Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

********

TRẦN THỊ THU NGÂN

CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG
NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN
DI ĐỘNG XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

********

TRẦN THỊ THU NGÂN

CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG
NHẬP CƯ Ở HÀ NỘI TỪ GÓC NHÌN
DI ĐỘNG XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01



Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Quyết

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Về việc đồng ý cho học viên sử dụng dữ liệu nghiên cứu

PGS.TS Phạm Văn Quyết - Chủ nhiệm đề tài: “Các quan điểm lý
thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo
nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa”. Đây là đề tài nghiên cứu do Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ trong năm 2013 - 2015, xác nhận:
Học viên Trần Thị Thu Ngân là học viên cao học khoa XHH khoá
2013 - 2015 được sử dụng dữ liệu sơ cấp của đề tài để thực hiện luận văn
cao học với đề tài: “Chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở Hà Nội
từ góc nhìn di động xã hội”

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015
Chủ nhiệm đề tài


PGS. TS Phạm Văn Quyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Sau khi bảo vệ, luận văn đã tiếp thu, sửa chữa và hoành chỉnh thông
qua các góp ý của các thành viên trong hội đồng.

Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2016
Xác nhận của GVHD

Học viên

Trần Thị Thu Ngân


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở Hà Nội từ
góc nhìn di động xã hội” được hoàn thành với sự nỗ lực của tác giả. Để
hoàn thành được luận văn này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành đến:
Các thầy cô khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, kỹ
năng quý báu để từ đó tôi có thể vận dụng vào việc thực hiện luận văn,
đồng thời phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công việc
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS Phạm Văn Quyết, người trực

tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Trong quá trình tôi làm luận văn,
thầy đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy
sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu.
Gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy, cô trong khoa Xã Hội Học và
các khóa sinh viên của khoa Xã Hội Học của Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thu Ngân


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................... 2
2.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ..................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 4
7. Cơ cấu mẫu khảo sát lao động nhập cư tại Hà nội ......................... 5
8. Khung lý thuyết ................................................................................ 6
Phần 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu về di động xã hội ............................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu về lao động nhập cư ........................................ 10
1.1.3. Các nghiên cứu về chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư 13
1.2. Các khái niệm làm việc................................................................ 15
1.2.1. Di động xã hội ........................................................................... 15
1.2.2. Việc làm ..................................................................................... 16
1.2.3. Chuyển đổi việc làm................................................................... 17
1.2.4. Di cư .......................................................................................... 17
1.2.5. Lao động nhập cư ...................................................................... 18
1.3. Các quan điểm lý thuyết.............................................................. 18
1.3.1. Quan điểm lý thuyết về di động xã hội ...................................... 18
1.3.2. Quan điểm lý thuyết về di cư ................................................... 21
1.3.3. Quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội ................................. 23
1.4. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội .......... 25


Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....................................................................... 27
2.1. Thực trạng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư với cách
tiếp cận di động xã hội........................................................................ 27
2.2. Chiều hướng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư .......... 33
2.3. Sự khác biệt về chuyển đổi việc làm giữa các nhóm nhập cư.... 37
Chương 3. NGUYÊN NHÂN CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO
ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ......................................... 46
3.1. Công việc kết thúc ....................................................................... 46
3.2. Công việc năng nhọc, căng thẳng................................................ 56
3.3. Công việc chiếm nhiều thời gian ................................................. 65
3.4. Thu nhập thấp ............................................................................. 74
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 86
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................. 89



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Thời gian người lao động dịch chuyển từ nông thôn và thành
phố ........................................................................................................... 28
Bảng 2.1. Nghề nghiệp lựa chọn của người lao động sau khi di chuyển từ
nông thôn ra đô thị ................................................................................... 29
Bảng 2.2. Tình trạng công việc của người lao động .................................. 30
Bảng 2.3. Phương thức tìm kiếm việc làm của người lao động ................. 31
Bảng 2.4. Số lần chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư trên điạ bàn Hà
Nội ........................................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2. Lý do chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư trên địa bàn
Hà Nội...................................................................................................... 34
Bảng 2.5. Diện định cư ở thành phố ......................................................... 35
Bảng 2.6. Số người dịch chuyển ............................................................... 36
Biểu đồ 2.3. Sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ và số lần chuyển việc .... 37
Bảng 2.7. Sự khác biệt giữa nhóm tuổi và số lần chuyển việc .................. 38
Bảng 2.8. Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và số lần chuyển việc ......... 40
Biểu đồ 2.4. Sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân và số lần chuyển việc 41
Bảng 2.9. Sự khác biệt giữa nhóm nghề và số lần chuyển việc ................. 42
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố giới .............................. 46
Bảng 3.1. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố nhóm tuổi ........................ 47
Bảng 3.2. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố trình độ học vấn ............... 48
Bảng 3.3. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố tình trạng hôn nhân .......... 49
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố thời gian ...................... 51
Bảng 3.5. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố nghề nghiệp ..................... 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố cạnh tranh việc làm .......... 53
Bảng 3.7. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố công việc nặng nhọc ........ 53
Bảng 3.8. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố người sử dụng lao động đối
xử không tốt ............................................................................................. 54
Bảng 3.9. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố sự xa lánh của người dân . 55



Bảng 3.10. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố sự xa lánh của chính quyền
................................................................................................................. 56
Bảng 3.11. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố giới.......... 57
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố nhóm tuổi
................................................................................................................. 58
Bảng 3.12. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố trình độ học
vấn ........................................................................................................... 58
Bảng 3.13. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố tình trạng
hôn nhân................................................................................................... 59
Bảng 3.14. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố thu nhập .. 60
Bảng 3.15. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố thời gian .. 61
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố nghề
nghiệp ...................................................................................................... 62
Bảng 3.16. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố cạnh tranh
việc làm.................................................................................................... 63
Bảng 3.17. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố người sử
dụng lao động đối xử không tốt ................................................................ 64
Bảng 3.18. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố sự xa lánh
của người dân ........................................................................................... 64
Bảng 3.19. Tỷ lệ công việc nặng nhọc, căng thẳng theo yếu tố sự xa lánh
của chính quyền ....................................................................................... 65
Bảng 3.20. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố giới ........... 66
Bảng 3.21. Tỷ lệ công việc kết thúc theo yếu tố nhóm tuổi ...................... 66
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố trình độ học
vấn ........................................................................................................... 67
Bảng 3.22. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố tình trạng hôn
nhân ......................................................................................................... 68
Bảng 3.238. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố thu nhập . 69

Bảng 3.24. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố thời gian ... 70
Bảng 3.25. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố nghề nghiệp
................................................................................................................. 70


Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố cạnh tranh
việc làm.................................................................................................... 71
Bảng 3.26. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố công việc
nặng nhọc, nguy hiểm .............................................................................. 72
Bảng 3.27. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố người sử
dụng lao động đối xử không tốt ................................................................ 73
Bảng 3.28. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố sự xa lánh
của người dân ........................................................................................... 73
Bảng 3.29. Tỷ lệ công việc chiếm nhiều thời gian theo yếu tố sự xa lánh
của chính quyền ....................................................................................... 74
Bảng 3.30. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố giới ................. 75
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nhóm tuổi ..... 76
Bảng 3.31. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố trình độ học vấn
................................................................................................................. 76
Bảng 3.32. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố tình trạng hôn
nhân ......................................................................................................... 77
Bảng 3.33. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố thu nhập ......... 78
Bảng 3.34. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố thời gian ......... 79
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nghề nghiệp .. 80
Bảng 3.35. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố cạnh tranh việc
làm ........................................................................................................... 81
Bảng 3.36. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nặng nhọc, nguy
hiểm ......................................................................................................... 82
Bảng 3.37. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố người sử dụng
lao động đối xử không tốt ......................................................................... 83

Bảng 3.38. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố sự xa lánh của
người dân ................................................................................................. 83
Bảng 3.39. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố sự xa lánh của
chính quyền .............................................................................................. 84


Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển xã hội hiện đại, luôn gắn liền với sự thay
đổi và biến đổi trong xã hội và một trong những sự thay đổi quan trọng đó
là sự di chuyển về dân cư, sự di chuyển này trở thành một vấn đề quan
trọng khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn và sâu sắc hơn,
đặc biệt tại các thành phố lớn, tập trung đông dân cư như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tại thành phố Hà Nội, dân số trong độ tuổi làm việc: 3.316.360 người,
chiếm tỷ lệ 79,94% tổng dân số từ đủ 10 tuổi trở lên. Trong đó: nam có
1.643.512 người, chiếm 49,56%; nữ có 1.672.848 người, chiếm 50,44%;
thành thị có 2.698.252 người, chiếm 81,36%; nông thôn có 618.108 người,
chiếm 18,64%. Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào
tạo năm 2010 mới đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%,
chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều,
tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm
lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững
tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm
khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm. Tính đến năm 2012,
lực lượng lao động: 2.693.330 người, chiếm tỷ lệ 69,39% lao động từ đủ 15
tuổi trở lên, trong đó: nam có 1.463.902 người, chiếm 54,35%; nữ có
1.229.428 người, chiếm 45,65%; thành thị có 2.189.065 người, chiếm
81,28%; nông thôn có 504.265 người, chiếm 18,72% trong tổng số 504.265

người lao động nông thôn thì phần chủ yếu chính là lao động nông nghiệp
[Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 2012].
Việc nghiên cứu về sự di chuyển tự do của dân cư là điều quan trọng
và rất cần thiết đối với các khu đô thị, đặc biệt tại các khu đô thị lớn. Quá
trình nghiên cứu về sự di chuyển của dân cư sẽ giúp cho không chỉ các nhà
1


nghiên cứu và các nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng di
chuyển của người dân, giải thích rõ hơn về bản chất của sự chuyển đổi của
dân cư và những biến đổi quan trọng trong các nhóm dân cư di chuyển. Để
từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị và chính sách phù hợp đối với các
nhóm di cư nhằm tạo ra các luồng di cư ổn định và đảm bảo cuộc sống cho
người di cư, giúp cho các nhà quản lý có thể hoạch định chính sách rõ ràng
hơn trong quá trình quản lý.
Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Chuyển
đổi việc làm của lao động nhập cư ở Hà Nội từ góc nhìn di động xã hội”
làm luận văn thạc sỹ để nghiên cứu và tìm hiểu. Về lý thuyết, nghiên cứu sẽ
giúp bổ sung thêm các nguồn tư liệu làm rõ hơn về lý thuyết di động xã
hội, về thực tế, nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống các nghiên
cứu chuyên sâu về lao động nhập cư tại Hà Nội.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học nhất định thể hiện trong việc
làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết về di động xã hội qua khảo sát sự
chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội. Đề tài góp
phần bổ sung thêm nguồn tài liệu khoa học phục vụ cho các hoạt động
nghiên cứu của khoa và trường về lý thuyết, cụ thể là thuyết di động xã hội.
- Bổ sung và cung cấp những số liệu cần thiết về thực trạng di động xã
hội trên địa bàn Hà Nội, từ đó tạo cơ sở cho các nghiên cứu khác chuyên

sâu và quy mô hơn về di động xã hội trên các địa bàn khác và tạo ra đánh
giá tổng quan cho toàn xã hôi về di động xã hội.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả khảo sát, đề tài có thể gợi ra một số biện pháp nhằm kiểm
soát các luồng di cư bằng việc tìm ra các biện pháp đảm bảo thu nhập và
giải quyết các vấn đề xã hội đối với các nhóm di cư.

2


- Gợi ra các phương pháp quản lý mới về di động xã hội nhằm tăng
cường hơn nữa vai trò quản lý của các cấp, đặc biệt là tại các khu đô thị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng về chuyển đổi việc làm của người lao động nhập
cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm của
người lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đưa ra những giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự ổn định cuộc sống
đối với người lao động nhập cư chuyển đổi việc làm trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở Hà Nội từ góc nhìn di
động xã hội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với việc
nghiên cứu người lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất
nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, song trong luận văn này, tác giả chủ
yếu chỉ xem một số yếu tố từ phía người lao động gọi là yếu tố chủ quan và
một số yếu tố từ môi trường lao động gọi là các yếu tố khách quan.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
Thành phố Hà Nội.
4.3.2. Phạm vi thời gian
Từ năm 2014 đến năm 2015.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chuyển đổi việc làm của người lao động nhập cư thông
qua cách tiếp cận di động xã hội diễn ra như thế nào?
3


- Sự tác động của các yếu tố đến mức độ chuyển đổi việc làm của
người lao động thông qua cách tiếp cận di động xã hội diễn ra như thế nào?
- Cần có biện pháp gì nhằm trợ giúp cho người lao động nhập cư đảm
bảo cuộc sống tại các thành phố, nơi họ di cư đến?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Mức độ chuyển đổi việc làm của người lao động nhập cư diễn ra khá
mạnh.
- Di động xã hội chịu tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm: loại hình,
đặc tính của việc làm, thu nhập và vị trí công việc. Sự chuyển dịch của
người lao động hướng đến công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và ít thời
gian làm việc hơn.
- Sự chuyển đổi việc làm của người lao động nhập cư chịu tác động từ
các yếu tố. Tuy nhiên, phần lớn sự chuyển đổi việc làm của người lao động
chịu tác động từ các yếu tố như mức thu nhập, gia đình, trình độ học vấn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài
6.1.1. Phân tích tài liệu thứ cấp
Thu thập và phân tích tổng quan các tài liệu hiện liên quan tới đề tài

nghiên cứu về lý thuyết di động xã hội và sự chuyển đổi việc làm của người
lao động di cư.
6.1.2. Phân tích tài liệu sơ cấp
Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu gốc của đề tài “Các quan điểm lý thuyết
về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô
thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Đây là đề tài nghiên

cứu do Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ
trong năm 2013 - 2015 (chủ nhiệm đề tài: PGS-TS Phạm Văn Quyết). Việc
sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này đã được sự đồng ý của PGS-TS Phạm
Văn Quyết.
\
4


6.2. Phỏng vấn sâu cá nhân
Được thực hiện đối với các cá nhân nhằm đánh giá và phân tích nhận
thức, thái độ và hành vi về chuyển đổi việc làm của người lao động nhập
cư. Từ đó, có những đánh giá khái quát về thực trạng chuyển đổi việc làm
của người dân nhập cư. Đối tượng của các cuộc phỏng vấn sâu là người lao
động nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổng số cuộc phỏng vấn sâu
là: 9 trường hợp, trong đó:
- Lao động làm những công việc giản đơn/tự kinh doanh: 4 trường hợp.
- Lao động làm thuê cho các cửa hàng kinh doanh/dịch vụ: 1 trường hợp.
- Lao động làm việc trong các nhà máy xí nghiêp: 1 trường hợp.
- Lao động có trình độ học vấn cao đẳng, đại học trở lên: 1 trường hợp.
- Người sử dụng lao động : 1 trường hợp.
- Cán bộ quản lý : 1 trường hợp.
7. Cơ cấu mẫu khảo sát lao động nhập cư tại Hà nội
Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu của đề tài “Các quan điểm lý thuyết

về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô
thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa” do PGS, TS Phạm

Văn Quyết làm chủ nhiệm.
Đề tài khảo sát người lao động nhập cư tại khu vực Hà Nội với tổng số
phiếu là 644 phiếu. Trong đó, tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với
tỷ lệ lao động nữ (nam chiếm 54,3% và nữ chiếm 45,7%). Về tuổi, phần
lớn độ tuổi tham gia khảo sát nằm trong nhóm tuổi từ 27 đến 55 tuổi chiếm
tỷ lệ 66,6%, thứ hai là nhóm tuổi từ 16 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ 30,7% và
nhóm trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 2,6%.
Về tình trạng hôn nhân, chiếm tỷ lệ 51,1% người tham gia khảo sát đã
có vợ/chồng, chiếm tỷ lệ 47,2% chưa có vợ/chồng, 0,8% là ly hôn/ly thân
và 0,9% là góa. Về trình độ học vấn, nhóm chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm
có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 41,8%, thứ hai là nhóm trình độ

5


trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 36,6%, thứ ba là nhóm có trình độ trung
học cơ sở chiếm tỷ lệ 16,3%, nhóm sau đại học chiếm tỷ lệ rất ít với 2,8%.
Về số năm trung bình chuyển đến Hà Nội, hầu hết người lao động
nhập cư tham gia khảo sát đã sống và làm việc tại Hà Nội trong khoảng từ
2 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 66,5%, thứ hai là từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ
15,1%, từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỷ lệ 8,2%, dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ
7,9%.
Về việc làm của người lao động nhập cư, phần lớn số người lao động
nhập cư trong khảo sát hiện đang là công nhân trong các công ty, các khu
công nghiệp chiếm tỷ lệ 52,8%, thứ hai là lao động tự do chiếm tỷ lệ
17,2%, thứ ba là lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ chiếm tỷ lệ 10,2%.
8. Khung lý thuyết

Tình hình Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội

Yếu tố tác động
- Giới
Nguyên nhân
- Nhóm tuổi
- Công việc kết thúc
- Trình độ học vấn
- Công việc nặng nhọc
nguy hiểm

- Thu nhập

Dịch
chuyển
việc làm
của lao

- Công việc nhiều thời
gian

- Thời gian

- Công việc cho thu
nhập thấp

- Tính chất công việc

- Nghề nghiệp


- Người dân
- Chính quyền

6

động
nhập cư


Phần 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về di động xã hội
Di động xã hội là một trong những vấn đề cần được quan tâm tại mọi
quốc gia và thực tế trên thế giới di động xã hội trở thành một vấn đề được
các nhà xã hội hội quan tâm nghiên cứu từ sớm. Nghiên cứu về sự di chuyển
của người nhập cư, tác giả Douglas S.Massey cho rằng sự di chuyển quy mô
lớn của những người nhập cư từ các vùng đang phát triển đến các vùng đã
phát triển có những nền tảng cả về kinh tế lẫn xã hội. Về mặt kinh tế, sự
nhập cư không phải xuất phát từ những khác biệt tiền công đơn giản giữa các
quốc gia giàu và nghèo, mà từ sự bành trướng của phát triển kinh tế tới
những dân cư thế giới thứ ba đang gia tăng mạnh mẽ và từ một nhu cầu
không ngừng về nhân công lương thấp ở các quốc gia đã phát triển và mạng
lưới xã hội gắn liền với quá trình di cư (Douglas S. Massey, Len Albright,
Rebecca Casciano, Elizabeth Derickson & David N. Kinsey 2013).
Tiêu biểu, nhà xã hội học người Mỹ Sorokin đã có nghiên cứu về di
động xã hội thông qua tác phẩm Social Mobility, tác giả cho rằng di động
xã hội xuất phát từ vai trò của các yếu tố như kinh tế, xã hội nhóm, gia đình

và trình độ học vấn. Tác giả là một trong những người Đối với yếu tố
truyền thống phân tích vị thế đạt được (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt
Phương, Trịnh Huy Hóa, 2010).
Tác giả Tony Bilton cũng đưa quan điểm của mình về di động xã hội,
tác giả cho rằng trong xã hội công nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa
vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực của cá nhân trong xã hội đó, và không
nhất thiết phải có mối quan hệ với địa vị xã hội của gia đình, vấn đề quan
trọng tác giả đề cập đến là tài năng. Đối với tác giả Weber phân tích sự di
7


động xã hội trong mối liên kết với phân chia giai cấp và bắt đầu bằng sự sở
hữu, kiểm soát tư liệu sản xuất, tài sản và cả kỹ năng chuyên môn, kỹ xảo.
Ngoài ra, một số các nhà xã hội học như Stephen Aldrige, Pierre Bourdieu
nghiên cứu nhiều hơn về nhân tố văn hóa, các tác giả cho rằng vốn văn hóa
có thể được tích lũy và hoán cải thành các vốn khác. Bourdieu quan tâm
xem xét cách thức mà vốn văn hóa có thể tạo nên những ưu thế hay sự kém
ưu thế của nhóm này so với nhóm khác (Mai Huy Bích, 2006).
Đối với các tác phẩm của Karl Marx nhấn mạnh sự di động về cơ cấu
nghề nghiệp cùng với sự di động của các thành phần trong giai cấp xã hội.
Karl Marx quan tâm nghiên cứu, phân tích về động thái và phương thức tạo
ra sự biến đổi trong nội bộ những cơ cấu xã hội như chuyển đổi xã hội từ
nghề này sang nghề khác, hay chuyển từ công việc có trình độ, chuyên
môn, kỹ năng cao. Đặc biệt sự chuyển đổi xã hội từ khu vực lao động nông
nghiệp sang công nghiệp, thương mai và dịch vụ, hoặc sự chuyển đổi tầng
lớp lao động lên tầng lớp trung lưu dưới, từ trung lưu dưới lên trung lưu
trên và ngược lại (Nguyễn Đình Tấn, Lê Văn Toàn, 2005). Di động xã hội
thể hiện sự thay đổi trong tính di động kinh tế như thu nhập, của cải hoặc
nghề nghiệp. Tại nước Mỹ vào những năm 1916, di động xã hội được đề
cập với nhiều Hình thức khác nhau thể hiện sự chuyển động xã hội. Trong

đó, giáo dục được xem như chìa khóa để tạo ra sự chuyển động xã hội.
Trong một Biểu đồ minh họa của một trường dạy nghề trong một tạp chí
của Mỹ đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của động xã hội và những hệ quả
khôn lường nếu sự bất bình đẳng thu nhập ngày một gia tăng trong cuộc
cách mạng công nghiệp (Orssetta Causa and Âsa Johanson, 2009).
Ngoài ra, di động xã hội còn phụ thuộc vào tình trạng xã hội và nghề
nghiệp trong một xã hội nhất định với những cấu trúc tổng thể của vị trí đó,
đối với Max Weber ông cho rằng tầm vóc kinh tế, uy tín, sức mạnh thể hiện
sự phức tạp trong hệ thống các mối quan hệ phân tầng trong xã hội nhất
định, đó có thể được coi là các biến độc lập giải thích sự di động xã hội qua
8


các thời điểm, tuy nhiên còn có các biến đóng góp vào sự di động xã hội
như giới tính, quan hệ tình dục, chủng tộc, tuổi tác (Grusky, David B and
Robert M. Hauser, 1984). Có thể phân tích sự di động xã hội thông qua sự
tích góp vốn xã hội của các cá nhân trong xã hội, sự vào sự phân loại vốn
đã góp phần làm thay đổi tính di động xã hội của từng cá nhân, tác giả
người Pháp Pierre Bourdieu đã đưa ra các khái niệm cơ bản về vốn xã hội
để bóc tác sự khác biệt trong các khía cạnh của kinh tế như (1) vốn kinh tế;
(2) vốn xã hội; (3) vốn văn hóa. Sự tích hợp đầy đủ các loại vốn cũng tạo ra
sự khác biệt trong các tầng lớp khác nhau, Hình thành tầng lớp địa vi cao thấp trong xã hội (Pierre Bourdieu, 1984).
Tác giả Sorokin, nhà xã hội học người Mỹ đã có nghiên cứu về di
động xã hội thông qua tác phẩm Social Mobility, tác giả cho rằng di động
xã hội xuất phát từ vai trò của các yếu tố như kinh tế, xã hội nhóm, gia đình
và trình độ học vấn. Tác giả là một trong những người Đối với yếu tố
truyền thống phân tích vị thế đạt được (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt
Phương, Trịnh Huy Hóa, 2010). Tác giả Tony Bilton cũng đưa quan điểm
của mình về di động xã hội, tác giả cho rằng trong xã hội công nghiệp, các
cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực của cá

nhân trong xã hội đó, và không nhất thiết phải có mối quan hệ với địa vị xã
hội của gia đình, vấn đề quan trọng tác giả đề cập đến là tài năng. Đối với
tác giả Weber phân tích sự di động xã hội trong mối liên kết với phân chia
giai cấp và bắt đầu bằng sự sở hữu, kiểm soát tư liệu sản xuất, tài sản và cả
kỹ năng chuyên môn, kỹ xảo. Ngoài ra, một số các nhà xã hội học như
Stephen Aldrige, Pierre Bourdieu nghiên cứu nhiều hơn về nhân tố văn
hóa, các tác giả cho rằng vốn văn hóa có thể được tích lũy và hoán cải
thành các vốn khác. Bourdieu quan tâm xem xét cách thức mà vốn văn hóa
có thể tạo nên những ưu thế hay sự kém ưu thế của nhóm này so với nhóm
khác (Mai Huy Bích, 2006).

9


Trong một nghiên cứu của tác giả Wilkinson và Pickett (2007) tiến
hành một phân tích toàn xã hội di động ở các nước đang phát triển cho thấy
mối quan hệ giữa bất bình đẳng xã hội cao và tính di động xã hội thấp.
Trong số tám quốc gia nghiên cứu - Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy
Điển, Na Uy, Đức, Anh và Mỹ, Mỹ có cả sự bất bình đẳng kinh tế cao nhất
và tính di động kinh tế thấp nhất. Trên thực tế, Mỹ có tính di động rất thấp ở
nấc thấp nhất trong nấc thang kinh tế xã hội, với tính di động tăng nhẹ như
một đi lên các bậc thang. Ở bậc trên cùng của bậc thang, tuy nhiên, tính di
động lại giảm (Wilkinson RG, Pickett KE, 2007; Isaacs, Julia B, 2008).
Như vậy, dù nghiên cứu di động xã hội Đối với yếu tố quan điểm nào
thì các nhà nghiên cứu cũng luôn coi di động về mặt nghề nghiệp là yếu tố
quan trọng để chỉ ra sự di động của cá nhân hay nhóm. Các tác giả chỉ ra ba
yếu tố quan trọng tác động đến sự di động nghề nghiệp của cá nhân và
nhóm đó là: (1) yếu tố thuộc về sở hữu tư liệu sản xuất; (2) yếu tố thuộc về
hoàn cảnh xuất thân như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình,
nhóm xã hội và (3) các yếu tố về cá nhân như trình độ giáo dục, năng lực

và kỹ năng của bản thân.
1.1.2. Các nghiên cứu về lao động nhập cư
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sự di động
xã hội, đặc biệt là di động xã hội về nghề nghiệp. Với sự phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình chuyển đổi các ngành nghề
cũng mạnh mẽ hơn, có thể tìm hiểu về sự chuyển đổi ngành nghề thông qua
các tác giả như Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Hùng (2012) với nghiên cứu Cơ
cấu xã hội và phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam; tác giả
Tạ Ngọc Tấn (2010) với nghiên cứu Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã
hội ở Việt Nam hiện nay; tác giả Nguyễn Thị Vân Anh với nghiên cứu
Chuyển đổi cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 –
2015; tác giả Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2006) với nghiên cứu Tác động của
quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở
10


Từ Liêm, Hà nội; tác giả Nguyễn An Lịch trong nghiên cứu Sự tác động
của yếu tố kinh tế đến sự di động xã hội và cơ cấu dân cư miền Bắc ở Viêt
Nam. Các công trình của các tác giả đều cho thấy rằng sự chuyển đổi việc
làm, chuyển đổi nghề nghiệp đang diễn ra với quy mô lớn trong toàn xã
hội, và cần phải quan tâm, nghiên cứu kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển
bền vững và ổn định của toàn xã hội.
Sự chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm của toàn xã hội có quan hệ
chặt chẽ với vị trí việc làm của từng cá nhân trong xã hội. Việc cá nhân làm
nghề gì lại phụ thuộc trước hết vào định hướng của bản thân mỗi cá nhân.
Vì thế, các nghiên cứu ngoài việc tập trung nghiên cứu sự chuyển đổi nghề
nghiệp, thì các nghiên cứu về sự chuyển đổi lao động, việc làm cũng rất
quan trọng. Có thể tìm hiểu một số nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu lao
động, việc làm từ các đề tài như Vũ Hào Quang (2001) với nghiên cứu
Định hướng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học; tác giả Trần Thị

Thu Hiền (2008) với nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
sau khi ra trường hiện nay; tác giả Hoàng Thị Phương với nghiên cứu
Nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp và những con đường tiếp cận.
Nghiên cứu trường hợp cụ thể ở Việt Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và
nhóm tác giả đã phân tích kiểm chứng giả thuyết: nếu có sự chênh lệch về
mức thu nhập giữa các tỉnh khác nhau thì người ta sẽ di chuyển để tranh
thủ sự khác biệt đó. Qua phân tích, các tác giả đã thấy rằng sự di cư phần
lớn của người dân xuất phát từ lý do kinh tế. Điều này được khẳng định bởi
tầm quan trọng của chênh lệch chi tiêu trong việc giải thích về sự di cư
(Nguyễn Hoàng Bảo và nhóm tác giả, 1996). Tác giả Đặng Nguyên Anh thì
cho rằng mạng lưới di cư có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các
loại hình di chuyển, quá trình định cư và thích ứng cũng như ý định chuyển
cư trong tương lai. Nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định chuyển
cư và lựa chọn nơi đến, quá trình thích ứng với cuộc sống ở thành thị cũng
như thu nhập và tiền chuyển về cho gia đình của người di cư. Mạng lưới di
11


cư được coi là nhân tố quan trọng quyết định toàn bộ quá trình chuyển cư
(Đặng Nguyên Anh, 1998).
Bàn về tác động của dòng tiền gửi về từ những người đi làm ăn xa,
trong nghiên cứu Tiền gửi về cho gia đình của tác giả Lê Minh Tâm và
Nguyễn Đức Vinh cho rằng, có một số cách thức, Đối với yếu tố đó các
khoản tiền gửi về sẽ có thể làm cho thu nhập trở nên ngang bằng hơn.
Chúng có thể phụ trợ cho thu nhập của những người nghèo nhất. Các khoản
tiền này có thể cung cấp dịch vụ y tế; chúng có thể thúc đẩy sự chuyển giao
các kỹ năng và công nghệ bằng cách đưa nguồn đầu tư trở lại cho các vùng
nghèo hơn. Thông qua trải rộng thu nhập Đối với yếu tố lãnh thổ chúng
cũng có thể làm giảm các dòng di cư và trong một chừng mực nào đó ngăn
ngừa sự tập trung của cải vào một số ít các trung tâm. Cuối cùng là, các

khoản tiền gửi về làm cho người ta gắn bó với nhau và giúp cho việc duy
trì các mối ràng buộc về xã hội giữa những người ruột thịt, bè bạn và cộng
đồng (Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh, 1999).
Bàn về tác động của di cư, tác giả Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh
Liêm trong cuốn sách Từ nông thôn ra thành phố: tác động kinh tế - xã hội
của di cư Việt Nam đã tập trung phân tích quá trình di cư nông thôn – đô
thị; tác động của di cư đối với khu vực nông thôn thể hiện qua tác động đến
người di cư và hộ gia đình ở quê hương qua vấn đề tiền gửi về nhà; tác
động của di cư đối với khu vực thành thị qua việc phân tích những tương
đồng và khác biệt giựa người di cư và không di cư, tình trạng sức khỏe và
các hành vi liên quan, mạng lưới xã hội nông thôn – đô thị và dòng tiền
gửi, sự tác động của di cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành thị
(Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011).
Sách Điều tra di cư Việt Nam năm 2014: Những kết quả chủ yếu của
nhà xuất bản Thống kê (2005) giới thiệu kết quả điều tra của cuộc điều tra về
di cư của Việt Nam năm 2004, trong đó đề cập tới những khó khăn mà rất
nhiều người di cư gặp phải. Phần lớn người di cư trong nước được thống kê
12


trong cuộc tổng điều tra này là vì lý do kinh tế, cụ thể là vì lý do việc làm và
cải thiện đời sống. Số liệu điều tra cho thấy người dân di cư thường có thu
nhập thấp hơn người không di cư, trong đó người di cư là phụ nữ hoặc là
người dân tộc thiểu số là nhóm đặc biệt thiệt thòi. Người di cư thường làm
tập trung trong các khu vực phi chính thức, làm các công việc được trả lương
thấp và ít được bảo vệ hơn so với người dân không di cư.
1.1.3. Các nghiên cứu về chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư
Trong phân tích thực trạng lao động nhập cư tại khu công nghiệp Vĩnh
Long, tác giả Huỳnh Trường Huy và Thế Vinh đã rút ra kết luận như sau:
di cư lao động có độ tuổi rất trẻ và nữ chiếm ưu thế hơn nam do đặc điểm

công việc tại các công ty như đóng gói sản phẩm, may mặc, giày dép, đan
lát hàng thủ công, 80% lao động không có trình độ chuyên môn tay nghề và
họ chủ yếu làm việc cho các công ty tư nhân trong khu công nghiệp. Hầu
hết trong số lao động làm việc có ký hợp đồng lao động với chủ doanh
nghiệp. Di cư góp phần tăng thu nhập khoảng 40% và nếu như lao động có
chuyên môn tay nghề thì thu nhập của họ có thể tăng lên gần hai lần. Điều
này góp phần quan trọng đối với đời sống của hộ gia đình thông qua các
khoản tiền gửi về bình quân hơn 5 triệu đồng/năm. Đối với yếu tố tác giả,
nhìn chung, thu nhập của lao động nhập cư có mối quan hệ chặt chẽ với các
yếu tố như kinh nghiệm, giới tính, chuyên môn, hợp đồng lao động và hình
thức sở hữu (Huỳnh Trường Huy và Thế Vinh, 2009).
Trong nghiên cứu Lao động nông thôn di cư ra thành thị - thực trạng
và khuyến nghị trên tạp chí Kinh tế và phát triển (số 193 tháng 7/2013), tác
giả Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng đã cho chúng ta thấy
rằng: di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp ở nước ta
ngày càng có xu hướng gia tăng và có tính phổ biến rộng khắp trên các
vùng nông thôn trong cả nước. Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
ngày càng trẻ hóa, khá đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi và điều kiện kinh tế
gia đình khác nhau, trong đó có nhiều lao động có kinh tế gia đình khá.
13


Thông qua nghiên cứu, tác giả cũng này phản ánh tính kết cấu cộng đồng
cao của những người di dân thông qua hình thức di chuyển Đối với yếu tố
nhóm là cơ sở tạo cho người di dân có được tâm lý an toàn khi di chuyển.
Ở một khía cạnh khác khi nghiên cứu vấn đề nhập cư, đó là vấn đề an
sinh xã hội. Trong nghiên cứu Tiếp cận an sinh xã hội của người lao động
nhập cư tại một số khu vực đô thị do tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV)
thực hiện năm 2012 đã chỉ ra nhu cầu cần thiết phải đổi mới chính sách
hiện nay về an sinh xã hội nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người nhập

cư tại các khu vực đô thị. Tác giả cho biết mặc dù nhiều hợp phần của các
chương trình an sinh xã hội ưu tiên nhóm đối tượng nghèo, những bằng
chứng thu thập được lại không cho thấy các chương trình này có tác động
có lợi lớn đến đời sống của người lao động nhập cư và con em họ. Người
lao động nhập cư không chính thức là một bộ phận lớn của lực lượng lao
động và đóng góp đáng kể vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, các quyền
cơ bản về chăm sóc y tế, đào tạo nghề, giáo dục giành cho người lao động
nhập cư và con cái họ vẫn chưa được chú ý đúng mức.
Một vấn đề khác thường được quan tâm khi nghiên cứu về lao động
nhập cư, di cư chính là vấn đề Giới. Nghiên cứu “Di cư trong nước – Phụ
nữ và Hành trình gian nan tìm cơ hội” của tổ chức ActionAid Quốc tế tại
Việt Nam, được khảo sát quy mô nhỏ với phụ nữ lao động di cư tại Uông
Bí (Quảng Ninh), quận Dương Kinh (Hải Phòng) và quận Gò Vấp (TP. Hồ
Chí Minh) đã cho thấy lao động nữ di cư chủ yếu làm các công việc tay
chân hay không yêu cầu tay nghề cao hay chuyên môn nghiệp vụ gì đáng
kể, phụ nữ lao động di cư là đối tượng dễ bị tổn thương tại nơi đến do các
quyền của họ không được đảm bảo.
Nghiên cứu về quá trình chuyển đổi lao động thông qua di cư nông
thôn – đô thị tại Hà Nội, tác giả Trịnh Duy Luân đã có nhiều nghiên cứu
đặc trưng cho đô thị, ví dụ nghiên cứu Nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà
Nội, Hà nội: một số biến đổi trong đời sống và diện mạo đô thị hiện nay
14


hoặc cuốn sách Xã hội học đô thị tác giả đã giới thiệu về những lý thuyết
tiêu biểu của lối sống đô thị, các phân tích về xu hướng biến đổi, thực trạng
và quá trình di cư của người dân nông thôn – đô thị. Ngoài ra, cũng có rất
nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lối sống đô thị như đề tài về Nâng cao hiệu
quả công tác phòng ngừa tội phạm Biểu đồ sự do người tỉnh ngoài gây nên
trên địa bàn thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Đức Bình (2010), đề tài

Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thường trú trên địa bàn Hà Nội
của tác giả Cù Ngọc Trang (2010), hoặc luận án tiến sĩ của tác giả Đặng
Thị Thanh (2012) về Phòng ngừa tội phạm do người lao động tự do ngoại
tỉnh gây ra ở thành phố lớn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội. Đối với quá trình di cư, chuyển đổi lao động kèm Đối với
yếu tố đó rất nhiều các vấn đề nhức nhối đặc biệt là về tội phạm. Vì vậy,
vấn đề này luôn được các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực quan tâm và
tìm hiểu.
1.2. Các khái niệm làm việc
1.2.1. Di động xã hội
Di động xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhìn
chung đều có quan điểm di động xã hội là sự vận động của cá nhân hay
nhóm trong hệ thống giai cấp xã hội (Harold R. Kerbo, 1991). Sự vận động,
thay đổi vị thế hay là sự thay đổi địa vị cá nhân trong các tầng lớp xã hội,
có thể chuyển đổi từ tầng lớp thấp lên tầng lớp cao hoặc ngược lại.
Sự di động xã hội gắn liền với sự phân cấp và tạo ra sự biến đổi, phân
tầng xã hội. Di động xã hội được phân chia thành nhóm di động ngang và di
động dọc, trong đó di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân và nhóm
xã hội trong một tầng lớp xã hội, có thể thấy điều này trong sự chuyển đổi địa
vị việc làm, từ việc thay đổi từ vị trí này tới vị trí khác trong cùng một hạng
mục cấu trúc nghề nghiệp (Sorokim Pitiri, 1959). Di động dọc là khái niệm
chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội từ địa vị xã hội thấp lên
tầng lớp có địa vị xã hội cao trong hệ thống xã hội hoặc ngược lại.
15


×