Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TTGDTX QUẢNG ĐIỀN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.85 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ
A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
- Hiểu được thông điệp từ một ngữ liệu văn học, biết xác định các phương thức biểu đạt và
thao tác lập luận, vận dụng kiến thức viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu.
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong giai
đoạn 1932 – 1945 được học trong chương trình Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn).
- Biết cách đọc hiểu một văn bản văn học Việt Nam thuộc giai đoạn này.
- Vận dụng những tri thức đã học vào làm văn nghị luận.
- Vận dụng được những hiểu biết về văn học giai đoạn này để đọc hiểu một số tác phẩm bài
thơ trung đại ngoài chương trình.
- Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân.
- Thái độ:
+ Trân trọng yêu quý các giá trị văn học.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên, con người
B. BẢNG MÔ TẢ
TÁC PHẨM CHỌN ĐỂ RA ĐỀ: “HAI ĐỨA TRẺ” - THẠCH LAM
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Nhận biết phương
thức biểu đạt, thao
tác lập luận của một


ngữ liệu được cho.
Hiểu được tác dụng
của thao tác lập luận
trong một ngữ liệu
được cho.
Viết đoạn văn ngắn.
Anh/chị biết gì về
cuộc đời, sự nghiệp
văn học và phong
cách nghệ thuật của
Hiểu được các đặc
trưng phong cách
của Thạch Lam
trong truyện ngắn
Thạch Lam? “Hai đứa trẻ”.
Nắm được vẻ đẹp
của bức tranh phố
huyện nghèo trong
truyện ngắn “Hai
đứa trẻ” và cảm xúc
của nhà văn qua các
chi tiết về không –
thời gian, chợ tàn,
ánh sáng, bóng tối,
con người…
Vận dụng những hiểu biết
về vẻ đẹp của bức tranh
phố huyện nghèo và cảm
xúc của nhà văn để viết
thành các đoạn văn.

Viết bài văn hoàn
chỉnh theo yêu
cầu đề ra.
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu - Kiểm tra
kiến thức về
phương thức
biểu đạt,
thao tác lập
luận.
Kiểm tra
kiến thức của
học sinh về
tác dụng của
việc vận
dụng thao tác
lập luận.
Hiểu thông
điệp của ngữ
liệu và viết
thành đoạn
văn.
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
3.0
30%
II. Làm văn Nhận diện
đúng kiểu
bài, nội
dung, thao
tác nghị
luận.
Khái quát
được hệ
thống luận
điểm.
Vận dụng các
thao tác nghị
luận để triển
khai luận
điểm.
Vận dụng kiến thức
đọc hiểu và kỹ năng

tạo lập văn bản, kỹ
năng kết hợp các thao
tác nghị luận để tạo
lập văn bản nghị luận
về tác phẩm văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7.0
70%
1
7.0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
7.0
70%
4

10.0
100%
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những
hạt lúa tốt, đều, to, khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan
trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng, sẽ ở khuất trong kho lúa. Còn hạt
lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng
khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì. Nó chết dần
chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó mọc lên cây
lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
Câu 1 (1 điểm): Trong ngữ liệu trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt
nào?
Câu 2 (1 điểm): Việc đưa ra hai hình ảnh: “hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc
nhà” và “hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó mọc lên cây lúa vàng óng,
trĩu hạt” là sự vận dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập
luận đó là gì?
Câu 3 (1 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về thông điệp mà ngữ liệu trên muốn chuyển tải.

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
của nhà văn Thạch Lam.
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (1 điểm): Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với miêu tả.
Câu 2 (1 điểm):
- Thao tác được sử dụng là so sánh (0.5 điểm).
- Tác dụng: làm nổi bật sự khác biệt giữa hai thái độ sống và cuộc đời của hai hạt lúa (0.5
điểm)
Câu 3 (1,0 điểm): Học sinh viết được đoạn văn nói về sự vai trò quan trọng của thái độ
sống bằng tâm thế dám dấn thân và không ích kỷ của con người trong cuộc sống.
PHẦN II: LLÀM VĂN
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác
phẩm. Từ đó phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề.
- Hiểu luận đề. Có sự phân tích sâu sắc. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Hạn chế lỗi diễn đạt. Chữ viết rõ ràng cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ
bản:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật của Thạch Lam,
nêu xuất xứ của tác phẩm.

- Phân tích được đặc sắc không – thời gian nghệ thuật: Buổi chiều chuyển dần về đêm
khuya, không gian chợ tàn và càng lúc càng thu nhỏ cuối cùng chỉ còn là không gian bên
chiếc đèn con của chị Tí.
- Phân tích được đặc sắc trong miêu tả ánh sáng: rất nhiều ánh sáng nhưng tất cả cuối cùng
đều chỉ quanh quẩn bên chiếc đèn con của chị Tí chỉ “chiếu sáng một vùng đất nhỏ”.
- Bóng tối: bóng tối tương phản với ánh sáng nhưng càng lúc càng lấn át ánh sáng.
- Con người: nhiều mảnh đời, con người nhưng đều lay lắt, buồn thảm.
- Hình tượng chuyến tàu đêm: Rực rỡ, sinh động nhưng rồi nhanh chóng biến mất, chỉ còn
lại bóng tối và sự lụi tàn.
- Tất cả thể hiện bức tranh cuộc sống héo hắt, tù đọng, tăm tối của con người Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện tấm lòng yêu thương con người của nhà
văn.
- Khái quát nghệ thuật: Truyện không có cốt truyện, xây dựng hình tượng độc đáo, nghệ
thuật phân tích tâm lý tinh tế, văn phong giàu cảm giác, giàu chất thơ…
Biểu điểm
- Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 4 - 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn
đạt, chính tả.
- Điểm 2 - 3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng
từ, chính tả
- Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu
trên.
- Điểm 0: Không làm bài hay hoàn toàn lạc đề.

×