Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.37 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài: Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành
trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn
2010 đến nay
Giảng viên: TS. Trần Thị Lan Hương
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
Trang bìa....................................................................................................................i
Mục lục.....................................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt..............................................................................................iii
Danh mục bảng/hình................................................................................................iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
1. BDKH
2. ELNINO

Tên tiếng Anh

3. ĐBSCL
4. UNFCCC


United Nations
Framework Convention
on Climate Change

Tên tiếng Việt
Biến đổi khí hậu
Hiện tượng biến đổi thời
tiết bất thường
Đồng bằng Sông Cửu
Long
Công ước khung Liên
Hiệp Quốc về biến đổi
khí hậu


DANH MỤC CÁC BẢNG/HÌNH
Bảng/Hình
Bảng 1

Ý nghĩa
Thông báo quốc gia về biến
đổi khí hậu ở Việt Nam (so
với năm 1900)

Trang
12

Bảng 2

Kịch bản BĐKH các vùng ở Việt

Nam (nhiệt độ tăng thêm so
với 1990)

12

Bảng 3

Bảng 3: Diện tích, sản lượng,
năng suất lúa cả năm ở
ĐBSCL giai đoạn 20102014
Những thiệt hại về người và
tài sản do lũ ở Việt Nam
(2010, 2020, 2030)

14

Hình 1

13


MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí
hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường
toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều
thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu
khắc nghiệt gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp nước ta.
Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí
hậu (BĐKH), với 80% số dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các hoạt

động liên quan. Lĩnh vực trồng trọt chiếm 63% tổng GDP, đóng góp hơn 60%
giá trị xuất khẩu, chiếm 65% số lao động của ngành nông nghiệp. Ảnh hưởng
của BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến ngành trồng trọt, đòi hỏi cần có
những thay đổi để thích ứng với điều kiện mới.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên
50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực
trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng
nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh,
gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu
Long.
• Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1. Christopher Johnson, (2014), "Climate change effects Vietnam’s rice
bowl”: Bài viết phân tích ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng cao dẫn
đến ngập mặn và hạn hán kéo dài đối với nông nghiệp khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, đặc biệt nhấn mạnh đến hiện tượng cây lúa bị bệnh và
chết, mất khả năng thu hoạch. Từ đó bày tỏ quan ngại đối với đời sống
người dân nơi đây cũng như vấn đề về di cư và chuyển từ trồng lúa sang
nuôi tôm.
2. Dr Alex Smajgl, (2013), “Planning for change in Vietnam’s rice bowl”:
Bản báo cáo kết quả của dự án nghiên cứu “Exploring Mekong Futures”
này đã nêu lên mối đe dọa của biến đổi khí hậu và tăng mực nước biển đối
với nông dân trồng lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đưa ra
những chiến lược, kiến nghị cho các cơ quan chức năng như Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn giải quyết các vấn đề về cấp nước sắp tới có
thể xảy ra. Hơn nữa còn trực tiếp khuyến cáo, lên kế hoạch giúp đỡ người
5


3.

4.

5.
6.

7.

8.

9.

dân vượt qua những khó khăn mà biến đổi khí hậu mang lại bằng cách kết
hợp trồng lúa – nuôi tôm hoặc tìm và phát triển giống lúa chịu mặn.
Đan Phương, (2013), “Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức biến
đổi khí hậu” đã phân tích nguy cơ và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
TS. Đặng Kim Sơn, (2014 ), “Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long – Các tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực”, đã
dự báo tác động ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp tại ĐBSCL: Khi
nước biển dâng 1 m sẽ đe dọa 930.000 ha đất sản xuấtnông nghiệp của
vùng
.
Đoàn Thu Hà,(2014), “Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới
cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học
Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, bài viết phân tích về biến đổi khí hậu và
các kịch bản biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long; dự báo mức
độ nhập mặn và ngập lũ trong từng giai đoạn đến 2020, 2030 và 2030; từ
đó nhận diện và đánh giá các tác động tới cấp nước nông thôn khu vực này
cũng như xác định tỷ lệ dân số nông thôn bị ảnh hưởng đến đời sống và đặc
biệt là hoạt động nông nghiệp, tưới tiêu bởi xâm nhập mặn và ngập lũ.
TS. Lê Anh Tuấn, (2009), “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái

và phát triển nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long”: Bản báo cáo
phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt
động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Từ những cơ sở khoa học đó đưa ra
kiến nghị cho các nhà hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính
sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp thời để hạn chế các thiệt hại cho cư
dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Phạm Văn Tân và Ngô Đức Thành ,(2013), “Biển đổi kí hậu ở Việt Nam:
Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2, 42-55
Quang Đạt – EINFO : “ Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng bởi biến
đổi khí hậu “đã nêu ra dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của
ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn”.

10. Quốc Trung ,(2015 ), “Đồng bằng sông Cửu Long: Biến đổi khí hậu không

còn là kịch bản”, đã nêu ra những biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và
nhiều giải pháp khắc phục, song còn thiếu đồng bộ.
11.Trần Đức Khâm, (2009), “Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu
Long”: Báo cáo phân tích quá trình của hai hệ lụy chính do biến đổi khí
hậu gây ra cho đồng bằng sông Cửu Long, đó là nước biển dâng và hạn
6


hán. Qua đó nêu lên tác động đối với diện tích đất trồng và năng suất lúa
của khu vực này. Hơn nữa, báo cáo còn đưa ra dự đoán cho mực dâng nước
biển cũng như mức độ hạn hán cho đến năm 2020 và cả sau 2020. Cuối
cùng là nêu lên kết luận và kiến nghị cho các cơ quan chức năng.
• Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu sự biến động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2010 đến nay.
• Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng sông

Cửu Long (2010 đến nay).
• Nắm rõ được những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra từ đó đưa ra các giải
pháp chính xác và kịp thời nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến
ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Đối tương nghiên cứu
• Những tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông
Cửu Long
• Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: đồng bằng sông Cửu Long.
• Thời gian: Từ năm 2010 đến nay
• Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu
• Câu hỏi nghiên cứu:
 Tình trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long diễn ra như thế nào?
 Ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long chịu những tác động gì từ biến
đổi khí hậu?
 Biến đổi khí hậu đang đặt ra cho ngành trồng trọt những khó khăn gì cần giải
quyết trong tương lai?
• Giả thuyết nghiên cứu
 Biến đổi khí hậu ngày càng gây nhiều tác động xấu đến con người và hệ sinh
thái.
 Môi trường bị ảnh hưởng nặng nề do bàn tay con người dẫn đến biến đổi khí
hậu, tác động lớn đến ngành trồng trọt tại đồng bằng sông Cửu Long.
 Để ứng phó và khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra cần có nhiều
chính sách nhằm giảm thiếu tối đa những tác động đến ngành trồng trọt.
 Xem xét những chính sách không phù hợp hoặc không đem lại hiệu quả để
tìm ra chính sách mới đáp ứng được nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Đưa ra các giải pháp trực tiếp, tuyên truyền ý thức về những tác động của
biến đổi khí hậu đến đời sống cho con người, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường
lên hàng đầu.
7



 Đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm tác động đến
ngành trồng trọt tại đồng bằng sông Cửu Long nhưng sẽ ít hiệu quả do các
giải pháp không đồng bộ, ý thức người dân chưa cao trong việc bảo vệ môi
trường.
 Giảm thiểu được tác động của biến đổi khí hậu khi đi sâu phân tích nguyên
nhân và đưa ra giải pháp thiết thực, giải quyết từ gốc vấn đề.
• Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê.
• Phương pháp phân tích.
• Phương pháp so sánh.
• Phương pháp mô tả.

CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm
* Biến đổi khí hậu là gì ?
- Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
-

Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo
công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu )

1.1.2 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
a. Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên
* Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm :
- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do thay đổi cường độ
sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động
núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái
8


biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định
thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm:
CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu
xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi
làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).
- Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO 2), hơi nước, bụi
và tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí
hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi
núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào
không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống
khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua
sự chuyển độỉ CO2 vào trong khí quyển .Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất
- Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng
23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những
thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ

năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra
từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
9


b. Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động con người:
- Đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng rằng nhiệt độ bề

mặt Trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt
động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than
đá, dầu mỏ, vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, … và
thay đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi
trong nông nghiệp và nạn phá rừng. Ngoài ra còn một số hoạt động khác như
đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch.
- Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của

con người do Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố đã cải thiện qua các
năm như sau:
- Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt động con người chỉ đóng
góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH
- Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các

nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH
-

Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết
quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra
BĐKH

-

Và theo bản báo cáo bị rò rỉ của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động
con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này đã
được công bố vào năm 2013.

Ví dụ: Theo thông báo thứ 2 của Việt Nam với Công ước khung Liên Hiệp
Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì kết quả kiểm kê Khí Nhà Kính
(KNK) năm 2000 của Việt Nam là khoảng 143 triệu tấn CO 2 tương
đương/năm. Trong đó Nông nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổng
phát thải KNK của Việt Nam. Vì Việt Nam là một đất nước có tỷ trọng sản
xuất Nông Nghiệp cao nên lượng phát thải KNK chiếm đến 45%.

10


Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì ngành Nông nghiệp họ chiếm tỷ trọng
khá nhỏ, vì vậy phát thải KNK của các nước phát triển đối với ngành Nông
nghiệp chỉ chiếm 8% tổng phát thải KNK. Trong khi phát thải KNK từ hoạt
động sản suất năng lượng của các nước phát triển chiếm đến 36%, hoạt động
giao thông chiếm 23 % tổng phát thải KNK.
1.1.3. Hậu quả và xu huớng phát triển của biến đổi khí hậu trong tương lai



Hậu quả của việc biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực
tiếp đời sống hàng ngày của con người.
a, Các hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các
hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí
bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên
quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh
tồn.

b, Mất đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật
biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối
mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1
đến 6,4 độ C nữa
Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và
mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi
cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên
liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
c, Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt
độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài
ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền
khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
d, Dịch bệnh
11



Nhiệt độ tăng, lũ lụt và hạn hán các yếu tố thời tiết cực đoan đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở,
truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế
giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở
nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh
giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu
chảy.
e, Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số
nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt
nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông
nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị
đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt
hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp
tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75
triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác,
dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
f, Bão lụt
Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho
các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ
30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
g, Những đợt nắng nóng gay gắt
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần
so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của
chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao
gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái
đất.
h, Mực nước biển đang dâng lên
12


Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên.
Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan
chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.


Xu hướng phát triển của biến đổi khí hậu trong tương lai
Trái Đất sẽ tiếp tục nóng lên và tăng từ 2-3 độ nữa .
Giáo sư Bette Otto-Bliesner - một nhà khoa học đầu ngành thuộc the National
Center for Atmospheric Research ở Boulder, Colorado nhận xét rằng: "Hiện
tượng tăng mật độ khí CO2 như hiện nay thì chúng tôi vẫn chưa thể giải thích
được. Chắc chắn là con người cũng đóng vai trò tác động làm cho hiện tượng đó
tăng nhanh."
Xu thế tăng mạnh hơn và đồng nhất hơn (thống nhất cao giữa các mô hình) trên
các vùng phía Nam và Tây Bắc Việt Nam. Lượng mưa dường như cũng cho xu
thế tăng lên trên toàn Việt Nam, ngoại trừ vùng Tây Nguyên và một phần Nam
Bộ, những nơi mức ý nghĩa 10% của xu thế không được thoả mãn. Xu thế giảm
mưa ở miền Bắc và tăng mưa ở phía Nam. Các mô hình và sản phẩm tổ hợp có
tính thống nhất cao khi cho kết quả dự tính lượng mưa sẽ tăng lên đáng kể ở
duyên hải miền Trung. Đây là một điểm đáng chú ý khi đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu và xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó với thiên
tai liên quan đến mưa lớn như lũ lụt, trượt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển,...

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn ngành trồng trọt của các quốc gia khác chịu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu.

-

-

Không chỉ riêng Việt Nam mà biến đổi hậu mang lại những tác động tiêu
cực đến ngành trồng trọt của các quốc gia khác trên toàn thế giới. Những quốc
gia có diện tích nông nghiệp lớn đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo từng
mức độ khác nhau. Song những tác động của biến đổi khí hậu gây ra đều trở
thành một vấn đề đáng báo động và cần tìm ra biện pháp ứng phó nhanh chóng.

-

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
củacon người và các sinh vật trên trái đất
Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới ngập úng ở những quốc gia
gần biển hay có phần lớn diện tích biển gần kề.
13


-

Sự di chuyển của các đới khí hậu đang tồn tại đến các vùng khác nhau trên
thế giới dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người trên nhiều quốc gia.

-


Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác làm ảnh hưởng
đến cuộc sống của con người.

-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 2010
ĐẾN NAY
2.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành trồng trọt
ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2010 đến nay
2.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3200km với 75% dân số sống gần biển. Việt
Nam là nước đứng thứ 2 trong số 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi
khí hậu. Theo các nhà khoa học thế giới thì “Việt Nam chịu tác động khí hậu
nhiều hơn so với lượng khí CO2 thải ra”
 Những biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng thời tiết cực đoan cực kỳ nghiêm
trọng như mùa đông ấm, rét hại kèm theo băng tuyết ở vùng núi phía Bắc; hạn
hán và xâm nhập mặn rất khốc liệt hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu biểu hiện rõ nhất là tăng nhiệt độ toàn cầu, nước biển dâng và
cực đoan về thời tiết. Năm 2015 là năm có biểu hiện rất rõ nét về sự gia tăng của
hiện tượng cực đoan về thời tiết, tiêu biểu là rét kỷ lục ở miền Bắc, mưa lớn ở
Quảng Ninh hay ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi có mưa khi đang là mùa hạn, nắng
nóng kỷ lục trong mùa hè (có 16 vị trí quan trắc khí tượng thuỷ văn cho thấy số
liệu mức lịch sử vượt trên 40oC).


14


Đặc biệt, mùa khô năm nay là hạn hán, kết hợp với hiện tượng El Nino. Số liệu
quan trắc về El Nino cho thấy đây là năm El Nino mạnh kỷ lục trong vòng 60
năm qua.
• Biến đổi nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 độ C
- Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc đang tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, các vùng
ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt
độ sẽ tăng thêm từ 4 – 4,5 độ C theo kịch bản cao nhất và 2 – 2,2 độ C theo kịch
bản thấp nhất
- Gần đây, tần suất và cường độ El nino (nhiệt độ khí quyển và thủy quyển tăng lên
kéo theo những biến động bất thường, hiện tượng gây nắng nóng và hạn hán ở
Việt Nam) ngày càng tăng lên rõ rệt, giai đoạn 2014-2016 được gọi là giai đoạn
El nino lịch sử đối với Việt Nam. 3/2016, 11 tỉnh công bố thiên tai do nắng hạn
kéo dài và ảnh hưởng từ xâm nhập mặn (ảnh hưởng nặng nề nhất là Ninh Thuận)
- Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng

ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ
đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung
bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các
vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong
đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.
• Biến đổi lượng mưa
- BĐKH kéo theo hiện tượng El nino, làm giảm 20-25% lượng mưa ở khu vực miền
Trung – Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến mà kéo dài, gây khô
hạn thời đoạn. Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây
Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên.

- Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lãnh thổ của Việt Nam giảm đi rõ rệt
trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa phùn giảm
đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ
• Biển đổi mực nước biển
- Mực nước biển dâng trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm mỗi năm
15


- Nếu nước biển tăng 1 m Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà
cửa, giảm 7% sản lương nông nghiệp và 10% GDP. Nếu mực nước dâng 3 - 5m
thì điều này đồng nghĩa với “có thể xảy ra thảm họa ở Việt Nam”.
- Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ vào các mùa lũ, các dòng sông tăng
cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn ở các vùng tập trung đông dân cư ở 2 bờ
trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam
- Hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa do biến dạng địa hình tạo ra
thế địa hình ngược (những dòng sông nổi cao hơn đồng bằng 2 bên sông)
 Thực trạng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Trong những thập niên gần đây BĐKH ngày càng rõ nét ở ĐBSCL biểu hiện qua
những hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khác.
Những biểu hiện do nhiệt độ tăng: mực nước biển dâng, diện tích nước bị ngập
mặn, hiện tượng xói lở…
• Hệ sinh thái – đa dạng sinh học
- Theo kịch bản do viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường xây dựng, nếu
nước biển dâng cao từ 75cm – 1m thì khoảng 20% -38% diện tích đất, các khu
bảo tồn sẽ bị tác động nghiêm trọng
• Nông – lâm – ngư nghiệp
 Nông nghiệp
- Nước biển dâng cao làm xâm nhập sâu hơn vào nội địa
- Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nông
sản. Thống kê cho thấy, số lần bão và ảnh hưởng đến vùng ngày càng nhiều hơn

và mạnh hơn, số lần lũ xuất hiện ngày càng nhiều, biến động về lũ ngày càng lớn
hơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan (gió lốc, hạn hán) xảy ra thường xuyên
hơn.
- Tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất của mùa màng và vật nuôi
 Lâm nghiệp
- Nhiệt độ tăng, cường độ khô hạn gia tăng làm tăng ngu cơ cháy rừng, phát triển
dịch bệnh. Nhiều cánh rừng ở ĐBSCL đang ở mức báo động cháy cấp 5
- Nhiều rừng mắm ở ven mũi Cà Mau đã bị phá hủy bởi xói lở đất
 Ngư nghiệp
- Nhiệt độ tăng có thể làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Suy thoái và phá hủ
các rặng san hô, cá di cư.
• Dải ven biển
16


- Gia tăng ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, nhất là các vùng trũng của
ĐBSCL
- Sự xâm thực, xói mòn bờ biển, bờ sông xảy ra với số lần, số địa điểm càng ngày
càng nhiếu, cường độ ngày càng cao. Tiêu biểu là tỉnh Kiên Giang có 385km
đường bờ sông, bờ biển bị sạt lở; Cà Mau, Trà Vinh…) khiến biển lấn sâu vào
đất liền từ vài chục đến cả vài trăm mét mỗi năm.
- El Nino đã được dự báo trước, kèm theo hiện tượng này là thiếu hụt về lượng mưa

và hạn hán với mức độ gia tăng là rất lớn. Chính hạn hán của những tháng mùa
khô kết hợp với mùa mưa năm 2015 lượng mưa ít, dẫn đến mực nước ở Đồng
bằng sông Cửu Long xuống thấp nhất trong lịch sử 100 năm quan trắc. Do vậy đã
dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn tại khu vực này rất nghiêm trọng và còn kéo
dài đến tháng 5, thậm chí là sang cả tháng 6 năm nay.
- Có thể nói rằng, hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động của


hiện tượng “thiên tai kép”. Tức là giữa nắng nóng, khô hạn kèm theo xâm nhập
mặn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại
đây.
- Tình trạng xâm nhập mặn gần đây có xu hướng xuất hiện sớm hơn và nồng độ cao
hơn, nhanh hơn so với trước. Năm 2013, độ mặn đo được ở Sóc Trăng là 22,2%,
cao hơn 6,3% so với năm 2012
- Dự báo vào năm 2030, ĐBSCL khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm
mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu
không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ
ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
- Theo công bố của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, trong 50 năm qua
trung bình mỗi năm nước biển dâng lên 3mm. Nghiên cứu trên nêu rõ vào giữa
thế kỉ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỉ có thể dâng
thêm 75cm so với thời kì 1980- 1999.
- Đến năm 2100, khi nước biển tăng thêm 33cm, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích, 40%
diện tích ĐBSCL sẽ bị cuốn trôi, 1/10 khu vực ĐBCTSH cũng biến mất, miền
17


Trung nhiều nơi nước biển sẽ lấn sâu vào tận chân của dãy Trường Sơn => diện
mạo quốc gia thay đổi
 Dự đoán sự biến đổi của khí hậu đến năm 2070
- Nhiệt độ vùng duyên hải tăng 1,5 độ C và vùng nội địa là 2,5 độ C
- Trên các vùng, mưa trong gió mùa đông bắc tăng 0 – 5% vào mùa khô và 0 – 10%
vào mùa mưa
- Nước biển dâng cao 45 cm, có thể làm biến dạng bản đồ hình chữ S của Việt Nam
• Một số phác thảo về kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã được công bố tại hội
thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Viêt Nam tại Hà Nội vào tháng
2/2008
Bảng 1: Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1900)

Năm
2010
2050
2100

Nhiệt độ tăng thêm (độ C)
0,3 – 0,5
1,1 – 1,8
1,5 – 2,5

Mực nước biển tăng thêm (cm)
9
33
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu (2008)

Bảng 2: Kịch bản BĐKH các vùng ở Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm so với 1990)
Năm

2050
2100

Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng Bắc Trung Nam Trung Tây
Nam Bộ
Bắc Bộ
Bộ
Bộ
Nguyê
n
1,41

1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
1,21
3,49
4,38
3,71
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu (2008)

Tính trung bình các kịch bản thì đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ có khả năng tăng
thêm 2,08 độ C, mực nước biển dâng thêm 37cm (chưa tính đến sự tan băng mà
chỉ tính đến sự dãn nở của nước đại dương). IPCC dự báo rằng cuối thế kỉ 21,
mực nước biển có thể tăng tối đa 81cm, nhưng các nhà dự báo Anh nói rằng con
số này có thể lên tới 163cm
Hình 1: Những thiệt hại về người và tài sản do lũ ở Việt Nam (2010, 2020, 2030)

18


Nguồn: Policy brief (2012)

2.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng trọt phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự

nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm... nên
sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH.
• Làm mất đất canh tác trong nông nghiệp
- Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp.
Theo nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH của Liên hiệp
quốc (IPPC) và Ngân hàng thế giới (WB), nếu nước biển dâng lên 1m, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5-2,0 triệu ha bị ngập và những năm lũ lớn
khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 3- 4 tháng. Ngập lụt sẽ làm
mất đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long vì khoảng 80% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển.
Mất đất canh tác trong nông nghiệp đẫn đến năng suất cây trồng suy giảm gây ra
những thách thức và đe dọa đến vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực
quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân như Việt Nam: Nông nghiệp chiếm 52,6% lực lượng lao
động và 20% GDP của cả nước.

19


B
ảng 3: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm ở ĐBSCL giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng 3, ta thấy trong giai đoạn 2010-1014, diện tích lúa của Đồng bằng song
Cửu Long đang có xu hướng giảm dần từ năm 2014, từ 4.340,3 ha xuống 4.246,6
ha. Nguyên nhân của việc giảm diện tích lúa này là do hiện tượng El Nino chính
thức bắt đầu từ cuối năm 2014 và sẽ kéo dài đến hết mùa xuân năm 2016, trở
thành một trong những El Nino mạnh và dài nhất trong 60 năm qua.Tác động của
El Nino làm cho nền nhiệt độ tăng cao và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng

nóng; mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa ở Nam bộ thiếu hụt
đến 60%, hạn hán và thiếu nước đã diễn ra thậm chí ngay cả trong các tháng mùa
lũ năm 2015; lượng dòng chảy trên các sông thiếu hụt từ 30 - 50%, một số nơi tới
80%, gây ảnh hưởng đến các cây trồng.Chính điều này đã làm cho nước biển
xâm nhập sâu vào nội đồng sớm, với nồng độ cao hơn mọi năm ở hầu hết các
tỉnh tại ĐBSCL, gây ảnh hưởng lớn diện tích trồng lúa ở khu vực này.
Dự báo đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng 1m, vựa lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh năng suất lúa sẽ giảm 10%, thực trạng trên sẽ đe
dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của tỉnh và quốc gia. có nguy cơ bị mất
đi khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,5% sản lượng lúa của cả
vùng. Do đó, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi khoảng 21,39% sản lượng lúa (mới tính riêng
cho vùng đồng bằng sông Cửu Long). Trong một tương lai gần hơn, dự báo đến
năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 120 triệu người. Trong bối cảnh
BĐKH ngày càng gia tăng thì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cho 120 triệu
người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

- Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp.
20


Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị
nhiễm mặn vì đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển.
Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có
thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm
trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì
khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng
sông Cửu Long và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.Nguồn nước suy giảm dẫn đến

mặn xâm nhập trên diện tích khoảng 1,2-1,6 triệu ha ở vùng ven biển; đất phèn
và sự lan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng
thấp trũng.
Mùa khô năm 2014 - 2015 là năm có dòng chảy về đồng bằng thấp hơn cùng kỳ
mùa khô năm 2013 - 2014 nên xâm nhập mặn trên sông, kênh vùng ven biển
ĐBSCL trong những tháng đầu mùa khô năm 2015 cao hơn cùng kỳ năm 2014.
ĐBSCL nếu thiếu nguồn nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.
Theo ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở NN&PTNT Trà Vinh, nắng hạn kéo
dài và nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng làm gần 9.200ha lúa đông xuân
đang làm đòng và trổ bông bị khô hạn, nguy cơ giảm năng suất 20% - 30%.
Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 40.000ha lúa có
khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Trong đó, khoảng 12.000ha ảnh hưởng hạn,
mặn chủ yếu ở thành phố Vị Thanh, Vị Thủy và Long Mỹ; 28.000ha ảnh hưởng
hạn ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy,
một phận của huyện Vị Thủy và Long Mỹ.
Theo thời vụ, 25.000ha lúa của vụ Xuân Hè và Hè Thu sẽ bị ảnh hưởng cao do
thời gian từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4-2015, là thời điểm mà hạn hán và xâm
nhập mặn diễn ra gay gắt nhất.
Theo Cục Trồng trọt, diện tích lúa Đông Xuân 2015 - 2016 có nguy cơ bị hạn
hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển ĐBSCL lên đến 339.234ha, trong đó
có 104.731ha bị nặng, có khả năng thất thu. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn ha
lúa vụ mùa (chủ yếu trên nền đất nuôi tôm) và lúa thu đông 2015 muộn (tại Cà
Mau, Bạc Liêu) bị hạn, mặn, thiếu nước tưới nghiêm trọng, nhiều nơi lúa bị chết
khô không thể thu hoạch. Bên cạnh cây lúa, hạn, mặn còn gây ảnh hưởng đến
vườn cây ăn quả. Vào đầu tháng 2, tại huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã xảy ra
vỡ đê khiến nước mặn xâm nhập vào vườn trồng bưởi da xanh, sầu riêng, xoài
của hàng chục hộ dân. Nước mặn cũng đã xâm nhập vùng chuyên sản xuất cây
ăn quả tại huyện Châu Thành (Hậu Giang) và Kế Sách (Sóc Trăng).
21



Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, tình hình hạn, mặn đang
xảy ra tại ĐBSCL là khốc liệt nhất trong gần 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề
cho sản xuất.
Bảng 4: Gieo cấy và thu hoạch lúa đông xuân ở Miền Nam giai đoạn 2013-2015
Đơn vị

1. Gieo cấy lúa đông
xuân cả nước
Miền Bắc

Thực hiện: Thực hiện: Thực hiện: Thực hiện
15/12/2013 15/12/2014 15/03/2015
15/03/201
6
1000 ha
3.060,6
3,025.9
"

1.113,4

1.102,5

Miền Nam

"

1.089


1.040,5

1.947,2

1.923,4

Trong đó: ĐBSCL

"

993,6

982,8

1.560,6

1.554,2

2. Thu hoạch lúa
đông xuân ở
miền Nam
Trong đó: ĐBSCL

"

468,0

422,9

870,5


1.108,1

"

190,0

163,6

850,6

1.081,9

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thống kê tháng 3 năm 2016 và Báo cáo thống kê tháng 12 năm
2014 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cũng qua bảng trên, ta có thể thấy diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL bị giảm
nhẹ. Có thể nói, càng ngày biến đổi khí hậu càng ảnh hưởng đến việc trồng lúa
của ĐBSCL.
Theo số liệu Bộ NN-PTNT tính toán, diện tích lúa đông xuân 2015- 2016 có
nguy cơ nhiễm mặn và hạn hán của các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể lên đến
khoảng 340.000 ha chiếm khoảng trên 35% diện tích xuống giống của vùng ven
biển và khoảng 22% toàn vùng ĐBSCL. Trong đó diện tích ảnh hưởng nặng là
trên 100 ngàn ha.
Theo TS. Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, không chỉ với lúa mà xâm
nhập mặn còn ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái ở một số địa phương. Đặc biệt là
tỉnh Vĩnh Long, trong lịch sử chưa bao giờ bị thiệt hại bởi xâm nhập mặn thì hiện
nay hàng ngàn ha bưởi da xanh, năm roi đã bị ảnh hưởng. Tại khu vực sông Hậu,
thành phố Cần Thơ vốn có nước ngọt quanh năm nay cũng đã có dấu hiệu cho
thấy mặn đã bắt đầu xâm nhập.


22


Ước tính sơ bộ thì đến thời điểm tháng 2 năm 2016, mặn đã làm thiệt hại về cây
lúa của nông dân vùng ĐBSCL cả ngàn tỷ đồng và nguy cơ lúa chết còn tiếp tục
xảy ra. Lo ngại nhất, không chỉ vụ đông xuân hiện tại mà cả vụ hè thu tới cũng bị
ảnh hưởng. Cùng với đó, là những ảnh hưởng trực tiếp lên vườn cây ăn trái, nuôi
trồng thủy sản nước ngọt...
• Ảnh hưởng đến cấu trúc vụ mùa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây
trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu
hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ đông
có xu hướng giảm ở Nam Bộ.
BĐKH làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu
bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe
dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và khô hạn gây ra.
Do năng suất lúa bị giảm nên cần giảm diện tích lúa ở vụ Xuân-hè, Hè-thu,
những diện tích trồng lúa kể cả vụ Đông-xuân có năng suất thấp, chất lượng gạo
thấp, hiệu quả không cao so với trồng cây màu.Theo số liệu của Cục Trồng trọt
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến hết năm 2015, các tỉnh, thành phố
vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển từ trồng lúa sang trồng ngô là 30.000
ha; vừng, lạc là 11.000 ha; đậu tương 8.000 ha; rau dưa 27.000 ha; lúa kết hợp
thuỷ sản 22.000ha; cây thức ăn gia súc là 6.000 ha và các cây trồng khác 8.000
ha. Đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi sang các cây trồng
khác của toàn vùng này phấn đấu là trên 200 nghìn ha, chủ yếu là ngô, đậu
tương, dưa rau; lúa kết hợp thuỷ sản; cây thức ăn gia súc…
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy có thể gây ra việc thiếu lương thực nhưng
cũng đem lại những lợi ích bởi các cây ngắn ngày cũng mang lại được lợi nhuận
lớn cho người dân.

• Gây bùng phát dịch bệnh
Thời tiết biến đổi làm phát sinh các dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ảnh
hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ, giảm sản lượng lúa và tăng chi phí sản
xuất. BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình
trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại
“thiên địch” và khả năng phát sinh dịch bệnh mới trên cây trồng.
23


Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, làm gia tăng
một số loài dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng. Dịch rầy nâu
và vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm đáng kể sản lượng lúa ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trong năm 2010, tại đồng bằng sông
Cửu Long đã xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ gây thiệt hại khoảng 400.000 ha lúa,
khiến năng suất lúa giảm từ 30-70%.
Năm 2015, tình hình dịch bệnh do biến đổi thời tiết vẫn ở nguy cơ tiềm tàng vẫn
cao. Chẳng hạn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) vụ HT ở Nam bộ có 1.313
ha bị nhiễm (tăng gần 700 ha so với cùng kỳ), xuất hiện ở một số tỉnh như: Kiên
Giang, An Giang, Đồng Tháp.
2.1.3. Vấn đề đặt ra

1. Dự đoán
a. Tài nguyên đất
- ĐBSCL là nơi có cao trình mặt đất tương đối thấp, nhiều nơi cao trình chỉ
khoảng 20 – 30 cm. Chính vì vậy, mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên khu
vực này là rất lớn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi
đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu tại ĐBSCL cho thấy: nếu nước biển dâng cao
thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng
hai triệu ha đất trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Cụ thể, Bến
Tre mất 1.131km2 (hơn 50% diện tích), Long An mất 2.169km 2 (gần 50%), Trà

Vinh mất 1.021km2 (gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425km 2 (gần 44%), Vĩnh Long
mất 606 km2 (gần 40%)… Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có
thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện
tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn.
- Đất ĐBSCL rất dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, tại các khu vực như: Tứ giác Long
Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau diện tích đất nhiễm phèn chiếm một
phần rất đáng kể. Mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng. Mức
độ mặn hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn
xuống tầng sâu. Khi mực nước trên kênh mương, đồng ruộng giảm xuống, tình
trạng khô hạn bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên tầng
mặt rất mạnh mẽ. Quá trình mặn hóa và phèn hóa có khi cùng tồn tại tạo ra loại
đất vừa có tính mặn vừa có tính phèn. Tình trạng này làm cho đất bị chua hóa và
mất khả năng canh tác.

- Với đất phù sa trung tính sông Tiền, sông Hậu, đất xám trên cồn phù sa cổ vốn đã

bị thoái hóa do quá lạm dụng phân vô cơ, thì nay hiện tượng khô hạn, rửa trôi do
mưa tăng làm tình trạng thoái hóa đất càng trở nên trầm trọng. Nước biển dâng
khiến diện tích bị xâm thực mặn tăng. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi
24


diễn ra mạnh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa
trong đất khó xảy ra. Nghiêm trọng hơn có rất nhiều dự án sẽ xây đập chặn dòng
sông Mê Kông trên thượng nguồn làm cho nước ở thượng nguồn đổ về hạ du
ngày càng ít hơn, nhất là trong mùa nắng, làm cho nước mặn xâm nhập ngày
càng sâu hơn vào trong nội đồng. Nhiệt độ tăng làm các hợp chất chứa nhôm
trong đất (pyrite và jarosite) sẽ phóng thích các ion nhôm. Các ion này sẽ gây
độc cho cây. Đất bị phèn hóa nhanh chóng.


- Với đất mặn ven biển khu vực ĐBSCL - nơi phân bố của hai dạng chính đó là đất

phèn tiềm tàng và đất rừng ngập mặn. Đây là khu vực chịu tác động mạnh mẽ
của BĐKH. Diện tích đất bị nhiễm phèn dạng tiềm tàng khá lớn, và khi khô hạn
nguy cơ chuyển hóa thành đất phèn hoạt động luôn hiện hữu. Nhiệt độ tăng, thủy
triều thay đổi tác động mạnh vào hệ thống sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Không phải tất cả các chủng loại của hệ sinh thái đều thành công trong việc tự
điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trường sống mà chỉ có
thành phần chủng loại của hệ thay đổi. Mực nước biển dâng cùng với cường độ
của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của
nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sự sống còn của rừng ngập mặn cũng như các
loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Xu hướng biến đổi của khí hậu khiến nước
biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thể vượt quá 25%.
Những biến đổi đó đã làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổi mạnh mẽ
hệ sinh thái rừng ngập mặn.

b. Tài nguyên nước

- ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho
nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi
chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo
dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần
lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ
có từ 15.000 - 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước
sông Mê Kông giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% vào mùa lũ. Hạn
hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang,
thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa
lũ cũng khó khăn.


25


×