Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.54 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ YÊN HÀ

TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
DƯỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ YÊN HÀ

TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
DƯỚI GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Long

Hà Nội - 2016


Lêi cam ®oan


Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành xong Luận
văn Thạc sĩ của mình với đề tài Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc
nhìn tự sự học. Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm
túc của tôi dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Phạm Quang Long. Kết
quả này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào, mọi tài
liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ ràng. Nếu lời cam đoan trên là không
đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Yên Hà


Lêi C¶m ¬n
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo của khoa Văn học Trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS
Phạm Quang Long, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ bộ môn Lí luận Văn học,
khoa Văn học, phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn - ĐHQGHN đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân yêu đã luôn động viên và dành cho em sự giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Với trình độ còn hạn chế của người viết, Luận văn chắc chắn không
tránh khỏi khiếm khuyết. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét,
góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè về những vấn đề

được triển khai trong Luận văn được hoàn thiện và trọn vẹn hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 7
4. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
6. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU... 9
1.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh .............................................................................................................. 9
1.1.1. Khái lược về cốt truyện và nghệ thuật tổ chức cốt truyện ................... 9
1.1.2. Sự vận động của nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong văn học Việt
Nam hiện đại ............................................................................................... 10
1.1.3. Cách tân và sáng tạo trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện Nỗi
buồn chiến tranh ........................................................................................ 14
1.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ................................. 26
1.2.1. Khái lược về kết cấu .......................................................................... 26
1.2.2. Kết cấu truyện trong truyện ............................................................... 27
1.2.3. Kết cấu dòng ý thức ........................................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 40
2.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.................. 40
2.1.1. Khái lược về người kể chuyện ........................................................... 40
2.1.2. Người kể chuyện tự ý thức ................................................................ 42
2.1.3. Những biến chuyển của hình tượng người kể chuyện...................... 48

2.2. Điểm nhìn trần thuật ........................................................................... 52
2.2.1. Khái lược về điểm nhìn...................................................................... 52


2.2.2. Điểm nhìn đa chiều trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh............ 52
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT .............. 61
3.1. Ngôn ngữ trong Nỗi buồn chiến tranh ................................................ 61
3.1.1. Ngôn ngữ tự sự .................................................................................. 62
3.1.2. Ngôn ngữ giàu cảm giác.................................................................... 68
3.1.3. Độc thoại nội tâm .............................................................................. 72
3.2. Giọng điệu trong Nỗi buồn chiến tranh .............................................. 77
3.2.1. Giọng buồn thương ngậm ngùi ......................................................... 78
3.2.2. Giọng đồng cảm ................................................................................. 81
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh đã lùi xa nhưng dấu ấn của nó vẫn còn rất đậm nét cả trong
đời sống tinh thần và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mặc dù vậy, những
thế hệ sau này chưa có được những hình dung cụ thể, sâu sắc về chiến tranh
để từ đó biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh giống như một cây cầu nối giữa
quá khứ và hiện tại, tương lai, là sợi dây gắn kết thế hệ sau với quá khứ hào
hùng của cha ông mình. Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà
còn mới mẻ về nội dung so với nhiều tác phẩm cùng thời. Có thể nói, đây là

cuốn sách đầu tiên của văn học Việt Nam thể hiện chiến tranh dưới góc nhìn
của một cá nhân. Nó là một khúc ca bi tráng, đau thương và tàn khốc về chiến
tranh, và có lẽ chưa có tiểu thuyết nào cùng đề tài vượt qua nó ở Việt Nam.
Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh, đã nhận
xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: “Vượt ra ngoài sức tuởng tượng của
người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang
hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn
yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự mất mát
của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động
tuyệt đẹp” [59].
Kể từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, có thể nói, các công trình
nghiên cứu, tìm hiểu về Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã có rất nhiều,
nhưng chắc chắn nó sẽ còn là đối tượng tạo ra nhiều nguồn cảm hứng và sáng
tạo cho những nỗ lực tìm tòi không mệt mỏi nhằm đến gần hơn với tư tưởng
nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể chỉ là quá trình tìm kiếm những trải
nghiệm, là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của cái đẹp, của nhân tính; cũng
có thể là sức hấp dẫn của một bút pháp, hay con đường tìm đến những kỉ
niệm, hồi ức về những tháng ngày chiến tranh của con người… Nhưng hơn
Nguyễn Thị Yên Hà

1

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
hết, bức tranh trung thực và tàn nhẫn trong tiểu thuyết ấy chất chứa chiều sâu
tâm hồn và chạm đến trái tim con người.
Dưới mỗi góc độ soi chiếu khác nhau đều đưa đến cho người đọc cũng
như các nhà nghiên cứu cách lý giải riêng của mình cho một hiện tượng đặc

biệt và làm thỏa trí tò mò. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn của lý thuyết tự sự học với mong muốn
khám phá sâu hơn tác phẩm từ một cách tiếp cận khác, mang ý nghĩa vận
dụng một lí thuyết về kể chuyện vào một hiện tượng cụ thể, có nhiều đặc sắc
so với lối kể thông thường của văn học nước nhà. Đồng thời qua đó, chỉ ra
được một cơ sở chắc chắn giúp đánh giá được chính xác về giá trị của tác
phẩm cũng như đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học
Việt Nam nói chung và Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 nói riêng ở
thể loại tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được coi là một cột mốc sáng chói
của văn học thời kỳ Đổi mới, đồng thời cũng là cuốn tiểu thuyết có số phận
đặc biệt của văn học Việt Nam suốt hơn hai thập niên qua. Xuất bản lần đầu
tại Việt Nam nó bị đổi tên là Thân phận của tình yêu (năm 1990), nhưng chỉ
một năm sau, lại được tái bản với nhan đề của chính tác giả: Nỗi buồn chiến
tranh và được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1991). Nỗi
buồn chiến tranh không chỉ được đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà
nó còn được dịch ra trên mười thứ tiếng và giới thiệu ở nhiều nước trên thế
giới. Khi mới xuất hiện trên văn đàn, tác phẩm không được chào đón, thậm
chí bị lên án, phê phán mạnh mẽ. Cùng với thời gian, người ta đã phải thay
đổi cách nhìn về nó và lúc này tác phẩm lại tốn khá nhiều giấy mực của các
nhà nghiên cứu.
Có rất nhiều ý kiến đánh giá xung quanh tác phẩm này. Xu hướng thứ
nhất thể hiện sự không đồng tình với tác phẩm. Có không ít nhà phê bình coi
Nguyễn Thị Yên Hà

2

Lớp CHVH - K58



Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
cuốn sách của Bảo Ninh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”,
“bôi nhọ quân đội”. Tiêu biểu có thể kể đến tác giả Đỗ Văn Khang trong bài
viết “Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu”, đăng trên Báo Văn
Nghệ số 43, ra ngày 26/10/1991. Theo tác giả: “Những đổi mới nghệ thuật
của Bảo Ninh như: cấu trúc trần thuật kép, tính chất đa thanh, kỹ thuật dòng ý
thức chỉ là việc làm thuần túy để đánh lừa bạn đọc”. Ông đã phủ nhận không
thương tiếc giá trị của tác phẩm: “Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là dối bời,
bất định, tư tưởng rõ ràng hoang mang, dễ rơi vào phủ định”. Những cảnh tàn
khốc của chiến tranh trong tác phẩm bị gọi là “chủ nghĩa tự nhiên trong văn
học”. Nhân vật trong tác phẩm bị “thiết kế sai, chẳng có ý tưởng nào cả”...
Một xu hướng khác nữa là sự cổ vũ động viên nhưng có phần e dè, với
câu hỏi: Liệu rằng cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có bị dồn nén quá
nhiều chất bi không? Nguyễn Phan Hách trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu (trên trang 4, Báo Văn nghệ số 37, năm 1991) đã viết:
“Lùi ra xa, đứng cao hơn một chút thì thấy có thể thông cảm được với tác
phẩm này. Tôi chưa hẳn tán thành hoàn toàn về nội dung, nhưng cái đẹp, cái
tuyệt kĩ, văn chương là văn chương của cuốn sách đã át đi được những e ngại
khác...”.
Một trong những người tiêu biểu cho xu hướng đánh giá cao đóng góp
của Bảo Ninh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại có thể kể
đến đó chính là nhà văn Nguyên Ngọc. Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết
Thân phận tình yêu (trên trang 5, Báo Văn nghệ số 37, năm 1991), ông khẳng
định: “Cuốn sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiền ngẫm về
chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng. Nó chỉ cho
chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mỹ với cái
giá ghê gớm đến chừng nào. Một đặc sắc nữa của cuốn sách này là tác giả viết
với tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên
nhìn ngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh. Anh viết

Nguyễn Thị Yên Hà

3

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
về cuộc chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh. Về mặt nghệ
thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định: “Trong
văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu
thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất”, tác giả
nhấn mạnh: “Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến
tranh kéo dài 35 năm”, “những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến
tranh la liệt trong tác phẩm” [20; 265]. Bên cạnh Nỗi buồn chiến tranh được
phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu. Đỗ Đức Hiểu nhận định:
“Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu [20; 98] thấm vào nhau. Kiên vẫn
phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến) vì một thiên
mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót, được diễn đạt bằng đêm (“bóng
đêm”, “đêm hè”, “đêm trường”... [20; 266], “Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu
thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối.
Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác; khủng khiếp và hồn hoang. Len lỏi, bao
trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết (mưa và đêm) là một mối
tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả” [20; 266].
Còn Nguyễn Quang Thiều, trong tạp chí Thông tin và Văn hóa, số ra ngày
28/10/2006, cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của
nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của
chiến tranh…”. Những nghiên cứu này của tác giả đã giúp chúng tôi trong
việc khảo sát so sánh và phân tích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.

Nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ
điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: “Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại,
thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy
phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập
trung”. Điều này đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về hai điểm nhìn
Nguyễn Thị Yên Hà

4

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Bên
cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh. Ông viết:
“Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược. Anh can đảm
chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những người lính sống
sót đã mất đi khả năng quên. Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng
sợ. Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn”.
Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện lại nhấn
mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà nghiên cứu,
Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Nguyễn
Thái Hòa viết: “Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của
Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước
chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn
mà lần giở theo hồi ức” [23; 143], “sự xê dịch trong Thân phận của tình yêu
mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có dấu hiệu báo trước
và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào” [23; 131]. Trên tạp chí Văn học số 6
(1991), với bài viết “Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người”, Bùi Việt

Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng về quan niệm nhân cách con
người trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. Ông viết: “Cái phần được của
Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ Kiên dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá
khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao
hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi sám hối, tranh đấu và vượt lên” [46;
17]. Đó là những định hướng quý báu cho chúng tôi khi nghiên cứu so sánh
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh.
Gần đây cũng trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006), trong bài viết “Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng”, khi bàn về tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng, tiểu thuyết Việt Nam
không nằm ngoài dòng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác
phẩm tiêu biểu trong đó có tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh.
Nguyễn Thị Yên Hà

5

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
Tác giả viết: “Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian,
điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận
rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm
nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng
quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái
nhỏ hậu phương đêm đêm không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi”. Nguyễn Trường
Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: “Và có lẽ điểm mới
nhất trong kết cấu Thân phận của tình yêu là ở chỗ, tác giả lấy trục thời gian
chi phối mọi hành động xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên các
vùng không gian mênh mông của chiến trường từ Bắc chí Nam”.

Trong những bài viết đánh giá về tác phẩm những năm gần đây, đáng
chú ý có thể kể đến bài viết của TS. Phạm Xuân Thạch với nhan đề “Nỗi buồn
chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến
nhu cầu đổi mới bút pháp”, đăng trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975
những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn
chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục năm 2006. Bài viết đã đưa ra những lí giải
sâu sắc về những cách tân trong cấu trúc tác phẩm, đổi mới về đề tài, đổi mới
về xây dựng nhân vật... từ đó đưa tác giả đưa ra một đề nghị một cách đọc
mới - “đọc sâu”, “đọc liên văn bản” để có thể chạm đến mọi tầng nghĩa của
một trong những tác phẩm phức tạp nhất của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi
mới mà phác hoạ ra được những thay đổi có tính quy luật của văn học viết về
chiến tranh sau chiến tranh ở Việt Nam.
Sau đó là các bài viết: “Phép lặng với việc đổi mới một số nét về nghệ
thuật trong Thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2004” của
Nguyễn Ngọc Bích; “Kết cấu không gian trong Thân phận của tình yêu” Báo cáo khoa học năm 2002 của Khương Thị Thu Cúc, “Nghệ thuật trần thuật
của Bảo Ninh qua Thân phận của tình yêu” - Báo cáo khoa học năm 2001 của
Đỗ Văn Hiểu... Ngoài ra, Nỗi buồn chiến tranh cũng trở thành đề tài nghiên
Nguyễn Thị Yên Hà

6

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
cứu của nhiều học viên cao học, sinh viên tại các trường đại học, Viện nghiên
cứu chuyên ngành tiêu biểu...
Như vậy có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về từng khía
cạnh một nhưng lại chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát
toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu trong việc nghiên cứu tiểu thuyết của Bảo

Ninh dưới góc nhìn tự sự. Tuy nhiên, các nghiên cứu đi trước này là những
gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách có
hệ thống hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh dưới góc nhìn tự sự
học được tìm hiểu trên một số phương diện như: nghệ thuật tổ chức cốt
truyện, kết cấu, người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu…
Do điều điều kiện thời gian và giới hạn chuyên môn, lý thuyết về tự sự học
được sử dụng trong luận văn chủ yếu dựa theo Trần Đình Sử (2008), Tự sự học Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu
Theo chúng tôi, đối với văn xuôi, vấn đề nghệ thuật kể chuyện (tự sự,
trần thuật) là vấn đề mấu chốt. Chọn được cách kể phù hợp, hấp dẫn sẽ là điều
kiện quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Tất nhiên nghệ thuật trần
thuật không phải chỉ ra đời từ khi lý thuyết tự sự học xuất hiện nhưng khi nó
được đúc kết thành lý thuyết thì vận dụng nó, soi chiều nó vào một trường
hợp điển hình cũng có thể đem lại nhiều lợi ích và thú vị.
Luận văn hướng tới chỉ ra được những đổi mới, cách tân của cuốn tiểu
thuyết; thấy được những đóng góp của tác giả trong tiến trình phát triển của
lịch sử Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau
1975 nói riêng. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cố gắng đổi mới tư
duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể loại thông qua
những thay đổi trong phương thức tự sự.
Nguyễn Thị Yên Hà

7

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học

5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tiếp cận những nét nổi bật về kỹ thuật tự sự trong Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, từ góc độ tự sự học, chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các
phương pháp và thao tác khoa học như: phân loại, thống kê, mô tả, phân tích,
so sánh, tiếp cận thi pháp học, loại hình học, phương pháp nghiên cứu tác giả,
tác phẩm, logic và lịch sử; tuy còn chưa được đúng mức nhưng phương pháp
đối chiếu - so sánh cũng được chúng tôi sử dụng để xem xét đối tượng trên
bình diện lịch sử và dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

Nguyễn Thị Yên Hà

8

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
1.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
1.1.1. Khái lược về cốt truyện và nghệ thuật tổ chức cốt truyện
Vấn đề cốt truyện trong tiểu thuyết từ lâu đã được ngành Tự sự học coi
là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm
văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Phải thừa

nhận rằng các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường
phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong
cách riêng của nhà văn.
Lịch sử nghiên cứu cốt truyện đã có bề dày cùng với sự xuất hiện của
nghệ thuật tự sự. Các nhà nghiên cứu đã đúc kết nhiều lý thuyết về cốt truyện
của các thể loại, các phương thức thể hiện khác nhau. Mỗi thể loại, mỗi thời
đại lại có những phát hiện mới, những bổ sung mới về vấn đề này. Sở dĩ có sự
bổ sung và lịch sử nghiên cứu về cốt truyện cứ kéo dài mãi ra bởi những cái
mới về thực tiễn đã khiến cho giới nghiên cứu tổng kết, khái quát thêm những
vấn đề mới của đối tượng. Nhưng, sự khái quát này sẽ không có điểm dừng vì
thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những vấn đề mới nên lý thuyết tự sự mà
chúng tôi dựa vào làm điểm tựa cũng chỉ có tính tương đối về chân lý vì, như
đã nói ở trên, bản thân thể loại đang vận động thì lý thuyết về nó, tự nhiên
cũng không thể định hình và dừng lại ở đó.
Ngày nay, khi mà lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm thì vấn đề
trần thuật trong truyện kể đã được phân biệt rõ ràng giữa việc “kể cái gì” và
“kể như thế nào”. Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình
tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn. Trong xu thế vận dụng
nghiên cứu liên ngành như hiện nay, việc nghiên cứu cốt truyện không chỉ
Nguyễn Thị Yên Hà

9

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
gắn bó chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình tự sự mà còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ các yếu tố khác của tổng thể văn hóa và văn minh nhân loại.

Chỉ trong sự liên kết chúng ta mới có thể lý giải được sự phát triển của tính
cách cũng như tìm ra tính nội dung trong những hình thức mà nhà văn sáng
tạo ra. Tách biệt và cô lập các yếu tố, mọi lập luận rất dễ rơi vào phiến diện,
cứng nhắc.
Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc họa nhân vật
và tái hiện các xung đột xã hội. Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng
tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm
của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc. Trong cấu
trúc nghệ thuật của tác phẩm cũng như những yếu tố khác, cốt truyện đã trải
qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn học.
1.1.2. Sự vận động của nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong văn học Việt
Nam hiện đại
Trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm cũng như những yếu tố khác,
cốt truyện đã trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình văn
học. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển
đổi của tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam sau 1975 nói riêng và của tiểu
thuyết sau 1975 nói chung. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong
mỗi trào lưu, khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai
trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và trong thể tự sự nói chung
có những cách thể hiện khác nhau. Trong một số tiểu thuyết trước văn học
hiện thực chẳng hạn, vai trò của cốt truyện nổi lên trước vấn đề tính cách
nhân vật, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít để
ý đến cách viết của nhà văn. Theo các tiểu thuyết gia của trào lưu tiểu
thuyết mới (Pháp) thì càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm. Theo đó,
cái làm nên sức mạnh cho người viết tiểu thuyết chính là ở chỗ anh ta sáng
Nguyễn Thị Yên Hà

10

Lớp CHVH - K58



Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, mà không có mô hình mẫu nào. Thực
chất trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ
của nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự việc diễn ra trong đó, bộc lộ chủ đề tư
tưởng của tác phẩm.
Ở giai đoạn văn học 1932 - 1945, cốt truyện đóng vai trò đáng kể trong
tiểu thuyết. Các tiểu thuyết Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng),
Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) tiêu biểu cho loại tiểu thuyết có cốt
truyện rõ ràng, với những xung đột căng thẳng, diễn biến hành động tuần tự
theo thi pháp truyền thống. Đến tiểu thuyết Sống mòn (Nam Cao) đã vượt ra
ngoài khuôn khổ, không có tình huống, sự kiện gì đặc biệt gắn với những
xung đột xã hội trực tiếp mà chỉ là một chuỗi tâm trạng và suy nghĩ của nhân
vật. Nam Cao là một trong những nhà văn đương thời có sự cách tân thể loại
với dạng cốt truyện tâm lý.
Ở giai đoạn cách mạng và kháng chiến (1945-1975), tiểu thuyết bội thu
vào thời điểm những năm 60 và những năm chống Mỹ. Ở đây, cốt truyện là
phương tiện thể hiện cuộc sống và tính cách con người, ít nhiều đã chịu “áp
lực sử thi” chi phối. Để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử và dân tộc,
cốt truyện tiểu thuyết thường dựa trên hai tuyến đối lập địch-ta, tốt-xấu,
cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định. Cốt truyện chủ yếu dựa trên mô
thức trần thuật của “đại tự sự”. Trong cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam
trước 1975, chúng tôi ít khi thấy có sự đảo lộn trình tự thời gian. Cốt truyện
chủ yếu được triển khai tuần tự theo thời gian niên biểu và thời gian cốt
truyện ở đây thường được đặt vào thời hiện tại. Thực ra trong loại thể tự sự,
mọi chuyện kể đều thuộc về thời gian quá khứ, cái được kể lại là cái đã xảy
ra, nhưng nhân vật người kể chuyện thường có dụng ý hiện tại hoá câu
chuyện. Với những câu chuyện xảy ra trong thời hiện tại và khi kết thúc vẫn
đang còn tiếp diễn, cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 mang dấu

Nguyễn Thị Yên Hà

11

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
ấn tiểu thuyết trong cấu trúc của nó, bởi đối tượng thẩm mỹ của tiểu thuyết là
cái hiện tại dang dở, đang biến đổi và chưa hoàn kết. Thời gian cốt truyện của
tiểu thuyết giai đoạn này được triển khai tuần tự xuôi chiều theo quy luật nhân
- quả và trình tự đầu - cuối, trước - sau, tuân thủ khá chặt chẽ theo cấu trúc
truyền thống của cốt truyện với các bước: trình bày - thắt nút - phát triển - cao
trào - mở nút.
Từ sau 1975, nhất là trong thời kỳ đổi mới, thực tiễn văn học đã theo
sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự, đời tư.
Trong tác phẩm văn học không phải cốt truyện nào cũng chứa đựng những
tình huống gay cấn với những xung đột gay gắt mà có những câu chuyện về
những cái bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện.
Chính những bước ngoặt của trạng thái tâm lý, những xung đột cá nhân đã trở
thành yếu tố thúc đẩy sự hình thành cốt truyện kiểu mới mà nguyên nhân đầu
tiên là sự thay đổi cách tiếp cận đời sống và thay đổi phương thức trần thuật ở
nghệ sĩ. Tiểu thuyết từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản ánh,
phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng truyện.
Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng.
Có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, cũng
có những tiểu thuyết cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, thể hiện rất rõ những tìm
kiếm các kiểu kết thúc mở. Bên cạnh những tiểu thuyết có cốt truyện truyền
thống là những cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Cốt truyện đã vận động
thay đổi trong sự phát triển của thể loại. Về đoạn kết của tiểu thuyết, có mô

hình kết thúc có hậu, các vấn đề được giải quyết một cách hoàn tất, trọn vẹn.
Có đoạn kết kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết. Tất cả các dạng thức
trên đều nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con
người, cuộc sống đương đại. Cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi mới đến
nay, một mặt vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền
Nguyễn Thị Yên Hà

12

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
thống, mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới ở những nét tinh
tuý. Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp
ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những vấn
đề còn mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam đã được tiểu thuyết vận dụng, biến
hoá một cách linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại.
Trong đội ngũ những người viết tiểu thuyết, có không ít tác giả đã cố
gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể
loại: Chu Lai, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị
Hảo... Những cây bút kể trên đã cố gắng cách tân trong sáng tạo với những
tiểu thuyết có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại. Có
thể nói đến “sự tan rã” của cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Cấu trúc tác phẩm
được lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực. Tiểu thuyết
không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có trước, có sau.
Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động của
cảm xúc, suy nghĩ. Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói
của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang vận động, biến chuyển,

không khép kín.
Những cách tân trong sáng tác của các cây bút giai đoạn sau 1975 thể
hiện sự tìm tòi, khám phá và khả năng sáng tạo không ngừng của họ. Bên
cạnh đổi mới nội dung, nghệ thuật cũng được thay đổi cho phù hợp với ý đồ
sáng tạo của tác giả. Và điều đó đã làm nên sự khác biệt trong sáng tác của
giai đoạn này so với các sáng tác của giai đoạn trước. Là phần không thể thiếu
làm nên tính hấp dẫn của loại tác phẩm tự sự, cốt truyện “là hình thức tổ chức
cơ bản nhất của truyện bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện
chính và hành động chính trong tác phẩm”. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh là một trong những tiêu biểu.
Nguyễn Thị Yên Hà

13

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
1.1.3. Cách tân và sáng tạo trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện Nỗi buồn
chiến tranh
Trong văn học Việt Nam sau 1975, cốt truyện không còn chứa đựng
những tình huống gay cấn hay những xung đột gay gắt mà chỉ đơn thuần là
những câu chuyện về những điều bình thường, nhỏ nhặt, vụn vặt. Nó đi sâu
vào nội tâm nhân vật, tạo nên cốt truyện giàu tâm trạng mà Nỗi buồn chiến
tranh là một điển hình. Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh có cốt truyện tương
đối mới mẻ. Người đọc thường thấy khó hiểu khi theo dõi mạch truyện.
Truyện không có những tình huống thắt nút, đỉnh diểm, cao trào, mở nút…
như những truyện có cốt truyện thông thường mà chỉ là những mảnh ghép rời
rạc trong dòng ký ức của Kiên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà truyện không
hấp dẫn. Ngược lại, cốt truyện đặc biệt của tác phẩm là một sự sáng tạo có giá

trị và được đánh giá rất cao.
Tác phẩm đã phá vỡ giới hạn của cốt truyện truyền thống để mạnh mẽ
dấn bước sang một lãnh địa khác dựa trên thi pháp hiện đại. Không những
thế, trong Nỗi buồn chiến tranh, ta còn nhận thấy sự giản lược cốt truyện so
với các tác phẩm giai đoạn trước đó, nó nảy sinh từ sự dồn nén dung lượng, từ
khát vọng muốn tự giải tỏa của nhà văn.
1.1.3.1. Cốt truyện theo dòng tâm trạng
Nỗi buồn chiến tranh, không chú trọng vào cốt truyện. Các chi tiết bị
đảo lộn, không theo trình tự thời gian. Không tuân thủ nguyên tắc kết cấu
truyền thống, tác giả đã triển khai cốt truyện theo hành trình sáng tạo vật vã,
đau đớn của nhà văn Kiên - nhân vật chính của tác phẩm. Có thể dựa vào biến
cố lịch sử để chia cuộc đời nhân vật Kiên làm 3 giai đoạn: trước chiến tranh,
trong chiến tranh và sau chiến tranh. Người đọc có đôi phần cảm thấy mơ hồ
khó hiểu khi theo dõi mạch truyện, bởi cốt truyện lỏng lẻo, dường như là
không có cốt truyện. Nó không có những tình huống cao trào với những thắt
Nguyễn Thị Yên Hà

14

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
nút, mở nút, đỉnh điểm…; không có những xung đột nguời - người (ta - địch,
người xấu - người tốt, người lạc hậu - người tiến bộ...) xuyên suốt toàn bộ
thiên truyện. Những xung đột kiểu này, nếu có thể nói như vậy, thi thoảng
xuất hiện ở trong những tình huống cụ thể, nó thực hiện những chức năng tư
tưởng và thẩm mĩ gắn với tình huống ấy. Cũng không được phân chia thành
những chương phần với những đường dây cốt truyện mạch lạc.
Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là những mảng hồi ức của nhân vật Kiên, một

người lính của tiểu đoàn 27 độc lập hoạt động trên địa bàn B3 còn sống sót,
về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và về mối tình với cô bạn học trường
Bưởi tên là Phương. Chiến tranh, trong ký ức của Kiên đồng nghĩa với cái
chết và sự hủy diệt. Có những cái chết buồn thảm như cái chết của cha và
dượng Kiên, có cái chết bi thảm như cái chết của những người đồng đội của
Kiên trong cuộc chiến. Và ngay mở đầu tác phẩm là hồi ức của Kiên về trận
đánh - trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị vào “Mùa khô đầu tiên sau Hiệp
định”. Cái chết của đồng đội, của địch trở thành những hồn ma ở Truông Gọi
hồn, ở chốn rừng xanh núi thẳm, cứ ám ảnh Kiên mãi thời hậu chiến. “Chẳng
biết đến bao giờ thì lòng mình mới có thể nguôi nổi, trái tim mình mới thoát
khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỉ niệm chiến tranh. Những kỉ niệm có
thể là êm đềm, có thể lá ác hại nhưng đều để lại những vết thương mà tới bây
giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau
mãi” [39; 47].
Trong ký ức của Kiên, chiến tranh còn là những hình ảnh buồn bã về
ngày chiến thắng trĩu nặng những dự cảm kinh hoàng về sự tổn hại của
nhân tính trong nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất với câu nói của một
người chiến sĩ: “Liệu mà coi chừng nhân tính” khi chứng kiến cảnh một
người lính cao xạ quẳng xác của một người phụ nữ bên địch ra giữa sân bê
tông loáng nước mưa.
Nguyễn Thị Yên Hà

15

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
Tình yêu, trong ký ức của Kiên, là mối tình tuyệt đẹp mà đau xót với
cô bạn học Phương. Phương và Kiên ở tuổi 17, tuổi thanh niên mới chớm

nở; hai tâm hồn lành mạnh yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên. Ở Phương có “vẻ
đẹp trời ban, vẻ đẹp rực cháy sân trường Bưởi”, và một cái nhìn tiên tri thiên
phú. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày
đọa, bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt. Cảnh đôi tình nhân trên chuyến xe
lửa và Phương bị làm nhục ngay trong những giờ khắc khởi đầu của cuộc
chiến đã nói lên sức tàn phá ghê gớm của chiến tranh. Mối tình của họ mãi
mãi là mối tình đau khổ, không thành với những vết thương không thể chữa
lành trong thời bình. Thế nhưng cái duy nhất mà nàng không bao giờ đánh
mất, cố gắng không để mất, là tình yêu dành cho Kiên. Tình yêu cho dù bị
đày đọa, vẫn tồn tại như một thách thức làm cho người ta mê đắm. Tình yêu
của Kiên và Phương như là biểu tượng của cái đẹp, đối lập với chiến tranh
khốc liệt. Giữa một vùng bom đạn xé toạc bầu trời Hà Nội trong những ngày
đầu của cuộc chiến, Phương tắm bên hồ “ung dung”, “bình thản”, cái đẹp
ngạo nghễ trước bạo lực. Tình yêu của Phương, sắc đẹp của Phương bị chiến
tranh hủy hoại, chỉ còn lại ký ức mênh mông và huyền ảo, và “nỗi buồn” về
thân phận tình yêu.
Ra khỏi cuộc chiến, Kiên trở thành “nhà văn cấp phường”, sống một
thời hậu chiến đầy u buồn. Anh lao vào viết như một “Thiên mệnh” xa vời, tối
tăm. Nhà văn của phường như người mộng du lang thang cả đêm khắp phố
phường, đêm đêm viết hàng núi giấy. Những câu chữ xuất hiện trong “bóng
đêm âm u” của tiềm thức, vô thức đã trở thành những hình tượng ảo giác trên
trang bản thảo. Ngày kia anh đốt bản thảo tác phẩm của mình, bên người con
gái câm, một biểu tượng đẹp, một bản sao khác của Phương. Cô gái câm là
người đọc có thể, người đọc tương lai tiểu thuyết của Kiên. Cô là người duy
nhất chứng kiến một tiểu thuyết đang hình thành trong bóng đêm, trong cơn
Nguyễn Thị Yên Hà

16

Lớp CHVH - K58



Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
say, trong điên khùng và hoảng loạn, trong vô thức, tức là từ nỗi buồn tình
yêu và nỗi buồn chiến tranh.
Các sự kiện ở thời hiện tại rất ít mà chủ yếu là nằm trong những hồi ức
và giấc mơ của nhân vật. Chúng tôi thống kê được 25 sự kiện trong tác phẩm
được Kiên hồi tưởng lại. Tất nhiên, sự thống kê này chỉ mang tính chất tương
đối bởi trong mỗi sự kiện có rất nhiều những chi tiết nhỏ. Cụ thể:
TT
1

2

Sự kiện nằm trong hồi ức và giấc mơ của Kiên
Ký ức rùng rợn về tiểu đoàn 27 bị xóa sổ
Cuộc sống của Kiên và những người lính trinh sát trước ngày hành
quân xuống cánh Nam tiến đánh Buôn Ma Thuột

3

Can bỏ trốn và bị chết

4

Cuộc tình vụng trộm của những người lính với 3 cô gái

5

Cuộc đụng độ với bọn thám báo trả thù cho 3 cô gái


6

Nhớ lại lúc trung đội tập hợp trước mồ Thịnh “con” trước lúc rời
Cánh Bắc

7

Mơ đến Hòa - cô giao liên đã hi sinh để cứu Kiên và đồng đội

8

Kiên nhớ đến cha mẹ và lúc từ biệt Dượng

9

Kỉ niệm giữa Kiên và Hạnh - người phụ nữ độc thân sống trong căn
phòng nhỏ sát chân cầu thang

10

Ký ức về Vĩnh và người bạn học cũ - Trần Sinh

11

Nhớ lại những phút giây sống gấp với Hiền ở những cây số cuối

Nguyễn Thị Yên Hà

17


Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
TT

Sự kiện nằm trong hồi ức và giấc mơ của Kiên
cùng còn vương lại của thời thanh xuân chiến hào

12

Nhớ lại cái chết khủng khiếp của Quảng

13

Ký ức về Tùng bị một viên bom bi lọt vào não và bị điên

14

Ký ức về người đàn bà câm

15

Ký ức về cha mẹ, lúc cha mất

16

Kỉ niệm về mối tình đầu trong sáng với Phương


17

Những ám ảnh về Phương theo Kiên trong những ngày bị thương
nằm ở Điều trị 8

18

Nhớ lại thời ấu thơ khi Kiên cùng Phương, Toàn Sinh học cùng lớp

19

Gặp Phương trên chuyến tàu vào B

20

Kỉ niệm về Phương ở Đồ Sơn

21

Nhớ đến lúc cùng Phương trên chuyến tàu Hà Nội - Vinh

22

Ký ức đau thương về Hòa

23

Ký ức về Phương tuổi 17

24


Nỗi đau đến với Phương trên chuyến tàu vào B

25

Kiên quyết định ra đi bỏ lại Phương ở ga Thanh Hóa
Các sự kiện ở đây không được sắp xếp rõ ràng, rành mạch mà rất lộn

xộn, chảy theo dòng ký ức vô định của Kiên. Trên cơ sở chuỗi những hồi ức
Nguyễn Thị Yên Hà

18

Lớp CHVH - K58


Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học
và giấc mơ được đánh số theo thứ tự trần thuật trong tác phẩm, chúng tôi có
được tổng hợp như sau:
- Hồi ức về cuộc sống thời thơ ấu (gắn với gia đình, bạn bè): 8, 9, 15, 18.
- Mơ về mối tình trong sáng với Phương thuở còn là học sinh trường
Bưởi: 16, 20, 23.
- Nhớ lại tình cảnh bất trắc với Phương trước thềm chiến tranh: 19, 21,
24, 25.
- Hồi ức lại cuộc sống của người lính trong chiến tranh: 2, 4, 5, 6, 11, 17.
- Hồi ức lại cuộc chiến và những cái chết thương tâm: 1, 3, 12, 13, 7, 22
- Ký ức về cuộc sống sau hòa bình: 10, 14.
Cuốn tiểu thuyết bao gồm rất nhiều sự kiện, trong đó những sự kiện
được Kiên nhớ lại (nằm trong hồi ức của Kiên) chiếm gần như trọn vẹn trong
tác phẩm. Những sự kiện ở thời hiện tại chiếm số lương rất ít (chỉ khoảng

1/3). Như vậy, nhà văn đã cho người đọc tiếp cận với một cốt truyện mới mẻ.
Ở đây, không chỉ là tiếng nói của ý thức, mà còn là tiếng nói của tiềm thức,
của giấc mơ, của cả hiện tại đang vận động và không hề khép kín. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà cuốn tiểu thuyết này mất đi tính hợp lý, chặt chẽ của nó.
Ngược lại, thông qua dòng ý thức của nhân vật, người đọc vẫn tìm được sợi
dây liên kết vô hình kết dính các mảng vỡ của ký ức lại với nhau.
Kiểu cốt truyện được xây dựng bởi những hồi ức và giấc mơ nối tiếp
nhau làm toát lên nỗi buồn miên man, kéo dài bất tận không một phút bình yên,
ngơi nghỉ, cứ mãi đeo đẳng trong suốt cuộc đời nhân vật. Kiên muốn thoát ra
khỏi nỗi buồn ấy nhưng mỗi lần như thế, những ký ức ám ảnh lại hiện về và
dằn vặt cả thể xác lẫn tâm hồn anh. Chỉ có kiểu cốt truyện theo dòng ý thức
mới thể hiện được sự đau buồn mà chiến tranh đem lại cho người lính. Điều
này vừa giữ được mạch câu chuyện, vừa tránh được sự nhàm chán cũ kỹ.

Nguyễn Thị Yên Hà

19

Lớp CHVH - K58


×