Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 41 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM 2015-2016


1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
THỐNG NHẤT A
2. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
ĐA PHÚC
3. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
HÙNG VƯƠNG
4. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
LÊ HỒNG PHONG
5. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
NGUYỄN HỮU THỌ
6. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
ĐÔNG DU
7. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
ĐỊNH THÀNH
8. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – TRƯỜNG THPT
TÂN HƯNG
9. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – SỞ GD&ĐT BẮC
NINH
10.ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2015-2016 – SỞ GD&ĐT BÀ
RỊA – VŨNG TÀU


ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
THPT THỐNG NHẤT A
MÔN: NGỮ VĂN 11
(Thời gian làm bài: 90 phút)



I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Nêu ý nghĩa văn bản đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng)?
Câu 2: (1.5 điểm)
Chi tiết mà nhà văn Nam Cao miêu tả về hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo
trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Câu 3: (1.5 điểm)
Vì sao nói cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, là cảnh tượng xưa nay
chưa từng có?
II. LÀM VĂN: (6 điểm)
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đêm đợi tàu và ý nghĩa chuyến tàu đêm trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
---HẾT---


HƯỚNG DẪN CHẤM

* Hướng dẫn chung
1.

Về cách chấm:

-

Do đặc trưng bộ môn, GV cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm khi chấm bài

cho HS.
Ở một số ý, đáp án chỉ nêu mức điểm chính, việc chi tiết hóa điểm số cho mỗi ý


-

phải được thống nhất trong tổ chấm thi, nhưng không thay đổi tổng điểm của mỗi ý.
Khi chấm câu Làm văn: Dự tính cho điểm mỗi ý, rồi cân nhắc, đánh giá tổng quát toàn

-

bài (cả kiến thức và kĩ năng) xem học sinh đáng ở mức điểm nào (giỏi, khá, trung bình,
yếu, kém), không được đếm ý cho điểm.
-

Đọc kĩ phần Lưu ý để tính điểm trừ và điểm khống chế.

-

Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc.

2.

Tính điểm toàn bài kiểm tra:

-

Chấm riêng từng câu và ghi điểm vào lề trái, trang đầu trong tờ bài làm của thí sinh.

-

Chấm riêng từng câu, tổng điểm toàn bài thi làm tròn đến 0,5 điểm. Ví dụ: 4,25 = 4,5;

4,75 = 5,0.

* Đáp án và biểu điểm

Câu
I.
1

Nội dung

Điểm
Đọc – Hiểu văn bản:
4,0 điểm
Ý nghĩa văn bản của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ 1,0 điểm
Trọng Phụng):
Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất giả dối, nhố nhăng, đồi
bại về đạo lý, nhân phẩm của một gia đình cũng như bóc trần bộ mặt xấu xa

2

của xã hội thượng lưu ở thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
Ý nghĩa hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát:
Đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân đã thức tỉnh về quyền 1,0 điểm
sống nhưng cùng đường và họ đã vùng lên một cách manh động rồi tự sát.
Nam Cao muốn lên án, tố cáo mạnh mẽ XH đương thời: không có chỗ cho 0,5 điểm
người lầm lạc trở về cuộc sống lương thiện. Thương cảm cho cuộc sống, số
phận bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng không có lối thoát của người nông
dân trước cách mạng tháng Tám.


3


Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có là vì:
– Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù bẩn thỉu, tường đầy

mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; cảnh diễn ra vào lúc đêm 0,5 điểm
khuya trong nhà ngục tối tăm).
– Vị thế các nhân vật bị đảo ngược:

+ Người cho chữ: trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng…”; ngày mai
lại phải vào kinh chịu án tử hình nhưng tư thế vẫn ung dung, đường hoàng,
đĩnh đạc…

1,0 điểm

+ Người nhận chữ: Ngục quan thì tỏ vẻ khúm núm…
Tử tù thành thần tượng, ân nhân của ngục quan >< ngục quan thành người
II.

ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù).
Làm Văn:

6,0 điểm

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam: sáng tạo 0,5 điểm

ra lối truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản - truyện tâm
tình.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên và ý


nghĩa chuyến tàu đêm trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng đợi tàu:

1,0 điểm

- Vì cảnh vật và cuộc sống ở ph huyện quá buồn tẻ, nghèo khó, tăm tối.

Liên lại là cô bé rất nhạy cảm nên cô cảm thấy buồn thương, ngao ngán.
- Tâm trạng buồn dẫn đến khát vọng muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại,

phải tìm đến một cái gì đó để ước mơ

Thức đợi để ngắm nhìn đoàn tàu

chạy qua phố huyện.
b. Diễn biến tâm trạng đợi tàu:
- Khi tàu chưa đến:

+ Hồi hộp, mong ngóng. Thể hiện qua các chi tiết :
* Tuy buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gắng thức để đợi tàu.
* Dọn hàng xong, hai đứa ngồi trên chiếc chõng tre trước gian hàng để
ngắm cảnh phố huyện và chờ đợi tàu đến.
* Trong lúc đợi tàu, tâm hồn Liên có những cảm giác mơ hồ không hiểu,

0,5 điểm


đó chính là sự xốn xang, hồi hộp của con người khi đang mong đợi một cái
gì đó hệ trọng.

- Khi tàu đến:

0,5 điểm

+ Phấn chấn, tâm hồn như bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu. Biểu hiện:
* Tiếng gọi em vội vàng, giục giã
* Hành động dắt tay em đứng dậy, nghển cổ nhìn vào trong các toa tàu.
* Quan sát kĩ lưỡng, tỉ mỉ mọi chi tiết của đoàn tàu từ dấu hiệu đầu tiên đến
dấu hiệu cuối cùng.
- Khi tàu đi qua:

+ Luyến tiếc (Liên nhìn theo mãi, lắng nghe mãi, lặng theo mơ tưởng).
+ Vừa vui vừa buồn (Vui vì như được sống trong một thế giới khác đầy ắp
ánh sáng và náo nhiệt trong giây lát, vì sống lại kí ức tuôi thơ tươi đẹp.

0,5 điểm

Buồn vì càng nhận thức rõ hơn cuộc sống tăm tối, nghèo khó của phố
huyện và sự sống mờ nhạt, vô nghĩa của chính mình "như chiếc đèn con của
chị Tích chiếu sáng một vùng đất cát".
Trạng thái tâm lí phức tạp này đã thể hiện được sự thức tỉnh của ý thức
cá nhân.
c. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:
- Là biểu tượng của một thế giới khác đẹp đẽ hơn, đáng sống với sự giàu 1,0 điểm

sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối
tăm và quẩn quanh, bế tắc… của người dân phố huyện.
- Khát vọng, ước mơ đổi đời, thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tối tăm, tù

túng...


1,0 điểm

Giá trị nhân bản của truyện.
3. Kết bài:
- Đánh giá:
+ Tài năng viết truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam.
+ Giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác giả: Thương xót cho cuộc
sống của những kiếp người nghèo khó với ước mơ nhỏ nhoi, tội nghiệp.
Trân trọng ước mơ, khao khát đổi đời của họ.

0,5 điểm


UBND TỈNH BẮC NINH

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2015-2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)

I. Phần đọc hiểu (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến câu 4:
Ngư dân Kim Hyun-ho không thấy bình yên khi đặt mình vào ban đêm, bởi
hàng trăm hành khách chết hoặc mất tích trong thảm họa chìm phà Sewol đang
ám ảnh giấc ngủ ông.
Tiếng thét của họ vang lên trong đầu ông Kim. Ông nhớ như in lúc vội đến cứu
họ trên chiếc thuyền đánh cá khiêm tốn ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc cách đây 10

ngày. Ông nghĩ có thể ông đã kéo được 25 người khỏi dòng nước lạnh buốt của
biển Hoàng Hải. Nhưng người đàn ông sống trên hòn đảo nhỏ xíu gần hiện trường
tai nạn này không hề thấy tự hào, mà chỉ giày vò.
“Đó là địa ngục. Thật khổ sở. Có rất nhiều người và không đủ thuyền, mọi
người dưới nước hét lên cầu cứu. Phà chìm rất nhanh”, CNN dẫn lời ông Kim
hôm qua nói. Ông nhìn thấy những người kẹt bên trong chìm xuống ngay trước
mặt. Ông nghe trên tivi mới biết có bao nhiêu người bị kẹt trong phà.
Người cha của hai đứa con đã trưởng thành cảm thấy đau xót cho hàng trăm
bậc phụ huynh mất con. Ông đã không thể cứu những người khác. Ông đang cố để
đi đánh cá lại, nhưng giờ ông là một người khác, ông Kim cho biết.
(Theo báo />Câu 1: Ngữ liệu trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3. Dù đã cứu được nhiều người thoát khỏi dòng nước lạnh buốt của biển
nhưng tại sao ông Kim không những không cảm thấy tự hào, mà chỉ thấy bị dày
vò?
Câu 4. Câu chuyện trên khiến mỗi con người cần phải nhìn lại chính mình! Suy
nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên? trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.


Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu 5 đến câu 8:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Lá đỏ – Nguyễn Đình Thi, Trường Sơn, 12/1974)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Em đứng bên đường
như quê hương.
Câu 7. Không khí hành quân, hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào?
Câu 8. Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó
gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến
tranh bảo vệ tổ quốc?
II. Phần làm văn (7 điểm)
Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên để làm sáng tỏ ý
kiến: Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn.

__________ HẾT __________


ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI HK1 MÔN VĂN 11
Câu 1. Văn bản được trình bày theo phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,25đ)
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: Những băn khoăn day dứt của Ngư dân
Kim Hyun-ho trong nạn chìm tàu tại So-un,hàn quốc và tháng 4/2014.

(0,25đ)

Câu 3. Vì “Còn quá nhiều người chết trước ánh mắt đau đớn và bất lực của ông”.
Thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của người dân xứ Kim Chi. (0,5đ)
Câu 4. Câu trả lời có 2 ý như sau:
- Cần phải biết chia sẻ, đồng cảm trước sự mất mát và nỗi đau của đồng loại.
(0,25đ)
- Phải sống có ý thức,có tinh thần trách nhiệm cao,tránh thái độ thờ ơ vô cảm, vô
trách nhiệm dẫn đến hậu quả khôn lường. (0,25đ)
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm. (0,25đ)
Câu 6. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên

đường)- quê hương) (0,25đ)
Câu 7. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn
quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc
(quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)
Câu 8.
– Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió
nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường
– như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)
– Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền
phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của
cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc
chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ
trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ)
II. Phần Làm Văn (7 điểm)
GỢI Ý


1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
– Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương
mặt riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm
nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi đau hiện thực.
Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗi đời.
– Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), rất tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn.
Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng của
nhân vật Liên trong tác phẩm.
2. Phân tích làm rõ ý kiến
a. Giải thích ý kiến: Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình

đượm buồn. Vì truyện của ông là kiểu truyện tâm tình, dường như không có cốt
truyện; giàu cảm xúc, nhẹ nhàng mà thấm thía như một bài thơ.
Truyện Hai đứa trẻ bộc lộ niềm cảm thương chân thành của nhà văn với cuộc sống
chìm khuất, mòn mỏi, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện
tăm tối, cùng sự trân trọng những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ về
một cuộc sống trong sáng, tốt đẹp hơn.
b. Phân tích làm rõ ý kiến
Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian: Cảnh phố huyện lúc
chiều xuống. Cảnh phố huyện lúc đêm về. Cảnh phố huyện lúc có chuyến tàu
khuya đi qua. Liên là một cô gái nhỏ. Vì cha mất việc cả nhà phải chuyển từ Hà
Nội về sinh sống ở một phố huyện nghèo. Tuy còn nhỏ nhưng Liên đã tỏ ra đảm
đang, thay mẹ trông coi một quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống và Liên cũng rất chu
đáo khi thay mẹ chăm sóc em là bé An. Đặc biệt Liên là một cô gái nhỏ dịu hiền,
nhân hậu, đa cảm. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên được khắc họa qua ba
cảnh phố huyện, như ba nấc thang tâm lí: chiều muộn, đêm về và chuyến tàu
khuya qua phố huyện.
– Trước hết là tâm trạng buồn man mác của Liên, khi chiều về, phố huyện hiện lên


trong sự nghèo khổ, xơ xác:
+ Với cảm xúc và bút pháp lãng mạn, thì cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ
đẹp trữ tình thơ mộng.
+ Với cảm xúc và bút pháp hiện thực thì cuộc sống xã hội nơi phố huyện lại là bức
tranh nghèo khổ, xơ xác, tăm tối. Cái áo khoác ngoài thơ mộng của thiên nhiên
cũng không che lấp nổi cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và cảnh những kiếp người tàn.
+ Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia nhưng là những số phận
đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã thuộc về dĩ vãng.
Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc. Chúng có cái để so sánh, để cảm nhận cuộc
sống tăm tối tẻ nhạt của phố huyện.
Đúng là cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ,

quẩn quanh. Những tâm hồn mới lớn như chị em Liên, chứng kiến những cảnh đó
không buồn sao được. Nhưng vì còn là những đứa trẻ nên nỗi buồn cũng chỉ “man
mác”, đọng trong đôi mắt Liên “bóng tối ngập đầy dần”. Và cái buồn của chiều
quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của Liên.
– Liên càng buồn thấm thía hơn khi đêm về, phố huyện chìm trong bóng tối và
cuộc sống cứ lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.
+ Về đêm phố huyện là sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Màn đêm buông
xuống, bóng tối cứ lan dần từng con đường nhỏ, từng ngõ xóm, để rồi nhấn chìm
phố huyện trong bóng tối dày đặc. Ánh sáng phố huyện cũng nhiều: có ánh sáng
của thiên nhiên (ánh sao, ánh đom đóm), có ánh sáng của cuộc sống lao động
nhưng chỉ là những khe, chấm, hột…tất cả đều quá nhỏ nhoi, yếu ớt trước vũ trụ
thăm thẳm bao la ngập trong bóng tối. Nó không đủ thắp sáng phố huyện mà
dường như chỉ càng tôn lên màn tối dày đặc bao phủ phố huyện nghèo.
+ Khi đêm về cuộc sống phố huyện cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.
Ngày hôm nay là sự lặp lại y nguyên những gì đã diễn ra hôm qua và sẽ lặp lại ở
ngày mai. Mẹ con chị Tí lại dọn hàng nước, gia đình bác xẩm lại xuất hiện với
tiếng đàn ế khách. Bác phở Siêu lại gánh phở đi bán…
Phố huyện như một sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự


thay đổi cả người lẫn cảnh. Đó là cuộc sống cứ “mốc lên, mòn đi, rỉ ra, mục ra”
không lối thoát (Sống mòn- Nam Cao). Nó gợi liên tưởng tới hình ảnh “chiếc ao
đời phẳng lặng” trong truyện ngắn Tỏa nhị kiều của Xuân Diệu.
Nhà văn không trực tiếp tả tâm trạng này của Liên. Nhưng cảnh vật và cuộc sống
phố huyện tăm tối, tẻ nhạt trong đêm lại được cảm nhận qua tâm trạng của Liên.
Sống trong hoàn cảnh như vậy, chị em Liên sao không khắc khoải chờ đợi một cái
gì đó dù mơ hồ, nỗi buồn dường như thấm thía hơn. Nhưng không hy vọng thì làm
sao sống nổi. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hy vọng đó.
– Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên
+ Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một

niềm vui lớn với hai chị em Liên. Hai đứa trẻ đêm nào cũng náo nức thức chờ tàu,
không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vật chất. Chúng không chờ tàu để bán hàng,
dù mẹ vẫn dặn cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng. Hai chị em chờ tàu là xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống tinh thần. Khi tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng
về phía con tàu và khi nó đi rồi Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng”.
+ Con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nỗi buồn nhớ tiếc. Tàu đi rồi
phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng. Bóng đêm và sự tĩnh lặng càng
nặng nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám than bỗng
bùng lên cháy rực rồi lụi tàn hẳn trong đêm.
Nỗi chờ đợi bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều đổ xuống, rồi đêm về và phố
huyện vào khuya. Hai đứa trẻ khắc khoải chờ đợi từng bước đi của thời gian, từng
bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn chấm
đèn ghi nhỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện.
3. Đánh giá
– Miêu tả khung cảnh phố huyện buồn, nghèo nàn, tẻ nhạt, bế tắc và tâm trạng của
hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp, qua thực tại và hồi ức
đan xen; miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ; nhà văn
bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế
tắc trong xã hội cũ.


– Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn, nhen lên
trong họ ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn,
khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn Hai đứa trẻ
đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của nhà văn Thạch Lam.
Cái tài của Thạch Lam là sở trường về truyện ngắn và nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật tinh tế. Ông đã đem đến cho văn học dân tộc kiểu truyện ngắn trữ tình
đượm buồn, truyện ngắn tâm tình. Truyện dường như không có cốt truyện, nhẹ
nhàng mà thấm thía, giàu cảm xúc mà cũng giàu chất triết lí.
Cái tâm của Thạch Lam là tình người sâu sắc. Thạch Lam không chỉ thấu hiểu,

cảm thương những đau khổ thiệt thòi của những số phận nhỏ bé bị lãng quên khi
miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, mà còn thấu hiểu đồng cảm với
những khát vọng chân chính của họ, dù nó mới chỉ là những khát khao rất đỗi bình
dị, mơ hồ.

_________________HẾT_________________


THƯỜNG THPT ĐA PHÚC
NĂM HỌC: 2015 - 2016

ĐỀ THI HỌC KÌ I - KHỐI 11
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Đất tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.
Tháng 4/2009
(Trích: Tổ Quốc nhìn từ Biển - Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: "Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?
Câu 5: Từ nội dung của đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình
bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với biển đảo quê hương.
II. PHẦN LÀM VĂN. (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về quá trình hồi sinh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
nhà văn Nam Cao để thấy được giá trị nhân đạo mới mẻ trong truyện ngắn này.
.............. Hết ..............


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1
0,5đ

Phương thức biểu đạt: Học sinh có thể trả lời: phương thức biểu
cảm hoặc biểu cảm.

0,5đ

Câu 2


Nội dung chính: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe
dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn với biển đảo quê hương.




HS chỉ trả lời: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe
dọa bởi các thế lực xâm lăng.

0,75đ

Câu trả lời chưa thật đầy đủ và rõ ý

0,5đ

Câu 3


- Hai biện pháp tu từ: Điệp từ, so sánh.....

0,5đ

- Tác dụng:
+ Điệp từ: sự trăn trở, lo âu về tình hình biển đảo
+ So sánh: Sự biết ơn với biển đảo

0,5đ

Câu 4
0,5đ

* HS có thể trả lời một trong những cách sau:
- Con dân Việt Nam ngàn đời ở mọi miền tổ quốc đều hướng về
(thao thức, lo lắng) biển đảo quê hương - chủ quyền dân tộc....
- Hoặc: Trường Sơn hướng về biển đảo, thao thức lo lắng về chủ
quyền dân tộc.....

.........

0,5đ

Câu 5


* HS viết đoạn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
được các ý sau:
- Khẳng định vai trò biển đảo.
- Hiện nay tình hình biển đông đang diễn biến phức tạp.
- Suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi người.
- Kể ra những hành động cụ thể, thiết thực
.......



Đọc
hiểu
(4đ)

Câu trả lời chung chung, diễn đạt chưa thật rõ ý.
Hình
thức
(0,5đ)

Làm
Văn
(7đ )


0,5đ

HS biết triển khai một bài làm văn nghị luận có bố cục đủ 3 phần.
Diễn đạt rõ ràng, ít hoặc không mắc lỗi chính tả. Có kĩ năng phân
tích, cảm thụ thơ (đi từ đặc sắc nghệ thuật để khái quát nội dung
tư tưởng).
* Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
- Triển khai được vấn đề nghị luận
- Có những cảm nhận (nhận xét) xác đáng
- Có những lí giải hợp lí

0,5đ


- Thân bài được chia thành nhiều đoạn văn.
* Kết bài: Thâu tóm, đánh giá được vấn đề nghị luận.
Nội
dung
(5đ)

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt được
các nội dung cơ bản sau:
1. Trình bày ngắn gọn quá trình tha hóa của Chí Phèo

0,5đ

2. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo (sau cuộc gặp gỡ thị Nở)
- Giới thiệu ngắn gọn về thị Nở.


0,5đ

- Sự hồi sinh của Chí Phèo.

Lưu ý

+ Sự trở về của ý thức: Nhận thức được không gian, thời gian (quá
khứ, hiện tai, tương lai)

0,5đ

+ Sự xuất hiện những cung bậc cảm xúc thông thường của con
người.



+ Chí Phèo có những suy nghĩ hướng thiện (thèm lương thiện, làm
hòa với mọi người.....)



+ Tình người trở về với Chí Phèo (hành động và lời nói)



3. Đánh giá chung:
- Giá trị nhân đạo mới mẻ trong: Phát hiện và khẳng điịnh nhân
phẩm, bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ mất đi cả
nhân hình và nhân tính; khẳng định sức mạnh của tình yêu thương:
dùng tình người để làm sống lại tình người.

- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh tế.

0,5đ

Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận

0,25đ

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25đ


ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
THPT HÙNG VƯƠNG - BÌNH THUẬN
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11
Thời gian: 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“... Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh ở Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn...”
(Trích Đò Lèn - Nguyễn Duy)
1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
2. Nêu tác dụng của từ láy “thập thững” trong việc gọi lên hình ảnh người bà?
3. Sắc thái tình cảm của nhà thơ đối với bà trong đọa thơ này là gì?
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về hình ảnh
người bà trong đoạn thơ.

Câu 2: (3 điểm) Nghị luận xã hội
Là một học sinh Trung học phổ thông, anh (chị) suy nghĩ gì về trách nhiệm của
mình khi là người con ở nhà và khi là học sinh ở trường? Anh (Chị) nghĩ rằng bản
thân đã hoàn thành tốt những trách nhiệm đó chưa?
Câu 3: (5 điểm) Nghị luận văn học
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của
nam Cao, đoạn từ khi Chí tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở đến trước khi thị về hỏi bà
cô.
HẾT


SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 BAN CƠ BẢN

TỔ: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 2:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn
chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả
làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ!
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không

chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế
thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến
nông nổi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí
Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả
làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Chí Phèo – Nam Cao)
1. Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn trên?
2. Qua đoạn văn trên, anh (chị) có nhận xét gì về môi trường xã hội mà Chí Phèo sống?
II. Phần làm văn: (8,0 điểm)
Câu 1 – Nghị luận xã hội: (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm sự của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Câu 2 – Nghị luận văn học: (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
1. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo: (1,0 điểm)
- Chí vừa đi vừa chửi: Lạ ở chổ Chí chửi, nhưng không ai nghe chửi. Chửi (đời, trời, cả
làng Vũ Đại). Sau khi chửi hết đối tượng này đến đối tượng khác, mà chẳng ai có phản
ứng gì, hắn đành chửi chính đứa nào đẻ ra hắn.
- Sự phản ứng của Chí với xã hội, cuộc đời...(tâm trạng bất mãn của một con người ít
nhiểu ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt khỏi thế giới loài người).
- Nỗi cô độc của con người đã bị tha hóa, không được làm người trong xã hội cũ.
2. Môi trường xã hội mà Chí Phèo sống: (1,0 điểm)
- Môi trường sống thiếu tình thương, đầy thành kiến…đã đẩy Chí dấn sâu vào con đường
tha hóa, lưu manh hóa.

- Môi trường (xã hội) có thể cứu vớt con người song cũng có thể vùi lấp con người.
II. Làm văn: (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Biết vận dụng
các thao tác lập luận vào bài viết. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính
tả.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, nhưng cần đảm
bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
1) Mở bài: (0,5 điểm)
Dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận.
2) Thân bài: (2,0 điểm) Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a) Giải thích sự cần thiết và giá trị quý báu của một tấm lòng trong cuộc sống (tình cảm
con người: Yêu thương, sự đồng cảm, bao dung, đức hi sinh. (0,5 điểm)
b) Những biểu hiện phong phú của những tấm lòng trong đời sống: (0,75 điểm)
- Một trái tim sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, một trái tim yêu thương,
đồng cảm, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn.
- Một đôi tay sẵn sàng hành động: Giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn,…xây dựng


mái ấm tình thương.
- Một khối óc biết vì mình, vì người khác mà làm việc.
c) Bàn luận mở rộng: (0,75 điểm)
- Đó là biểu hiện của nhân cách tốt, lối sống cao đẹp, giúp con người tránh xa mọi điều
xấu xa, tội lỗi, tránh sống tàn nhẫn, ích kỉ.
- Góp phần tạo dựng một xã hội nhân ái, văn minh.
- Bồi đắp tâm hồn tình cảm, giúp ta trở nên đáng yêu, đáng trọng hơn, đem ta đến gần
người hơn.
3) Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
- Liên hệ bản thân và thực tế cuộc sống một cách hợp lí.

Câu 2: (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, văn nhiều cảm xúc, gợi hình; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
1) Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu được vấn đề cần phân tích.
2) Thân bài: (4,0 điểm)
- Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài ba, “ngàn năm chưa dễ có một”..., là hiện thân cho niềm
khao khát, say mê sáng tạo cái đẹp.
- Là nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên
lầm lạc trong suy nghĩ và hành động,…trả giá bằng cả tính mạng của mình.
- Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, nhà văn đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và đời sống; giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi ích của nhân dân.
- Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng
nhưng rơi vào bi kịch trong xã hội đương thời.
3) Kết luận: (0,5 điểm)
- Khái quát vấn đề đã phân tích.


- Liên hệ thực tế - bản thân.


SỞ GD&ĐT LONG AN

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Nêu các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí?
Câu 2. (2,0 điểm): Hãy cho biết nội dung và nghệ thuật cơ bản truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam?
II. Tập làm văn (7,0 điểm): Phân tích hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người
tử tù” của Nguyễn Tuân.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc - Câu 1:
hiểu

a/ Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí:
+ Tính thông tin thời sự.
+ Tính ngắn gọn.
+ Tính sinh động, hấp dẫn.
b/ Cách cho điểm:
+ Trình bày đầy đủ, chính xác 3 đặc trưng: 1,0 điểm.
+ Trình bày đầy đủ, chính xác 2 đặc trưng: 0,75 điểm.
+ Trình bày đầy đủ, chính xác 1 đặc trưng: 0,5 điểm.
Câu 2
a/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”:

- Truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản

0,5

- Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía

1,0

niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn
quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng.
- Biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
b/. Các mức điểm khác: Dựa vào thang điểm trên vận dụng
thích hợp.

0,5


II. Tập làm Phân tích hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử
văn

tù” của Nguyễn Tuân.
1. Yêu cầu kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận

1,0

dụng khả năng đọc hiểu để phân tích hình tượng nhân vật
trong một tác phẩm cụ thể. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ
pháp… văn viết có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu kiến thức: (6,0 điểm) Vận dụng hiểu biết về tác giả


0,5

Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù” học sinh có thể
trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cơ bản cần nêu được
các ý sau:
- Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao.
- Phân tích nhân vật Huấn Cao:

1,0
1,5
1,5
1,0

+ Là bậc tài hoa nghệ sĩ (có tài viết chữ đẹp).
+ Là người có khí phách hiên ngang.
+ Là người có thiên lương trong sáng.
=> Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, khắc hoạ tính cách
nhân vật, thủ pháp đối lập…
- Đánh giá nhân vật.

0,5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn; LỚP: 11 (THPT, GDTX)


ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. Phần đọc hiểu: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Gíao dục, 2012, trang 31)
Câu 1. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về
tình bạn thắm thiết? (1,0 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác
Dương thôi đã thôi rồi”. (1,0 điểm)
Câu 3. Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”. (0,5 điểm)
Câu 4. Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành
một đoạn văn ngắn khoảng ½ trang giấy). (1,5 điểm)
II. Phần làm văn: (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau trong truyện Chí Phèo của Nam Cao:
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần
này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho
cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát
cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế
mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống
như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác
nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm
sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng:
những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại
sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 150)
----------HẾT---------Họ và tên học sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ……………
Chữ kí của 1 giám thi: …………………………………………………………………………….


×