Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Các giải pháp tăng cường phòng chống tội phạm tại cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.43 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
1. Khái niệm về tội phạm
Theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, tại Điều 8 đã đưa ra khái niệm về tội phạm nhu sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đuợc quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm tội phạm trên đây là một định nghĩa có tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về tội phạm, nó không chỉ là cơ sở khoa học cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình
sự, mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể trong thực tiễn đấu
tranh phòng chống tội phạm.
2. Vai trò của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần quan trọng vào
thắng lợi của đất nước ta trong tiến trình xây dựng và phát triển toàn diện.
Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm sẽ góp phần tích cực đến việc ổn định xã hội,
phát triển toàn diện đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Góp phần thắng lợi vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đưa vị thế của Việt Nam ngày một phát triển
trên trường quốc tế.
Và khi chúng ta làm giảm hoạt động của các loại tội phạm sẽ là điều kiện cơ bản đem lại sự bình yên cho xã hội, mang lại lòng tin
cho quần chúng nhân dân; từ đó sẽ huy động đuợc sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Quan điểm của Đảng, Nhà Nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
3.1.Chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tội phạm:
Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy các tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa
phương phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu. Đảng có nhiều chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết chỉ
đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm như:
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân


cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời
quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi
tình huống”.
Các nghị quyết, chỉ thị đều nhấn mạnh các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải đặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống
các loại tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phòng ngừa và khắc phục hậu quả do
tội phạm gây ra, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, xử lý nghiêm khắc cán bộ, đảng viên vi phạm.
3.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm
Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về phòng, chống tội phạm; chỉ đạo các cấp các ngành
với những biện pháp mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tội phạm nhu:
- Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội bổ sung, sửa đổi năm 2009.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa bàn huyện Mang Yang trong giai đoạn hiện nay
1.1. Những mặt làm được
*Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn năm 2016
- Về phạm pháp hình sự
Đã xảy ra 07 vụ, so với năm 2015 giảm 07/19 vụ.
+ Giết người: 02 vụ (không tăng không giảm)
+ Dâm ồ trẻ em: 01 vụ (tăng 1 vụ)
+ Cướp giật tài sản: 01 vụ (không tăng không giảm)
+ Đánh bạc: 02 vụ (tăng 2 vụ)
+ Trộm cắp tài sản: 01 vụ (giảm 8 vụ)
+ Cố ý gây thương tích: 0 vụ (giảm 3 vụ)
Thủ đoạn: Chủ yếu là lợi dụng sự mất cảnh giác của người quản lý tài sản để cưóp giật, ừộm cắp và do mâu thuẫn cá nhân đánh
nhau dẫn đến chết người...
- Công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý:
- Công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội khác:
-Công tác đảm bảo TTATGT và TTCC:
1.2. Nguyên nhân đạt được

Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện Mang Yang, của Đảng ủy, UBND giúp tháo gỡ những khó khăn
trong công tác phòng chống tội phạm, có biện pháp hỗ trợ kịp thời để bổ sung kinh phí hoạt động, trang bị thêm các trang thiết bị
cần thiết cho công tác phòng chống tội phạm hoạt động có hiệu quả.
Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là sự phối hợp giữa lực lượng
Công an với các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan doanh nghiệp và được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân trong .


Sự cố gắng của cán bộ chiến sỹ Công an xã trong thời gian qua đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất, hoàn thành mọi
nhiệm vụ mà Đảng, ngành, cấp trên và nhân dân giao phó. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy quân sự xã và Bảo vệ dân phố giữ
gìn ANTT trên địa bàn xã luôn đảm bảo.
1.3. Những mặt hạn chế
Việc thực hiện Chuơng trình quốc gia phòng chống tội phạm, thực hiện các nghị quyết liên tịch có liên quan đến công tác phòng
chống tội phạm giữa các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng lúc chua thường xuyên, đôi khi còn khoán trắng
cho ngành Công an nhất là ở cơ sở (cấp xã, xã).
Công tác kiểm soát, quản lý các đối tuợng thuộc hệ tệ nạn xã hội còn chua chặt chẽ, để cho một số đối tuợng tái phạm tội; nhất là
các đối tuợng tù đuợc tha, đối tuợng nghiện ma túy...
Việc xử lý các đối tuợng phạm tội còn chua nghiêm, còn nặng về xử lý hành chính; nhất là các loại tệ nạn xã hội do vậy dẫn đến
tình trạng coi thường pháp luật, tội phạm ngày một gia tăng.
Tỷ lệ khám phá án còn thấp nhất là các án về trộm cắp xe máy, trộm đêm, cướp giật tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá và truy tố xét
sử án tham nhũng còn ít chua đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Chua xây dựng đuợc những cơ sở, tai mắt vững chắc nên công tác nắm tình hình còn nhiều hạn chế, mặt khác thiếu tiếp xúc, phát
động quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm.
Lực luợng cán bộ trợ lý hình sự, trinh sát hình sự còn thiếu chua đủ để đáp ứng với tình hình hiện nay. Còn chạy theo vụ việc nên
chua kịp thời phòng ngừa ngăn chặn, truy bắt tội phạm. Hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra, khám phá, xử lý đối với tội phạm
đặc biệt là các loại tội phạm ít nghiêm trọng nhu trộm cắp xe máy, cướp giật còn hạn chế.
Việc phòng chống tội phạm mới chỉ chạy theo vụ việc, giải quyết các vụ việc xảy ra; chua có biện pháp phòng ngừa các loại tội
phạm có hiệu quả.
Một bộ phận quần chúng còn sợ không dám đấu tranh tố giác tội phạm, sợ trả thù, sợ bị liên lụy trách nhiệm, mất thời gian, không
hợp tác với cơ quan chức năng để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.
1.4. Nguyên nhân hạn chế

Những mặt hạn chế nêu trên trước hết là do sự hạn chế về năng lực tổ chức và phối hợp giữa các ngành, địa phương và cơ sở trong
việc triển khai các chương trình, kế hoạch công tác có liên quan tới công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Lực lượng chuyên trách làm công tác phòng chống tội phạm ở cơ sở còn mỏng và khối lượng công việc giải quyết nhiều. Chế độ
chính sách và phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Xuất hiện một bộ phận tiêu
cực ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật gây khó khăn và làm giảm uy tin của các cơ quan này đối với lòng tin của nhân dân.
Bọn tội phạm luôn tìm mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt để hoạt động phạm tội, chống đối với các cơ quan chức năng;
chúng sử dụng rất nhiều phương tiện hiện đại để đối phó và thay đổi thường xuyên các phương thức, thủ đoạn hoạt động.
Một số loại tội phạm mới xuất hiện trong khi các cơ quan chức năng chưa kịp thời thay đổi cơ chế chính sách phòng chống tội
phạm phù hợp với tình hình.
Tỷ lệ khám phá án còn thấp nhất là các án về trộm cắp xe máy, trộm đêm, cướp giật tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá và truy tố xét
xử án tham nhũng còn ít chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Sự kết phối hợp giữa các cơ
quan trong phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý tội phạm còn có những hạn chế chưa đáp ứng được tình hình.
Trang thiết bị, phương tiện, công cụ, áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác phòng chống tội phạm còn hạn chế. Chế độ chính
sách cho lực lượng làm công tác phòng chống tội phạm chưa đảm bảo khích lệ động viên lực lượng này trong khi cuộc đấu tranh
ngày càng quyết liệt và khốc liệt.
Một số đơn vị và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống tội phạm, còn chủ quan, mất cảnh
giác trước diễn biến của tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội. Việc đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho công tác này chưa đáp
ứng được yêu cầu và diễn biến của tình hình.
Chưa khai thác và phát huy cao nhất vai trò của quần chúng nhân dân, chưa thực sự làm dấy lên tinh thần đấu tranh của quần chúng
trong việc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. Chưa xây dựng được các quy định hữu hiệu về bảo vệ nhân chứng; quy định
về thưởng vật chất thỏa đáng cho những thông tin tố giác tội phạm.
1.5. Kinh nghiệm
- Có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của lãnh đạo cấp trên, của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với công tác
phòng chống tội phạm; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội; sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân
dân. Vì vậy Đảng, chính quyền các đoàn thể ở địa phương phải thực sự vững mạnh. Do đó để công tác phòng chống tội phạm có
hiệu quả cần phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đồng thời phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, hành
chính, kinh tế, luật, giáo dục...
- Lực lượng Công an là lực lượng nòng cốt phải tích cực, chủ động trong công tác phòng chống tội phạm. Phải xây dựng đội ngũ
vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ. Có phẩm chất đạo đức trong sạch, không bị mua chuộc. Chọn lựa cán bộ vừa có tâm vừa có
tầm. Đào tạo đội ngũ lãnh đạo chỉ huy sắc bén tâm huyết có trình độ và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Phải xây dựng được lực lượng nòng cốt vững mạnh trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc nhất là ở cơ sở. Phát
động mạnh mẽ nhân dân cùng tham gia đấu tranh tạo phong trào quần chúng rộng lớn trấn áp các loại tội phạm, không để chúng
hoạt động.
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2017
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Lập lại kỷ cương pháp luật trên lĩnh vực phòng chống tội
phạm trên địa bàn ; xây dựng môi trường sống lành mạnh; xây dựng nếp sống, thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật; làm giảm cơ bản các loại tội phạm trên địa bàn; mang lại niềm tin cho nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế văn hóa, xã hội trên địa bàn .
1.2. Mục tiêu cụ thể


Làm giảm đáng kể các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn xã; không để hình thành các loại tội phạm có tổ chức, không để
hình thành các băng ổ nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi; đánh nhau có
hung khí, bảo kê...không để tồn tại các tụ điểm phức tạp về cờ bạc, ma túy, mại dâm trên địa bàn xã.
Kiềm chế và làm giảm các tai nạn giao thông trên địa bàn trên cả 3 tiêu chí số người chết, số người bị thương và số vụ tai nạn giao
thông. Không để xảy ra các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn và các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cần có giải pháp đột phá trong công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn . Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa và tấn
công trấn áp các loại tội phạm. Cương quyết giải tán các tụ điểm tệ nạn xã hội. Tăng cường cơ sở vật chất cho lực lượng làm nhiệm
vụ giữ gìn an ninh trật tự, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời những cá nhân khi tham gia đấu tranh hoặc tố giác tội phạm.
Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các cấp, ngành trong công tác phòng chống tội phạm. Xây dựng lượng Công an xã thực
sự trong sạch vững mạnh, từng bước chính quy hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn
hiện nay.
2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn giai đoạn từ nay đến năm 2015
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú để mọi tầng lớp trong xã hội tham
gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn xã.
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng; nhận thức rõ các thủ đoạn hoạt động phạm tội

và tác hại của các loại tội phạm gây ra cho xã hội. Từ đó, có ý thức tự giác tham gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm một
cách tích cực và hiệu quả.
Hình thức tuyên truyền phải gắn liền với thực tiễn của từng địa bàn, địa phương nhưng chủ yếu bằng các hình thức sau: Đài phát
thanh, truyền hình, báo chí panô, áp phích, nói chuyện chuyên đề, hội họp, học tập, chiếu phim..
Hai là, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể phải thường xuyên đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm và tệ nạn xã hội gắn với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xác định đây là nhiệm vụ chung của
cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân. Đẩy mạnh các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn
xã hội có hiệu quả cao nhất ở từng địa phương, cơ sở. Các cấp, các ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, xây
dựng kế hoạch, giải pháp phối hợp cụ thể thiết thực; nhằm thực hiện công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đạt kết quả cao
nhất. Đề cao vai trò của nhà trường, gia đình, nhất là thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và người lớn phải nêu gương tốt và có trách
nhiệm giáo dục quản lý không để học sinh, con em vi phạm pháp luật.
Ba là, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là lực lượng Công an thể hiện vai trò nòng cốt, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
trên lĩnh vực này. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện tốt các nghị quyết liên tịch, phối hợp với các ngành, đoàn thể trong công tác
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nắm chắc tình hình, sẵn sàng đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và hành vi vi
phạm pháp luật khác.
Xây dựng lực lượng phòng chống tội phạm thực sự trong sạch vững mạnh, từng bước chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đủ sức đấu
tranh với các loại tội phạm. Có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng để lực lượng này yên tâm hoàn thành nhiệm vụ, không để tội
phạm mua chuộc, cám dỗ.
Bổn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong công tác phòng chống các loại tội
phạm ở địa bàn cơ sở.
Các cấp uỷ Đảng phải thường xuyên nắm bắt tình hình về tội phạm và tệ nạn xã hội đang diễn ra trên địa bàn, từ đó dự báo tình
hình để có biện pháp chỉ đạo thích hợp cho các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các
hành vi vi phạm trên lĩnh vực này.
Để có được biện pháp đấu tranh có hiệu quả, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải duy trì thường xuyên việc thông tin, báo cáo cho
cấp uỷ về tình hình liên quan đến các loại tội phạm, dự báo được tình hình và tham mưu đề xuất về công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm
Năm là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm.
Các cơ quan chức năng phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm hoàn thiện, đủ mạnh; Xây dựng và
hoàn thiện về tổ chức, cơ cấu, bộ máy cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống tội phạm. Tăng cường cải cách
các thủ tục hành chính tránh mọi biểu hiện phiền hà, tiêu cực. Xây dựng các cơ chế ràng buộc trách nhiệm để quản lý cán bộ tránh

tiêu cực. Quản lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm không để phức tạp về an ninh trật tự.
Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ
của nhân dân, nhân dân tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở khóm ấp, tổ tự quản.
Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Xây dựng được các cá nhân tiêu biểu, khen thưởng kịp thời và đúng mức đối với các cá nhân có thành tích trong việc phòng chống
tội phạm. Làm cho nhân dân ý thức được trách nhiệm của mình đối với hoạt động đấu tranh chống các hành vi vi phạm và tội
phạm, cung cấp kịp thời cho cơ quan Công an những thông tin có liên quan tới hoạt động tội phạm.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các
loại tội phạm.
Bảy là, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Phải
có sự nhất quán về quan điểm xử lý, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội.
Tiếp tục thực hiện việc kiện toàn về bộ máy hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới.
Quá trình hoạt động đấu tranh chống tội phạm phải được thường xuyên sơ, tổng kết tình hình để đúc kết những kinh nghiệm, dự
báo diễn biến tình hình trong thời gian tới để chủ động tham mưu cho cấp uỷ trong công tác lãnh đạo.
Tám là, trong công tác phòng và chống tội phạm, phải lấy phòng là chính, chống phải tích cực và triệt để, hữu hiệu.
Lấy phòng ngừa từ bên trong là chính, phòng ngừa từ xa; công tác phòng ngừa phải tiến hành sâu rộng ngay từ mỗi gia đình, cơ
quan, tổ chức. Kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để tập trung giáo dục, phòng ngừa ngay từ lứa tuổi học sinh.
Đề cao các giá trị truyền thống, đạo đức, nhân văn; nêu gương các bậc tiền nhân đi trước trong lịch sử dân tộc. Củng cố niềm tin
vào các giá trị tinh thần của dân tộc; chủ động hòa nhập nhưng không hòa tan. Tránh tình trạng tự diễn biến, tự sa ngã trong nội bộ.


Đề cao trách nhiệm và tình thương đối với người lầm lỡ, song phải thật nghiêm khắc, bao dung; khơi dậy danh dự, lòng tự trọng
trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ.
Chín là, công tác phòng, chống tội phạm phải được tiến hành đồng bộ liên tục và triệt để. Để giải quyết vấn đề tội phạm một cách
cơ bản và triệt để về mặt chiến lược phải có một chính sách kinh tế văn hóa, xã hội phù hợp: các chính sách lao động việc làm, xã
hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống; chính sách
văn hóa, giáo dục góp phần nâng cao dân trí, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho công dân và chính sách y tế, bảo vệ

sức khỏe nhân dân, góp phần phòng, chống các loại tội phạm.
Ngoài ra, cần tập trung phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng thanh niên nông thôn
để từng bước ổn định cuộc sống cho họ. Phát triển các loại hình vui chơi, giải trí lành mạnh, thể dục, thể thao để thu hút quần
chúng tham gia, qua đó giáo dục họ về ý thức chấp hành pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, trước những diễn biến hết sức khó khăn, khó lường của tình hình kinh tế, xã hội; các loại tội phạm và
các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với tính chất nghiêm trọng và đang gây ra nhiều bức
xúc trong xã hội. Nhưng với quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức xã hội và của
Công an huyện Mang Yang, Gia Lai thì tình hình về tội phạm và các tệ nạn xã hội tại địa bàn đã được từng bước ngăn chặn và
giảm thiểu đáng kể so với trước đây. Đặc biệt đã làm giảm tỷ lệ các vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn, không để tồn tại các băng
nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen; không để tồn tại các điểm tệ nạn xã hội phức tạp; tai nạn giao thông được từng bước kiềm
chế.
Tuy nhiên, công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn xã chưa thực sự vững chắc. Tỷ lệ khám phá án như trộm cắp xe
hon đa, cướp giật còn thấp. Số vụ việc giết người do mâu thuẫn có nguyên nhân xã hội ngày một tăng; các vụ việc như hiếp dâm,
dâm ô với trẻ em cũng diễn biến phức tạp. Các vụ việc đánh nhau có hung khí cũng có chiều hướng gia tăng.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác “Phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn xã từ nay đến năm 2015”, tiểu
luận đã đánh giá, phân tích đặc điểm tình hình, dự báo tình hình hoạt động tội phạm trên địa bàn. Đồng thời, dựa trên cơ sở lý luận
và thực tiễn, để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm trong thời gian tới để góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã cũng như huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai ngày càng tốt đẹp hơn; thực hiện thắng lợi
mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ
Để công tác phòng chống tội phạm trong thời gian tới có hiệu quả, xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:
1. Đối với Trung ương, Chính phủ:
- Cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và các quy định về phòng chống tội phạm đủ mạnh, đủ sức
răn đe, xử lý, trấn áp các loại tội phạm.
- Xây dựng cơ quan bảo vệ pháp luật thực sự trong sạch vững mạnh, đuợc trang bị đầy đủ các phuơng tiện, công cụ, trang thiết bị
hiện đại. Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có trình độ vừa có đạo đức mang lại lòng tin cho nhân dân. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
cho lực luợng đấu tranh phòng chống tội phạm yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ.
- Thành lập một số cơ quan chống tội phạm độc lập có đủ thẩm quyền trong phòng chống tội phạm.
- Ổn định phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nhiều việc

làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động.
2. Đối với cấp Tỉnh và huyện:
- Có cơ chế, chính sách thỏa đáng động viên, khích lệ lực luợng đấu tranh phòng chống tội phạm. Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất
trang thiết bị, phuơng tiện phục cụ công tác đấu tranh chống tội phạm.
- Phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân.
- Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về tội phạm và tệ nạn xã hội tịa địa phuơng.
3. Đối với Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã:
- Hỗ trợ kịp thời kinh phí hoạt động, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công an xã, Bảo vệ dân phố. Quan tâm cải thiện đời sống vật
chất tinh thần, động viên cán bộ chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm; xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư.
- Chỉ đạo các ngành, cấp, đoàn thể và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm.
Với những vấn đề thực tiễn và lý luận, đề tài đã đưa ra các giải pháp và những kiến nghị về công tác đấu tranh phòng, chống các
loại tội phạm, mong đóng góp phần nhỏ vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở để phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương cũng như đất nước ta ngày càng tốt đẹp thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh./.



×