Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Lập kế hoạch truyền thông chương trình đào tạo sau đại học cho Đại học kinh tế ĐH ĐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.9 KB, 27 trang )

Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Phần 1: Giới thiệu về trường ĐHKT và chương trình đào tạo sau đại học
1.1. Giới thiệu về trường Đại học kinh tế - ĐH Đà Nẵng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐH ĐÀ NẴNG
71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
(84.511) 3-836-169
/>
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng( ĐHKT Đà Nẵng) tiền thân là Khoa
Kinh tế thuộc Viện Đại học Đà Nẵng (sau đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa Đà
Nẵng) được thành lập vào tháng 7 năm 1975.
Năm 1985, Khoa Kinh tế được tách ra thành Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng
(trực thuộc Bộ).
Năm 1988, Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng lại sáp nhập với Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng và trở thành 02 Khoa của Trường.
Ngày 04.4.1994, cùng với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh được thành lập theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ.
Đến năm 2004, Trường chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế
thuộc Đại học Đà Nẵng và phát triển cho đến ngày nay.
1.1.2. Sứ mệnh- Viễn cảnh
 Viễn cảnh:
“Khát vọng của chúng tôi là trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt
Nam, đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và tri thức
nhân loại.”
 Sứ mệnh:
“Là một trường đại học định hướng nghiên cứu, chúng tôi tạo dựng môi
trường học thuật tiên tiến nhằm thúc đẩy khám phá, ứng dụng, chuyển giao tri


thức khoa học kinh tế và quản lý, đảm bảo nền tảng thành công và năng lực học
tập suốt đời cho người học, nuôi dưỡng và phát triển tài năng, giải quyết các thách
thức kinh tế - xã hội phục vụ sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng”
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 1


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường hiện nay có trên 380 người, trong đó có: 03
giáo sư, 16 phó giáo sư, 48 tiến sĩ, 162 thạc sĩ, 03 giảng viên cao cấp, 03 nhà giáo ưu
tú, 65 giảng viên chính và trên 50 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao
học ở nước ngoài. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của Trường hiện đã đạt
trên 90%, trong đó chủ yếu là được đào tạo từ nước ngoài.
Tính đến năm học 2015, trường ĐHKT Đà Nẵng có 264 giảng viên chiếm 69,47%
cán bộ viên chức của nhà trường; 100% giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành
giảng dạy; Tỷ lệ giữa giảng viên nam và nữa là 49,62%: 50,38%; Có khoảng 25%
giảng viên là giảng viên chính, giảng viên cao cấp; 60,98% có độ tuổi dưới 40.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
(Nguồn: />
1.1.5. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6


Trang 2


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Trường ĐHKT Đà Nẵng hiện có 12 khoa, 08 phòng chức năng, 7 trung tâm, 01
thư viện và 01 bộ môn trực thuộc.
 Hoạt động đào tạo
- Số chuyên ngành đào tạo: hiện nay Trường ĐHKT Đà Nẵng có tổng cộng 27
chuyên ngành đào tạo đại học, trong đó có 7 chuyên ngành đào tạo theo chương trình
chất lượng cao; 6 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 5 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.
- Quy mô tuyển sinh hàng năm: là trên 2.000 sinh viên đại học hệ chính quy,
1.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, trên 600 học viên cao học và hàng chục nghiên
cứu sinh.
- Các chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học: hiện nay trường ĐHKT
Đà Nẵng đang có các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín trên
thế giới như: Đại học Towson, Đại học Keuka (Hoa Kỳ); Đại học Sunderland; Đại học
Stirling (Anh); Học viện Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) với quy mô tuyển sinh mỗi
năm gần 200 sinh viên các hệ. Hiện nay tổng số sinh viên đại học, học viên cao học và
nghiên cứu sinh đang theo học tại Trường ĐHKT Đà Nẵng là hơn 12.000 người.
 Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế
Bên cạnh sự phát triển của công tác đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế cũng luôn được quan tâm đẩy mạnh nhằm
thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà trường trở thành một trường đại học định hướng
nghiên cứu.
Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tri thức khoa học kinh tế và quản lý cho
cộng đồng đã không ngừng được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng.
Trường hiện là một địa chỉ đáng tin cậy của cộng đồng các doanh nghiệp, của các địa

phương trong khu vực khi có nhu cầu cần tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn,
vướng mắc phát sinh trong quá trình kinh doanh, quản lý.
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm qua
Trường ĐHKT Đà Nẵng đã thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác nghiên cứu, trao đổi
khoa học với các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn trong nước như: Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Học viện
Tài chính, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương (VAPEC)… Đặc biệt trong những năm gần đây, ngoài các đối tác quốc tế
truyền thống như: Hiệp hội các trường đại học Pháp ngữ (AUF), Viện nghiên cứu
Quản lí Lille, Đại học Marne-la-Vallée, Học viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan), Đại
học Québec (Canada), Đại học California (Mỹ)… Trường ĐHKT Đà Nẵng đã mở
rộng hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học khác của Nhật, Úc, Anh, Mỹ, Hà Lan,
Phần Lan, Thái Lan ... thông qua các hội thảo khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên
và nhiều hoạt động hợp tác phong phú khác.
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 3


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Dữ liệu thu thập trong 5 năm từ 2010- 2014 về hoạt động nghiên cứu khoa học của
trường ĐHKT Đà Nẵng được thống kê như sau:
- 882 Bài báo trong nước và quốc tế.
- 39 Giáo trình và sách tham khảo.
- 23 Hội thảo khoa học được tổ chức.
- 137 Đề tài khoa học các cấp được nghiệm thu.
1.1.6. Hoạt động sinh viên

Trường Đại Học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng nổi bật với số lượng Câu lạc bộ, Đội,
Nhóm phong phú, đáp ứng được gần như mọi nhu cầu phát triển kỹ năng, kiến thức
của Đoàn viên - Sinh viên. Một số CLB, Đội nhóm tiêu biểu trực thuộc Hội Sinh
viên của Trường:
- Câu lạc bộ sức trẻ Kinh Tế.
- Câu lạc bộ Tiếng Anh- SEE Club.
- Câu lạc bộ tài chính – F-Club.
- Câu lạc bộ doanh nhân tương lai.
- Câu lạc bộ C-Res.
- Câu lạc bộ DUE- Marketer.
- Câu lạc bộ Karatedo.
1.1.7. Những cái nhất của ĐHKT Đà Nẵng
Tính đến năm 2015 trường ĐHKT Đà Nẵng được biết đến với một số cái nhất
như sau:
- Là trường đại học kinh tế đầu tiên được thành lập tại khu vực Miền Trung –
Tây Nguyên: Năm 1994.
- Là trường có số lượng các ngành/ chuyên ngành đào tạo về kinh tế đa dạng
nhất: 16 ngành.
- Là trường có tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho nhóm ngành kinh tế là lớn nhất: 2030
chỉ tiêu năm 2015.
- 02 trong số 3 Giáo sư kinh tế được hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công
nhận là giảng viên của trường ĐHKT Đà Nẵng.
1.1.8. Những con số ấn tượng về trường ĐHKT Đà Nẵng
- 40 năm hình thành và phát triển.
- 83% Giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
- 80% Sinh viên chính quy ra trường có việc làm ngay.
- 39 trong số 64 tỉnh thành trên cả nước có người đang theo học.
- 4.47 ha là diện tích khuôn viên khép kín của nhà trường: 13392 m 2 diện tích
giảng đường với 70% phòng học được trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại; 950 m 2 diện


Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 4


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

tích nhà tập thể dục thể thao; 5000 m 2diện tích sân vận động; 8010 m 2 diện tích ký túc
xá; 1132 m2 diện tích phòng máy; 1477 m2 diện tích thư viện.
- 300000 Đầu sách giáo trình và sách tham khảo phục vụ miễn phí cho sinh viên.
- 50000 Cử nhân kinh tế đã tốt nghiệp.
- 8000 Sinh viên chính quy đang theo học tại trường.
1.2. Giới thiệu về chương trình đào tạo cao học tại ĐHKT Đà Nẵng
1.2.1. Các chuyên ngành đào tạo
- Kế toán.
- Kinh tế phát triển.
- Quản trị kinh doanh.
- Quản lý kinh tế.
- Tài chính – Ngân hàng.
- Triết học
1.2.2. Định hướng đào tạo
Hiện nay, trường ĐHKT Đà Nẵng đang đào tạo cao học 06 chuyên ngành trên với
02 định hướng đào tạo cho người học lựa chọn là: Thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng
dụng.
- Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu: cung cấp cho người học
kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học
phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học,
bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến

thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn
và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào
tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
- Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao
kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc
lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện
và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp,
phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc
cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ
sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của
chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình
độ tiến sĩ.
1.2.3. Hình thức và thời gian đào tạo

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 5


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, bao
gồm chính quy tập trung (tập trung học liên tục) và chính quy không tập trung (tập
trung từng đợt).
- Thời gian đào tạo : 02 năm học.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ
hiện công tác ở các địa phương, Đại học Kinh tế- ĐH Đà Nẵng đã tổ chức tuyển sinh
và đào tạo các lớp cao học liên kết đặt tại: Đăk Lăk, Trà Vinh, Kon Tum.

1.2.4. Chương trình đào tạo
 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ MÔN HỌC
Phần
chữ

KHỐI LƯỢNG (TC)

TÊN MÔN HỌC

Tổng
Thực hành, thảo
Lý thuyết
số
luận

Phần số

MÔN HỌC CHUNG BẮT BUỘC ( 9 TC)

9

ĐNTH

501

Triết học

5


ĐNNN

502

Ngoại ngữ

4

MÔN CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC ( 22 TC)

22

15

7

KTKL

510

Kinh tế lượng

3

2

1

QTTS


511

Quản trị sản xuất

3

2

1

QTTC

512

Quản trị tài chính

3

2

1

QTMt

513

Quản trị Marketing

3


2

1

QTTN

514

Quản trị nguồn nhân lực

3

2

1

QTCL

515

Quản trị chiến lược

3

2

1

QTNC


516

Nghiên cứu Marketing

2

1

1

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 6


Quảng cáo và truyền thông

KTPP

503

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Phương pháp nghiên cứu khoa
học kinh tế

MÔN CHUYÊN NGÀNH TỰ CHỌN (13 TC)
QTTA


2

2

0

26

20

6

517

Quản trị dự án

3

2

1

QTQK

518

Quảng cáo và khuyến mãi

2


2

0

QTTK

519

Thiết kế tổ chức

2

2

0

QTHV

520

Hành vi người tiêu dùng

2

2

0

TMQT


521

Quản trị kinh doanh quốc tế

3

2

1

QTIS

522

Hệ thống thông tin quản trị

2

2

0

KTQT

552

Kế toán quản trị

3


2

1

TMMD

523

Marketing dịch vụ

3

2

1

TCQN

574

Quản trị ngân hàng thương
mại

3

2

1

TCDM


575

Quản trị danh mục đầu tư

3

2

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

11

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO TÀO

55

 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ MÔN

TÊN MÔN HỌC

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

KHỐI LƯỢNG (TC)
Trang 7



Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

HỌC
Tổng
Lý thuyết
số

Phần chữ Phần số

CÁC MÔN CHUNG BẮT BUỘC ( 9 TC)

Thực hành,
thảo luận

9

ĐNTH

501

Triết học

5

ĐNNN

502


Tiếng Anh

4

MÔN CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC (22 TC)

22

16

6

KTMI

530

Kinh tế học vi mô

3

2

1

KTMA

531

Kinh tế học vĩ mô


3

2

1

KTKL

510

Kinh tế lượng

3

2

1

KTKP

532

Kinh tế phát triển

3

2

1


TMNN

524

Kinh tế nông nghiệp

2

2

0

TMQT

525

Kinh tế quốc tế

3

2

1

TCNN

579

Tài chính công


3

2

1

KTPP

503

Phương pháp nghiên cứu khoa
học kinh tế

2

2

0

MÔN CHUYÊN NGÀNH TỰ CHỌN (13 TC)

25

15

10

KTTK

533


Hệ thống tài khoản quốc gia

3

2

1

KTTU

603

Thống kê ứng dụng trong kinh tế

3

2

1

KTPC

534

Phân tích chi phí – lợi ích

3

2


1

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 8


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

KTCS

535

Chính sách công

3

2

1

KTMT

536

Kinh tế môi trường


3

2

1

KTDL

537

Kinh tế lao động

2

1

1

KTDT

638

Kinh tế đầu tư

2

1

1


KTTĐ

539

Thẩm định dự án

2

1

1

KTMH

540

Các mô hình tăng trưởng

2

1

1

KTPL

602

Kinh tế lượng nâng cao


2

1

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

11

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO

55

 Chuyên ngành: KẾ TOÁN
MÃ SỐ MÔN
HỌC
Phần
chữ

TÊN MÔN HỌC
KHỐI LƯỢNG (TC)

Phần số

Tổng số

CÁC MÔN HỌC CHUNG BẮT BUỘC ( 9 TC)
501


Triết học

5

ĐNNN

502

Tiếng Anh

4

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Thực hành,
thảo luận

16

6

9

ĐNTH

MÔN CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC (22 TC)


thuyết


22

Trang 9


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

KTKL

510

Kinh tế lượng

3

2

1

KTKT

550

Lý thuyết kế toán

2

2


0

KTTC

551

Kế toán tài chính

3

2

1

KTQT

552

Kế toán quản trị

3

2

1

KTIS

553


Hệ thống thông tin kế toán

3

2

1

KTQT

554

Kiểm toán

3

2

1

KTPT

555

Phân tích tài chính

3

2


1

KTPP

503

Phương pháp nghiên cứu khoa học
kinh tế

2

2

0

CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH TỰ CHỌN (13 TC)

27

19

8

KTKS

556

Kiểm soát nội bộ


3

2

1

KTQT

557

Kế toán quốc tế

3

2

1

QTTC

512

Quản trị tài chính

3

2

1


TMQT

521

Quản trị kinh doanh quốc tế

3

2

1

QTCK

515

Quản trị chiến lược

3

2

1

TCNN

579

Tài chính công


3

2

1

KTCK

558

Chuyên đề kế toán tài chính

2

2

0

KTCQ

559

Chuyên đề kế toán quản trị

2

2

0


Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 10


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

KTTA

600

Thuế

2

1

1

KTTU

603

Thống kê ứng dụng trong kinh tế

3

2


1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

11

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO

55

 Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ MÔN
HỌC

KHỐI LƯỢNG

TÊN MÔN HỌC

Tổng
Lý thuyết
số

Phần chữ Phần số

CÁC MÔN HỌC CHUNG BẮT BUỘC ( 9 TC)

9

ĐNTH


501

Triết học

5

ĐNNN

502

Tiếng Anh

4

Thực hành,
thảo luận

MÔN CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC (22 TC)

22

15

7

KTKL

510


Kinh tế lượng

3

2

1

TCCV

570

Phân tích tín dụng

2

1

1

TCLT

571

Lý thuyết Tài chính-Tiền tệ

3

2


1

TCCT

572

Tài chính công ty

3

2

1

TCQT

573

Tài chính quốc tế

3

2

1

TCQN

574


Quản trị Ngân hàng thương mại

3

2

1

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 11


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

TCDM

575

Quản trị danh mục đầu tư

3

2

1

KTPP


503

Phương pháp nghiên cứu khoa
học kinh tế

2

2

0

CÁC MÔN TỰ CHỌN BẮT BUỘC (13 TC)

24

16

8

QTMt

513

Quản trị marketing

3

2


1

TMQT

521

Quản trị kinh doanh quốc tế

3

2

1

TCPS

576

Công cụ phái sinh

3

2

1

TCTT

577


Thị trường & các định chế tài
chính

3

2

1

TCPT

578

Phân tích báo cáo tài chính

3

2

1

TCNN

579

Tài chính công

3

2


1

TCQĐ

580

Quyết định đầu tư và tài trợ

2

1

1

TCBH

581

Kinh tế bảo hiểm

2

2

0

KTTL

601


Kinh tế lượng tài chính và ứng
dụng

2

1

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

11

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO

55

 Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ
MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

KHỐI LƯỢNG

Trang 12



Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Phần
chữ

Tổng
số


thuyết

Thực hành,
thảo luận

9

9

1

ĐNTH 501 Triết học cơ sở

5

4

1


ĐNNN 502 Ngoại ngữ

4

4

MÔN CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC (22TC)

22

18

04

THPĐ

3

2

1

3

2

1

3


2

1

Phần
số
CÁC MÔN HỌC CHUNG (09TC)

503 Lịch sử triết học phương Đông

THTM 504

Lịch sử triết học phương Tây trước
Mác

Một số trào lưu triết học phương Tây
THHĐ 505 hiện đại

THVN 506

Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
trước kỷ XIX

2

2

0


THML 507

Phân tích tư tưởng triết học Mác,
Ăngghen, Lênin qua các tác phẩm

3

2

1

THCM 508 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

2

2

0

THCT

2

2

0

2

2


0

2

2

0

2

0

509 Triết học chính trị

THXH 510 Triết học xã hội

THHT

Lịch sử học thuyết kinh tế và một số
511 vấn đề Kinh tế chính trị hiện đại

KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH TỰ
CHỌN (13/26)
THPP

512 Phương pháp luận nghiên cứu và

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6


13
2

Trang 13


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

giảng dạy triết học

THNM 513

Giới thiệu một số tác phẩm triết học
ngoài mácxít

3

2

1

THVH 514 Triết học Văn hóa

2

2

0


THTG

515 Triết học Tôn giáo

2

2

0

THTN

516 Triết học trong khoa học tự nhiên

2

2

0

THLG

517 Lôgic học biện chứng

2

2

0


THĐĐ 518 Lịch sử tư tưởng đạo đức

2

2

0

THMH 519 Lịch sử tư tưởng mỹ học

2

2

0

Tư duy chính trị của Đảng CSVN qua
các thời kỳ lịch sử

2

2

0

Các khuynh hướng chính trị của thế
giới hiện nay

2


2

0

Lý luận về nhà nước pháp quyền và
vấn đề xây dựng Nhà nước pháp
THNN 522 quyền XHCN ở Việt Nam

2

2

0

THTK

3

2

1

THTD

520

THKH 521

523 Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

11

TỔNG KHỐI LƯỢNG ĐÀO TẠO

55

1.3. Một số quy định trong tuyển sinh cao học khóa K33 – năm 2016
1.3.1. Điều kiện văn bằng
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 14


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Thí sinh cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a. Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành
đăng ký dự thi. Tuy nhiên, những thí sinh thuộc ngành đúng, ngành phù hợp đã tốt
nghiệp quá 5 năm so với thời điểm dự thi cũng phải học xong chương trình bổ sung
kiến thức.
Các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học hệ từ xa hoặc mở rộng có thể đăng ký
dự tuyển với điều kiện ngành tốt nghiệp đại học (ghi trên văn bằng phải là ngành đúng
với chuyên ngành cao học đăng ký dự thi và tốt nghiệp từ loại KHÁ trở lên hoặc có
thêm một bằng đại học hệ chính quy hay tại chức ngành khác.
b. Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi và phải
học xong chương trình bổ sung kiến thức;

c. Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục
công nhận theo quy định hiện hành;
Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp; ngành gần với chuyên ngành đăng
ký dự thi thể hiện trên Phụ lục 1.
1.3.2. Điều kiện thâm niên công tác
a. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên
ngành cao học được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
b. Người tốt nghiệp ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải có ít nhất
01 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi
kể từ khi tốt nghiệp đại học.
1.3.3. Các môn thi tuyển
Thí sinh dự thi 03 môn: Ngoại ngữ, môn cơ bản và môn cơ sở ngành.
Danh mục môn thi tuyển sinh cụ thể như sau:
TT

Ngành/Chuyên
ngành

4
5

Quản trị kinh
doanh
Kế toán
Tài chính- Ngân
hàng
Quản lý kinh tế
Kinh tế phát triển

6


Triết học

1
2
3

Môn1
(Ngoại
ngữ)
Anh

Môn 2
(Một hoặc tích
hợp nhiều môn)

Môn 3
( Chủ chốt)

Quản trị học

Khởi sự kinh doanh

Quản trị học

Kế toán tài chính

Quản trị học

Tài chính tiền tệ


Quản trị học
Kinh tế vĩ mô

Quản lý nhà nước về kinh tế
Kinh tế phát triển
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Lịch sử Triết học
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

1.3.4. Miễn thi ngoại ngữ
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 15


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Đại học
Đà Nẵng thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước
ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
b. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt
Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp
công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
c. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
d. Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày
cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và
Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
1.3.5. Đối tượng ưu tiên
1.3.5.1. Đối tượng ưu tiên
a. Người có thời gian công tác liên tục 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp
hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phuong được quy định là khu vực I trong Quy chế
tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
b. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
c. Con liệt sĩ.
d. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
e. Con để của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, suy giảm khả năng tự lực trong sinh
hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
f. Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương
được quy định tại Điểm a.
1.3.5.2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên tại Khoản 1 điều này được cộng vào kết
quả thi mười điểm cho môn Ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được
miễn thi ngoại ngữ theo quy định của quy chế này và cộng một điểm (thang điểm 10)
cho một trong hai môn thi.
1.3.5.3. Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên
- Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công
tác có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và xác nhận của xã, phường về việc cơ
quan đó nằm trong khu vực được ưu tiên.
- Bản sao thẻ thương binh/bệnh binh (có công chứng), các loại giấy tờ xác nhận có
liên quan.
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 16



Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

- Bản sao CMND, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác nhận của địa phương nơi cư
trú.
1.3.6. Kế hoạch tuyển sinh
1.3.6.1. Phát hành hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí dự thi
- Hồ sơ dự thi theo mẫu qui định của Đại học Đà Nẵng.
- Phát hành hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến ngày 02/03/2016
- Nhận hồ sơ dự thi: từ ngày ra thông báo đến ngày 02/03/2016
- Lệ phí xử lý hồ sơ: 50.000đ
- Lệ phí thi các chuyên ngành còn lại: 450.000đ.
1.3.6.2. Học bổ sung kiến thức và ôn thi
- Đăng ký học bổ sung kiến thức và ôn thi: từ ngày ra thông báo đến ngày
02/03/2016
- Lịch học các môn: sẽ công bố sau tùy thuộc vào tình hình đăng ký của thí sinh.
1.3.6.3. Thời gian thi tuyển và nhập học
- Thi tuyển: Dự kiến tổ chức thi vào các ngày: 16, 17 và 18/05/2016
- Nhập học: Dự kiến tháng 06/2016
- Mức học phí dự kiến: 8.250.000đ/năm/học viên.
1.3.6.4. Địa chỉ liên hệ
Các đơn vị phát hành và tiếp nhận hồ sơ, đăng ký học bổ sung kiến thức, học ôn
thi gồm có:
 Tại Đà Nẵng
- Ban Đào tạo Sau Đại học, Đại học Đà Nẵng;
- Số 41 Lê Duẩn, Quận Hải Châu,Đà Nẵng; Điện thoại: (0511 383 2552;
- Website: ; ;

- Email:
 Tại ĐakLak
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tây Nguyên.
- Tầng 4, Ký túc xá số 2 – Số 567 Lê Duẩn, Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đăk Lăk.
- Điện thoại: (0500 3850599.
 Tại Kon Tum
- Phòng Khoa học, Sau đại học và Hợp tác quốc tế, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng
tại Kon Tum.
- Số 129 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại: (0606) 556 959.
 Tại Trà Vinh
- Phòng khoa học, công nghệ và Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Trà Vinh.
- Số 126, Quốc lộ 53, Khóm 4, Phường 5, TP Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh.
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 17


Quảng cáo và truyền thông
-

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Điện thoại: (074) 3855613.

Phần 2: Kế hoạch truyền thông “Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016”
2.1.

Tổng quan mội trường bên ngoài


Hiện nay, trên cả nước hình thức đào tạo sau đại học đã trở nên phổ biến
hơn tại các trường. Trong bối cảnh thị trường giáo dục đại học có sự ganh đua
giữa các đại học công và tư, giữa các đại học công với nhau, và giữa các đại học
trong nước với các đại học có vốn đầu tư nước ngoài (các đại học quốc tế) thì
việc xây dựng thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở đại học.
Việc làm rõ và xây dựng chiến lược thương hiệu sau đó xây dựng kế hoạch
truyền thông chính là bước ban đầu cho các trường trong giai đoạn hiện nay. Là
đại học duy nhất ở Miền Trung-Tây Nguyên đào tạo kỹ sư đa ngành và cũng là
nơi có nhiều kinh nghiệm nhất trong đào tạo cán bộ quản lý kinh tế trong khu
vực (từ năm 1975), Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho Miền Trung-Tây Nguyên
lực lượng cán bộ trọng yếu cho hầu hết các ngành kinh tế và quản lý Nhà nước.
Đại học Đà Nẵng là trường có uy tín trong đào tạo ngành, chất lượng đào tạo
của trường ngày càng được đầu tư và xây dựng tốt hơn.
Số lượng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tăng mạnh tạo ra bước phát triển nhảy
vọt của đào tạo sau đại học. Theo đó, năm học 2011 - 2012, quy mô đào tạo thạc
sĩ, tiến sĩ cả nước là trên 96000 người. Trong năm 2014, ngành giáo dục trong
nước vẫn tăng quy mô đào tạo sau đại học (chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ tăng khoảng
7%; thạc sĩ tăng khoảng 5%). Đến đầu năm 2014, cả nước có hơn 130 cơ sở đào
tạo trình độ tiến sĩ và hơn 150 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ. Không chỉ các
trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học công lập được giao nhiệm vụ đào
tạo sau đại học, mà cả các trường đại học ngoài công lập nếu đủ điều kiện bảo
đảm chất lượng cũng được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Những con số đó
đã nói lên vai trò quan trọng của đào tạo sau đại học trong nước đối với việc
cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước.
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 18


Quảng cáo và truyền thông


GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Trong những năm qua, ở mỗi cơ sở đào tạo sau đại học nói riêng đã từng
bước xây dựng, bổ sung, phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo; không ngừng
đổi mới, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng
đa dạng hóa, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và sát thực tế, phát huy
vai trò, vị trí trung tâm của người học; xây dựng đội ngũ giảng viên được đào
tạo tại nước ngoài; từng bước mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước
và quốc tế..
Nhiều cơ sở tích cực đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống giảng
đường, hệ thống phòng học; phát triển và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống
mạng internet, thư viện điện tử, cổng thông tin đào tạo, thiết bị giảng dạy đa
phương tiện; xây dựng hệ thống học liệu phong phú, đa dạng, cập nhật thông tin
mới, kịp thời phục vụ học tập và nghiên cứu của các đối tượng; đáp ứng yêu cầu
học tập và nghiên cứu, cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ hiện đại; triển khai công tác tổ chức đào tạo và các giải
pháp phát huy các yếu tố thuận lợi, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sau đại
học. Chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng luận văn tốt nghiệp nói riêng
những năm qua có bước tiến rõ rệt. Phần lớn những học viên cao học, nghiên
cứu sinh được đào tạo đã thể hiện được trình độ cao về lý thuyết và năng lực
thực hành, khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện giải quyết được
nhiều vấn đề mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đào tạo sau đại học ở nước
ta đã và đang khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống đào tạo
quốc gia cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2.

Xác định và phân tích thị trường mục tiêu

Để chọn lọc được những đối tượng tiềm năng nhất, là khách hàng tiềm

năng lớn nhất của trường ĐHKT Đà Nẵng là một vấn đề quan trọng và phải có
kế hoạch rõ ràng. Chương trình sau đại học cho các chuyên ngành mà trường
ĐHKT Đà Nẵng đang đào tạo ở thời điểm hiện nay, khá phổ biến và được nhiều
trường đại học khác trên cả nước triển khai. Những đối tượng liên quan trực tiếp
đến chương trình sau đại học gồm:
 Công chúng mục tiêu:
Là những người có nhu cầu học nhằm mục tiêu nghiên cứu hay để thăng
tiến trong công việc,…

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 19


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

- Là những người đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với
ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi và đã
học xong chương trình bổ sung kiến thức.
 Công chúng có ảnh hưởng:
Là các bậc phụ huynh, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… tác động
đến đối tượng học.
 Công chúng tiềm năng:
Là những sinh viên hiện tại và cựu sinh viên tại Đại học Đà Nẵng và
những sinh viên đang học tại các trường trên cả nước...
Việc xác định và phân tích đối tượng mục tiêu của kế hoạch truyền thông
dựa trên phân tích nhân khẩu và cả thói quen sử dụng các phương tiện truyền

thông của người học.
2.3. Xác định mục tiêu của chương trình truyền thông
2.3.1. Mục tiêu truyền thông (thông tin về chương trình đào tạo)
Trong chương trình truyền thông với mỗi khán thính giả khác nhau thì mục tiêu
truyền thông đến từng đối tượng đó cũng khác nhau, cụ thể như sau:
 Đối với nhóm khách hàng chưa tham gia khóa đào tạo sau ĐHKT Đà
Nẵng
Đặc điểm nhóm khách hàng này, chưa biết đến chương trình đào tạo sau đại học
hoặc biết nhưng chưa quan tâm cũng như chưa tin tưởng và tham gia Khóa học. Điều
này có thể xuất phát từ các lý do sau:
- Chưa có kênh thông tin, quảng cáo về chương trình đào tạo để cung cấp thông
tin cần thiết cho Khách hàng.
- Quảng cáo đưa thông tin về Chương trình đào tạo, chưa hấp dẫn thu hút sự chú
ý, quan tâm của khách hàng.
- Có thể do những ý kiến tham khảo từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân khuyên
khách hàng không nên tham gia khóa học
Mục tiêu của chương trình truyền thông hướng đến nhóm đối tượng này là tăng
cường thông tin chi tiết và hấp dẫn về chương trình đào tạo, cách chuyên ngành đào
tạo, chất lượng đào tạo, thời gian, cách thách xét tuyển…nhằm tăng sự hiểu biết và ưa
thích của khách hàng đối với khóa học sau đại học.
 Đối với nhóm khách hàng hiện đang tham gia các khóa sau ĐHKT Đà
Nẵng
Đây là nhóm khách hàng đang sử dụng và trải nghiệm dịch vụ, họ có thể trở
thành người truyền thông hiệu quả cho chương trình đào tạo sau đại học của Đại học
Kinh tế cho bạn bè và người thân. Chương trình truyền thông cần cung cấp thông tin
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 20



Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

cụ thể, chính xác nhằm tạo sự yêu thích, hài lòng cho nhóm khách hàng này để họ có
những thông điệp truyền miệng có lợi cho chương trình đào tạo.
 Đối với nhóm công chúng ủng hộ
Họ có thể là các tổ chức chính phủ, các tổ chức cộng đồng, các giới truyền
thông…tuy không sử dụng dịch vụ đạo tạo sau đại học của ĐHKT Đằ Nẵng nhưng họ
không có thái độ chống đối mà ủng hộ bằng cách tuyên truyền những điều tốt về
chương trình đào tạo của trường ĐHKT Đà Nẵng, giúp cho quá trình truyền thông
được hiệu quả và dễ dàng hơn. … Mục tiêu truyền thông với nhóm đối tượng này cung
cấp thông tin chi tiết và chương trình, là làm cho họ thêm tin tưởng vào Trường
ĐHKT, để khi bản thân hoặc người thân bạn bè có nhu cầu thì họ sẽ nghĩ đến chương
trình đào tạo sau đại học của ĐHKT Đà Nẵng.
Tóm lại, với mục tiêu thông tin về chương trình đào tạo, chương trình truyền
thông đặt ra hai mục tiêu cụ thể sau:
- Gia tăng tỷ lệ nhận biết và chú ý của khách hàng về chương trình đào tạo sau
đại học lên 10% trong giai đoạn tháng 01/2016 đến tháng 05/2016.
- Gia tăng 20% tỉ lệ ưa chuộng về chương trình đạo tạo sau đại học của nhóm
khách hàng đang tham gia các khóa học tại ĐHKT Đà Nẵng trong thời gian từ
01/2016 đến tháng 05/2016
2.3.2. Mục tiêu doanh số
Bất cứ một chiến dịch truyền thông hay quảng cáo nào song song với mục tiêu
thông tin, quảng cáo, nhắc nhở hay thuyết phục cũng hướng đến những mục tiêu đem
lại cho công ty một lượng khách hàng lớn hơn dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận.
Việc lập kế hoạch truyền thông cho chương trình đào tạo sau đại học – ĐHKT Đà
Nẵng cũng hướng đến những mục tiêu đó:
- Tăng thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi chuyên ngành Đào tạo sau đại học,
đợt tháng 5/2016.

- Gia tăng tỉ lệ thí sinh đăng ký thi tuyển vào khóa đào tạo sau đại học đợt tháng
5/2016 lên 20% so với đợt tuyển sinh tháng 10/2015.
2.4. Thiết lập các yêu cầu chiến dịch truyền thông
2.4.1. Yêu cầu về nguồn nhân lực
Để thực hiện chiến dịch truyền thông thành công đòi hỏi cần có sự tham gia của
rất nhiều người. Kế hoạch truyền thông do bộ phận Đào tạo Sau đại học chịu trách
nhiệm, sau đó sẽ trình lên Ban Giám Hiệu (BGH) trường ĐHKT Đà Nẵng. Khi BGH
duyệt xong kế hoạch sẽ cho phép bộ phận đào tạo sau đại học triển khai thực hiện kế
hoạch.
Trưởng ban Đào tạo Sau đị học sẽ tiến hành họp các nhân viên trong ban và tiến
hành lên kế hoạch phân giao công việc cho từng người thực hiện chiến dịch. Từ khâu
thiết kế đến xây dựng thông điệp quảng cáo, quyết định thuê công ty nào, quảng cáo ở
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 21


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

đâu, chi phí bao nhiêu…Trưởng ban là người chịu trách nhiệm về phân chia yêu cầu
công việc cho các thành viên và yêu cầu về hoàn thành đúng theo thời gian đã đặt ra
của kế hoạch truyền thông.
Ngoài ra, để kế hoạch truyền thông của ban Đào tạo sau đại học diễn ra thuận lợi
và thành công cần có sự hỗ trợ của các bộ phận khác trong trường như phòng Công tác
sinh viên, phòng Đào tạo…
Sau chiến dịch truyền thông và quảng cáo, Ban đào tạo sau đại học cũng là bộ
phận chịu trách nhiệm đánh giá về hiệu quả đạt được của kế hoạch truyền thông, bao
gồm cả những vấn đề còn thiếu sót cần phải khắc phục…

2.4.2. Yêu cầu về thời gian thực hiện chiến dịch
Kế hoạch truyền thông được thực hiện cho đợt tuyển sinh Cao học đợt tháng
05/2016 và thời gian đăng ký thi tuyển khoảng tháng 4/2016. Do đó chương trình
truyền thông cần được triển khai trước trong khoảng từ 2-3 tháng (trong khoảng thời
gian tháng 01/2016 đến tháng 04/2016).
Chính vì vậy cho nên công tác chuẩn bị cho kế hoạch truyền thông phải bắt đầu từ
cuối năm 2015.
Chương trình quảng cáo được thực hiện thông qua poster dán tại trường ĐHKT
Đà Nẵng , thông qua fanpage trên Facebook.
2.4.3. Xác định ngân sách quảng cáo
Chương trình quảng cáo được thực hiện thông qua poster dán tại trường ĐHKT,
thông qua fanpage trên Facebook. Ngân sách cho chương trình quảng cáo thấp, chủ
yếu đủ để chi cho hoạt động in poster quảng cáo.
2.5. Xác định chủ đề, ý tưởng chính cho Quảng cáo
a. Lựa chọn thông điệp
Từ mục tiêu của truyền thông như đã xác định bên trên cộng với sự nghiên cứu, trãi
nghiệm lợi ích mà chương trình đào tạo, nhóm hình thành một số thông điệp sau:
- DUE - nền tảng thành công
- DUE mang tương lai vào tầm tay bạn
- DUE – lắng nghe, chấp cánh tài năng
Từ việc phân tích các thông điệp, nhóm đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá và lựa chọn
thông điệp là tính phù hợp với mong muốn, tính độc đáo và tính trung thực, và được so
sánh thông qua bảng sau:
stt

Tên thông điệp

Tình phù hợp Tính độc đáo
với


Tính trung thực

mong

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 22


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà
muốn

1

DUE - nền tảng thành công

Tốt

Khá

Tốt

2

DUE mang tương lai vào Khá

Khá


Khá

Khá

Khá

tầm tay bạn
3

DUE – lắng nghe, chấp Khá
cánh tài năng

Từ bảng đánh giá trên thì thông điệp được đánh giá cao ở 3 tiêu chí là tính phù hợp với
mong muốn, tính độc đáo và tính trung thực nên quyết định lựa chọn thông điệp cho
truyền thông tuyển sinh cao học trong đợt này là:
“DUE- nền tảng thành công”
b. Ý nghĩa của thông điệp
DUE – một trường Đại học đào tạo hàng đầu tại khu vực miền trung và tây nguyên,
với đội ngũ cán bộ giảng viên đạt trình độ cao cộng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, chương trình học rõ ràng và bám sát mục tiêu…sẽ là điều kiện để cung cấp những
kiến thức hữu ích cho người học cả về lý thuyết lẫn thực hành, giúp cho người học có
một nền tảng vững chắc để vươn đến thành công.
2.6. Lựa chọn kênh truyền thông
2.6.1. Kênh Facebook
a. Giới thiệu về kênh
Mạng xã hội ra đời trên internet có thể nói là một bước tiến mới của ngành công nghệ
thông tin,hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới nói chung và
cả sinh viên nói riêng.”Thế giới ảo” này góp phần đưa con người đến gần nhau
hơn.Nơi đây, mọi người có thể bộc lộ cảm xúc, chia sẻ, bình luận những vấn đề mình
gặp phải trong cuộc sống, chát online giúp mọi người nói chuyện với nhau mọi lúc mọ

nơi, truy cập vô vàn các kho ứng dụng miễn phí, chơi các trò chơi, cập nhật thông tin
từ bạn bè, các hội nhóm….Theo thống kê của tạp chí Economist đã thống kê Việt Nam
đứng thứ 10 trong số những quốc gia truy cập facebook nhiều nhất thế giới, vì thế có
thể thấy sử dugnj kênh truyền thông bằng facebook là một kênh mạng xã hội tuyệt vời
giúp gắn kết con người gần nhau hơn.
b. Mục tiêu truyền thông của kênh

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 23


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

Tăng số lượng người biết đến chương trình tuyển sinh cao học của trường Kinh tế Đà
Nẵng. Tạo lập niềm tin và gợi mở nhu cầu, kích thích ý định lựa chọn nơi để theo học
chương trình cao học.
c. Hoạt động
Xây dựng một Panpage giới thiệu về chương trình tuyển sinh cao học của trường Đại
học Kinh tế . Trong Panpage này có mời sự tham gia của một giáo giảng viên của
trường, một số học viên cao học cũ của trường đại học kinh tế đã có sự thành công sau
khi học xong chương trình, các học viên đang theo học chương trình cao học của
trường…đồng thời còn tổ chức các topic để trao đổi, giải đáp thắc mắc về hướng dẫn
các quy trình đăng ký tham gia chương trình tuyển sinh cũng như chia sẻ một số kinh
nghiệm khi thi tuyển và học đối với chương trình…
d. Đối tượng
Cán bộ, viên chức nhà nước từ cấp xã/ phường đến tỉnh/ thành phố thuộc khu vực
miền trung tây nguyên, nhân viên của các doanh nghiệp có trình độ Đại học, Sinh viên

tốt nghiệp khối ngành kinh tế của các trường Đại học trong khu vực miền trung – tây
nguyên và cả nước và những người quan tâm đến Panpage.
2.7. Thiết kế thông điệp
a. Ý tưởng thiết kế poster
- Màu chủ đạo của poster là màu xanh da trời kết hợp với màu trắng tượng trưng cho
sự cởi mở, trí thông minh, niềm tin, cảm giác yên bình …trùng với màu sắc chủ đạo
của logo trường.
Toàn bộ poster được chia làm 3 khu vực khác nhau:
- 1/3 diện tích phía trên của poster được in nền của trường đại học kinh tế (in ẩn). Bên
trái và bên phải là 1 nhân vật với 2 hình ảnh: 1 ảnh mặc áo cử nhân và 1 ảnh là doanh
nhân đang đưa tay nâng thông điệp “DUE – nền tảng của sự thành công. Chính giữa,
trên cùng có dòng chữ “Bộ giáo dục”, góc phải là logo của trường Đại học kinh tế.
Với cách thiết kế này nhằm thu hút và tạo ấn tượng với người đọc về thông điệp cũng
như liên tưởng được ý nghĩa của thông điệp.
- 2/3 diện tích còn lại được thực hiện trên nền xanh da trời, chữ trắng và được chia làm
2 phần bằng nhau theo chiều dọc như sau:

Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 24


Quảng cáo và truyền thông

GVHD: TS.Đường Thị Liên Hà

+ Phần thứ nhất trình bày 5 lý do để theo học chương trình cao học của trường ĐH
Kinh tế, đó là:
1. Là trường Đại học Kinh tế công lập đầu tiên đào tạo chương trình cao học tại
khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

2. Nhiều chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu, đặc biệt phân thành 2 hướng
nghiên cứu bao gồm: Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và
chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng
3. Đội ngũ giảng viên có trình độ về học thức cũng như thực tế cao. Trong đó có 3
GS, 16 PGS, 48 TS và 2 trong 3 GS được hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà
nước công nhận.
4. Mức học phí thấp nhất trong các trường đào tạo cao học tại khu vực với lịch
học linh hoạt, phù hợp cho học viên
5. Cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho học viên
Bên dưới phần này có một hình ovan với nội dung:
Liên hệ tư vấn tuyển sinh như:
Điện thoại
Website: />Email:
+ Phần thứ 2: Trình bày các nội dung sau trong hình ovan
Tuyển sinh khóa 33
Thời gian nhân hồ sơ:
Thời gian thi tuyển:
Bên dưới trình bày các chuyên ngành đào tạo của trường bao gồm
-

Kế toán.

-

Kinh tế phát triển.

-

Quản trị kinh doanh.


-

Quản lý kinh tế.

-

Tài chính – Ngân hàng.

-

Triết học

b. Sản phẩm poster
2.8. Kế hoạch triển khai cụ thể
Chương trình tuyển sinh sau đại học 2016_Nhóm 6

Trang 25


×