Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.01 KB, 41 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
Chương I: Lý luận về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
tại địa phương.........................................................................................2
I. Khái niệm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản.................................2
1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản.........................................................2
2. Khái niệm về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản..............................2
II. Đặc điểm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản.................................3
III. Nội dung đầu tư nuôi trồng thủy sản..................................................4
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi.............................................4
2. Đầu tư vào khoa học, kỹ thuật công nghệ cho nuôi trồng thủy sản.....5
3. Đầu tư cho công tác qui hoạch nuôi trồng thủy sản..............................5
4. Đầu tư phát triển nhân lực....................................................................6
5. Đầu tư vào khâu giống thức ăn.............................................................7
IV. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản...................7
1. Đầu tư nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng nuôi trồng thủy
sản.............................................................................................................7
2. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm làm giảm áp lực khai thác
thủy sản.....................................................................................................7
3. Nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm cho
tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu....8
4. Đầu tư nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế xã hội.............9
Chương II. Thực trạng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2009........................................11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
Đồng bằng sông Cửu Long.......................................................................11
1. Các điều kiện tự nhiên.........................................................................11
2. Các điều kiện kinh tế xã hội................................................................13
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông


Cửu Long giai đoạn 2005 – 2009..............................................................16
1. Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản..................................16
2. Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo nguồn vốn.................17
3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản...............................19
4. Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo nội dung....................20
III.Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng
sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2009.....................................................22
1. Những kết quả đạt được......................................................................22
2. Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................28
Chương III: Quan điểm và giải pháp tăng cường cho đầu tư nuôi
trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu long trong
giai đoạn 2010 -2015.............................................................................31
I.Quan điểm, định hướng, phát triển nuôi trồng thủy sản trong giai
đoạn 2010 - 2015........................................................................................31
1. Quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản...........................................31
2. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản.........................................32
II.Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản...........32
KẾT LUẬN...........................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là một ngành kinh tế có từ lâu đời ở Việt Nam chúng ta. Trong
thời gian qua, ngành đã có những bước phát triển thăng trầm và những năm
gần đây đã có sự phát triển vượt bậc về cả tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững. Với những lợi thế sẵn có của đất nước,
chúng ta đã tận dụng vào ngành này một cách thành công góp phần vào phát
triển đất nước. Chính phủ đã và đang khuyến khích mọi thành phần kinh tế
trong cả nước đầu tư phát triển đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Chính phủ đặc
biệt ưu tiên cho những vùng có nhiều thuận lợi cho đầu tư nuôi trồng thủy sản
trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Và những năm qua, vùng đã gặt hái

được nhiều thành tựu đáng kể. Để đánh giá những kết quả và tồn tại, yếu kém
trong đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, từ đó phát huy hay đưa ra giải pháp nhằm tăng cường và sử dụng vốn
cho ngành có hiệu quả hơn thì cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau
với nhiều con số cụ thể. Trên cơ sở phân tích này, chúng ta có thể có được cái
nhìn khái quát hơn về tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng
đồng bằng sông Cửu Long trong những năm vừa qua. Đó là lý do em viết đề
tài “ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2005 – 2015”. Trong bài viết chắc sẽ có sai sót, kính mong thầy giúp đỡ
em để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I : Lý luận về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
tại địa phương
I. Khái niệm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, thì nuôi trồng thủy sản là một
hoạt động sản xuất sử dụng các yếu tố nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, đất
cho công nghệ chế biến thủy sản
Theo quan điểm của các nhà sinh học thì, nuôi trồng thủy sản là hoạt
động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với tăng trưởng và phát triển các
loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.
Trong đề tài này, nuôi trồng thủy sản được hiêu theo quan điểm của các
nhà kinh tế học, nó được sử dụng các đầu vào như con giống, tài nguyên đất,
nước và các công cụ sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm thủy sản phục vụ
cho tiêu dùng.
2. Khái niệm về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản là việc đầu tư các nguồn lực vào hoạt
động sản xuất cung cấp các sản phẩm động thực vật dưới nước sau một quá
trình nuôi trồng có sự tác động lên hệ sinh trưởng bằng các phương pháp

thông thường hoặc đặc biệt khác nhau.
Lực lượng sản xuất chủ yếu:
- Lao động với trình độ kỹ thuật
- Hệ thống ao hồ, đầm, bè được đầu tư cải tạo
- Con giống
- Hệ thống máy móc phụ trợ như máy bơm, hệ thống xử lý nước…
- Thức ăn cho nuôi trồng, thuốc chữa bệnh…
- Các ứng dụng khoa học công nghệ cho nuôi trồng
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản phẩm chủ yếu là thủy sản tươi sống, ướp lạnh cung cấp cho các nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân qua chế biến, sơ chế hoặc ăn tươi.
II. Đặc điểm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một nghề phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có
tính mùa vụ, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề bảo vệ, tái tạo tài nguyên thủy
sản, bảo vệ môi trường, phát triển xuất khẩu, tính chất sản xuất lại phức tạp,
đa dạng do quy luật phát triển từng khu hệ động thực vật. Vì vậy mà đầu tư
phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý một số đặc điểm khác biệt sau:
1. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản phải đi đôi với tái tạo nguồn thủy
sản, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Hoạt động đầu tư phát triển phải lấy hiệu quả kinh doanh làm động lực
và lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bàn. Kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại. Tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm để
đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu trong phạm vi
ngáy càng rộng rãi.
3. Trong qui trình nuôi trồng thủy sản, quá trình nuôi trồng nhân tạo xen
kẽ với quá trình tác động tự nhiên, từ đó sinh ra tính chất mùa vụ trong nuôi
trồng thủy sản gây ra nhiều phức tạp cho sản xuất đặc biệt là điều kiện thiên
nhiên nước ta không mấy thuận lợi, thiên tai xảy ra khắp mọi nơi. Do đó, hoạt
động đầu tư cần chú trọng đến những yếu tố này để tránh những rủi ro đáng

tiếc có thể xảy ra.
4. Trong quá trình sản xuất thủy sản, chất lượng và số lượng sản phẩm
thủy sản rất dễ bị thất thoát sau thu hoạch. Theo đánh giá của FAO, tỷ lệ thất
thoát sau thu hoạch luôn ở mức trên 20%, tập trung ở các khâu xư lý, bảo
quản, vận chuyể, bốc dỡ, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, hoạt động đầu
tư cần chú trọng làm thế nào để giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu
hoạch.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5. Một số đối tương nuôi trồng được giữ lại làm giống cho quá trình tái sản
xuất sau. Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đầu tư vào qui trình chăm sóc, lựa
chọn giống riêng biệt và quan tâm đầu tư vào hệ thống quản lý giống quốc gia
nên số vốn chi cho đầu tư vào lĩnh vực này khá lớn, đòi hỏi các chủ đầu tư
phải phân tích, tính toán, lựa chọn phương án đầu tư một cách hợp lý, có hiệu
quả cao, phù hợp với năng lực sản xuất, tổ chức quản lý của mình.
6. Hoạt động đầu tư cần phải đảm bảo những nguyên tắc của phát triển bền
vững nuôi trồng thủy sản, nghĩa là quản lý, duy trì nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ
hệ sinh thái, phải đảm bảo sự công bằng trong một thế hệ, nghĩa là phải đáp
ứng các nhu càu của con người trong thế hệ hiện tại và mai sau, là đảm bảo
mọi tầng lớp dân cư đều dược hưởng bình đẳng do sự phát triển mang lại.
III. Nội dung đầu tư nuôi trồng thủy sản
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi nên chú trọng vào những vấn đề
sau:
- Đầu tư vào hệ thống thủy lợi như đầu tư nạo vét các kênh trục chính, hệ
thống cấp và thoát nước để tạo ra môi trường nước thông thoáng phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản
- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất thức ăn công
nghiệp, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở sản xuất phòng trị bệnh cho thủy sản
nuôi.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp năng lượng như trạm điện, máy nổ…,hệ
thống bảo vệ khu sản xuất như đê bao, đường bao…, hệ thống kiểm soát hoạt
động như phát hiện bệnh tật của thủy sản, phòng thí nghiệm...
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Đầu tư vào khoa học, kỹ thuật công nghệ cho nuôi trồng thủy sản
Đầu tư vào khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm
mục tiêu tăng nhanh sản lượng mà không phải sử dụng thêm diện tích nuôi
trồng phục vụ cho tiêu dùng nội địa, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu và cho
công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Đầu tư vào khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản cần tập trung vào
những vấn đề sau;
- Đầu tư nghiên cứu tạo các giống năng suất cao, phù hợp với điều kiện
môi trường của từng vùng, từng địa phương, các giống sạch bệnh.
- Đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho con giống
bảo đảm yêu cầu chất lượng về môi trường, tăng trưởng và phát triển con
giống.
- Đầu tư nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện công nghệ chẩn đoán, phòng
trừ bệnh.
- Đầu tư nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường, kiểm soát
nước thải, ngăn chặn các bệnh dịch lây lan, công nghệ khôi phục môi trường
đã suy thoái.
- Đầu tư cải thiện hệ thống phương pháp nuôi
Việc tăng cường đầu tư khoa học công nghệ cho nuôi trồng thủy sản
không chỉ góp phần tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản mà còn tạo ra
và duy trì lợi thế so sánh cho vùng nuôi.
3. Đầu tư cho công tác qui hoạch nuôi trồng thủy sản
Việc qui hoạch nuôi trồng thủy sản vừa phải đảm bảo sự phát triển lâu dài
của ngành, vừa phải nằm trong qui hoạch tổng thể của cả nước vì nuôi trồng
thủy sản là một hoạt động trong hệ thống hoạt động kinh tế của đất nước nên

phải đảm bảo một trật tự ưu tiên sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đồng thời nuôi trồng thủy sản có quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
do đó khi qui hoạch phải đảm bảo phối hợp các hoạt động một cách nhịp
nhàng, đồng bộ, hỗ trợ phát triển.
Để phục vụ cho công tác qui hoạch yêu cầu các địa phương tiến hành rà
soát và điều chỉnh qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản căn cứ vào điều
kiện sinh thái, sử dụng điều kiện cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi để đầu tư một cách hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng như đê bao,
đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, qui tụ sản xuất vào một số vùng để tổ
chức sản xuất, quản lý môi trường, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Đầu tư qui hoạch nuôi trồng thủy sản cần thiết phải được thiết kế vùng
nuôi theo dự án. Đối với các vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội phù hợp với
phát triển nuôi trồng thủy sản thì tiến hành mở rộng sản xuất. với những vùng
đã thực hiện nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu suy thoái môi trường nặng thì
kiên quyết chuyển đổi sang hoạt động sản xuất khác nhằm bảo vệ tính hiệu
quả và lâu dài. Trong khi qui hoạch cần phối hợp nông, lâm, thủy lợi thống
nhất quản lý sử dụng có hiệu quả các dạng mặt nuôi trồng thủy sản, từ đó tiến
hành qui hoạch cụ thể, bố trí cơ sở hạ tầng vùng nuôi.
4. Đầu tư phát triển nhân lực
Muốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, đòi hỏi phải có
một nguồn nhân lực, gồm các cán bộ khoa học có trình độ cao và đội ngũ kỹ
thuật viên thực hành giỏi làm nòng cốt hướng dẫn cách thức nuôi trồng thủy
sản. cần chú ý đến các nội dung sau:
- Nâng cao trình độ văn hóa cho các ngư dân
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học, kỹ thuật, kỹ năng
nghề nghiệp cho mọi lĩnh vực bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, đội
ngũ thanh tra…
- Tìm kiếm phương thức đào tạo thích hợp ở trong nước kết hợp với sự

giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để xây dựng nguồn nhân lực
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một vấn đề cần lưu ý trong đầu tư ào tạo nguồn nhân lực là: đào tạo nguồn
nhân lực là vấn đề thiết yếu nhưng sử dụng đúng và sử dụng hợp lý nguôn
nhân lực đã được đào tạo cũng không kém phần quan trọng.
5. Đầu tư vào khâu giống thức ăn
Đầu tư vào khâu giống cần tập trung vào các công ty có nhiều khu công
nghiệp về giống. Từ những khu công nghiệp này, giống được bán cho ngư
dân nhằm đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn con giống.
IV. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
1. Đầu tư nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng nuôi trồng thủy sản
Nước ta là nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Trong đó có
những vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi mà ngành nuôi trồng thủy sản
không thể bỏ qua. Diên tích mặt nước mới đưa vào sử dụng mới chỉ chiếm
khoảng 30% so với diện tích tiềm năng, có thể sử dụng tới 60% mà vẫn đảm
bảo cân bằng sinh thái. Tuy nhiên do sự thiếu qui hoạch cụ thể dẫn đến dẫn
đến phát triển nuôi trồng thủy sản ồ ạt, gây tác động xấu đến môi trường tự
nhiên. Đồng thời hệ thống nuôi trồng thủy sản chậm được điều chỉnh, buông
lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng con giống không đảm bảo chất lượng, làm
thiệt hại người nuôi thả ở nhiều vùng. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, đầu tư
phát triển nuôi trồng thủy sản chính là hướng đi chiến lược và lâu dài của
ngành thủy sản.
2. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm làm giảm áp lực khai thác
thủy sản
Ngành thủy sản Việt Nam nhìn chung đã khai thác tới trần, thậm chi có
một số vùng đã khai thác tới hạn cho phép. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến
vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trong nghề cá. Các
hội nghị quốc tế về sự đóng góp của nghề cá vào sản xuất thực phẩm và hội
7

Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghị các bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ thủy sản đã
nhấn mạnh: nuôi trồng thủy sản gắn liền với bảo vệ môi trường là phương
hướng rất quan trọng đáng được sự quan tâm lớn của các quốc gia và các tổ
chức bảo vệ môi trường, Vấn đề bảo vệ các vùng nước khỏi bị ô nhiểm, bảo
vệ các vùng ngập mặn…đang được xem xét gắn liền với việc nuôi trồng thủy
sản. Hiệu quả và tính bền vững của nuôi trồng thủy sản luôn đi liền với việc
ngăn chặn và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên đã và đang bị khai thác cạn kiệt.
3. Nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm cho tiêu
dùng, hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Hiện nay mức tiêu dùng của Việt Nam đối với các loại thủy sản ước tính
chiếm khoảng hơn 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa protein. Riêng về cá
cung cấp khoảng 8kg/người/năm. Những năm tới, xu thế đời sống nhân dân
ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng, người dân có xu thế
thiên về thực phẩm ít chất béo. Do đó cá và sản phẩm gốc là thủy sản làm
thực phảm chiếm phần quan trọng, trong đó cá nuôi cung cấp tại chỗ thì chi
phí vận chuyển ít, đảm bảo được tươi sống ngày càng có vai trò quan trọng
hơn. Theo chiến lược phát triển kinh tế, phát triển của ngành thủy sản, đến
năm 2020, tổng sản lượng của ngành thủy sản đạt 6,5 đến 7 triệu tấn, trong đó
nuôi trồng chiếm 65% đến 70% tổng sản lượng và ưu tiên cho xuất khẩu. Tổ
chức Nông Lương thế giới (FAO) dự báo tổng nhu cầu thủy sản và các sản
phẩm thủy sản sẽ tăng gần 50 triệu tấn vào năm 2015, mức tiêu thụ sản phẩm
thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% đến năm
2015 và trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 19,1 kg sản phẩm thủy
sản/năm. Như vậy nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được và phát triển nuôi trồng
thủy sản chính là cung cấp bổ sung lượng thiếu hụt đó.
Bên cạnh đó, thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên
thị trường quốc tế. đặc biệt nhóm mặt hàng từ tôm là mặt hàng chủ lực và
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368

chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra
các đối tượng khác như nhuyển thể, cá song, cá hồng, cá ba sa, cá rô phi đực,
cá quả, lươn, ếch…cũng là những mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng. Sản
phẩm thủy sản của Việt nam đã được xuất khẩu trên 170 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản đã có sự thay đổi rõ nét kể từ
năm 2000. trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, EU, Mỹ
và Nhật được coi là thị trường chiến lược (EU 25,7%, Mỹ 16%, Nhật 19%) 3
thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỷ trọng hơn 60% xuất
khẩu thủy sản) đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản
hàng đầu thế giới. Vì vậy đầu tư nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng nhu cầu hàng thủy sản cho xuất khẩu. Hơn nữa, đầu tư phát triển
nuôi trồng thủy sản sẽ chủ động kiểm soát được chất lượng vệ sinh của
nguyên liệu, tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu lớn và ổn định cho thị trường
xuất khẩu.
4. Đầu tư nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế xã hội
Với đặc thù vùng nông thôn ven biển, dân số đông, trình độ dân trí thấp…
vì vậy mà cùng với tốc độ gia tăng dân số là tốc độ gia tăng lao động dư thừa.
Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ngoài mục đích góp phần đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, còn góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân. Một bộ phận lớn
ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệu
quả, có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc một bộ phận nông dân vừa
nuôi trồng thủy sản vừa có thể sản xuất nông nghiệp. Điều này làm phong phú
thêm cho nền văn minh lúa nước, đưa nền văn minh lúa nước lên cao hơn,
hiện đại hơn.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy được nuôi trồng thủy sản là một nghề
mang lại nhiều lợi ích về cả kinh tế và xã hội. là một nước có nhiều ưu thế về
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tự nhiên và con người, nuôi trồng thủy sản đã được chú ý trong những năm

qua. Tuy nhiên với tiềm năng lớn như vậy, đầu tư cho nuôi trồng thủy sản của
nước ta vẫn chưa thực sự thỏa đáng, cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa
trong thời gian tới.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II . Thực trạng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 – 2009
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản
Đồng bằng sông Cửu Long
1. Các điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông
với tổng diện tích tự nhiên là 39,712km2, chiếm 12,1% diện tích cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km, khoảng 360 000
km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và vịnh Thái lan, rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế biển. Một vùng sông nước đặc thù như vậy là một trong
những điều kiện thuận lợi và quan trọng nhất, tận dụng lợi thế để đầu tư phát
triển kinh tế nuôi trồng thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát
triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại bên cạnh các nước
Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia…), một
khu vực kinh tế năng động và phát triển, là những thị trường trọng yếu và đối
tác đầu tư quan trọng. nếu tận dụng được lợi thế này thì đồng bằng sông Cửu
Long sẽ có được đáp án bài toán về thị trường đầu ra của nuôi trồng thủy sản
cũng như các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến hoặc sơ chế của các nhà
máy.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Khí hậu
Việt Nam là một trong những nước bị thiên nhiên đối xử khắc nghiệt nhất,
đặc biệt là thiên tai lũ lụt. Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long là vùng ít

11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo
ra một điều kiện rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật đạt
được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động
vật phong phú và đa dạng nhưng đồng nhất trong toàn vùng. Hơn nữa, đồng
bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ôn cũng định trong toàn
vùng, nhiệt độ trung bình 28 độ C, chế độ nắng cao, thuận lợi cho việc nuôi
trồng thủy sản. Tóm lại, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện khí hậu khá
thuận lợi để tiến hành đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành nơi phát
triển thủy sản lớn nhất cả nước.
1.2.2. Nguồn nước
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa.
Cả hai nguồn nầy đều tập trung theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình
quân của sông Mêkông chảy qua đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và
vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa. Mặt khác, ở đây có một hệ
thống kênh rạch lớn nhỏ rất thuận lợi cho cung cấp nước ngọt quanh năm. Về
mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê kông là nguồn nước mặt duy nhất.
Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2400 mm ở vùng
phía Tây đồng bằng sông Cửu Long đến 1300 mm ở vùng trung tâm và 1600
mm ở vùng phía Đông. Với lượng nước dồi dào như vậy, việc đầu tư cho nuôi
trồng thủy sản sẽ tận dụng được những lợi thế trên.
1.2.3. Tài nguyên đất
Với diện tích đất liền khá lớn, do hoạt động của thủy triều, đất bị ngập
mặn, nhiễm mặn, lợ, hang năm tích lũy một lượng lớn phù sa từ các hệ thống
song suối, kênh mương chằng chịt và dặc biệt hơn là nó mang thủy sản và các
thức ăn về cho cá.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đồng bằng sông Cửu Long có một vùng gọi là vùng bãi triều với diện tích

khoảng 480 000 ha, trong đó gần 300 000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản
nước mặn và nước lợ rất tốt.
1.2.4. Hệ sinh thái
Trong các vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long có thể xác
định được 3 hệ sinh thái : Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm nội
địa và hệ sinh thái cửa sông. Hệ sinh thái cửa sông là hệ sinh thái đặc trưng
của vùng. Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển, chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của các thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước
ngọ. Hệ sinh thái này nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động
nhất thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và
thay đổi ước.của chế độ nước ( nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa…), những yếu
tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.
Nhiều loài tôm cá ở đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc
vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này ảnh hưởng mạnh mẽ
của chế độ sông à thỷ triều, phụ thuộc nhiều vào môi trường cửa sông.
Như vậy, thiên nhiên đã rất ưu đãi cho đồng bằng sông Cửu Long nhiều lợi
thế so sánh riêng biệt mà các vùng khác không thể có được để vùng này có
thể tận dụng đầu tư nuôi trồng thủy sản.
2. Các điều kiện kinh tế xã hội
2.1.Chủ trương chính sách nhà nước
Nhận thấy được lợi thế so sánh của đất nước, nhà nước ta đã sớm có
những chủ trương, chính sách và qui hoạch để phát triển ngành thủy sản, đặc
biệt là cho nuôi trồng thủy sản.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là điểm nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả
nước, do đó nhà nước đặc biệt ưu tiên và chú trọng đến việc đầu tư phát triển
nuôi trồng thủy sản cho vùng. Nhà nước đã có nhiều qui hoạch, cơ chế, chính
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sách tạo điều kiện cho người dân vùng này đầu tư nuôi trồng thủy sản. Qui
hoạch hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, thủy lợi, điện tại các vùng

nuôi trồng thủy sản thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu tiên đầu tư
phát triển các đối tượng chủ lực, khuyến khích đầu tư phát triển nuôi theo
công nghệ sạch, sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn,
quan tâm đầu tư nghiên cứu con giống mới, sản xuất giống và du nhập con
giống có chất lượng cao.
Các địa phương duy trì mô hình nuôi tôm xen canh trồng lúa hoặc chuyên
canh tôm ở vùng nhiễm mặn; chuyên canh cá da trơn ở vùng nước ngọt; cá
đồng truyền thống như rô phi, diêu hồng, chình, chép, mè, trôi, trắm, cá lóc,
lươn, ếch, ba ba... thì nuôi ở vùng đồng trũng. Các địa phương cũng tổ chức
lại cơ cấu sản xuất theo mô hình thâm canh và bán thâm canh quy mô nông
hộ, chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các khâu từ sản xuất
con giống tới nuôi thả trên quy mô lớn. Trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình
nuôi thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, hạn chế rủi ro từ bên
ngoài vào hồ ao nuôi thả.
Các chính sách để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản do vùng đồng bằng
sông Cửu Long đề ra cũng ngày càng mang tính chất ưu tiên khuyến khích:
Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá, chính sách khuyến khích
phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng, chính sách khuyến khích nuôi
biển
2.2.Nguồn lao động
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số đông nhất trong các vùng từ
độ tuổi từ 15 đến 30, một cơ cấu dân só rất trẻ. Tỷ lệ người mù chữ trong độ
tuổi lao động còn cao chiếm 19,2% trong khi cả nước là 16,5%, tỷ lệ huy
động đi học của trẻ em ở độ tuổi 6 đến 18 tuổi là 61% và độ tuổi 6 đến 23 tuổi
là 44%, như vậy là quá thấp.
14

×