Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Giải pháp cụ thể, phương hướng hoạt động góp phần phát triển CNHT sản xuất điện gia dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

NHÓM 10

2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NHÓM 10
PHẠM NGỌC THANH NHƯ(Nhóm trưởng).
2) LÊ THỊ TUYẾT TRINH (Nhóm phó).
3) MAI THỊ VÂN HÀ.
4) VŨ THỤY HỒNG NGỌC.
5) PHẠM BẠCH THẢO NGÂN.
6) BÙI THỊ THANH MỸ.
7) PHẠM NGỌC KHUÊ.


8) LÊ THỊ NGỌC BÍCH.
9) TRẦN THỊ THIÊN NGA.
10) TRƯƠNG THIỆN PHÁT.
Mục lục :
1)

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

I)

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Giới thiệu đề tài:
1) Lý do lựa chọn đề tài:

Ngày nay, song song với xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam
đang từng bước hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bên cạnh
việc xây dựng vững chắc nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, Việt
Nam đang trở thành thị trường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với
nhiều cơ hội mới. Một trong những lĩnh vực đang phát triển và hấp dẫn
các nhà đầu tư, không thể không kể đến đó chính là công nghiệp sản
xuất điện gia dụng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực tế, đối với ngành công nghiệp
sản xuất nói chung và ngành điện gia dụng nói riêng, các nhà sản xuất,
các tập đoàn đa quốc gia chỉ nắm giữ các hoạt động triển khai, phát triển
sản phẩm còn các công đoạn sản xuất trong dây chuyền hoàn chỉnh, hầu
hết được giao cho các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, các sản phẩm
công nghiệp không còn sản xuất trong một không gian, phạm vi mà bị
phân thành nhiều công đoạn, nhiều địa điểm quốc gia khác nhau. Tuy
Việt Nam đã có những bước đổi mới, phát triển mạnh mẽ nhưng sau khi
đất nước gia nhập WTO, AFTA.. những doanh nghiệp FDI còn trụ lại
hoặc đầu tư mới, họ thực sự mong muốn tìm cơ hội đầu tư lâu dài và
hợp tác với Việt Nam, nhưng trở lực rất lớn đó chính là ngành công
nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam còn quá yếu. Điều đó dẫn đến mặc
dù các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nước ta nhưng vẫn phải nhập
khẩu vật tư, linh kiện từ nước ngoài, đồng thời kéo theo những nhà lắp
ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang. Trở ngại ấy
dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt Nam tạo ra không đáng kể.
Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp
3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

nội mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Hiện trạng công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm ảnh hưởng tiêu cực

đến sự đầu tư và doanh thu ngành công nghiệp trong nước đang trở
thành vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà kinh tế, đặc biệt là các cử nhân
kinh tế sau này.
Hiểu được điều này, nhóm 10 chúng em đã cùng nhau họp bàn,
nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân, thực trạng và đề ra phương
hướng , giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Đặc
biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất điện gia dụng với kỳ vọng tìm
ra hướng đi tích cực để phát triển ngành này, góp phần thực hiện thành
công dây chuyền nội địa hóa, kích thích tăng trưởng nguồn vốn đầu tư
và doanh thu của Việt Nam – một đất nước nắm chủ lực trong sản xuất
điện quốc gia đang từng bước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa.
2) Mục tiêu nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
sản xuất điện gia dụng, bên cạnh áp dụng lý thuyết, việc thực hành khảo
sát và ứng dụng thực tiễn luôn luôn là phương pháp hữu hiệu trong vấn
đề hoạch định và đáp ứng những mục tiêu cần đạt đến. Cụ thể hơn, đó
chính là các nội dung quan trọng, căn cứ cơ sở để lý giải, xác định cách
thức phát triển của ngành để đề ra biện pháp, phương án hoạt động tích
cực. Đó cũng chính là tiền đề xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống lý luận
nghiên cứu logic. Muốn đạt được mục đích trên, thông qua thảo luận,
đóng góp ý kiến, nhóm 10 đã đúc kết những mục tiêu quan trọng cần
phải hướng đến như sau: Thứ nhất, nghiên cứu thấu đáo thuật ngữ “
Công nghiệp hỗ trợ” để từ đó có được nhận định đúng đắn về Công
nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất điện gia dụng. Ngoài ra, kết hợp luận giải
cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ của ngành. Thứ
4



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

hai, khảo sát tình hình, thực trạng trong ngành thông qua các số liệu sơ
cấp, thứ cấp. Bên cạnh đó tìm ra những nhân tố quyết định, tác động trực
tiếp và gián tiếp đến sự hình thành, phát triển quy mô, nguồn lao động,
trang thiết bị, trình độ quản lý của công nghiệp hỗ trợ sản xuất điện gia
dụng, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành. Thứ ba, nhìn nhận xuyên
suốt những lý do, bất cập, khó khăn của ngành mà đất nước ta hiện nay
chưa giải quyết triệt để. Cuối cùng, sau quá trình vận động tìm hiểu, có
thái độ tôn trọng khách quan trước tình hình chung, từ đó đề ra giải pháp
cá nhân, tập thể và phương pháp tích cực để phát triển vững mạnh
ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất điện gia dụng bằng việc vận dụng
sáng tạo “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin” trong
bối cảnh nền kinh tế nước nhà.
Với các mục tiêu cụ thể trên, các câu hỏi quan trọng, cơ bản cần phải
đặt ra để giải quyết là: “ Tại sao CNHT trong sản xuất điện gia dụng
chưa thể phát triển mạnh tại Việt Nam ?”; “CNHT ngành sản xuất điện
gia dụng đã đang và sẽ phát triển hiệu quả theo hướng nào”; “Nhân tố
ảnh hưởng, khó khăn trong việc phát triển là gì ?”; “ Giải pháp tích cực
và hữu hiệu cần thực hiện trong tương lai để phát triển thành công
CNHT sản xuất điện gia dụng?”.
3)

Phương pháp nghiên cứu:


Một số phương pháp cụ thể được vận dụng trong nghiên cứu đề tài
khoa học chính là:




Vận dụng “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác _Lênin”:
Đây là cơ sở lý luận chủ yếu, làm kim chỉ nam trong toàn bộ quá trình
nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Phương pháp kế thừa: Bảng báo cáo sử dụng kết quả nghiên cứu, số
liệu thứ cấp, thông tin thu thập từ các bài viết trên các phương tiện thông
5


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10







NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

tin đại chúng, các luận án tiến sĩ có liên quan đến CNHT của các ngành

công nghiệp nói chung và điện gia dụng nói riêng.
Phương pháp định lượng và phân tích đánh giá tổng hợp: Phân tích hệ
thống số liệu từ các tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp có được thông qua
quá trình khảo sát thực tế. Từ đó, so sánh, đánh giá tiến độ phát triển của
các doanh nghiệp so với tình hình chung của kinh tế đất nước. Các chỉ
số thông kê sử dụng: nguồn vốn, tỉ lệ cung cầu lao động, doanh số bán
hàng,..được xử lý bằng Excel.
Phương pháp chọn mẫu: Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng linh
kiện, phụ tùng, lắp ráp, hỗ trợ sản xuất thành phẩm điện gia dụng
TP.HCM là đối tượng chủ yếu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của giảng
viên hướng dẫn (phương pháp thu thập dữ liệu): Tất cả các số liệu sơ
cấp được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn một số doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng linh kiện, phụ tùng, lắp ráp là đối
tượng chủ yếu. Bên cạnh đó, nhóm 10 đã kết hợp việc tham khảo, nhờ
giảng viên giải đáp thắc mắc để có được hướng đi đúng đắn, phù hợp
trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.
4)

Nội dung trình bày:

Các nội dung chính của bảng báo cáo được trình bày theo hệ thống như
sau:
1.
2.

Giới thiệu sơ nét về đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu về CNHT
ngành sản xuất điện gia dụng.
Luận giải đề tài trên cơ sở lý luận “Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác-Lênin” . Từ đó làm sáng tỏ những ý chính sau:
• Khái niệm, phân loại và vai trò của CNHT? CNHT sản xuất điện
gia dụng là gì?
• Thực trạng về CNHT của ngành sản xuất điện gia dụng.
6


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Quy mô, lao động, trang thiết bị, trình độ quản lý…trong sự phát
triển CNHT ngành điện gia dụng.
• Những hạn chế tồn tại, khó khăn cần phải giải quyết.
• Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, khó khăn của ngành.
• Giải pháp cụ thể, phương hướng hoạt động góp phần phát triển
CNHT sản xuất điện gia dụng.
Kết quả khảo sát, thảo luận, đánh giá thông qua số liệu sơ cấp, thứ cấp
nghiên cứu sau quá trình thu thập và xử lý.
Kết luận chung sau quá trình nghiên cứu đề tài khoa học về sự phát triển
CNHT của ngành sản xuất điện gia dụng.


3.
4.


II) Cơ sở lý luận:
1) Khái niệm, phân loại, vai trò “ Công nghiệp hỗ trợ”ở nước ta:
a) Khái niệm:

Công nghiệp hỗ trợ (supporting industries): là khái niệm chỉ toàn bộ
quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc
sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ
tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v..và cũng có thể
bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực
hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Trong thực tiễn có 2 cách hiểu về công nghiệp hỗ trợ:

Ở góc độ hẹp, CNHT là các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện
phục vụ cho công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, toàn bộ các ngành
tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị
hay những yếu tố vật chất khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm
công nghiệp hỗ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công
nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, tính
7


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU


chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp
tách biệt.

Nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ phải được hiểu
một cách tổng quát như một hình dung về toàn bộ quá trình sản xuất nói
chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi
ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những
đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố hỗ trợ.
b) Phân loại:

Chúng ta có thể phân loại công nghiệp hỗ trợ theo 2 hướng :
Phân loại theo ngành sản xuất:
o
o

o

Các ngành cứng như sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện…
Các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc
tế, viễn thông, vận tải, năng lượng, cấp nước…
Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy,
ximăng…

Phân loại từ góc độ doanh nghiệp:

Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài
(import).
o
Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ở thị
trường trong nước (foreign suppliers).

Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa (dosmetic
suppliers).
o

8


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

c)

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Vai trò của CNHT ở nước ta:


CNHT có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI
vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong nước. Công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá, phát triển
nhanh và bền vững các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.

CNHT thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất. Dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNHT
phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và
giá thành cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Tiềm năng đó sẽ thành

hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.

CNHT góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa
trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận. Mở rộng
khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.

Michael Porter (sinh ngày 23/5/1947) là Giáo sư của Đại học
Harvard, Hoa Kỳ_nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ
óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Mô hình kim cương của Porter
là khối tứ giác gồm: doanh nghiệp (chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh), các
yếu tố cung, các yếu tố cầu, các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan.
Ông cho rằng, những lợi ích từ việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiên
tiến trong các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ lan truyền đến các ngành
công nghiệp khác. CNHT góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng
vừa mở rộng vừa thâm sâu. CNHT không phát triển sẽ làm cho các công
ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
d) “CNHT ngành sản xuất điện gia dụng”:
9


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU


Từ việc tìm hiểu khái niệm bao quát về CNHT, nhóm 10 đã có cái nhìn
sâu sắc về CNHT ngành sản xuất điện gia dụng, cụ thể : đó là là các
ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp tạo ra
các sản phẩm điện gia dụng hoàn chỉnh, bên cạnh đó còn bao gồm
những ngành tạo ra các bộ phận chi tiết cũng như máy móc, thiết bị hay
những yếu tố vật chất hỗ trợ trong việc sản xuất thành phẩm điện gia
dụng cuối cùng.
Các sản phẩm điện gia dụng chủ yếu là: quạt điện, máy sấy tóc, bàn ủi,
bếp điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, nồi cơm điện, bóng đèn điện…
Các phụ tùng, linh kiện, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm
điện gia dụng là: máy móc sản xuất, nhựa cách điện, lõi đồng điện, dây
điện, bao bì,…
2) Thực trạng phát triển CNHT ngành sản xuất điện gia dụng ở

Việt Nam hiện nay:
a) Tình hình phát triển chung của CNHT:

Theo khảo sát của Công ty Reed Tradex (Thái Lan), ngành công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan
trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị
toàn cầu. Các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài đã thiết lập nhiều
nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ họ kỳ vọng
vào việc cắt giảm chi phí vận chuyển và rủi ro, vì thế nó sẽ tạo cơ hội
lớn cho các nhà cung cấp phụ tùng trong nước phát triển sản xuất.

10


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam
như điện gia dụng, điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu
như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị
động, chi phí sản xuất cao.
Theo Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.
Hồ Chí Minh, khả năng cung ứng tại Việt Nam về nguyên liệu và linh
kiện phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chỉ đạt mức 28,7%,
trong khi của Thái Lan là 53%, Trung Quốc là 59,7%...Có chuyên gia đã
ước tính hàng năm Việt Nam đã để vuột mất hàng tỷ USD vì công
nghiệp hỗ trợ yếu, còn nhiều bất cập trong chính sách phát triển.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Bùi Quang Vinh, công
nghiệp hỗ trợ là vấn đề rất lớn của đất nước. Kinh nghiệm cho thấy, các
nước thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều và có nền kinh tế phát triển
đều có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển.
“Nói như vậy để thấy vai trò rất quan trọng của công nghiệp hỗ trợ.
Có công nghiệp hỗ trợ thì ta mới hấp thụ được công nghệ cũng như hấp
thu được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tạo ra giá trị gia tăng trong
nội địa. Còn nếu ta không làm được điều này thì dù có thu hút nước
ngoài nhiều, chúng ta cũng chỉ là làm gia công lắp ráp cho nước ngoài
thôi”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu.
Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho
các doanh nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng . Đối
11



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội
mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những
chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển
của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam còn yếu và cần những chính sách phù hợp để phát triển.
b) Tình hình phát triển CNHT của ngành sản xuất điện gia dụng

ở nước ta:

Các ngành điện, điện tử gia dụng bắt đầu phát triển tại Việt Nam
vào giữa thập niên 1990. Phần lớn do các công ty Nhật như Sanyo,
Toshiba, Hitachi, Matsushita, Sony và JVC, và công ty LG của Hàn
Quốc đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu. Trong một thời gian dài, cho
đến giữa năm 2003, thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc là 50%, từ
tháng 7-2003 giảm xuống còn 20%, những mức thuế đủ để bảo hộ thị
trường trong nước trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, vì chỉ cung cấp cho
thị trường nội địa, một thị trường còn nhỏ, nên quy mô sản xuất quá nhỏ,
chỉ bằng trên dưới 10%, có loại chỉ bằng 2-3% sản lượng của Thái Lan.

Ngoài quy mô sản xuất nhỏ, các công ty lắp ráp đồ điện gia dụng ở
Việt Nam còn gặp một khó khăn lớn là CNHT chưa phát triển, phải nhập
khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận mà thuế nhập khẩu của các sản phẩm
trung gian, phụ trợ này lại rất cao. Vào tháng 8-2005, thuế nhập khẩu
các loại này phần lớn lên tới 50%, thấp nhất cũng 15%. Từ năm 2006,
theo chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, thuế nhập khẩu
đánh trên các loại linh kiện, bộ phận nhập từ các nước ASEAN sẽ giảm
xuống còn 5%, nhưng các công ty lắp ráp tại Việt Nam đang và sẽ phải
12


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

tiếp tục nhập khẩu nhiều loại linh kiện, bộ phận từ Nhật và các nước
khác ngoài ASEAN vì ASEAN chưa thể cung cấp toàn bộ các loại linh
kiện, bộ phận với phẩm chất và giá thành tương đương với Nhật hoặc
các nước khác. Dù đã rất cố gắng, các doanh nghiệp FDI này vẫn không
thể tìm thấy các linh phụ kiện có giá trị cao ở thị trường nội địa, phụ
tùng, khuôn mẫu, các hoạt động gia công kim khí.
Các doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng
nửa tỷ USD, hiện vẫn phải nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và
nguyên vật liệu từ nước ngoài. Panasonic, Sanyo chỉ mua được thùng
các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Cách đây vài năm,
một doanh nghiệp FDI khác cũng đã lặn lội đến 64 doanh nghiệp công

nghiệp, chỉ để tìm nhà cung cấp ốc vít đạt tiêu chuẩn, cũng không thành
công.

(Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp điện gia dụngViệt Nam 2006)

Trong số 190 doanh nghiệp cung ứng Việt Nam đáp ứng tiêu
chuẩn của các công ty Nhật Bản mà JETRO đưa ra mới đây chỉ có 13
doanh nghiệp thuộc ngành điện tử, điện gia dụng, với các nhóm chính:
đầu nối, dây điện; máy móc thiết bị điện; các linh kiện điện; các bộ phận
sản phẩm điện. Như vậy, các doanh nghiệp ViệtNam vẫn chưa cung cấp
được các chi tiết đặc thù cho ngành điện gia dụng.

13


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2011 của một số
doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử, điện gia dụng:

14


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

15


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

(Nguồn số liệu: Báo cáo của CIC)

/>
16


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)

GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Hình 1: Top 10 ngành có chỉ số ROA cao nhất trong BXH VNR500 năm 2013.
Nguồn: Vietnam Report

3) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành sản xuất điện gia

dụng tại Việt Nam:
a) Quy mô phát triển:

Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng đến nay, ngành công nghiệp VN cơ
bản là gia công, lắp ráp. Nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện chủ yếu phải
nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp rất lớn, tỷ lệ
nhập siêu trong công nghiệp lại càng lớn hơn, nhưng chúng ta vẫn phải
xuất siêu sản phẩm công nghiệp. Nếu tỷ lệ nhập siêu trong toàn bộ kim
ngạch xuất khẩu chiếm 20% thì tỷ lệ nhập siêu ngành công nghiệp chiếm
17


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

tới khoảng 70%. Quá trình này dẫn đến giá trị gia tăng thấp, năng lực
cạnh tranh kém.

Theo quan điểm của Bộ KH&ĐT, phát triển công nghiệp hỗ trợ
(CNHT) thực chất là phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chính là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Thật vậy, qua quá trình khảo sát thực tế của nhóm 10 về các doanh
nghiệp hỗ trợ trong dây chuyền cung ứng, sản xuất linh kiện, phụ tùng
cho thành phẩm điện gia dụng, tất cả các doanh nghiệp đều có quy mô
nhỏ và vừa, chủ yếu do thành phần tư nhân lập ra, chiếm hơn 80% là
vốn tự có của chủ sở hữu.
Vận dụng lý luận từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có chủ nghĩa
Mác_Lênin làm tiền đề, có thể thấy, sở dĩ các doanh nghiệp sản xuất
trong CNHT nói chung và ngành điện gia dụng nói riêng có quy mô vừa
và nhỏ chính là vì đặc thù và kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế, rời rạc
chỉ phát triển sản xuất một hoặc một vài mặt hàng nhất định trong chuỗi
cung ứng cho dây chuyền sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên,
với quy mô vừa và nhỏ như vậy, ta dễ dàng quản lý và phát triển nhanh
nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cung ứng cho
ngành điện gia dụng. Một khi nhiều doanh nghiệp nhỏ, lẻ ra đời cùng
sản xuất một loại mặt hàng giống nhau, một hiện tượng phổ biến xảy ra
đó chính là Cung vượt cầu, giá cả sản phẩm thứ cấp sẽ giảm xuống, có
lợi cho các doanh nghiệp sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Cùng với
hiệu ứng đó, chi phí sản xuất sẽ giảm đi, doanh nghiệp sẽ thu được lợi
nhuận ngày càng nhiều, song song đó cân nhắc đến việc giảm giá cho
khách hàng để kích Cầu phát triển.

18


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

b) Máy móc, thiết bị kĩ thuật phục vụ sản xuất:

Song song với quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp hỗ trợ sản
xuất ngành điện gia dụng, mô hình máy móc, trang thiết bị kĩ thuật phục
vụ cho dây chuyền sản xuất, cung ứng các sản phẩm thứ cấp của ngành
vẫn còn đơn giản, rời rạc, thô sơ, đa phần sản xuất vẫn phải dựa vào sức
lao động công nhân là chính.
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu máy móc, thiết bị của nhiều nước
trên thế giới khiến cho việc chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật gặp
khó khăn vì chi phí cao.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết
bị máy móc, phụ tùng từ thị trường Trung Quốc tăng liên tục trong
những năm gần đây. Nếu như bốn tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập
khẩu nhóm mặt hàng này trên 1,074 tỉ USD, thì trong bốn tháng đầu
năm 2011 nhập khẩu nhóm này nhảy lên 1,595 tỉ USD. Tổng cục Hải
quan lo ngại việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này có thật
sự hiệu quả, hay Việt Nam chính là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời,
lạc hậu cho Trung Quốc...

19


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

(Nguồn: )
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của các doanh nghiệp FDI và
các doanh nghiệp trong nước 4 tháng/2012 theo thị trường

(

N
gu
ồn
:

/>20


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

Từ các số liệu và hiện trạng thực tế, có thể nhận xét rằng, muốn
CNHT ngành sản xuất điện gia dụng có chuyển biến tích cực, trước hết,
Việt Nam cần tập trung hơn trong việc nâng cao trình độ sản xuất máy
móc, thiết bị, tăng cường cải tiến công nghệ. Vận dụng vào nền kinh tế

thị trường của đất nước, theo như lý luận của chủ nghĩa Mác_Lênin về
chi phí sản xuất TBCN : “Chi phí sản xuất TBCN (k) là chi phí mà
nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa, nó bao gồm chi phí Tư bản
bất biến (c) và chi phí Tư bản khả biến (v)”.

k=c+v
c: tư bản bất biến (bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
nguyên vật liệu,…)
v: tư bản khả biến ( sức lao động của công nhân).
Bắt nguồn từ lý luận trên có thể thấy, chi phí sản xuất sản phẩm
phụ thuộc vào chi phí máy móc thiết bị và tiền lương trả cho công nhân.
Như vậy, nếu cải tiến kĩ thuật máy móc, trang thiết bị, hợp lý hóa sản
xuất góp phần tăng năng suất lao động thì trong cùng một thời gian
lao động, khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian
lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống,
giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống dẫn đến giá trị lao
động giảm. Theo hiệu ứng đó, Tiền lương chi trả cho công nhân giảm
dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa giảm. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa
trên thị trường không đổi kéo theo việc tăng lợi nhuận cho nhà sản
xuất.
21


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU


Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên lưu
ý kiểm tra, cải tiến công nghệ, kỹ thuật không chỉ vì mục tiêu tăng năng
suất, đạt lợi nhuận mà còn vì các yếu tố khách quan sau đây: Trong quá
trình sử dụng máy móc, không thể tránh khỏi những hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình.


Hao mòn hữu hình: hao mòn vật chất trong quá trình sử
dụng hoặc do tác đông của tự nhiên làm cho tư bản cố định
(máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) bị giảm dần giá trị và giá
trị sử dụng.

Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra, sử dụng và bảo trì, bảo quản
máy móc đúng quy trình kỹ thuật để không để bị rỉ sét; giám sát, nâng
cấp, cải tiến máy móc, thiết bị nhằm giữ vững và gia tăng hiệu quả sản
xuất.


Hao mòn vô hình: hao mòn thuần túy về giá trị do tác động
của tiến bộ kĩ thuật, làm cho tư bản cố định bị giảm giá trị,
không giảm giá trị sử dụng.

Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn quan sát, học hỏi cải tiến công
nghệ máy móc để theo kịp thời đại, tránh nguy cơ tụt hậu xa so với các
nước trên thế giới. Ngoài ra,để giảm bớt những tổn thất do hao mòn hữu
hình và thu hồi vốn tài sản cố định nhanh hơn, các nhà sản xuất quy định
tỉ lệ khấu hao cao và tăng ca ngày lao động, tăng cường độ lao động.
(NGUỒN: ).


22


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

c) Nguồn lao động:

Với đặc thù của CNHT cho các ngành công nghiệp nói chung và
của ngành điện gia dụng nói riêng, các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất sản
phẩm thứ cấp cho ngành đều đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dây
chuyền cung ứng. Mỗi doanh nghiệp chuyên sâu vào việc sản xuất ra các
thứ phẩm nhất định. Điều đó dẫn đến sự phân công lao động xã hội
trong ngành, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất. Tuy nhiên,
chính vì quy mô nhỏ lẻ và mô hình trang thiết bị còn đơn giản, phần lớn
lực lượng lao động làm việc tại các xưởng sản xuất phụ tùng,
linh kiện đều có chung những đặc điểm sau đây:
Về cơ cấu:
Chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp, lao động phổ
thông.
 Đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học
còn rất thấp. (Tuy nhiên so với các ngành công nghiệp và
công nghiệp hỗ trợ khác thì lực lượng lao động trong ngành
điện gia dụng vẫn có trình độ cao hơn và đang ngày càng
được cải thiện).

 Thiếu đội ngũ thợ lành nghề và kỹ sư có chuyên môn cao.


Về ưu điểm:
Nguồn lao động dồi dào.
 Đa số là công nhân có kinh nghiệm làm việc trong các dây
chuyền sản xuất.
 Người lao động có tinh thần học hỏi nhanh, cần cù, sáng tạo.
 Dễ dàng đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề, thích
nghi với công việc mới.


Về khuyết điểm:
23


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10







NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU


Trình độ người lao động so với các nước khác trên thế giới
vẫn ở mức thấp.
 Thiếu đội ngũ kĩ thuật tay nghề tốt để tạo ra sản
phẩm chất lượng cao, đồng đều, chính xác.
Phần lớn lực lượng lao động vẫn chỉ quen với thao tác gia
công, lắp ráp thủ công là chính.
 Khó có thể thực hiện chuyển giao công nghệ.
Người lao động đều muốn làm việc cho các doanh nghiệp
nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài hơn là các doanh
nghiệp trong nước bởi sự chênh lệch về mức lương, điều
kiện làm việc.
 Cần có những chính sách cho người lao động như:
xây dựng cơ sở đào tạo kĩ thuật cho người lao động,
xây dựng nhà lưu trú, bệnh viện, trường học, trung
tâm sinh hoạt cộng đồng tại chỗ để sẽ góp phần ổn
định nguồn nhân lực, đảm bảo sự ổn định và phát
triển bền vững của ngành công nghiệp và công
nghiệp hỗ trợ điện gia dụng.

Trong việc xây dựng trang thiết bị lao động, máy móc sản xuất cũng như
nguồn lực lao động hiện nay, cần tìm hiểu và vận dụng quan điểm triết
học trong phạm trù “chất và lượng”. Cụ thể, chúng ta cần biết nắm bắt,
vận dụng sáng tạo, kết hợp phát triển đồng thời hai yếu tố chất và lượng
trong kế hoạch triển khai, xây dựng nguồn nhân lực của ngành. Nếu số
nhân công, lao động tham gia sản xuất trong ngành càng nhiều thì sẽ tạo
nên “Đội ngũ lao động dồi dào, hùng hậu”, không còn mang tính chất
riêng biệt, lẻ tẻ. (Yếu tố Lượng đã chuyển hóa thành Chất mới). Tuy
nhiên, khi đã có trong tay đội ngũ lao động dồi dào, doanh nghiệp cần
phải chú trọng hơn nữa đến việc bồi dưỡng, đào tạo tay nghề, nâng cao
yếu tố “Chất” của lao động. Cụ thể hơn đó là những hoạt động xây dựng

24


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NHÓM 10

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN (HỌC PHẦN 2)
GIẢNG VIÊN: T.S HỒ QUẾ HẬU

đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân tay nghề cao và đồng đều, sáng tạo
linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu cao của công việc.
Thực tế đã chỉ rõ, chỉ khi doanh nghiệp biết kết hợp tốt giữa mặt
chất và lượng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực thì mới có
thể nâng cao, cải tiến và đem lại hiệu quả to lớn. Điều này đúng với cả
ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Hiển nhiên cũng hoàn toàn
đúng trong CNHT ngành sản xuất điện gia dụng.

Bảng so sánh nhân lực trình độ nghề trong quý IV/2012

25


×