Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Điểm hòa vốn và các quyết định trong quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.08 KB, 41 trang )

Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 3
PHẦN I......................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT..................................................................................................4
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM..........................................................................................................4

1. Chi phí và phân loại chi phí.......................................................................................4

1.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp...................................................................4
1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử..........................................................................4

2. Sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp..........................................................7

2.1. Sản lượng................................................................................................................7
2.2. Lợi nhuận................................................................................................................7

3. Số dư đảm phí (SDĐP).........................................................................................7
4. Tỷ lệ số dư đảm phí..............................................................................................8
5. Đòn bẩy kinh doanh................................................................................................8

II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN.............................................................................................9

1. Khái niệm và ý nghĩa điểm hoà vốn..........................................................................9

1.1. Khái niệm.................................................................................................................9


1.2. Ý nghĩa....................................................................................................................10

2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn....................................................................10

2.1. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trong trường hợp sản xuất kinh doanh một
loại sản phẩm..............................................................................................................10
2.2. Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều loại mặt hàng...............................12
2.3. Doanh thu an toàn và thời gian hoà vốn...................................................................12

3. Ưu điểm và hạn chế của phân tích điểm hoà vốn...............................................13

3.1. Ưu điểm.................................................................................................................13
3.2. Những hạn chế.....................................................................................................14
III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN.................................................................14

1. Định giá bán hoà vốn.................................................................................................14
2. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với đơn giá bán ...............................15
3. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ......................15
4. Phân tích điểm hoà vốn trong sự gia tăng đầu tư.............................................16

IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH.............................................16

1. Thay đổi chi phí....................................................................................................17
2. Thay đổi giá bán.......................................................................................................17
3. Thay đổi kết cấu hàng bán.....................................................................................17
PHẦN II...................................................................................................................... 18
MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ...........................................................................18

Trang 1



Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN...............................................................................18
I.NHẬN DẠNG CHI PHÍ VÀ CÁC NHÓM SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY..............................18

Tập hợp và nhận dạng chi phí..................................................................................18

.......................................................................................................................................19

1. Biến phí..................................................................................................................19
2.Định phí..................................................................................................................28

3. Nhận dạng chi phí hỗn hợp....................................................................................30
II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN...........................................................................................30

1. Phân tích kết cấu các mặt hàng...............................................................................30
2. Số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí các mặt hàng...........................................31
3. Phân tích hoà vốn.....................................................................................................33

3.1. Phân tích hoà vốn chung của công ty......................................................................33
3.2. Phân tích doanh thu hoà vốn từng mặt hàng............................................................33
III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH.......34

1. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định khung giá bán sản
phẩm:.........................................................................................................................34
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí........................................37
KẾT LUẬN................................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40

Trang 2


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá, kế toán doanh
nghiệp cũng phát triển để phù hợp với nền kinh tế mới và doanh nghiệp thực hiện đúng
chế độ của nhà nước, kinh doanh có hiệu quả. Yêu cầu quản lý kinh doanh trong cơ
chế thị trường đòi hỏi thông tin phải đa dạng, phải phản ánh được cả quá khứ, hiện tại,
tương lai của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải quan tâm đến
các thông tin của kế toán quản trị để có cái nhìn trực diện về những vấn đề cần quản lý
tác nghiệp.
Thật vậy, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là
lợi nhuận. Mà lợi nhuận chỉ được tạo ra khi doanh nghiệp biết quan tâm đầu tư đúng
hướng. Mục tiêu lợi nhuận phải tương xứng với chi phí có thể bỏ ra và khả năng sản
xuất của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải luôn nắm bắt được thông tin về chi phí, sản
lượng, lợi nhuận có thể đạt được để trên cơ sở đó mà ra quyết định lựa chọn phương
án kinh doanh có hiệu quả tốt nhất. Và trong kế toán quản trị một nội dung quan trọng
không thể thiếu đó là Phân tích điểm hòa vốn là một trong những công cụ hữu ích cho
nhà quản trị trong việc lựa chọn ra quyết định. Từ tầm quan trọng của đề tài: “Điểm
hòa vốn và các quyết định trong quản trị” nên nhóm chúng em chọn đề tài để phân
tích. Đề tài này gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích điểm hòa vốn doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Một số ví dụ thực tiễn về phân tích điểm hòa vốn, lấy ví dụ công ty dệt
may 29-3

Với thời gian hạn chế cho nên những nội dung đề cập trong đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy để
đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng, tháng 07 năm 2015
Nhóm thực hiện
Trương Thị Kim Cương
Nguyễn Thị Thu Hoài
Trần Thị Thanh Tùng
Nguyễn Thị Yến

Trang 3


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Chi phí và phân loại chi phí
1.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp
Theo kế toán tài chính thì chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh
nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Có nhiều phương pháp phân loại chi phí: Theo chức năng hoạt động kết hợp
công dụng, theo cách ứng xử, theo mối quan hệ với báo cáo tài chính. Trong khuôn
khổ phân tích điểm hòa vốn, nhóm sẽ sử dụng phương pháp phân loại chi phí theo

cách ứng xử.
Mục đích của cách phân loại này trong kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho
việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Nghĩa là căn cứ
vào các thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị sẽ thấy được sự biến
động của chi phí có phù hợp hay không với sự biến động của mức độ hoạt động và từ
đó có các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt các chi phí.
Theo đó, chi phí được chia thành biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất
biến) và chi phí hỗn hợp.
Mô hình phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Biến phí
tỷ lệ

Biến
phí

Biến phí
cấp bậc

Định phí
bắt buộc

Tổng
chi
phí
Địn
h
phí
Chi
phí
hỗn

hợp

Định phí
tuỳ ý

Trang 4


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

1.2.1. Biến phí
Biến phí là khoản chi phí về mặt tổng số sẽ thay đổi với sự thay đổi của mức độ
hoạt động của doanh nghiệp. Biến phi khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không
thay đổi.
Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển…
Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm hai loại: Biến phí tỷ lệ và biến phí
cấp bậc.
+ Biến phí tỷ lệ (Biến phí thực thụ)
Biến phí tỷ lệ là những chi phí biến đổi tuyến tính (có quan hệ tỷ lệ thuận trực
tiếp) với sự biến đổi của mức độ hoạt động. Ví dụ như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm được sản xuất ra.
+ Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều
và rõ ràng, nó sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít. Nói cách khác, biến
phí loại này cũng có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính.
Biến phí cấp bậc bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí bảo trì …

1.2.2. Định phí
Định phí là những chi phí về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ
hoạt động. Ví dụ như: tiền lương cán bộ quản lý, khấu hao TSCĐ (theo phương pháp
đường thẳng), tiền thuê nhà xưởng theo thời gian thuê…
Định phí được xem là không thay đổi theo mức độ hoạt động khi mức độ hoạt
động nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mở
rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thì định phí sẽ tăng lên đến
một phạm vi hoạt động mới.
Sự khác nhau cơ bản giữa biến phí cấp bậc và định phí là: Biến phí cấp bậc có
thể điều chỉnh rất nhanh khi các điều kiện thay đổi còn định phí thường bị ràng buộc ít
nhất là đến hết kỳ kế hoạch mới thay đổi.
Căn cứ vào mức độ cần thiết của định phí thì định phí được chia thành hai loại là
định phí bắt buộc và định phí tùy ý.
+ Định phí bắt buộc
Định phí bắt buộc là những chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động
của doanh nghiệp xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động. Định phí bắt buộc thường
có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi. Ví dụ như chi phí khấu hao TSCĐ, lương của
Trang 5


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

cán bộ quản lý…Định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi. Do vậy, khi
ra những quyết dịnh có liên quan đến định phí bắt buộc nhà quản lý phải cân nhắc rất
kỹ. Chẳng hạn như có mua mới nhà xưởng hay không? Có trang bị hay không một dây
chuyền sản xuất mới?
+ Định phí tuỳ ý

Định phí tùy ý là những chi phí có thể dễ dàng thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tế
của mức độ hoạt động và do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định chẳng hạn như chi
phí quảng cáo, chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiên cứu…
Điểm khác nhau giữa định phí bắt buộc và định phí tùy ý là:
- Định phí tùy ý được lập kế hoạch trong thời kỳ ngắn, định phí bắt buộc có liên
quan đến kế hoạch dài hạn và bao hàm nhiều năm.
- Trong những trường hợp cần thiết thì có thể cắt giảm bớt các định phí tùy ý.
Còn đối với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm.
 Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với
mức hoạt động:
Loại chi phí
a. Biến phí
b. Định phí

Chi phí tính cho 1 sản phẩm

Chi phí tính cho tổng số

Cố định
Thay đổi

Thay đổi
Cố định

1.2.3.Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí và định
phí. Ở một mức độ hoạt động này chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí
nhưng ở một mức hoạt động khác thì nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí.
- Dạng 1: Ở dạng này biến phí chỉ xuất hiện khi mức hoạt động vượt quá mức
hoạt động căn bản.

- Dạng 2: Ở dạng này biến phí phát sinh ngay khi bắt đầu hoạt động.
Chi phí hỗn hợp rất quan trọng vì chúng rất phổ biến ở các doanh nghiệp. Để
phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động kinh doanh và chú trọng
trong quản lý chi phí thì vấn đề đặt ra với những chi phí hỗn hợp là việc xác định
thành phần của nó như thế nào? Vì vậy cần phân tích để lượng hoá và tách riêng yếu tố
biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp sau đó đưa về dạng công thức để thuận tiện
cho việc sử dụng trong phân tích và quản lý kinh doanh.
Phương trình lượng hoá chi phí hỗn hợp có dạng: Y=a + bx
Trong đó:
Y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích
a: Tổng định phí cho mức độ hoạt độngt rong kỳ

Trang 6


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

b: Biến phí cho 1 đơn vị hoạt động
x:Số lượng đơn vị hoạt động
2. Sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1. Sản lượng
Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức bán hàng tại doanh nghiệp, là số lượng sản
phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.
Sản lượng bao gồm :
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch, theo thực tế.
- Doanh thu tiêu thụ
2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Lợi

nhuận là phần thưởng cho nhà doanh nghiệp, có lợi nhuận nhà doanh nghiệp mới gia
tăng đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là phần giá trị dôi ra sau khi lấy doanh thu bù đắp tất cả các khoản chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính lợi nhận:
Lợi nhuận

= Doanh thu

-

Chi phí

3. Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. Số dư đảm phí trước hết
dùng để bù đắp định phí, phần còn lại là lợi nhụân trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu số
dư đảm phí không đủ để trang trải định phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ, doanh nghiệp có
lãi khi số dư đảm phí lớn hơn định phí, và hoà vốn khi số dư đảm phí bằng định phí.
Số dư đảm phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm được gọi là phần đóng góp. Vậy phần
đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ đi biến phí đơn vị. Số dư đảm phí
có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Nếu gọi: p: đơn giá bán
q: số lượng sản phẩm tiêu thụ
vc: biến phí đơn vị
Ta có:
Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm: CMU=p –vc
Tổng số dư đảm phí 1 sản phẩm: CM=(p –vc)*q
Số dư đảm phí biểu thị mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Khi điểm hòa
vốn đã đạt được thì thu nhập thuần túy sẽ tăng dần theo từng đơn vị sản phẩm bán tăng
thêm. Tuy nhiên để biết lợi nhuận sẽ như thế nào ở các mức độ hoạt động khác nhau,

người quản lý không cần thiết phải lập toàn bộ các báo cáo thu nhập, mà chỉ cần lấy số

Trang 7


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

lượng đơn vị sản phẩm được bán trên điểm hòa vốn nhân với số dư đảm phí cho một
đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận =

Số lượng
phẩm đã bán

sản

-

Số lượng sản
Số dư đảm phí 1 đơn
x
phẩm hòa vốn
vị sản phẩm

Tóm lại chúng ta có thể nói rằng SDĐP trước hết dùng để trang trải các chi phí
bất biến và một khi sản phẩm được bán chưa đạt điểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị
lỗ. Khi điểm hòa vốn dã đạt được thì thu nhập thuần túy sẽ tăng dần theo SDĐP đơn vị

tính cho từng đơn vị sản phẩm bán tăng thêm.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ đúng khi xét từng mặt hàng còn đối với trường hợp
sản xuất nhiều loại mặt hàng thì chỉ tiêu này không giúp các nhà quản lý có chiếc nhìn
tổng quát ở góc độ toàn xí nghiệp, bởi vì sản lượng của từng loại sản phẩm không thể
tổng ở toàn xí nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ
lệ số dư đảm phí.
4. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng số dư đảm phí
với tổng doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán sản phẩm.
Goi Rcm là tỷ lệ số dư đảm phí, S là doanh thu
Ta có:
CM
(p-v)q
p-v
Rcm =
* 100% =
* 100% =
* 100%
S
p.q
p
Tỷ lệ số dư đảm phí biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Tỷ lệ số
dư đảm phí rất có ích vì nó phản ánh SDĐP sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi có sự
biến động trong doanh thu. Các nhà quản lý có xu hướng sử dụng tỷ lệ để dự tính lợi
nhuận hơn là sử dụng SDĐP theo số tuyệt đối. Vì sử dụng số tỷ lệ sẽ thuận tiện hơn
trong việc so sánh giữa nhiều sản phẩm khác nhau.
Trong những điều kiện sản xuất như nhau thì nguời quản lý sẽ thích thú với
những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao, vì nếu tỷ lệ SDĐP của sản phẩm này cao hơn sản
phẩm khác thì SDĐP của nó sẽ cao hơn sản phẩm khác khi có cùng 1 đồng tăng thêm
trong doanh thu.

5. Đòn bẩy kinh doanh
- Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi lợi
nhuận với tốc độ thay đổi doanh thu.

Trang 8


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

- Đòn bẩy kinh doanh là một thuật ngữ phản ánh mức độ sử dụng định phí trong
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì
doanh nghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại. Nói cách
khác doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn
hơn biến phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động
và ngược lại.
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh luôn lớn hơn 1
- Công thức xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
Độ lớn đòn bẩy
=
kinh doanh(K)

Doanh thu - Biến phí

SDĐP
=

Doanh thu - Biến phí - Định phí


SDĐP - Định phí

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định,
khi có 1 % thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói
cách khác, khi doanh thu thay đổi 1 % thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp một công
cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên và doanh thu dã vượt qua điểm hòa
vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu có thể dự kiến tăng lên một tỷ lệ lớn
hơn về lợi nhuận.
II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN
Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định
mức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trình
hoạt động đó. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối
lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí bỏ ra, tức là đạt hòa
vốn.
1. Khái niệm và ý nghĩa điểm hoà vốn
1.1. Khái niệm
Điểm hoà vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là
một điểm tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng chi phí bất biến (định phí). Điểm hoà
vốn có thể xác định bằng doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn. Ở vào thời điểm
này có ba yếu tố được xác định:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)
- Doanh số tiêu thụ (bằng tiền)
- Thời gian đạt hòa vốn trong năm (thời gian)

Trang 9


Nhóm K29 QTR.ĐN


GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

1.2. Ý nghĩa
Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện
về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đó chính là việc chỉ rõ:
- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt được điểm hòa vốn
- Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ,
doanh thu
- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong
muốn.
Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh
một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng bao
nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanh
nghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao.
2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn
2.1. Phương pháp xác định điểm hòa vốn trong trường hợp sản xuất kinh
doanh một loại sản phẩm
2.1.1. Phương pháp xác định điểm hòa vốn
a. Phương pháp phương trình (đồ thị)
Doanh thu hoà vốn là doanh thu ở mức sản lượng hoà vốn.
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Tại điểm hoà vốn thì : Lợi nhuận = 0
Doanh thu = Biến phí + Định phí
Qhv * p = v * Qhv + F
F
p - v
p- đơn giá bán
F :Tổng định phí
Qhv-số lượng sản phẩm hoà vốn v :Biến phí đơn vị

Qhv

Trong đó:

Sản lượng hoà vốn

=

=

Tổng định phí
Đơn giá bán - Biến phí đơn vị

Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn * Đơn giá bán

Trang 10


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

b. Phương pháp số dư đảm phí
Phương pháp này dựa trên quan điểm :cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số
dư số đảm phí (p-v) để trang trải. Vì vậy khi biết được định phí và số dư đảm phí của
một đơn vị sản phẩm thì:
Sản lượng
Tổng định phí
=
hoà vốn

Số dư đảm phí đơn vị
F
Số dư đảm phí đơn vị
Và biết được tỷ lệ số dư đảm phí thì:
Doanh thu
Tổng định phí
=
hoà vốn
Tỷ lệ số dư đảm phí
Qhv

=

2.1.2. Đồ thị hòa vốn
a. Đồ thị chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Đồ thị tổng quát: Đồ thị tổng quát biểu thị toàn bộ mối quan hệ chi phí – sản
lượng – lợi nhuận và làm nổi bật diểm hòa vốn.
Chi phí
Y
Đường doanh thu
Lãi Tổng chi phí (y = a+bx)
a

Đường định phí (y = a)
Lỗ

Mức hoạt động
Tại điểm mà hai đường doanh thu và chi phí gặp nhau là điểm hòa vốn, phía bên
trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi.
Đồ thị dạng phân biệt: Đồ thị này phản ánh rõ ràng từng phần một các khái niệm

của mối quan hệ C-V-P là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận thuần.
Chi phí

lãi thuần
Chi phí
Số dư đảm phí
Định phí
Đường định phí

Lỗ

Biến phí

Mức độ hoạt động

Trang 11


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

b. Đồ thị lợi nhuận
Đồ thị lợi nhuận là một dạng đồ thị khác đồ thị khác đồ thị C-V-P, nó nhấn mạnh
một cách trực tiếp đến sự thay đổi của lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.
*Đồ thị lợi nhuận
Chi phí
Đường lợi nhuận
Lãi


Đường DT hoà vốn

Lỗ
Định phí

Mức độ hoạt động
2.2. Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều loại mặt hàng
Trong trường hợp kinh doanh nhiều loại mặt hàng, mỗi mặt hàng sẽ có giá bán
khác nhau. Do đó việc xác định điểm hòa vốn trong trường hợp này sẽ mang tính
tương đối theo chỉ tiêu bình quân.
Các bước để xác định doanh thu hoà vốn chung trong trường hợp này:
- Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Tỷ lệ của mặt hàng i

Doanh thu của từng mặt hàng i
Tổng doanh thu

=

2: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng i
Tỷ lệ SDĐP bình quân =



n
i =1

* 100%


Bước

Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i

- Bước 3: Xác định doanh thu hoà vốn chung theo công thức
Doanh thu
Tổng định phí
=
hoà vốn
Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
-Bước 4: Xác định doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng
DTHV(i) = DTHV x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng i
Qhv(i)

=

DTHV(i)
Pi

2.3. Doanh thu an toàn và thời gian hoà vốn
2.3.1. Doanh thu an toàn
Trang 12


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

Là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được trong kỳ và doanh thu hoà
vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn thể hiện theo số tương đối và số tuyệt đối.

Mức doanh
Mức doanh thu
Mức
doanh
=
thu an toàn
thực hiện được
thu hoà vốn
Mức doanh
thu an toàn =
mặt hàng i

Mức doanh thu
thực hiện được mặt hàng i

Tỷ lệ doanh thu an toàn =

Mức
doanh
thu hoà vốn
mặt hàng i

Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu thực hiện được

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức
doanh thu hoà vốn như thế nào, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh
nghiệp và đặc biệt khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho biến phí mà thôi, vì định phí
đã được bù đắp tại doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện
tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc rủi ro trong kinh doanh càng

thấp và ngược lại.
2.3.2. Thời gian hoà vốn
Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một
kỳ kinh doanh. Và cách xác định này sẽ định hướng cho nhà quản lý biết được khi nào
doanh nghiệp sẽ được hoà vốn, để từ đó nhà quản lý đưa ra các biện pháp bằng các
sách lược bán hàng cụ thể để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhằm rút ngắn thời gian hoà
vốn.
Công thức xác định:

Thời gian hoà vốn

=

Doanh thu hoà vốn
Doanh thu bình quân một ngày

Doanh thu bình quân một ngày =

Doanh thu trong kỳ
Số ngày trong kỳ

3. Ưu điểm và hạn chế của phân tích điểm hoà vốn
3.1. Ưu điểm
Việc phân tích điểm hoà vốn được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó có một số ứng dụng quan trọng sau:

Trang 13


Nhóm K29 QTR.ĐN


GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

+ Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.
+ Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư.
+ Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay dự án đầu tư.
3.2. Những hạn chế
Qua việc phân tích điểm hoà vốn, ta thấy để việc phân tích chi phí trong mối
quan hệ với sản lượng, lợi nhuận thực hiện được thì các điều kiện sau phải được thoả
mãn:
+ Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.
+ Hầu hết các kết cấu của chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục
không thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí. Bởi vậy
rất khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn với kết cấu chi phí phức tạp và việc phân chia
chỉ là tương đối.
+ Trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất
nhiều loại. Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại
sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
+ Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết
quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao.
Như vậy ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí
thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa doanh
nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến
phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự
biến động nhỏ nào của doanh thu cũng tạo ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Do vậy
khi doanh thu vượt qua điểm hoà vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có
tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận.
III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
1. Định giá bán hoà vốn
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì sản lượng tiêu thụ của mỗi

mặt hàng luôn thay đổi, mỗi khi đặt hàng với số lượng nhiều hơn thì khách hàng luôn
đòi hỏi giá bán phải ở mức thấp hơn trước đây. Còn với doanh nghiệp giá bán phải
mang lại được lợi nhuận hay ít nhất cũng để hoà vốn đối với mọi doanh nghiệp luôn
luôn rất quan trọng.
Từ phương trình lợi nhuận ta có thể xác định giá bán hoà vốn ứng với mức sản
lượng bằng công thức:

Trang 14


Nhóm K29 QTR.ĐN

Giá bán hoà vốn

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

=

Biến phí đơn vị

+

Định phí
Sản lượng

Sau khi xác định được giá bán hoà vốn thì doanh nghiệp có thể xác định được giá
bán để có lãi bằng cách:
Giá bán có lãi

=


Giá bán hoà
+
vốn

Tổng lợi nhuận mong muốn

Sản lượng
2. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với đơn giá bán
Điểm hoà vốn trong điều kiện giá thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến khi giá thay đổi, cần xác
định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hoà vốn với đơn giá tương ứng đó.
Giá bán tăng, giả định biến phí không đổi sẽ làm cho số dư đảm phí tăng lên vì
vậy sản lượng hoà vốn sẽ giảm xuống.
Khi giá bán tăng lên làm cho điểm hoà vốn trở nên gần hơn. Trên đồ thị, khi giá
bán tăng tức độ dốc của phương trình doanh thu lớn, đường biểu diễn của doanh thu
trở nên đứng hơn.
Doanh thu, chi phí
Doanh thu mới
Doanh thu cũ
Tổng Chi phí
Định phí
Q1 Q2
Sản lượng
Sản lượng hoà vốn dịch chuyển từ Q1 về Q2
3. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán
Kết cấu hàng bán là mối quan hệ kết hợp giữa các loại sản phẩm của một Công
ty. Người quản lý cố gắng đạt được kết cấu có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Đa số
các Công ty có nhiều loại sản phẩm và những loại sản phẩm này thường mang lại lợi
nhuận nhu nhau. Như vậy lợi nhuận trong một chừng mực nào đó phụ thuộc vào kết

cấu hàng bán mà người quản lý có khă năng đạt được. Lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu các
loại sản phẩm có SDĐP cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số và ngược lại. Kết cấu
hàng bán là thước đo hiệu quả của bộ phận thương mại và bộ phận này định ra kết cấu
đó.
Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khác
nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng mà tỷ trọng các mặt hàng đó biến động

Trang 15


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

giữa các kỳ phân tích, thì điểm hoà vốn cũng thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý
giữa các mặt hàng bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng đến lợi
nhuận.
Doanh thu hoà vốn =
Với : Tỷ lệ SDĐP bình quân =

Định phí
Tỷ lệ SDĐP bình quân



n

i =1

Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng i


Ta thấy: nếu tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí
lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm
phí bình quân tăng lên, doanh thu hoà vốn giảm, doanh thu an toàn tăng lên, rủi ro
doanh nghiệp giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
4. Phân tích điểm hoà vốn trong sự gia tăng đầu tư
Trong quá trình hoạt động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm là công việc cần thiết và luôn được sự quan tâm của các doanh
nghiệp. Gia tăng đầu tư có thể hạ thấp biến phí cho sản phẩm, tuy nhiên chi phí bất
biến sẽ tăng lên do chi phí khấu hao tăng.
Năng lực hoạt động của doanh nghiệp tăng cao- tức sản lượng tối đa mà với chi
phí bất biến mới có thể đảm đương cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điểm hoà vốn bấy giờ
cũng sẽ thay đổi và trở nên “xa hơn”. Vùng lãi trước đây với chi phí bất biến cũ trở
thành vùng lỗ với chi phí bất biến mới. Vì vậy sự đầu tư phải dựa trên cơ sở dự báo thị
trường và phải cân nhắc thận trọng
Đồ thị biểu diễn:
Chi phí,doanh thu
Đường doanh thu
Tổng chi phí( mới)
Tổng chi phí(cũ)
Định phí (mới)
Định phí(cũ)
Q1 Q2
Sản lượng
Q1: Sản lượng hoà vốn khi chưa gia tăng đầu tư
Q2: Sản lượng hoà vốn khi gia tăng đầu tư
IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH
Việc phân tích điểm hòa vốn phải luôn thoả mãn một số điều kiện nhất định
nhưng trên thực tế thì thị trường luôn có biến động. Vì vậy các nhà quản lý luôn vận


Trang 16


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

dụng việc phân tích một cách triệt để để đưa ra quyết định. Dưới đây là một số ứng
dụng:
1. Thay đổi chi phí
+ Thay đổi biến phí : Sự thay đổi biến phí ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, biến
phí thay đổi trong các trường hợp: cải tổ sản xuất, thay đổi các yếu tố đầu vào…Nếu
việc giảm biến phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì doanh
nghiệp sẽ có lợi. Và khi có sự thay đổi của biến phí thì hướng giải quyết của nhà quản
lý là phải tập trung vào việc tăng doanh thu để độ tăng doanh thu lớn hơn độ tăng của
biến phí đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Thay đổi định phí: Thông thường muốn thay đổi định phí thì có thể tác động
vào phần định phí mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Khi có sự thay đổI về định
phí và số lượng sản phẩm sản xuất ra thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo. Nếu doanh nghiệp
muốn thay đổi định phí trong thời kỳ kinh doanh thì ứng dụng khái niệm số dư đảm
phí hay đòn bẩy kinh doanh để xem lợi nhuận tăng hay giảm.
+ Thay đổi biến phí và định phí: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà
quản trị luôn mong muốn có kết cấu chi phí tương đối. Giả sử muốn tăng cường máy
móc (tăng định phí) với hy vọng làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm (biến phí
giảm), nếu tăng định phí mà biến phí giảm với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ tăng của định phí thì
số dư đảm phí tăng một lượng lớn hơn định phí, từ đó làm cho sản lượng hoà vốn giảm
chắc chắn doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.
2. Thay đổi giá bán
Việc thay đổi giá bán sẽ làm cho lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi theo điều này
làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận. Khi giảm giá bán làm cho số dư đảm phí

giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, sản lượng hoà vốn tăng. Vấn đề đặt ra là giảm giá bán
đến mức nào để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra đối sách hợp lý để
đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và đạt được chiến lược kinh doanh đã đặt ra.
3. Thay đổi kết cấu hàng bán
Việc thay đổi này sẽ làm cho số dư đảm phí bình quân và tỷ lệ SDĐP bình quân
thay đổi theo, làm ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu hoà vốn. Từ đó có thể thấy
thay đổi kết cấu hàng bán có thể gây ra lãi, lỗ trong doanh nghiệp, với sản phẩm có số
dư đảm phí cao thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi sản lượng tiêu thụ tăng.

Trang 17


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

PHẦN II
MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ
PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
( Số liệu sử dụng trong bài được trích từ Phòng kế toán
Công ty cổ phần dệt may 29-3 Đà Nẵng )
I.

NHẬN DẠNG CHI PHÍ VÀ CÁC NHÓM SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
 Tập hợp và nhận dạng chi phí

Phân tích điểm hòa vốn đòi hỏi các khoản mục chi phí phải được phân ra thành
biến phí và định phí. Bởi vậy bên cạnh tập hợp số liệu theo cách thông thường để phục
vụ cho kế toán tài chính, Công ty cần thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử của
chi phí và đồng thời phải tập hợp chi phí phát sinh theo phân loại này trong từng quý

để có cơ sở số liệu tiến hành phân tích.
BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ
Khoản mục chi phí
1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+Chi phí nguyên vật liệu chính
+Chi phí nguyên vật liệu phụ
2.Chi phí nhân công trực tiếp
+Tiền lương CNTT sản xuất
+Phụ cấp,BHXH,BHYT
+KPCĐ
3.Chi phí sản xuất chung
+Chi phí nhân viên phân xưởng
+BHXH,BHYT
+KPCĐ
+Chi phí vật liệu dệt (phụ tùng thay
thế)
+Chi phí công cụ
+Chi phí khấu hao
+Thêm giờ
+Chi phí vận chuyển, chi phí nhiên
liệu
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
-Chi phí điện nước

TK Biến phí
621
X
X
622
X


Định phí

CP hỗn hợp

X
X
627
X
X
X
X
X
X
X
X

X

Trang 18


Nhóm K29 QTR.ĐN
-Sửa chữa thường xuyên
+Chi phí bằng tiền khác
+Chi phí ca 3,độc hại
4.Chi phí bán hàng
+Chi phí nhân viên bán hàng
+Chi phí khấu hao
+Chi phí dụng cụ

+Hoa hồng bán hàng
+Chi phí vật liệu bao bì
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
+Chi phí bằng tiền khác
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
+Phí chuyển tiền
+Chi phí nhân viên quản lý
+Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng
+Chi phí khấu hao
+Thuế phí, lệ phí
+Chi phí dự phòng
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
+Chi phí bằng tiền khác

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh
X
X
X
641
X
X
X
X
X
X
X
642
X
X
X

X
X
X
X
X

1. Biến phí
1.1. Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm. Chúng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí.
Dựa vào định mức tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp và đơn giá vật liệu chính
ta tính được biến phí đơn vị một khăn thành phẩm sản xuất của từng mặt hàng.
Nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm được xác định theo
công thức sau:
Chi phí nguyên vật
Định mức lượng nguyên
Đơn giá bình
chính tiêu hao cho một = vật liệu chính cho một X quân nguyên vật
đơn vị sản phẩm
đơn vị sản phẩm
liệu chính
Tổng biến phí NVLC = Biến phí đơn vị NVLC x Số lượng sản phẩm sản xuất
Ta có đơn giá bình quân nguyên vật liệu chính năm 2013=35143.3( đ/kg)

Trang 19


Nhóm K29 QTR.ĐN


GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

BẢNG BIẾN PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH NĂM 2013
ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
1.Khăn 28x40
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80
6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng tắm
10.Các loại khác
Tổng

Sản lượng
thực tế
(chiếc)
96,000
730,200
501,200
66,340
88,600
175,120
92,500
530,100
450

11,109,800
13,390,310

ĐMức
sợi(kg/c)
0.025
0.048
0.045
0.110
0.085
0.120
0.170
0.090
1.000

Đơn giá sợi
bquân(đ/kg)
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30
35,143.30

Bphí đơn
vị NVLC

878.58
1,686.88
1,581.45
3,865.76
2,987.18
4,217.20
5,974.36
3,162.90
35,143.30
1,581.45

Tổng biến
phí NVLC
84,343,680.00
1,231,758,607.68
792,621,988.20
256,454,717.42
264,664,192.30
738,515,363.52
552,628,392.50
1,676,651,699.70
15,814,485.00
17,569,593,210.00
23,183,046,336.32

Các khoản biến phí vật liệu phụ và các khoản biến phí sản xuất chung được phân
bổ dựa vào biến phí đơn vị một sản phẩm chuẩn và hệ số của từng mặt hàng .
(1) Tổng số lượng sản phẩm quy đổi về sản phẩm chuẩn=




(Số lượng sản phẩm

i x hệ số sản phẩm i)
(2) Biến phí đơn vị một
Tổng biến phí vật liêu phụ
=
sản phẩm chuẩn
Tổng sản phẩm chuẩn
(3) Biến phí đơn vị vật liệu phụ một sản phẩm = Biến phí đơn vị một sản phẩm
chuẩn * Hệ số từng sản phẩm
(4) Tổng biến phí vật liệu phụ = Biến phí đơn vị VLP * Số lượng sản phẩm sản
xuất
Tổng chi phí nguyên vật liệu phụ năm 2013 = 3,228,765,571 Đ
Biến phí NVL phụ một đơn vị sản phẩm chuẩn =

3,228,765,571
=123.7(đ/sp)
26,100,600

BẢNG BIẾN PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ NĂM 2013
ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
1
1.Khăn 28x40

Sản lượng
(chiếc)
2

96,000

Hệ
số
3
1.00

Số lượng sản
phẩm quy đổi
4=3*2
96,000

Bphí đơn
vị NVL phụ
5=3*(123.7)
123.70

Tổng biến phí
NVL phụ
6=2*5
11,875,200.00

Trang 20


Nhóm K29 QTR.ĐN
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80

6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng tắm
10.Các loại khác
Tổng

730,200
501,200
66,340
88,600
175,120
92,500
530,100
450
11,109,800

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh
1.92
1.80
4.40
3.40
10.0
6.80
3.60
40

13,390,310

1,401,984

902,160
291,896
301,240
1,751,200
629,000
1,908,360
18,000
18,800,760

237.50
222.66
544.28
420.58
1,237.00
841.16
445.32
4,948.00
116.50

26,100,600

173,425,420.80
111,597,192.00
36,107,535.20
37,263,388.00
216,623,440.00
77,807,300.00
236,064,132.00
2,226,600.00
1,294,291,700.00

2,197,281,908.00

Căn cứ vào số liệu Bảng 1 và Bảng 2 ta tính được biến phí nguyên vật liệu trực
tiếp của từng sản phẩm được trình bày ở bảng sau:
BẢNG BIẾN PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP NĂM 2013
ĐVT: Đồng
Tên sản phẩm
1.Khăn 28x40
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80
6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng tắm
10.Các loại khác
Tổng

Sản lượng
(chiếc)

Biến phí
đơn vị
NVLC

96,000
730,200
501,200
66,340

88,600
175,120
92,500
530,100
450
11,109,800

878.58
1,686.88
1,581.45
3,865.76
2,978.18
4,217.20
5,974.36
3,162.90
35,143.30
1,581.45

Biến phí
đơn vị
NVL phụ
123.70
237.50
222.66
544.28
420.58
1,237.00
841.16
445.32
4,948.00

116.50

13,390,310

Tổng bphí
đvị NVL
trực tiếp
1,002.28
1,924.38
1,804.11
4,410.04
3,398.76
5,454.20
6,815.52
3,608.22
40,091.30
1,697.95

Tổng biến phí
NVL trực tiếp
96,218,880.00
1,405,184,028.48
904,219,180.20
292,562,252.62
301,927,580.30
955,138,803.52
630,435,692.50
1,912,715,831.70
18,041,085.00
18,863,884,910.00

25,380,328,244.32

Tổng biến phí NVLTT =Tổng biến phí NVLC + Tổng biến phí NVLP
1.2. Biến phí nhân công trực tiếp
Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương theo
sản phẩm.
+ Lương theo sản phẩm: lương được trả căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản
xuất ra và định mức lương của từng sản phẩm hoàn thành.
Tổng lương theo = Số lượng sản X
sản phẩm phải trả
phẩm sản xuất

Đơn giá tiền
lương sản phẩm

Trang 21


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

Từ công thức trên ta thấy, tiền lương theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản
xuất là biến phí. Ngoài ra còn có biến phí KPCĐ.
+ Chi phí KPCĐ=2% Tổng lương thực tế
Mà:
Lương thực trả = Lương theo sản phẩm +( phụ cấp, ăn ca + khen thưởng) (nếu có),
lương theo sản phẩm là biến phí.
Do đó: KPCĐ = 2% Lương theo sản phẩm là biến phí
BẢNG LƯƠNG SẢN PHẨM NĂM 2013

ĐVT: Đồng
Tên sản
phẩm
1.Khăn 28x40
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80
6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng tắm
10.Các loại khác
Tổng

Sản lượng
(chiếc)
96,000
730,200
501,200
66,340
88,600
175,120
92,500
530,100
450
11,109,80
0
13,390,310


Đơn giá
Lương
180
346
325
792
612
1800
1225
648
7200

Lương sản
phẩm
17,280,000
252,649,200
162,890,000
52,541,280
54,223,200
315,216,000
113,312,500
343,504,800
3,240,000

238.02 2,644,354,596
3,959,211,576

Tổng lương theo sản phẩm năm 2013 = 3,959,211,576 đồng
→Biến phí KPCĐ= 0.02* 3,959,211,576 = 79,184,231 Đ
Phụ cấp ăn ca: 280,540,900

→Định phí KPCĐ = 0.02*280,540,900 = 5,610,818
BHXH,BHYT = 400,520,275
BẢNG BIẾN PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM 2013
ĐVT: Đ ồng
Tên

sản

phẩm Sản lượng Đgiá
(chiếc)
lương

(1)
1.Khăn 28x40
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80

(2)
96,000
730,200
501,200
66,340
88,600

(3)
180
346
325

792
612

KPCĐ

Biến phí đvị Tổng biến phí
NCTT
nhân công t.tiếp

(4)=2%*(3)
3.6
6.92
6.5
15.84
12.24

(5)= (3)+ (4)
183.6
352.92
331.5
807.84
624.24

(6)
17,625,600.00
257,702,184.00
166,147,800.00
53,592,105.60
55,307,664.00


Trang 22


Nhóm K29 QTR.ĐN
6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng tắm
10.Các loại khác
Tổng

175,120
92,500
530,100
450
11,109,800
13,390,310

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh
1800
1225
648
7200
238.02

36
24.5
12.96
144
4.7604


1836
1249.5
660.96
7344
242.7804

321,520,320.00
115,578,750.00
350,374,896.00
3,304,800.00
2,697,241,687.92
4,038,395,807.52

1.3. Biến phí sản xuất chung
+ Biến phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên phục vụ phân
xưởng: bộ phận này được hưởng lương theo sản phẩm gián tiếp,cộng với phụ cấp(nếu
có). Quỹ lương theo sản phẩm gián tiếp của nhân viên phân xưởng bằng 12% lương
theo sản phẩm của công nhân trực tiếp - cho nên đây là khoản biến phí (được tính ở
Bảng biến phí sản xuất chung)
Chi phí BHXH, BHYT và các khoản phụ cấp (nếu có) là định phí. Còn KPCĐ là
chi phí hỗn hợp.
+ Biến phí nhiên liệu: nhiên liệu sử dụng cho máy chạy, bôi trơn máy, đốt lò
hơi…gồm có: dầu CS32, dầu Diezel, dầu Mazut, dầu nhờn HD220…Chi phí nhiên
liệu cũng biến động tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất nên đây là khoản biến
phí.
Các biến phí sản xuất chung được tính theo số lượng sản phẩm đã quy đổi về sản
phẩm tiêu chuẩn. Ta có cách quy đổi sản phẩm tiêu chuẩn như sau:
Tổng số lượng sản phẩm quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn =




(Hệ số từng loại sản

phẩm i x Số lượng sản phẩm i)
Ta có: Tổng chi phí nhiên liệu năm 2013=920,887,280 Đồng
Biến phí nhiên liệu 1 đơn vị sản phẩm chuẩn =

920,887,280
=35.28
26,100,600

+ Biến phí vật liệu dệt (phụ tùng thay thế): chủ yếu là các loại phụ tùng thay
thế:curoa, phốt dầu, ổ bi, kim may…các loại này luôn phải thay thế theo mức độ hoạt
động của máy móc nên là biến phí.
Chi phí vật liệu dệt(phụ tùng thay thế) năm 2013= 342,000,000 Đồng
Biến phí phụ tùng thay thế 1 đơn vị sp chuẩn =

342,000,000
=13.10
26,100,600

+Biến phí vận chuyển bốc vác nhập vật liệu:
Tổng chi phí vận chuyển, bốc vác vật liệu dệt năm 2013=298,000,000 Đồng
Biến phí vận chuyển cho 1 đơn vị sp chuẩn =

298,000,000
=11.42
26,100,600


Trang 23


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

+Biến phí sữa chữa thường xuyên: tại Công ty không xây dựng kế hoạch sửa
chữa nhỏ, khi nào phát sinh hư hỏng thì mới tiến hành sửa chữa, mà sự hư hỏng này
phụ thuộc vào mức độ hoạt động của máy nghĩa là cũng phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm nên đây là khoản biến phí.
Tổng chi phi sửa chữa thường xuyên năm 2013= 226,056,415 Đồng
Biến phí sữa chữa thường xuyên cho 1 đơn vị sp chuẩn =

226,056,415
=8.66
26,100,600

+Biến phí điện, nước: Tại Công ty chi phí điện, nước được xem là chi phí hỗn
hợp vì nó mang đặc điểm của cả biến phí và định phí. Trong điều kiện bình thường thì
các chi phí này tương đối ổn định nằm trong một định mức cho phép với đơn giá cố
định nên được xem là khoản định phí, nhưng trong trường hợp có nhiều đơn đặt hàng
thì sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn làm chi phí điện, nước tăng lên vượt ra khỏi định
mức quy định và phải trả thêm một khoản chi phí cho số vượt mức đó - đây chính là
khoản biến phí. Vì vậy chi phí điện, nước là chi phí hỗn hợp. Để tách biến phí và định
phí từ chi phí hỗn hợp thì ta có nhiều cách nhưng để chính xác hơn trong đề tài này sử
dụng phương pháp bình phương bé nhất.
Phương trình chi phí hỗn hợp có dạng: Y = a +bx
a : Định phí động lực
x:Số luợng sản phẩm của từng tháng

b : Biến phí đơn vị động lực
Y: chi phí động lực của từng tháng
Ta tập hợp chi phí động lực phát sinh trong 4 quý căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản
62717. Từ đó ta lập bảng:
Quý

Sản lượng quy
Chi phí động lực(Y)
đổi(X)

X2

XY

I

6,020,100

415,266,498 36,241,604,010,000

2,499,945,844,609,800

II

6,820,000

436,480,000

46,512,400,000,000


2,976,793,600,000,000

III

6,060,090

397,397,584 36,724,690,808,100

2,408,265,124,822,560

IV

7,200,410

463,778,408

3,339,394,686,747,280

TC

26,100,600

Ta có hệ phương trình:

51,845,904,168,100

1,712,922,490 171,324,598,986,200 11,224,399,256,179,600





Y=na +b ∑ X
XY= a ∑ X +b



X2

1,712,922,490 = 4a + 26,100,600 b
11,224,399,256,179,600= 26,100,600 a + 171,324,598,986,200 b
a =123,784,611
b =46.66
Trang 24


Nhóm K29 QTR.ĐN

GVHD: GS.TS. Trương Bá Thanh

Vậy phương trình chi phí động lực hàng quý là:
Y = 123,784,611 + 46.66 X
Suy ra biến phí điện nước tính của một đơn vị sản phẩm là 46.66 đ và định phí
hàng quý là 123,784,611 Đ. Ta có định phí động lực cả năm 2013 là:495,138,444Đ.
Ta có biến phí sản xuất chung của các loại sản phẩm năm 2013 như sau

BẢNG BIẾN PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2013
ĐVT: Đồng

Tên sản
phẩm

1.Khăn 28x40
2.Khăn 28x41
3.Khăn 30x60
4.Khăn 35x70
5.Khăn 48x80
6.Khăn 65x130
7.Khăn 50x100
8.Khăn 34x75
9.Áo choàng
tắm

Bphí
đvị NV Bphí
BP đvị
Sản lượng
phân
đvị
phụ tùng BP đvị
BP đvị BP đvị SC BPđơn vị
(chiếc) Hệ số xưởng nhiên liệu thay thế v/huyển điện nước t.xuyên
SXC
96,000
1 22.03
35.28
13.1
11.42
46.66
8.66 137.15
730,200 1.92 42.35
67.74

25.15
21.93
89.59
16.63 263.39
501,200
1.8 39.78
63.5
23.58
20.56
83.99
15.59 247.00
66,340
4.4 96.94
155.23
57.64
50.25 205.30
38.1 603.46
88,600
3.4 74.91
119.95
44.54
38.83 158.64
29.44 466.31
175,120
10 220.32
352.8
131
114.2 466.60
86.6 1371.52
92,500

6.8 149.94
239.9
89.08
77.66 317.29
58.89 932.76
530,100
3.6 79.32
127.01
47.16
41.11 167.98
31.18 493.76
450

40 881.28

10.Các loại khác 11,109,800

29.13

Tổng

13,390,310

1411.2

524

456.8 1866.40

346.4 5486.08


Tổng
biến phí
SXC
13,166,400.00
192,325,333.44
123,795,397.60
40,033,801.76
41,315,420.40
240,180,582.40
86,280,115.00
261,740,055.60
2,468,736.00

200.1 2,223,070,980.00
3,224,376,822.20

Biến phí đơn vị nhân viên phân xưởng = 12% *Biến phí đơn vị nhân công trực
tiếp.(1)
Biến phí đơn vị nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vận chuyển, điện nước, sữa chữa
thường xuyên = Biến phí đơn vị tính cho một sản phẩm chuẩn *Hệ số của từng loại
khăn.(2)
Biến phí đơn vị SXC = (1) +(2)
Tổng biến phí SXC = (1) * Số lượng sản phẩm sản xuất + (Tổng BPĐVị nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vận chuyển, đđiện nước, sữa chữa thường xuyên)* Số lượng
SP sản xuất
1.4. Biến phí bán hàng
+ Biến phí vật liệu bao bì: vật liệu bao bì để đóng gói sản phẩm tỷ lệ thuận với số
lượng thành phẩm nên đây là khoản biến phí.
+Biến phí vận chuyển, bốc xếp: tỷ lệ thuận với số lượng thành phẩm tiêu thụ nên

đây là khoản biến phí.
Trang 25


×