Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.64 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Hà Nội-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 60220120

Người hướng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phương

Hà Nội-2016



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU… ….. ........................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu .............................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: PHẠM HỔ - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG
TÁC CHO THIẾU NHI ............................................................................... 9
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi trong dòng chảy văn học ............................ 9
1.1.1. Vị trí và quá trình phát triển của thơ viết cho thiếu nhi ............... 9
1.1.2. Đặc điểm của thơ thiếu nhi .........................................................13
1.2. Phạm Hổ và thơ thiếu nhi ..............................................................16
1.2.1 Quá trình sáng tác của Phạm Hổ ....................................................16
1.2.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi ...................................................19
CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ PHẠM
HỔ

.............................................................................................22

2.1. Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ ......................................................22
2.1.1. Cảm hứng về thiên nhiên ............................................................22
2.1.2. Cảm hứng về tình cảm gia đình ..................................................34
2.2. Hình tượng trong thơ Phạm Hổ .....................................................38
2.2.1. Những em bé đáng yêu ...............................................................38
2.2.2. Thế giới loài vật .........................................................................46
2.2.3 Thế giới đồ vật ................................................................................ 61


CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM HỔ .....71

3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ........................................................71
3.1.1. Ngôn ngữ giàu nhạc tính ............................................................71
3.1.2. Ngôn ngữ mang tính tạo hình cao ...............................................75
3.1.3. Ngôn ngữ mang đậm tính dân gian .............................................78
3.1.4 Các biện pháp tu từ ......................................................................... 82
3.2. Cách tổ chức bài thơ .......................................................................89
3.2.1. Hình thức đối thoại .....................................................................90
3.2.2. Hình thức mô phỏng ...................................................................92
3.2.3. Hình thức trích dẫn ....................................................................95
KẾT LUẬN ................................................................................................98
Tài liệu tham khảo ....................................................................................100

1


PHẦN MỜ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn chương khơi dậy cảm xúc cho con người, làm cho người ta biết
khóc, biết cười, biết vui, biết buồn, biết yêu, biết ghét… nó bồi đắp cho con
người nhiều hơn về mặt tình cảm. Thật khó có thể hình dung một người sống
mà không có cảm xúc, không có tình cảm. Sự nhạy cảm, tinh tế của tâm hồn
được hình thành từ thời thơ ấu. Trên thực tế, không ai không thừa nhận vai trò
của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, cao hơn là cách xây dựng
nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ.
Nhắc đến dòng văn học thiếu nhi chúng ta không thể không nhắc tới
những nhà thơ nổi tiếng như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng Khoa,
Võ Quảng và đặc biệt là nhà thơ, nhà văn Phạm Hổ - một cái tên đã trở nên khá
quen thuộc đối với trẻ thơ. Phạm Hổ được biết đến với những vần thơ ngộ
nghĩnh, cách định nghĩa sự vật hiện tượng xung quanh đáng yêu và với khát
vọng cháy lòng là mãi được làm bạn với trẻ thơ.

Trước thực trạng tiếp cận văn hóa một cách ồ ạt như hiện nay, internet,
truyện tranh đã thực sự chiếm ưu thế, những vần thơ được các em tìm đọc ngày
một ít đi. Với sự xuất hiện của internet việc tiếp cận thông tin đã trở nên vô
cùng dễ dàng, việc học, đọc và biết được nội dung chính của những tác phẩm
văn học đã không còn là chuyện khó khăn với một thao tác click chuột. Đó là
những lợi ích mà internet mang lại song bên cạnh đó nó cũng có mặt trái khôn
lường. Trẻ em không được chủ động sáng tạo, tự tìm hiểu nội dung theo cách
hiểu của chúng nữa mà hiểu theo cái khuôn mẫu sẵn có trên mạng. Đọc được
thông tin mà không hiểu nó hay vì sao? Quan trọng hơn là sẽ thật khó và thiệt
thòi với các em nếu không hiểu biết được cái hay từ mặt nghệ thuật trong bài.

2


Đã ít sự quan tâm, nay lại còn bị giảm đi sự chú ý, nền văn học thiếu nhi
Việt Nam hiện nay đang dần bị khô cạn. Để có thêm cái nhìn mới, tìm tòi thêm
những phát hiện, sự cách tân và điểm mới lạ về thơ viết cho thiếu nhi, chúng tôi
đi sâu vào tìm hiểu Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Chúng tôi hi vọng
thông qua luận văn này sẽ tìm được những cái mới về mặt nghệ thuật trong thơ
của Phạm Hổ và đặc biệt là hướng đi mới cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam
trong khi những cây bút gạo cội chưa tìm thêm cái mới và những cây bút trẻ sẽ
thêm yêu và dành nhiều tâm huyết cho nên văn học này hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi. Trải
qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác, Phạm Hổ đã để lại cho nền văn học thiếu nhi
Việt Nam khoảng 25 tập thơ, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… với những đóng
góp lớn lao ấy, các sáng tác của ông đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của
giới phê bình và bạn đọc. Nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện sự ưu ái, ngưỡng
mộ, cảm phục trước một tấm lòng vì tuổi thơ của Phạm Hổ trong những công
trình nghiên cứu, bài báo, luận văn, luận án…

Các công trình trên báo và tạp chí: Trên báo Văn nghệ số 373 Võ
Quảng đã viết bài Một cái nhìn kì thú yêu thương khi đọc tập Chú bò tìm bạn.
Ông nhận định “Với mùi thơm của hoa trái với tiếng “ậm ò” của chú bò tìm
bạn, trong tiếng gà “chiếp chiếp” tập thơ đưa các em về thế giới chính thức của
mình. Và cũng đưa những người lớn về những màu sắc, cảm xúc tươi mát từ lâu
bị quên đi, nhưng mỗi lần nhớ lại trong lòng không khỏi chút bâng khuâng nhớ
tiếc.” [25,tr 24]
Trên Tạp chí văn học số 6 năm 1964, Trần Thanh Địch có bài “Những
người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu của các em” ông đã viết: “Những người
bạn nhỏ còn có nhiều bài thơ nói về những con vật nhỏ, bạn hàng ngày của các
em. Những người “bạn nhỏ” ấy thường hay có sự chạm trán trái cựa gây ra

3


từng chút kịch tính”. Không đơn thuần là miêu tả, Phạm Hổ còn tạo dựng tính
kịch cho chính tác phẩm của mình để thêm phần độc đáo và hấp dẫn.
Cũng nhận định giống Vũ Duy Thông nhưng có phần mở rộng hơn, nhà
thơ Trần Đăng Khoa có những khám phá rất thú vị: “Phạm Hổ đã hiến dâng
trọn vẹn cái phần tinh túy nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ.
Đọc thơ ông ta thấy ông yêu trẻ con. Mà không chỉ yêu, ông còn sùng bái
chúng. Vì thế nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi,
viết bằng nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch, thần thoại, rồi kịch bản hoạt hình…”
[17, tr 950]
Trong bài viết Mười lăm năm viết cho thiếu nhi nhà thơ Đinh Hải đã viết:
“Thơ Phạm Hổ nặng về khai thác những khía cạnh tình cảm của nhi đồng, Thơ
anh giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao. Bạn đọc thường nhắc những bài thơ
hay của anh như – Xe cứu hỏa, Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn”.[15, 638]
Trên Tạp chí văn học số tháng 3 năm 1989, phó giáo sư Vân Thanh có
bài viết Phạm Hổ với tuổi thơ cũng có nhận định: “Không phải ngẫu nhiên, thơ

Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ. Ông là một trong những nhà thơ thường xuyên có
những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với các em – Ông thường nói: người
sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn tươi trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm
nhập vào cuộc sống trẻ thơ”.[17,tr 1017]
Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn Nguyên
Ngọc đã phát biểu: “Bạn (Phạm Hổ) vừa mở thêm ra một cánh cửa nữa và theo
chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp một chân trời hứa hẹn và mênh
mông hơn, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa quen thuộc vừa mỗi bước khiến ta lại
ngạc nhiên”[17, tr 153].
Công trình nghiên cứu được in thành sách: phó giáo sư Vân Thanh đã
tập hợp được rất nhiều bài viết phê bình về văn học thiếu nhi in thành tập Văn
học thiếu nhi Việt Nam do nhà xuất bản Kim Đồng năm 2002. Nhà thơ Vũ Duy
Thông cũng có bài Con đường đến với trẻ thơ ông phát biểu: “Đọc thơ Phạm
4


Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên để lại: đây là con người yêu trẻ thơ đến
mức đắm đuối, không bao giờ no chán, một người luôn luôn khao khát tìm đến
trẻ để hiểu và yêu quý chúng hơn nữa, một người muốn – không phải là đóng
vai một người thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái mà là một người
bạn chân thành của trẻ”. [29,tr 16]
Về luận văn, khóa luận: nghiên cứu về những sáng tác của Phạm Hổ,
năm 2008 có luận văn của thạc sĩ Ngô Đình Vân Nhi với đề tài Đặc điểm viết
truyện cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Công trình đã có đóng góp đáng kể vào việc
hình thành những đặc điểm riêng trong sáng tác truyện nói riêng và trong các
sáng tác của Phạm Hổ nói chung.
Năm 2009 sinh viên Nguyễn Thúy Hằng trường Đại học Sư phạm Hà Nội
khoa Giáo dục tiểu học, đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài Nghệ thuật
tập thơ chú bò tìm bạn của Phạm Hổ. Khóa luận đã tập trung tìm hiểu nghệ
thuật tập thơ Chú bò tìm bạn và đưa ra hướng thiết kế giáo án giảng dạy tác

phẩm thơ của Phạm Hổ.
Năm 2012 có khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thanh Nga
trường Đại học Sư phạm Hà Nội với công trình Thế giới hình tượng trong thơ
Phạm Hổ viết cho thiếu nhi. Khóa luận đã hệ thống các hình tượng có trong
sáng tác của Phạm Hổ một cách khá khoa học.
Chúng ta thấy rằng những lời nhận xét, đánh giá hay nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận thể hiện tình cảm với tập
thơ Chú bò tìm bạn hoặc tìm hiểu nội dung của một vài bài thơ cụ thể chứ chưa
có bài viết nào đi khai thác góc độ nghệ thuật của cả tập thơ. Một hi vọng của
người viết là được khai thác sâu hơn về thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm
Hổ được in trong 2 tập thơ đó là Những người bạn im lặng, (NCB Kim Đồng,
1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
5


Trong khuôn khổ của luận văn, người viết đi sâu vào nghiên cứu hai tập
thơ của nhà thơ Phạm Hổ, đó là tập Những người bạn im lặng, (NXB Kim
Đồng, 1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
- Phạm vi nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu được phong cách nghệ thuật, đặc điểm sáng tác về thơ
viết cho thiếu nhi của thơ Phạm Hổ, chúng tôi thấy rằng phải xem xét đầy đủ
các bài thơ trong gia tài thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và có sự so sánh với
các nhà thơ khác cùng thời.
- Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật và sự
độc đáo trong việc khai thác nội dung thơ của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi, qua
đó khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với sự phát triển của Văn học
thiếu nhi Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
Khi thực hiện luận văn này, người viết sẽ thống kê để xác định những
hiện tượng mang tính phổ biến, thường xuất hiện trong hai tập thơ của Phạm Hổ
là tập Những người bạn im lặng, (NXB Kim Đồng, 1984) và Tuyển tập tác
phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích như một công cụ để tìm hiểu cụ
thể một đặc điểm nào đó về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của
Phạm Hổ.
Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng hợp để các kết luận không mang
tính ngẫu nhiên vun vặt mà thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và thuyết
phục hơn.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
6


Chúng tôi so sánh các tác phẩm thơ của Phạm Hổ với các tác phẩm của
những nhà thơ khác cùng viết về thể loại thơ cho thiếu nhi như: Trần Đăng
Khoa, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Đinh Hải, Huy Cận…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm ba
chương như sau:
Chương 1: Phạm Hổ - Từ cuộc đời đến quan niệm sáng tác cho thiếu nhi
Chương 2: Cảm hứng và hình tượng trong thơ Phạm Hổ
Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ

7



CHƯƠNG 1: PHẠM HỔ - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG
TÁC CHO THIẾU NHI
1.1 Thơ viết cho thiếu nhi trong dòng chảy văn học
1.1.1 Vị trí và quá trình phát triển của thơ viết cho thiếu nhi
Văn học thiếu nhi được hiểu là những tác phẩm văn học mà nhân vật
trung tâm là thiếu nhi, được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi,
quen thuộc được các em thích thú, say mê. Văn học thiếu nhi là một bộ phận
không thể tách rời của văn học dân tộc. Bất kì nền văn học nào cũng chứa đựng
trong nó một bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi, sự có mặt của bộ
phận này làm đa dạng hơn, hoàn thiện hơn về đối tượng bạn đọc đồng thời cũng
nhằm nuôi dưỡng thêm về mặt tâm hồn và nhân cách cho thế hệ tương lai của
đất nước. Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về nội dung
lẫn hình thức và góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà.
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam
có một bộ phận đáng kể là văn học dân gian. Những sáng tác truyền miệng này
không phải chủ yếu dành cho trẻ em nhưng vẫn được bạn đọc nhỏ tuổi mọi thời
đại yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc
biệt là các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,… Còn văn học hiện đại
viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của thế kỉ
XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chúng ta có thể phân chia tiến trình văn
học viết thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn đầu tiên theo nhà nghiên cứu Vân Thanh có nhận định “Trước
cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi
nhưng hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi”,
dưới chế độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất hiện.
8


Sang những năm đầu của thế kỉ XX, văn học cho thiếu nhi đã xuất hiện song

chủ yếu có được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như La Fontaine,
Perault… một số sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác của
các nhà văn hiện thực phê phán. Những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn tập
trung phản ánh đời sống sinh hoạt của trẻ em thành phố thông qua các loại sách
như Hồng, Hoa mai, Học sinh, Tuổi xanh, Truyền Bá... Một số nhà văn sáng tác
theo hướng hiện thực phê phán như Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô
Hoài…lại hướng tới nỗi bất hạnh, khổ đau của những bất hạnh của trẻ em nghèo
với các tác phẩm tiêu biểu như Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám
cưới, Bảy bông lúa lép của Nam Cao, Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan,
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng…Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với
những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã để lại trên trang viết
những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và rất nặng gánh về
tâm hồn. Trong thời kì này, Tô Hoài đã cho ra đời một số tác phẩm đồng thoại
khá đặc sắc: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã
mượn hình thức đồng thoại, để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội. Nhìn
chung, trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ
em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên
cho văn học thiếu nhi nước nhà.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) sau khi cách mạng
tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm để phát triển văn học
thiếu nhi. Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi đã
được tạo lập, Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong, ra số đầu
tiên vào 1946. Từ đây, các em đã có tờ báo dành riêng cho mình. Tiếp đó là sự
ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non… và đặc biệt là sách
Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản Văn nghệ đã in riêng cho thiếu nhi.
Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non trẻ. Nhìn chung, số
lượng tác phẩm văn học thời này còn ít ỏi, nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu
9



những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác kẻ thù
còn hình thức thì thô sơ. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như: Chiến sĩ
canô của Nguyễn Huy Tưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân cầu Mây của
Nguyên Hồng…
Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964), đây thực
sự là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với văn học thiếu nhi nước
nhà, với sự ra đời của nhà xuất bản Kim Đồng vào ngày 17 tháng 6 năm 1957.
Nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ sáng tác. Từ đây, đã
xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị như: Đất rừng phương Nam của
Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông
Lai Vu của Vũ Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô Hoài … Đội
ngũ sáng tác lẫn số lượng tác phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn, phong
phú hơn. Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng –
Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng – An Cương, Quận He khởi nghĩa –
Hà Ân,…) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập như
truyện ngắn Ngày công đầu tiên của cu Tí – Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé
Ly – Bùi Minh Quốc, Đàn chim gáy – Tô Hoài…. Trong thời kì này, đội ngũ
nhà thơ viết cho các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ Quảng và Phạm Hổ. Sự ra
đời của tập thơ Chú bò tìm bạn, Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ của
Phạm Hổ, Võ Quảng với Thấy cái hoa nở và Nắng sớm đã thực sự ghi được dấu
ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Nhìn chung, trong thời kì này, văn học thiếu nhi
Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú.
Giai đoạn thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975) Văn học thiếu nhi
Việt Nam giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây bút tài năng và nhiều tác
phẩm giá trị. Đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khai thác với Đội du
kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách, Quê nội, Anh đom đóm, Măng tre và
Gà mái hoa của Võ Quảng, Kim Đồng của Tô Hoài. Đề tài kháng chiến chống
Mỹ được quan tâm phản ánh trong nhiều tác phẩm như: Những đứa con trong
10



gia đình (Nguyễn Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ
Cận)… Những nhà văn như Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền tiếp tục theo đuổi đề
tài lịch sử. Một số nhân vật và sự kiện lịch sử đã xuất hiện trong Bên bờ Thiên
Mạc, Trăng nước Chương Dương, Sát thát… Trở thành cảm hứng cho rất nhiều
sáng tác chính là cuộc sống sinh hoạt của trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ
nghĩa. Chú bé sợ toán của Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan,
Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên, Tập đoàn san hô của Phan Thị
Thanh Tú… là những tác phẩm đáng chú ý về mảng đề tài này. Ngoài ra, còn có
những tác phẩm tiêu biểu về mảng đề tài về nông thôn như: Cơn bão số bốn
(Nguyễn Quỳnh), Những cô tiên áo nâu (Hoàng Anh Đường), Kể chuyện nông
thôn (Nguyễn Kiên)… Nhận định về thành tựu của mảng đề tài nông thôn trong
10 năm kháng chiến chống Mỹ, Lã Thị Bắc Lý viết: “Có lẽ đây là giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này vì ở giai đoạn sau, khi nông thôn
chuyển sang thời kì phát triển mới thì mảng đề tài này cũng không phát triển”.
Một đặc điểm đáng chú ý của văn học thiếu nhi thời này đó là sự phát triển
mạnh mẽ của loại truyện về người thật việc thật của con người mới, thời đại
mới. Đó là hồi ký Lớn lên nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài, tự truyện Những
năm tháng không quên của Nguyễn Ngọc Ký, truyện Hoa Xuân Tứ của Quang
Huy… Ngoài ra, thể đồng thoại và thơ cho thiếu nhi cũng tiếp tục phát triển.
Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của mảng sách khoa học và đặc biệt là
“những tiếng chim hoạ mi vút bay từ trong lửa đạn” qua hiện tượng trẻ em làm
thơ như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Trần Đăng Khoa…
Giai đoạn sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá
đúng mức. Dư luận còn hờ hững với bộ phận văn học này. Nhiều người cho
rằng viết cho thiếu nhi là viết tay trái, lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong,
lấy nhi đồng nuôi người lớn. “Tình hình trên khiến cho những người viết cho
thiếu nhi cảm thấy cô đơn như đi trong ngõ vắng”. Mười năm đầu sau chiến
tranh, văn học thiếu nhi đang trong giai đoạn “trăn trở, tìm tòi”. Nhưng kể từ đại
11



hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc. Đội ngũ
sáng tác ngày càng đông đảo. Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm
Hổ… đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề.
Đó là Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Dương Thuấn,
Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu Giang, Hoàng Dạ
Thi với những tác phẩm tiêu biểu như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là
Bêtô, Đảo mộng mơ (Nguyễn Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên
Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt mùa thu vào phố (Nguyễn
Hoàng Sơn),… Thời kì này, thể loại tự truyện rất phát triển với những tác phẩm
giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Dòng
sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương)…
Chính sách “cởi trói” của đại hội Đảng tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng hệ
thống đề tài. Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài truyền
thống mà còn hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn – Quách Liêu, Đường
về với Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi sói hú – Nguyễn Quỳnh…), đề tài về sinh hoạt,
tâm lí thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa – Nguyễn Nhật Ánh).
Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi sau 75 chúng ta
thấy tuy nó có những bước phát triển thăng trầm nhưng cũng đạt được những
giá trị nhất định và ngày càng khởi sắc. Trong sáng tác có nhiều đổi mới về cách
khám phá hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người. Các tác giả
tiếp cận cuộc sống với cái nhìn đa chiều và nhìn nhận con người với tư cách là
một chỉnh thể phức tạp về tâm lí và tính cách.
1.1.2 Đặc điểm của thơ thiếu nhi
Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp tâm lực của rất nhiều thế hệ
nhà văn, trong đó có cả những cây bút nhí. Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác,
văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại
phong cách nghệ thuật và đặc điểm riêng biệt của riêng nó.


12


Các tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều nhìn con người,
nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của
con trẻ.... Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật
non trẻ, tinh khôi, trong sáng, ngộ nghĩnh, đáng yêu đến lạ kì. Điều đó đúng với
tinh thần mà tác giả Quang Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng
phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười. Các
em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan,
nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột
bỏ hết mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”. Với tâm huyết
dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của trẻ đó là: dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng
và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước, ngắn gọn, trong
sáng, dễ hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn
thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Trong văn xuôi thường sử dụng những câu
đơn, ngắn, vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các nhà
văn thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn,
vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.
Trong thơ cuộc sống được hiện lên thông qua cái nhìn bằng “đôi mắt trẻ
thơ” và thể hiện từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo. Trong bài “Chú bò tìm bạn”
của Phạm Hổ “Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về nghe mát/ Bò ra sông uống
nước/ Thấy bóng mình ngỡ ai/ Bò chào: “Kìa anh bạn/ Lại gặp anh ở đây”/
Nước đang nằm nhìn mây/ Nghe bò cười toét miệng…” một chú bò làm người ta
thấy đáng yêu, hài hước, dí dỏm…. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc
trưng ấy trong bài thơ “Ngủ rồi” của Phạm Hổ:“Gà mẹ hỏi gà con/ Đã ngủ chưa
đấy hả?/ Cả đàn gà nhao nhao/ Ngủ cả rồi đấy ạ!”…nói đã ngủ mà vẫn hồn
nhiên trả lời được thì chỉ có thể là trẻ con mới làm vậy.
Trẻ em được tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể

của ông bà, cha mẹ, thầy cô… cho nên văn học thiếu nhi khi viết phải đặc biệt
13


quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của các em. Người lớn
muốn viết thơ thiếu nhi phải thực sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống hết
mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng và mang lại cho tác
phẩm sự thành công. Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” của Phạm Hổ: “Thỏ đây! Ai
đấy? Mèo à? Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì
sao?”… không chỉ thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ mà còn đa nghi, ngốc nghếch
của chú thỏ. Thỏ dùng máy nói mà cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên
kia chú mới tin đó chính là bạn mình. Trí tưởng tượng của trẻ rất độc đáo, đi
học gặp trời mưa và bé có thể nói là ướt do bị ông trời dội nước. Suy nghĩ của
trẻ giống như suy nghĩ của người cổ đại, dùng tưởng tượng để giải quyết những
thắc mắc của mình, vì thế những gì bay bổng sẽ hấp dẫn trẻ. Ngoài ra trẻ có tư
duy khám phá, thích những gì độc đáo, trẻ em cũng là đối tượng giàu tình cảm
nên nó đòi hỏi văn học viết cho thiếu nhi cũng cần giàu chất trữ tình như: tình
bạn, cha mẹ , thầy trò , nhân đạo…
Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm
hóa lạ lùng, mạnh mẽ được các em còn vì văn học thiêu nhi luôn lấp lánh chất
thơ, chất truyện. Điều này giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể
chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn,
tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ (truyện “Dế
mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là một ví dụ cụ thể). Bên cạnh đó, đặc điểm này
cũng là một trong những yếu tố khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận tác
phẩm .
Văn học thiếu nhi còn mang một đặc điểm rất riêng đó là giàu hình ảnh,
vần điệu, nhạc điệu. Hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu, nhạc điệu vui tươi
sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn các em, đây là
một trong những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em.


14


Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên
hàng đầu. Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu
nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa,
cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ
là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”.
Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra những
bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em. Nghệ thuật giáo dục là điều
được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên. Tính giáo dục được coi là
một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Văn học thiếu nhi, nó có vai trò vô
cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, cả về đạo đức, trí tuệ và
thẩm mỹ.
1.2

Phạm Hổ và thơ thiếu nhi

1.2.1 Phạm Hổ và quá trình sáng tác
Phạm Hổ sinh năm 1926 mất năm 2007, ông được biết đến với bút danh
Hồ Huy. Phạm Hổ quê ở xã Nhân An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông
xuất thân trong một gia đình Nho học. Ngay từ nhỏ, Phạm Hổ là một người say
mê đọc sách, ông có điều kiện đọc nhiều sách, truyện cổ tích, đồng dao… chính
điều này đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu thơ văn. Lớn lên, ông lại
được nhà thơ Cách mạng Trần Mai Ninh và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung dìu dắt.
Đặc biệt người anh trai của ông là Phạm Văn Ký có ảnh hưởng rất lớn đến văn
chương của ông. Năm Phạm Hổ học lớp 3, ông Phạm Văn Ký đạt giải nhất cuộc
thi thơ viết bằng tiếng Pháp được tổ chức cho các nước thuộc địa của Pháp, đây
chính là thời gian Phạm Hổ cùng anh trai rời quê ra Huế. Ông Ký đã dạy cho

Phạm Hổ biết cách đọc sách, cách sáng tác văn học và tiếng Pháp. Ông là một
trong số ít những nhà văn thông thạo tiếng Pháp. Phạm Hổ học trung học ở Huế,
thi đỗ Thành chung ở Qui Nhơn. Quy Nhơn là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi
với nhiều danh lam thắng cảnh. Những cảnh đẹp nơi đây đã là nguồn cảm hứng bất
tận cho Phạm Hổ trong rất nhiều trang viết của ông.
15


Cách mạng tháng Tám thành công, ông đi theo Cách mạng và hoạt động
văn nghệ từ đó. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và là một trong những thành viên
sáng lập ra nhà xuất bản Kim Đồng. Ông làm công tác thông tin tuyên truyền,
được sự giúp đỡ dìu dắt của các nhà thơ, nhà báo, ông trở thành cán bộ sáng tác
của chi hội văn nghệ. Với cảnh tuyệt đẹp bình yên của đồng bằng Bắc bộ Phạm
Hổ đã cho ra đời tập thơ Chú bò tìm bạn năm 1957, ngay sau đó là tập thơ Em
thích em yêu năm 1958 và tập thơ Những người bạn nhỏ năm 1960. Sau đó ông
chuyển sang công tác ở các nhà xuất bản lớn. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng
Văn học thiếu nhi trực thuộc Hội nhà văn.
Đến với Phạm Hổ chúng ta có thể nhận thấy rằng đây là một ông già với
mái tóc ngả bạc nhưng lại có tâm hồn trong vắt như tâm hồn của một đứa trẻ một người trẻ cao tuổi. Theo cách nói của Trần Đăng Khoa thì “ông không phải
là người mà là một thứ đồ chơi, một món quà đặc biệt mà Tạo hóa đã thửa
riêng, làm riêng để trao tặng các đấng trẻ con” [5, tr 5]. Phạm Hổ sáng tác
nhiều thể loại cho cả người lớn và trẻ em nhưng nói tới Phạm Hổ, trước hết phải
nói đến sự đóng góp to lớn của ông cho nền Văn học thiếu nhi nước nhà. Ông
đã được nhận nhiều giải thưởng về Văn học thiếu nhi và giải thưởng nhà nước
về Văn học thiếu nhi. Tác phẩm của ông còn được giới thiệu ở các nước như
Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức….
Khác với nhiều bạn văn khác, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới
tâm hồn trẻ thơ. Phạm Hổ luôn tâm niệm: “Đối với tôi được viết cho các em là
cả một hạnh phúc”. Và ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh, phải chống lại
cùng với những cơn đau dữ dội, Phạm Hổ vẫn không quên sáng tác để dành

tặng thiếu nhi, tặng cho cuộc đời những vần thơ chất chứa yêu thương và khát
vọng sống:
“Núi sinh ra để cao
Biển sinh ra để rộng
Sông sinh ra để dài
16


Hoa sinh ra để đẹp
Con người để yêu thương”
(Ý nghĩ đầu xuân)
Đó là tiếng thơ cuối cùng trước khi ông vào cõi vĩnh hằng, đọc những vần
thơ này ta cảm thấu được cái tâm và cái tài của ông, một người suốt đời vì nghệ
thuật vị nhân sinh, đọc thơ ông khiến chúng ta thêm yêu đời hơn và biết quý
trọng cuộc sống của mình hơn. Như một nhà nghiên cứu đã từng nhận xét về
ông : “Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo không phải để kiếm sống mà trước
hết là do một yêu cầu thôi thúc bên trong”. Nội lực bên trong của Phạm Hổ
không gì khác đó chính là tình yêu với con trẻ, niềm vui khi giúp cho đời một
việc gì đó, là được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của các cháu mẫu giáo, là sự
trưởng thành của thiếu nhi khi chúng được sống và học tập, được đọc thơ mình
yêu thích bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ bằng nhịp điệu thân thuộc với bạn bè,
thầy cô và những người thân yêu nhất, để rồi sau này các em lớn lên có cái tâm
sáng hơn, đẹp hơn vững vàng hơn làm chủ đất nước.
Là một nhà văn đa tài, Phạm Hổ sáng tác ở khá nhiều mảng. Bên cạnh
sáng tác thơ, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết, viết phê bình cho cả
người lớn và trẻ em. Ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm thơ, truyện thiếu
nhi. Nhưng thành công nhât vẫn là những tác phẩm dành cho thiếu nhi.
Hơn 60 năm cầm bút Phạm Hổ đã để lại khoảng trên 20 tập thơ, 9 tập
truyện và 4 vở kịch viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm chính:



Tập thơ: “Em vẽ Bác Hồ” (1948), “Chú bò tìm bạn” (1957), “Em thích

em yêu” (1958), “Những người bạn nhỏ” (1960), “Bạn trong vườn” (1967), “Từ
không đến mười”(1973), “Mẹ, mẹ ơi cô bảo”(1980), “Những người bạn im lặng”
(1984), “Đỗ đen đỗ trắng” (1991) , “Cháu chọn hạt nào” (1992), “Câu chuyện về
Miu trắng” (1993)…


Truyện: “Viết thư cho cha” (1959), “Khẩu súng người ông” (1960),

“Cất nhà giữa hồ” (1964), “Chuyện hoa chuyện quả” (1982) (gồm những tập
17


truyện nhỏ viết về sự tích các loài cây, loài hoa), “Ngựa thần từ đâu đến”
(1986), “Những chú sẻ con” (1988), “Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu” (1993); 6
tập truyện cổ tích mới (1974).
Kịch: “Nàng tiên nhỏ thành Ốc” (bộ 3 vở kịch 1980), “Tìm gặp lại



anh” (1981), “Người gái hầu của Mị Châu” (1984) “Cái bánh tét của người cô”
( 1994).
Viết cho người lớn Phạm Hổ cũng có một số tác phẩm khá đặc sắc như:
Cái bánh tét của người cô, Người vợ lẽ, Vườn xoan, Những ô cửa những ngả
đường…
Phạm Hổ đã được trao tặng các giải thưởng văn học như: Giải A trong các
cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với các tập thơ “Chú bò tìm bạn” (1957 1958), “Chú vịt bông” (1967 - 1968). Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản
cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức, vở kịch “Nàng tiên nhỏ thành

Ốc” (1986).
Tiểu kết
Phạm Hổ - một cái tên không thể không nhắc tới trong dòng văn học viết
cho thiếu nhi mọi thế hệ, ông là người có những đóng góp không nhỏ cho nền
văn học thiếu nhi ở thế kỉ XX. Thơ Phạm Hổ đã và vẫn đang là món ăn tinh
thần đối với trẻ thơ. Phạm Hổ xứng đáng với Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật đợt I năm 2001.
1.2.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi
Võ Quảng một nhà thơ lớn của dòng văn học thiếu nhi, trong một bài viết
bàn về quan điểm sáng tác của mình ông đã từng nói: “Tổ quốc chúng ta đang
lớn lên từng phút. Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức
tranh đậm đà của đất nước từ những sự kiện to lớn đến những sự việc nhỏ nhất.”
[17, tr 724] . Không có một ước mơ quá cao như Võ Quảng, Phạm Hổ đã từng
tâm sự: “Đối với tôi, được sống và viết cho các em là một hạnh phúc. Tôi đem
lòng tôi yêu các em để thể hiện lòng tôi yêu Đảng, yêu nhân dân, đất nước” [ 22,
18


tr 6]. Chưa một lần ông có những phát ngôn chính thức về quan niệm sáng tác,
song chúng ta hiểu chính tình yêu của ông với trẻ là nền tảng cho quan niệm sáng
tác văn học của Phạm Hổ.
Theo Phạm Hổ, viết cho các em là một trách nhiệm, trách nhiệm đó mới
nhìn tưởng đơn giản nhưng để làm được thì nhà văn sẽ gặp phải không ít khó
khăn: “Đi không kỹ, nắm không chắc thì dù có viết kĩ, có công phu đến mấy thì
cũng chỉ là sự phô bày kĩ thuật. Nhưng đi kĩ mà không xúc động sâu sắc, chân
thành thì viết ra cái gì cũng nhạt nhẽo. Sao khi viết cho lứa tuổi ấy, chúng ta cứ
đi tìm và nói cái gì xa xôi trừu tượng không hồn nhiên, không đúng với cái điệu
và trình độ cảm nghĩ của các em?” [17,tr 703]. Người làm thơ cho các em phải
biết “chiếu cố” đến trình độ của các em mà lựa chọn ngôn ngữ sao cho gần nhất,
đời thường và phổ thông nhất và tất nhiên cách diễn tả cho các em cũng phải

quen thuộc nhất. Đối với các em không nên nói rằng hiện tượng chiếc áo phơi
ngoài trời được khô đó là do hiện tượng bốc hơi nước do nhiệt mà nên diễn đạt
bằng cách ngộ nghĩnh rằng đó là do mặt trời uống nước ….
Trong một bài viết, Phạm Hổ đã từng nói“Người làm thơ hay cho các em
là người ít bị lỳ, bị mòn dần đi về cảm giác, hoặc là người cưỡng lại được,
chống lại được sự lỳ, sự mòn dần đi về những cảm giác” [17,tr 704]. Với quan
niệm này, tác giả tự đặt cho mình yêu cầu vận động, học hỏi và tìm tòi để khám
phá để sáng tạo cho các em những tác phẩm mới với chất lượng không ngừng
vươn lên và những đột phá hơn nữa về nghệ thuật.
Phạm Hổ luôn tâm niệm rằng thơ viết cho các em bé, rất cần chú ý đến
nhạc điệu. Ông cho rằng nhiều khi các em chủ yếu nhớ được là nhờ nhạc điệu,
nhờ nó mà các em nhớ được cả những câu các em chưa hiểu nghĩa. Nếu theo
dõi kĩ các tác phẩm của Phạm Hổ ta nhận thấy rằng có rất nhiều bài thơ có tính
nhạc rất hay, nhiều bài thơ có câu từ lại được nhại lại bằng tiếng kêu của động
vật hay tiếng phát ra của đồ vật ….

19


Với một niềm canh cánh “Làm sao để viết cho các em hay hơn” đăng trên
Tạp chí văn học số 5 năm 1993, Phạm Hổ đã khẳng định 2 nhiệm vụ song song
của văn học cho trẻ em. Tác phẩm viết cho các em phải góp phần giải quyết
những vấn đề trước mắt, nóng hổi của cuộc sống, của xã hội và thứ hai là trang
bị cho các em những tình cảm, tư tưởng về lâu về dài đó là lòng nhân ái, tình
yêu quê hương đất nước, lòng trung thực…một cách tự nhiên nhẹ nhàng không
mang tính giáo điều.
Trong bài viết “Một vài ý kiến về thơ cho các em” Phạm Hổ cũng đề cập
3 vấn đề cũng được xem như quan niệm sáng tác thơ của ông. Một là những mối
quan hệ ở trong thơ viết cho các em. Những mối quan hết sức phong phú và vô
cùng đa dạng. Thường đó là những mối quan hệ giữa loài vật, cây cỏ với đất

trời, với người giữa người với người, giữa chuyện đã qua và chuyện sắp xảy ra,
giữa một điều có thật và một điều không bao giờ có, giữa cái tốt và cái xấu, giữa
cái điều hiền và cái điều ác. Hai là cái mới lạ, cái vui, cái nghịch ngợm trong
thơ viết cho các em. Như ông nói: “Thơ chúng ta còn nghiêm trang quá. Thơ ta
mạnh về cái trong sáng, cái trữ tình nhưng còn yếu về mặt cái mới lạ, cái vui,
cái nghịch ngợm đáng yêu mà các em thích.”[17, tr 740] Và cuối cùng ông
khẳng định: “Vừa học, vừa chơi kia mà!” [17, tr 740]. Ông luôn làm mọi thứ
sống động, cựa quậy được, với hai tiếng xình xịch quen thuộc mà bạn đọc có
thể đoán trước được sự xuất hiện của nó đã được bất ngờ bằng âm điệu của từ
“Kìa đạn! Kìa đạn…” trong bài thơ “Tàu dài”.
Những tác phẩm của Phạm Hổ luôn cho người đọc, nhất là trẻ con, cái
cảm giác quen thuộc và rất máu thịt với mình. Ông đã thực sự là một nhà thư kí
trung thành, ghi lại những gì chân xác nhất, giản dị nhất về sự vật hiện tượng
xung quanh bằng con mắt trẻ thơ.

20


CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ PHẠM HỔ
2.1 Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ
2.1.1 Cảm hứng về thiên nhiên
Thế giới thiên nhiên kì diệu, phong phú luôn hỗ trợ cho sức sáng tạo nghệ
thuật của người nghệ sĩ. Thiên nhiên chính là một nguồn cảm hứng bất tận của
các nhà văn, nhà thơ ở mọi thời đại. Phạm Hổ cũng không ngoại lệ, ông lấy
thiên nhiên làm đề tài chủ đạo để viết cho trẻ thơ, cũng có lẽ bởi thiên nhiên
giống và gần các em nhất, nó hoang sơ, mộc mạc, tràn đầy nhựa sống…. Ông
luôn ý thức rất rõ rằng việc viết cho trẻ thơ cần phải viết về những gì gần gũi
nhất, thân quen nhất mà vẫn gợi được ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, vẫn giữ
được ở trẻ sự hồn nhiên, yêu đời.
Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ được hiện lên vui tươi, duyên dáng. Ông

đã nhận ra rằng: “Trước sự phong phú của thiên nhiên, con người chúng ta đều
phải lạ lùng kinh ngạc… Thiên nhiên, một nhân vật đẹp đến như vậy có nhiều
đức tính đến như vậy, làm sao có thể thiếu mặt trong thơ cho các em. Thiên
nhiên còn là một nhà sư phạm đại tài... Bằng chính cái đẹp, thiên nhiên dạy ta
yêu cái đẹp” [17, tr764]. Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ không bó hẹp ở một
phạm vi, mà nó bao chứa tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống
của các em. Thiên nhiên là tất cả những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất, đó có
thể là một ngọn cỏ, nhành hoa, một làn hương thơm, quả ngọt như nhãn, na,
xoài, ổi, khế…những thứ hoa quả trong vườn nhà, mọi thứ đều hết sức thân
thuộc, gần gũi và vô cùng sống động.
Đúng như nhà phê bình văn học Vân Thanh đã từng khẳng định về đặc
điểm thơ Phạm Hổ: “Nói về thơ Phạm Hổ trước hết là nói về thiên nhiên. Dù
rằng ca ngợi thiên nhiên là một điểm chung của các nhà thơ, nhà văn viết cho
thiếu nhi. Qua đó bức tranh thiên nhiên, người viết gợi cho các em lòng yêu
cuộc sống, bạn bè, đất nước”. [17, tr 1013].
21


Đối với trẻ thơ cái dễ gây ấn tượng với các em nhất có lẽ là các loại quả,
những loại quả thơm ngon mà mát lành mà thiên nhiên đem tặng cho các bé.
Những loại quả hết đỗi thân thuộc cũng được xuất hiện vào thơ. Mỗi bài thơ là
một bài học về môi trường xung quanh, các em được tìm hiểu không chỉ về tên
gọi, các đặc tính, hình dáng, hiểu được tính nết của từng loại quả một mà quan
trong hơn là các em thấy yêu thiên nhiên, biết quý trọng và biết bảo vệ thiên
nhiên.
Hàng loạt các loại quả theo từng mùa, từng đặc tính và từng hương vị
riêng được hiện lần lượt trong các sáng tác của Phạm Hổ: nào “Mít”, “Dứa”…
“Sầu riêng”, nào “Na”, “Ôỉ”, “Dưa”, “Nhãn”, nào “Khế”,“Chanh” ….Những
loại quả, loại cây thực sự trở thành người bạn thân thiết đối với trẻ. Hình ảnh
cây Nhãn được hiện lên như một loại cây “lười quá” về việc ra quả so với các

loài cây khác. Bằng biện pháp nhân hóa, một cây nhãn được hiện lên với tính
nết của một con người.
“Nhãn mới ra quả ăn
Cây nhãn này lười quá ”
(Nhãn)
Không chỉ giới thiệu cho các em biết thêm về thế giới tự nhiên Phạm Hổ
còn không quên giới thuyết cả những đặc điểm tính chất của chúng:
“Hoa từ cành cao
Rủ nhau xuống giếng
Tắm xong, hoa tím
Theo gàu nước lên
Khế ngọt, khế chua
Đều chia năm cánh
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh”
22


×