Vai trò ñó do quá trình phát triển xã hội, do lô - gíc ñấu tranh giai cấp
quyết ñịnh và ñược quần chúng lao ñộng tự giác trao cho Đảng.
Trên cơ sở phân tích tính chất, yêu cầu của chiến tranh hiện ñại, các

khả năng KT-XH, khoa học và QS cũng như khả năng của ñối phương trong
chiến tranh, các tác giả xác ñịnh phương hướng củng cố QP của nhà nước Xô
- viết là phải tăng cường ti m lực kinh tế, tiềm lực khoa học kỹ thuật, tiềm lực
chính trị - xã hội ñể phát huy năng lực, sức mạnh tổng hợp trong xây dựng,
củng cố QP và khả năng QS của ñất nước. Cuốn sách ñề cập ñến những vấn
ñề có tính nguyên tắc trong hoạt ñộng lãnh ñạo QS và củng cố QP, ñó là:
Thống nhất giữa sự lãnh ñạo chính trị và lãnh ñạo quân sự; tính khoa học và
tính thành thạo của sự lãnh ñạo; tập trung; phát huy tính tích cực chính trị và
sự chủ ñộng sáng tạo của quần chúng; lựa chọn và phân bố cán bộ lãnh ñạo,
cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị.
Sách “Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc”
do Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba dịch [71], tại Điều 8, Chương I, về sự lãnh
ñạo của Đảng ñối với DQTV và quân dự bị cấp quân khu: Khu cảnh bị (hoặc thị,
khu) thực hiện chế ñộ lãnh ñạo song trùng của ban chấp hành ñịa phương và hệ
thống ñảng trong quân ñội. LLVT cấp quân khu, tỉnh, phân quân khu bị, khu
cảnh vệ, phân quân khu và huyện (thị) vừa giữ vững quan hệ lãnh ñạo trực tiếp
của hệ thống ñảng trong quân ñội, vừa chịu sự lãnh ñạo của ban chấp hành ñịa
phương cùng cấp, bộ chỉ huy QS của ñảng bộ ñịa phương cùng cấp.


8
Cấp ủy quân khu, tỉnh, phân quân khu là cơ quan lãnh ñạo ñơn vị trực
thuộc, dưới sự lãnh ñạo của cơ quan chính trị cấp trên, có nhiệm vụ tổ chức
tiến hành công tác chính trị dân quân; phụ trách quản lý công tác ñảng của bộ
ñội trực thuộc và bộ vũ trang nhân dân. Cùng với ban ngành hữu quan dân sự
chỉ ñạo bộ ñội dự bị và dân quân; tiến hành giáo dục tư tưởng chiến tranh
nhân dân, ñảm bảo quán triệt thực hiện phương châm, chỉ thị của Trung ương
Đảng, Quốc Vụ viện, Quân uỷ Trung ương về công tác xây dựng lực lượng
dự bị QP và chỉ thị của cấp trên. Cùng với ñảng uỷ ñịa phương cùng cấp tổ
chức hội nghị của ban chấp hành bộ vũ trang nhân dân cấp phân quân khu,

hoặc huyện (thị, khu). Đảm nhiệm công tác quân nhân tham gia ñảng uỷ ñịa
phương, tổ chức công tác có liên quan ñến việc cử quân nhân tham gia các hội
nghị ñại biểu nhân dân ñịa phương, các cuộc hiệp thương chính trị nhân dân...
Sách “Giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân
Trung Qu c” của Chương Tư Nghị [69], các tác giả chỉ rõ:
V tính ch t: Là cán bộ công tác ở cơ sở, chuyên phụ trách công tác vũ
trang nhân dân, chịu sự lãnh ñạo song trùng của ñảng ủy, chính quyền ñịa
phương cùng cấp và cơ quan quân sự cấp trên, là người tổ chức và người chấp
hành ở tuyến một ñối với công tác dân quân và xây dựng quân dự bị. Thời
bình là người trực tiếp tổ chức công tác quân dự bị và dân quân do ñơn vị cơ
sở tiến hành. Thời chiến, gánh vác nhiệm vụ ñộng viên, tổ chức và d n dắt
dân quân chi viện cho tiền tuyến, tham gia quân ñội, tham gia chiến ñấu.
Trong quân dự bị, có nhiều cán bộ vũ trang nhân dân là sĩ quan quân ñội, khi
chiến tranh nổ ra, họ là lực lượng cốt cán của bộ ñội chính quy mới thành lập.
Về nhi m v : Tuyên truyền tư tưởng chiến tranh nhân dân và phương
châm chiến lược phòng ngự tích cực; Phối hợp tuyển chọn cán bộ, làm tốt
công tác dự kiến sắp xếp cho quân dự bị; Tích cực làm tốt công tác chính trị
dân quân trong thời kì mới; Tổ chức dân quân, quân dự bị ñộng viên thực thi
huấn luyện quân sự; Giữ dân và quản lý tốt trang bị vũ khí; Giáo dục và tổ
chức dân quân và quân dự bị ñộng viên tham gia bảo vệ, xây dựng CNXH;


9
ến hành công tác giáo dục ñối với thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, quân
nhân phục viên xuất ngũ; Trong thời chiến, tổ chức lãnh ñạo dân quân cùng
tham gia chiến ñấu, củng cố hậu phương, chi viện cho tiền tuyến, chuẩn bị sẵn
sàng ñưa quân dự bị ra chiến khu bổ sung vào ñội ngũ quân giải phóng nhân dân.
Bài báo
Tác giả Sống-ca-bun-khun trong


t s v n ñề xây dựng thế trận

quốc phòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới” [78] ñã khẳng ñịnh: Bước
vào thời kỳ mới, ñất nước Lào có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít
thách thức, các thế lực thù ñịch chống phá trên mọi lĩnh vực. Để làm thất bại
chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật ñổ của các thế lực thù ñịch, Đảng, Nhà
nước, nhân dân Lào phải tích cực, chủ ñộng xây dựng nền QPTD, mà LLVT
làm nòng cốt. Tác giả nêu lên một số kinh nghiệm trong xây dựng thế trận
QPTD của Lào trong thời kỳ mới, ñó là:
Thực hiện xây dựng KVPT tỉnh ở một số ñịa bàn chiến lược trọng
ñiểm; Thế trận QPTD của KVPT ñịa phương là sự liên kết, ñan xen chặt chẽ
giữa lực lượng và thế trận, thể hiện quan ñiểm vững toàn diện, mạnh trọng
ñiểm; Để xây dựng thế trận vững mạnh, vấn ñề cốt lõi là phải xây dựng ñược
“thế trận lòng dân” vững chắc, chú trọng giải quyết những bức xúc trong ñời
sống xã hội; Nhà nước Lào ñã có chính sách khuyến khích ñưa dân ra ñịnh
canh, ñịnh cư sinh sống trên các ñịa bàn chiến lược về QP, QS, nhất là vùng
sâu, vùng xa, ở khu vực chưa ổn ñịnh; xây dựng công trình phòng thủ (sở chỉ
huy các cấp, bệnh viện, nhà máy, nơi sơ tán nhân dân...) phù hợp với tình
hình kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ QP, QS của từng vùng, miền và KVPT
ñịa phương.
Như vậy, QP, AN của một số nước XHCN như Liên Xô trước ñây và
Trung Quốc, Lào, những nước do Đảng Cộng sản lãnh ñạo ñều chú trọng ñặc
biệt ñến xây dựng, củng cố QP nhằm bảo vệ chế ñộ XHCN, toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia, là vấn ñề sống còn của CNXH. Quan ñiểm về QP, bảo vệ Tổ quốc
XHCN ñều ñược thể hiện một cách công khai và ñược cụ thể hóa trong các


10
ăn kiện, nghị quyết của Đảng và hệ thống luật pháp tương ứng. Đó là những
cơ sở chính trị - pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ QP, bảo vệ Tổ quốc.

Sách ti ng Anh
Sách của Bộ Quốc phòng Việt Nam: VietNam
ilitary

1

S

N Defense -

eeting, Strategic cooperation for peace, stability and development

in the region [141] ñã tập hợp các bài phát biểu của các Bộ trưởng quốc
phòng các nước ASEAN và các bên ñối tác tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất (ADMM+), tổ chức tại Hà
Nội, Việt Nam ngày 12 tháng 10 năm 2010.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước: Ôt-xtrây-li-a,
Trung quốc,

n Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu-Di-Lân, M ñã trình bày

những quan ñiểm của nước mình về các vấn ñề AN trong khu vực cũng như
trên thế giới, công khai chính sách QP của quốc gia. Các phát biểu ñều cho
rằng, thế giới ñang phải ñối mặt với các thách thức về AN truyền thống và phi
truyền thống, ñó là: Khủng bố, ly khai, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh... Đây
là mối quan tâm chung của tất cả các nước, và ñể giải quyết, ñòi hỏi sự tham
gia, hợp tác của tất cả các nước.
Sách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản: Defense of Japan

[142], nội


dung chính của cuốn sách ñiểm lại những vấn ñề AN trong khu vực như: vũ
khí hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên; sự lớn mạnh về
kinh tế của Trung Quốc, ñi liền với ñó là hiện ñại hóa quân ñội, vũ khí; Nga
ñang tăng cường ảnh hưởng của mình ñối với thế giới; các thách thức về AN
truyền thống và phi truyền thống; M tiếp tục khẳng ñịnh vị trí siêu cường và
duy trì ảnh hưởng của mình trong giải quyết các vấn ñề quốc tế. Cùng với ñó,
cuốn sách tập hợp, phân tích chính sách QP của các nước trong khu vực Châu
Á, Thái Bình Dương và các nước có liên quan, nhất là với các nước lớn như
M , Nga, Trung Quốc, Bán ñảo Triều tiên, các nước Đông Nam Á, Nam Á;
Công bố chính sách cơ bản về QP; Các biện pháp thực thi chính sách QP hiện
thời của Nhật Bản.


11
cả hai cuốn sách không ñề cập tới vấn ñề Đảng lãnh ñạo QP,
nhưng cho ta thấy ñược bức tranh khá toàn diện về AN thế giới và khu vực;
chính sách QP của một số nước có ảnh hưởng trực tiếp ñến khu vực và nước
ta. Đây chính là một vấn ñề mà Đảng phải quan tâm trong lãnh ñạo công tác
QP cả ở Trung ương và từng ñịa phương trong giai ñoạn hiện nay.
2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Đề tài khoa học, sách
Vấn ñề QP và Đảng lãnh ñạo lĩnh vực QP là một vấn ñề lớn, xuyên
suốt, cho ñến nay, ñã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan. Tiêu biểu là:
Đề tài “

ng lãnh ñạo công tác quốc phòng, quân sự ñịa phương

thời kỳ mới” [17] ñã ñi sâu phân tích, d n chứng các quan ñiểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh
ñạo công tác QP, QS; ñánh giá thực trạng sự lãnh ñạo của Đảng nói chung và
các tỉnh ủy, thành ủy trên phạm vi cả nước ñối với công tác QP, QS ñịa
phương, nhất là về nội dung, phương thức, cơ chế lãnh ñạo công tác QP, QS
ñịa phương; ñề xuất những giải pháp ñể thực hiện tốt vai trò lãnh ñạo của
Đảng ñối với công tác QP, QS ñịa phương trong thời kỳ mới.
Theo các tác giả, ngay từ khi chủ nghĩa Mác ra ñời ñã xác ñịnh cần phải
tổ chức ra lực lượng QS ñể bảo vệ thành quả cách mạng ñã giành ñược.
C.Mác - Ph.Ăng ghen dự ñịnh sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, chính ñảng
của giai cấp công nhân phải tổ chức một lực lượng QS mà các ông gọi là xây
dựng “ñội dân cảnh có vũ trang” trên nền tảng chính trị - xã hội của chế ñộ
mới và tất nhiên bản chất giai cấp của ñội dân cảnh ñó cũng mang theo bản
chất của nhà nước, chế ñộ ñã sinh ra nó. Mặc dù những dự ñịnh ñó chưa ñược
thực hiện nhưng là căn cứ quan trọng ñể V.I.Lênin kế thừa phát triển trong
xây dựng lực lượng thường trực có vũ trang mà Người gọi là xây dựng “Quân
ñội kiểu mới”. Quân ñội ñó phải ñặt dưới sự lãnh ñạo tuyệt ñối, trực tiếp, toàn
diện của Đảng Cộng sản, trên cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây
dựng, huấn luyện, chiến ñấu. Để giữ vững bản chất cách mạng của quân ñội,


12
Đản Cộng sản phải trực tiếp nắm quân ñội thông qua hệ thống lãnh ñạo của
Đảng trong quân ñội.
Quan ñiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về QP, QS là kim chỉ nam cho
các học thuyết QS của Nhà nước XHCN; là hòn ñá tảng của lí luận QS và
khoa học QS bảo ñảm cho sự nghiệp xây dựng QP, QS của các nước theo
ñịnh hướng XHCN ngày càng vững mạnh, ñủ sức hoàn thành thắng lợi nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế XHCN. Tư tưởng, quan ñiểm về
Đảng lãnh ñạo công tác QP, QS của chủ nghĩa Mác-Lênin còn là ngọn ñèn soi
sáng cho công cuộc củng cố QP, QS hiện ñại ở mỗi ñịa phương và cả nước

của các nước XHCN trong ñó có Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã vận dụng sáng tạo vào ñường lối xây dựng
LLVTND và nền QPTD ở Việt Nam ñúng ñắn, phù hợp, nhờ ñó ñã tạo ñược
sức mạnh to lớn của toàn dân, ñộng viên và tổ chức lực lượng của mỗi ñịa
phương và của toàn dân tộc Việt Nam thành một khối ñoàn kết vững chắc, ñủ
sức ñánh thắng các ñội quân xâm lược có quân số ñông, trang bị hiện ñại. Tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về QP, QS còn ñược thể hiện rõ ở quan
ñiểm phát huy sức mạnh tổng hợp trong lãnh ñạo xây dựng tiềm lực QP, QS.
Trong quan ñiểm về lãnh ñạo xây dựng LLVT ba thứ quân gồm bộ ñội chủ
lực, bộ ñội ñịa phương và DQTV.
Đảng lãnh ñạo công tác QP, QS ñịa phương là một bộ phận quan trọng
của công tác QS, QP của Đảng, Nhà nước ñược thực hiện ở các ñịa phương
trong cả thời bình và thời chiến. Lãnh ñạo công tác QP, QS ñịa phương bao gồm
lãnh ñạo xây dựng thế trận QPTD, thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng
LLVTND ở ñịa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tại chỗ, ñộc lập, tự
lực, ngăn ngừa và ñối phó hiệu quả với chiến lược "DBHB", bạo loạn lật ñổ.
Lãnh ñạo việc chuẩn bị sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân ñịa phương khi
có chiến sự, chiến tranh, phối hợp với các ñịa phương, các ñơn vị chủ lực ñứng
chân trên ñịa bàn ñể góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đề tài cũng ñã ñánh giá về ưu ñiểm lãnh ñạo của Đảng, của các tỉnh ủy,
thành ủy ñối với công tác QP, QS ñịa phương trên ñịa bàn trên cả nước và


13
ẳng ñịnh: lãnh ñạo giáo dục QP ñã có chuyển biến tích cực, ñược chú trọng
hơn ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là ñối với cán bộ lãnh ñạo, học sinh, sinh
viên; lãnh ñạo xây dựng KVPT vững chắc ở ñịa phương, với từng tỉnh, thành,
quận huyện trên cả nước, góp phần tạo thành thế trận QPTD, thế trận an ninh
nhân dân (ANND) trên từng ñịa bàn, trên từng vùng chiến lược và phạm vi cả
nước; lãnh ñạo xây dựng và hoạt ñộng của LLVT ñịa phương. Các ñịa

phương ñã chú trọng củng cố, kiện toàn thường xuyên ñảng ủy, cơ quan QS
ñịa phương vững mạnh, làm tốt hơn vai trò tham mưu cho cấp ủy và chính
quyền ñịa phương về công tác QP ñịa phương; quan tâm ñến tổ chức xây
dựng và hoạt ñộng của lực lượng bộ ñội ñịa phương có ñủ số lượng, cơ cấu,
chất lượng toàn diện, luôn luôn sẵn sàng chiến ñấu; nâng cao chất lượng tổ
chức và huấn luyện DQTV; lãnh ñạo xây dựng, ñộng viên quân dự bị và
tuyển quân; kết hợp KT với QP-AN; QP-AN với KT trên ñịa bàn ñịa
phương... ñã có chuyển biến tích cực, ñạt ñược những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, lãnh ñạo công tác QP ñịa phương ở các tỉnh ủy, thành ủy còn
bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết ñiểm: nhận thức của một bộ phận cán bộ, ñảng
viên, nhân dân về công tác QP ñịa phương chưa ñầy ñủ; giáo dục QP còn thực
hiện chưa ñồng bộ, chất lượng còn hạn chế... Việc kết hợp kinh tế với QP, AN
còn chưa ñược chú trọng ở một số nơi, nhất là các dự án liên doanh với nước
ngoài; lãnh ñạo cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về QP ñịa phương, vận hành cơ
chế lãnh ñạo nhiều nơi còn lúng túng, bị ñộng... Đề tài cũng phân tích nguyên
nhân của thành công và tồn tại, những bài học kinh nghiệm trong lãnh ñạo công
tác QP ñịa phương, ñề xuất những giải pháp ñối với Đảng, các tỉnh ủy, thành ủy
của cả nước lãnh ñạo công tác QP ñịa phương trong thời kỳ mới.
Đề tài chủ yếu ñi sâu bàn về quan ñiểm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
về QP, QS; tính tất yếu Đảng Cộng sản lãnh ñạo công tác QP, QS và ñề ra các
giải pháp mang tính ñịnh hướng chung nhất. Các khái niệm về công tác QP,
tỉnh ủy lãnh ñạo công tác QP, chức năng, nhiệm vụ của các tỉnh ủy lãnh ñạo
công tác QP chưa ñược ñề cập ñến. Đó là nội dung mà luận án phải nghiên


14
cứ

tiếp tục cụ thể hóa cho phù hợp với yêu cầu của các tỉnh trên ñịa bàn


Quân khu 1 trong giai ñoạn hiện nay.
Sách “

y v n ñề quân sự ñịa phương trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc” của Nguyễn Quyết [76] trên cơ sở tổng kết những kinh
nghiệm công tác QS ñịa phương ở Quân khu 3 trong những năm kháng chiến
chống Pháp, chống M và chiến tranh biên giới.
Theo tác giả, nếu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mỗi cán bộ, ñảng
viên, chiến sĩ, mỗi công dân ñều có tinh thần làm chủ rất cao với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, có tinh thần tự lực tự cường, quyết tâm
ñánh giặc, giữ nước thì kẻ thù xâm lược bất kỳ từ ñâu tới ñều lọt vào vòng vây
trùng ñiệp của chiến tranh nhân dân, ñều bị quân và dân ta tiêu hao, tiêu diệt,
ñó là sức mạnh, là chất lượng mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Để xây dựng cơ sở vững mạnh, cần nắm vững vị trí chiến lược của cơ
sở, thường xuyên chăm lo xây dựng cơ sở, khi cần thiết phải tập trung toàn
lực ñể xây dựng cơ sở vững mạnh; xây dựng cơ sở phải có nội dung toàn
diện, do cấp ủy ñảng ñịa phương trực tiếp lãnh ñạo, các ngành, các ñoàn thể
phối hợp tổ chức thực hiện.
Sách “Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trên ñịa bàn Quân
khu a” của Nguyễn Trọng Xuyên [139] trong nội dung nâng cao hiệu lực
lãnh ñạo, chỉ ñạo, chỉ huy phòng thủ khu vực tỉnh, thành phố, tác giả cho
rằng: chức năng lãnh ñạo, chỉ ñạo, chỉ huy trong tổ chức phòng thủ khu vực
tỉnh, thành phố có thể khái quát lại là:
Tổ chức thực hiện toàn dân làm QP ñể bảo vệ ñịa phương, bảo vệ Tổ
quốc XHCN; thực hiện các chính sách ñể củng cố QP...; Chuẩn bị cho một
cuộc chiến tranh nhân dân phát triển trình ñộ cao ở ñịa phương với lực
lượng tại chỗ rộng khắp và vững chắc, sẵn sàng ñánh ñịch ở mọi nơi, mọi
lúc, hạn chế tác dụng của binh khí k thuật và mức cơ ñộng tiến công của
ñịch...; Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở ñịa phương; kết hợp nghĩa vụ

quân sự với nghĩa vụ lao ñộng, kết hợp xây dựng, phát triển KT với củng


15
cố QP, AN ở ñịa phương; Xây dựng LLVT ñịa phương, xây dựng lực
lượng dự bị hùng hậu, bảo ñảm lực lượng chiến ñấu cho ñịa phương và bộ
ñội chủ lực, luôn luôn sẵn sàng trong thời bình, nhanh chóng mở rộng và
tăng cường LLVT trong thời chiến, chuẩn bị sức chiến ñấu và nguồn lực
cho LLVT từ ñơn vị cơ sở. Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở ñịa
phương, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên ñịa bàn tỉnh,
thành phố; xây dựng củng cố và bảo vệ ñịa phương, phát huy tác dụng của
hậu phương trong chiến tranh hiện ñại...
Việc thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh ñạo trực tiếp và toàn diện thông
qua hệ thống tổ chức ñảng từ tỉnh, thành phố ñến cơ sở, trong các cấp và các
ngành KT, QS, văn hóa, XH ở các ñịa phương ñể tổ chức thực hiện sự lãnh
ñạo tập trung và thống nhất của cấp ủy ñảng về QS.
Sách “Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội”
của Nguyễn Vĩnh Thắng [82] ñã phân tích những quan ñiểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QP, AN trong thời kỳ quá ñộ lên
CNXH. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một ñòi hỏi khách quan. Vì chừng nào còn
phân chia giai cấp, còn nguy cơ chiến tranh thì xây dựng CNXH ñi ñôi với
bảo vệ Tổ quốc XHCN luôn là quy luật. Các tác giả cho rằng: Nghiên cứu tư
tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn ñề
QP, AN trong CNXH cho thấy sự thống nhất trong tư tưởng của các ông về vị
trí, vai trò quan trọng của vấn ñề QP, AN ñối với sự ra ñời và chiến thắng của
CNXH. Đó là sự nhất quán rằng: CNXH phải biết tự bảo vệ mình trước sự
chống phá của giai cấp tư sản và các thế lực ñế quốc, phản ñộng; xây dựng
CNXH phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc XHCN; mối quan hệ không thể tách
rời giữa QP, AN với KT, chính trị, văn hóa, XH...; tính chất chính nghĩa, tự
vệ của QP, AN trong CNXH. Đây là sự khác biệt với các chế ñộ XH trước ñó;

sức mạnh ñể bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả nước, của toàn dân,
của cả hệ thống chính trị, của nền KT, văn hóa, khoa học, k thuật, dưới sự
lãnh ñạo của ñảng cộng sản, sự quản lý của chính quyền nhà nước.


16


luận ñiểm trên ñây là cơ sở, là ñịnh hướng cho hoạt ñộng lãnh

ñạo của Đảng ñối với nhiệm vụ QS, QP trong thời kỳ ñấu tranh giành, giữ
chính quyền, kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Các tác giả cũng ñã tìm hiểu, phân tích tư tưởng QS, QP của dân tộc
Việt Nam cho chúng ta thấy nét ñộc ñáo, tinh hoa ñược hình thành từ rất sớm
và phát triển, củng cố qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha
ông ta và v n còn giá trị vô cùng quý báu cho ñến ngày nay.
Trong phần thứ ba, các tác giả trình bày, phân tích những quan ñiểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về QP, AN trong thời kỳ quá ñộ lên CNXH ở
Việt Nam, ñã luận giải những quan ñiểm hết sức quan trọng của Đảng về xây
dựng, củng cố QP, AN trong thời kỳ quá ñộ. Đây là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của cách mạng; nền QPTD và ANND mang tính chất của dân,
do dân, vì dân, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, ñộc lập tự
chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện ñại. Sức mạnh QP là sức mạnh tổng
hợp của khối ñại ñoàn kết toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh ñạo
của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời ñại, sức mạnh của thế
trận QPTD gắn với thế trận ANND. Tăng cường QP là trách nhiệm của Đảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trong ñó QĐND, CAND
là lực lượng nòng cốt. Đảng lãnh ñạo tuyệt ñối, trực tiếp về mọi mặt ñối với
sự nghiệp QP, AN, bảo vệ Tổ quốc XHCN; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng CNXH ñi ñôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sách “

ng C ng sản Vi t Nam lãnh ñạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

thời kỳ ñổi mới” của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự [132] ñã góp
phần làm rõ thêm lý luận và thực tiễn sự lãnh ñạo của Đảng trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc thời kỳ ñổi mới. Tập trung trình bày một cách hệ thống tư duy
mới, những quan ñiểm, chủ trương của Đảng, những thành tựu nổi bật về
Đảng lãnh ñạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong hai mươi năm (1986 - 2006),
ñồng thời dự báo tình hình và những yêu cầu mới, ñề xuất những giải pháp cơ
bản nhằm tăng cường sự lãnh ñạo của Đảng ñối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc


17
Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Nhiều nội dung của cuốn sách có giá
trị tham khảo rất tốt cho tác giả, như phân tích các quan ñiểm, tư duy của
Đảng về nội dung bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, quan ñiểm về sức mạnh,
lực lượng, phương thức bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Các tác giả khẳng ñịnh, quan ñiểm của Đảng ta về QP là toàn diện, coi
ñó là công việc giữ nước của quốc gia, gồm tổng thể các hoạt ñộng về mọi
mặt: chính trị, kinh tế, quân sự gắn liền với an ninh, ñối ngoại (bao gồm cả
ñối ngoại QP), văn hóa, xã hội (bao gồm cả tâm lý, tư tưởng, lối sống) nhằm tạo
ra sức mạnh tổng hợp, ñáp ứng yêu cầu ñấu tranh bảo vệ Tổ quốc cả thời bình và
thời chiến, cả ñối nội và ñối ngoại, cả ñấu tranh quân sự và phi quân sự. QP luôn
lấy hoạt ñộng QS làm ñặc trưng, LLVTND, QĐND làm nòng cốt; phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng và các hoạt ñộng ñối ngoại, với các hoạt ñộng khác của
toàn dân. Trong tư duy của Đảng, xây dựng cơ sở chính trị xã hội là nội dung
quan trọng của việc xây dựng thế trận QPTD. Không thể có thế trận QPTD vững
chắc nếu như không xây dựng ñược cơ sở chính trị - xã hội của nền QPTD vững
mạnh. Trong ñó, vấn ñề xây dựng các tổ chức chính trị, nhất là ở cơ sở, vùng

sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải ñảo và tăng cường giáo dục QP là những nội
dung rất quan trọng. Bản chất nền QP của dân, do dân và vì dân ñồi hỏi phải tạo
dựng ñược một “thế trận lòng dân” thực sự vững chắc.
Sách

ảo v T quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ ñổi

mới” của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự [133] ñã tập hợp các bài
viết của ñội ngũ cán bộ khoa học về các vấn liên quan ñến nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới. Trong ñó khẳng ñịnh sức mạnh của nhân tố
chính trị - tinh thần là ưu thế tuyệt ñối có vai trò rất lớn trong công cuộc dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh chính trị - tinh thần bảo vệ
Tổ quốc thời kỳ ñổi mới thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị, chế ñộ xã hội, các
chính sách ñối nội, ñối ngoại; ở lòng yêu nước, niềm tin, ý chí tự lực, tự
cường, tinh thần ñoàn kết... dưới sự lãnh ñạo của Đảng trong thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.


18
h “Sự phát tri n quan ñiểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa” của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự [134] ñã phản ánh
một cách tương ñối toàn diện, có hệ thống các quan ñiểm lý luận bảo vệ Tổ
quốc XHCN từ Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ñến nay, rút ra
bài học kinh nghiệm và dự báo những nhân tố tác ñộng ñến sự phát triển quan
ñiểm lý luận bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm
tới, ñưa ra các nội dung cần tiếp tục khẳng ñịnh, bổ sung và phát triển trong
thời kỳ mới. Trong ñó tiếp tục làm rõ và khẳng ñịnh quan ñiểm phát huy lực
lượng và sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ Tổ quốc XHCN là sức mạnh tổng
hợp của cả vật chất và tinh thần, cả KT, CT, VH, XH, QP, AN và ñối ngoại,
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, của cả truyền thống và hiện ñại, cả

trong nước và quốc tế. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân, là nghĩa vụ, trách nhiệm, tình cảm của mọi người dân
Việt Nam, không phân biệt gia cấp, dân tộc, tôn giáo, già trẻ, trai, gái, miền
xuôi, miền ngược.
Sách “Giáo trình Giáo dục quốc phòng” [21] trong chuyên ñề 5: “Đảng
lãnh ñạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng; công tác QP ở các bộ, cơ
quan ngang bộ và ñịa phương” khẳng ñịnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh ñạo
sự nghiệp QP là một tất yếu khách quan, xuất phát từ vị trí, vai trò của QP,
QS; từ tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng và sự chống phá của các thế
lực thù ñịch ñối với nước ta và từ tình hình QP và sự lãnh ñạo của Đảng ñối
với QP thời kỳ mới ñòi hỏi phải thường xuyên tăng cường sự lãnh ñạo của
Đảng ñối với sự nghiệp QP. Tài liệu ñã cụ thể hóa Nghị quyết số 02/NQ-TW
ngày 30 tháng 7 năm 1987 của Bộ Chính trị khóa VI về cơ chế Đảng lãnh ñạo
ñối với công tác QS, QP ñịa phương, ñó là: Cấp ủy ñịa phương lãnh ñạo;
chính quyền ñịa phương quản lý và ñiều hành theo pháp luật; các cơ quan,
ban, ngành, ñoàn thể chính trị - xã hội của ñịa phương nòng cốt là cơ quan
quân sự làm tham mưu theo chức năng; chỉ huy trưởng cơ quan quân sự ñịa
phương chỉ huy thống nhất các lực lượng thuộc quyền. Tài liệu ñi sâu làm rõ


19
chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của từng thành viên ñược xác ñịnh trong
cơ chế này.
Sách “Giáo trình Giáo d c quốc phòng" [22] ñã ñề cập ñến các vấn ñề
quan trọng như: Phòng chống chiến lược "DBHB", bạo loạn lật ñổ của các thế
lực thù ñịch chống phá cách mạng Việt Nam; KVPT tỉnh, thành phố trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chuyển ñất nước từ thời bình sang thời
chiến, công tác ñộng viên thời chiến; bảo vệ biển ñảo trong thời kỳ mới; biên
giới quốc gia và công tác bảo vệ biên giới quốc gia. Những vấn ñề này có ý
nghĩa rất lớn cho việc học tập, nghiên cứu, lãnh ñạo, chỉ ñạo công tác QP, QS

nói chung và công tác QP ñịa phương nói riêng.
Các tài liệu trên khẳng ñịnh công tác QP ñịa phương là một bộ quan
trọng trong toàn bộ công tác QP của Đảng và Nhà nước ñược tiến hành ở ñịa
phương nhằm ñộng viên và tổ chức quần chúng tham gia xây dựng nền
QPTD, xây dựng LLVTND và tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân ở ñịa
phương. Khẳng ñịnh tính tất yếu khách quan Đảng lãnh ñạo QP và ở ñịa
phương là cấp ủy trực tiếp lãnh ñạo, chính quyền quản lý, cơ quan QS làm
tham mưu, các ngành, ñoàn thể, các tổ chức và nhân dân tham gia. Khẳng
ñịnh nguyên tắc, nội dung và phương thức lãnh ñạo của Đảng ñối với sự
nghiệp QP, QS. Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm giữ vững và tăng cường
sự lãnh ñạo của cấp ủy ñịa phương ñối với công tác QP ñịa phương.
Các bài báo
Đại tướng Phùng Quang Thanh trong “Xây dựng nền quốc phòng
toàn dân vững mạnh ñể bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
[80] ñã khẳng ñịnh nền QP của ta là QPTD, mang tính chính nghĩa, hòa bình, tự
vệ, và chủ trương nhất quán là tăng cường tiềm lực, sức mạnh QP ñể tự vệ, góp
phần vào giữ vững hòa bình, ổn ñịnh trong khu vực; phương hướng xây dựng
nền QPTD của ta là toàn dân, toàn diện, ñộc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ngày
càng hiện ñại. Mục tiêu xây dựng nền QPTD là nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc
XHCN, mà trước hết là ngăn ngừa, ñẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung ñột vũ


20
t

tạo môi trường hòa bình, ổn ñịnh và phát triển ñất nước. Sức mạnh của

nền QPTD là sức mạnh tổng hợp của cả nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời ñại; kết hợp nhiều nguồn lực, lấy phát huy nội lực là chính... Lực
lượng xây dựng nền QP là toàn dân, trong ñó LLVT là nòng cốt; ñặt dưới sự

lãnh ñạo của Đảng, sự chỉ ñạo thống nhất của Nhà nước, sự tham mưu và tổ
chức thực hiện của các bộ, ban, ngành, ñoàn thể, ñịa phương.
Tác giả Bế Xuân Trường trong “Nâng cao hi u quả xây dựng khu vực
phòng thủ trên ñịa bàn Quân khu 1 theo tinh thần Đại hội XI” [124] những
năm qua, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 1 ñã lãnh ñạo, chỉ ñạo BCHQS các
tỉnh trên ñịa bàn phát huy vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền ñịa
phương quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị,
Nghị ñịnh 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Nhờ ñó thế trận QPTD luôn ñược
củng cố vững chắc, chất lượng tổng hợp, trình ñộ sẵn sàng chiến ñấu của
LLVT ñược nâng cao, chủ quyền, an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội
trên ñịa bàn ñược giữ vững. Trong những năm tới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân
khu 1 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh ủy, UBND các tỉnh trên ñịa bàn thực
hiện tốt việc xây dựng thế trận lòng dân làm cơ sở ñể xây dựng tiềm lực chính
trị - tinh thần vững chắc; ñẩy mạnh kết hợp phát triển KT - XH với tăng
cường tiềm lực QP-AN; xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND,
biên phòng toàn dân vững chắc; Coi trọng xây dựng LLVT ñịa phương vững
mạnh toàn diện, trong ñó tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, ñủ sức hoàn thành nhiệm vụ ñược giao.
Trung tướng Nguyễn Sĩ Thăng trong “Những giải pháp chủ yếu nâng
cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh trên ñịa bàn Quân khu 1” [81]
ñể nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP-AN trên ñịa bàn, Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh Quân khu 1 và cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải thực hiện tốt
một số giải pháp, trước hết là phải bám sát và có nội dung, hình thức phù hợp
với ñịa bàn, nhất là chú trọng ñiểm về QP-AN, biên giới, vùng sâu, vùng xa,
chống ñược ñịch lợi dụng, lôi kéo quần chúng nhân dân, kích ñộng, chống


21
ph Cần ñẩy nhanh tiến ñộ xây dựng các trung tâm giáo dục QP-AN và thực
hiện tốt công tác xây dựng ñội ngũ giáo viên giáo dục QP-AN; Tiếp tục quán

triệt các văn bản chỉ ñạo của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục QP-AN
cho ñội ngũ cán bộ, ñảng viên, nhất là cấp ủy, chỉ huy các cấp, người ñứng
ñầu các cơ quan, tổ chức.
Trần Văn Túy trong “ ắc Ninh quán triệt và thực hiện quan ñiểm của
Đảng về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng - an
ninh” [125] ñã xác ñịnh: Phát triển KT-XH là trung tâm, xây dựng Đảng là
then chốt, QP-AN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Do ñó, hệ thống
công trình QP ñược ñầu tư xây dựng cơ bản; các căn cứ chiến ñấu, căn cứ hậu
cần, k thuật ñược củng cố, hoàn thiện bảo ñảm yêu cầu quy ñịnh. BCHQS
thường xuyên bổ sung, ñiều chỉnh, hoàn thiện quyết tâm phòng thủ sát với thực
tế ñịa bàn và có sự thống nhất chặt chẽ giữa các ban, ngành, ñoàn thể. Tỉnh ủy ñã
chỉ ñạo cơ quan QS các cấp thẩm ñịnh chặt chẽ các dự án KT, nhất là trong quy
hoạch xây dựng ñô thị, ñường giao thông, các khu công nghiệp, làng nghề;
thường xuyên bổ sung, kiện toàn các kế hoạch chuyển ñịa phương từ thời bình
sang thời chiến, kế hoạch bảo ñảm nhu cầu QP năm ñầu chiến tranh...
Tác giả Ngô Minh Tiến trong “Lực lượng vũ trang ắc Giang phát
huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ” [83] ñã chú trọng
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực
lượng, trong ñó LLVT ñóng vai trò nòng cốt. Trước hết phát huy vai trò tham
mưu của cơ quan QS các cấp giúp cấp ủy, chính quyền ñịa phương lãnh ñạo,
chỉ ñạo xây dựng KVPT. BCHQS ñã chủ ñộng phối hợp với các ban, ngành,
ñoàn thể liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tổ chức nghiên
cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nghị ñịnh của Chính phủ về
KVPT. Bên cạnh ñó, BCHQS tỉnh luôn phát huy nòng cốt trong tổ chức xây
dựng KVPT, chủ ñộng ñề xuất những nội dung, biện pháp xây dựng tiềm lực
chính trị - tinh thần; xây dựng tiềm lực QP-AN, xây dựng thế trận QS theo
hướng cơ bản, hệ thống, liên hoàn, có trọng ñiểm, có chiều sâu, từng bước



×