Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lỡ làng mưa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.63 KB, 5 trang )

Đề bài: Vẻ đẹp của bài thơ “Mưa xuân” (Nguyễn Bính)
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay"
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa lòng tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!
Em xin phép mẹ vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bẩy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng!
Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!


Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo:" Mùa xuân đã cạn ngày".
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: "Hát tối nay?"
1936
***********************
Bài làm
Lỡ làng mưa xuân
Hình như Nguyễn Bính sinh ra là để an ủi cho những thân phận lỡ
làng, lận đận đường tình duyên. Từ cô gái ôm hận “lỡ bước sang ngang”, từ
người em chạnh buồn ngày “quan trạng” vinh quy đến một nhân vật tôi, yêu
mà không dám thổ lộ, đến khi cô gái – “người hàng xóm” ấy chết, anh mới
“nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng”…, tất cả đều được thi sĩ cảm thông
và dành tặng những dòng thơ đầy day dứt. Nhânn vật em trong “Mưa xuân”
cũng là một trong biết bao thân phận như thế. “Em” cũng đợi chờ, cũng
mong ngóng, để rồi cuối cùng phải ê chề trong lỡ làng:
“Em là con gái trong khung cửi

Để mẹ em rằng hát tối nay?”
Bài thơ là nỗi tủi phận tủi duyên, là nỗi âu sầu nhân thế ! “Mưa xuân”
không chỉ dừng lại ở nhan đề, nó còn là đầu mùa xuân, đầu năm, là tơ vương
đầu tiên, mối tình đầu tiên, là cuộc hẹn hò đầu tiên… Nó là người chứng
kiến và ở cuối bài còn là nạ nhân của sự phũ phàng. Mua xuân phơi phới
suốt bài thơ. Mưa thì vẫn thế, có chăng là lòng người trong cuộc đã khác,

cho nên cảm nhận về mưa xuân cũng đổi thay. Mưa xuân thường xui người
ta nghĩ đến hạnh phúc, đến sung túc đủ đầy, vậy mà ở đây nó lại gắn với một
lỡ làng, sao mà éo le, sao mà trớ trêu đến thế?
Bài thơ có sự phân định lành mạch mà cũng tự nhiên của hai không
gian: khung cửi và cuộc đời. Kẻ chia rẽ hai không gian này chính là … mưa
xuân? Bên này mưa xuân, em vẫn là cô bé, trong trắng, trinh nguyên, một
hồn thơm trong nhụy. Bên kia là mưa xuân, em đã là cô gái với những xốn
xang của mối tình đầu. Càng khắc họa những hồi hộp, mong đợi của em bao
nhiêu trong cuộc hò hẹn đầu tiến, càng tô đậm hơn nỗi nhớ làng tủi cực của
em khi người ấy lỗi hẹn. Đây là quãng đời khi mưa xuân chưa đến:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.”
Lúc ấy em còn “trẻ quá, hồn nhiên quá”, em vẫn sống trong thế giới
bình yên – thê giới con gái. Hình ảnh so sánh “lòng em” với “cây lụa trăng”
đã phô bày tất cả vẻ đẹp tâm hồn trinh trắng, nói được sự e lệ, kín đáo của
em. Thế rồi mưa xuân đến:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
Mưa xuân giăng tơ cho trời đất. Mưa xuân còn giăng tơ cho cả hồn
người. Hai chữ “phơi phới” là nỗi vui của mưa bay hay là nỗi hân hoan hồi
hộp, xốn xang của lòng em? Chẳng ai mất công đi lí giải làm gì bởi giò đây
em và mưa xuân đã là một rồi. Tiếng gọi của mưa xuân đã đánh thức những
rung động thiếu nữ. Còn gì ý nhị bằng khi nghe mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối
nay”, em nhận ra trong một chút thẹn thùng:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nhớ đến anh.”

Những tiếng “hình như”, “có lẽ” nghe sao mà chân chất,mộc mạc đến
thế, giống như em - người thiếu nữ của đồng quê. Nguyễn Bính dường như
rất am hiêu những xao xuyến con gái ấy. “Dùng lời quê để biểu hiện duyên
quê”, thi sĩ đã giúp bạn đọc cùng lứa tuổi với em hiểu, và lí giải được lòng
mình cái bừng đỏ của gương mặt : ấy là vì bóng hình anh cùng với mưa
xuân, đã bước vào lòng em tự bao giờ? Trong buổi hát chèo của làng đêm
nay, em lần đầu tiên sẽ tự tay dệt tấm tình trên khung cửi cuộc đời. vì thế,
hồi hộp lắm chứ, ngóng chờ lắm chứ!
Nhưng không hiểu là vô tình hay cố tình, Nguyễn Bính càng tô đậm
nỗi lòng em trước đêm hẹn thì trớ trêu thay, càng khắc sâu hơn nỗi ê chề khi
em bị lỗi hẹn. Có lẽ không gì hay bằng thủ pháp so sánh tương phản khi thi
sĩ sử dụng trong cảnh ngộ này. Bởi lẽ nó mở ra hai chiều tâm trạng đối
ngược nhau, hai tâm trạng ấy ngả về hai ranh giới, cứ đối nhau chan chát,
như cùng hùa vào nỗi tê tái của lòng em. Sự lỡ làng không được dự báo lúc
em đi xem hát, nhưng hình như nó đã thấp thoáng đâu đây. Phải dõi theo
từng bước chân em, ta mới thấm thía được tổn thương đầu đời này. Và càng
thấm thía hơn khi ta nhìn em trong thế tương phản đối lập giữa các ý, hình
ảnh thơ.
Có thể nhận thấy phần đầu bài thơ là tâm trạng “xăm xăm băng nẻo” ,
“đánh đường tìm hoa” của em thì phần sau lại là tâm trạng tủi phận, lỡ
duyên. Cái ranh giới của hai tâm trạng ấy được thể hiện chỉ trong một khổ
thơ:
“Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”
Câu thơ trĩu nặng nỗi kể lể, giận hờn trách cứ. “Chờ mãi”, tiếng “mãi”
như kéo dài hàng thế kỉ, còn “thế mà” lại ẩn chứa cả sự mỉa mai chua chát.
Có phải em đang cũng nhận ra sự ngây thơ, cả tin của mình, nhưng rồi sự
nức nở đã che lấp tất cả nỗi rối bời trong em. Câu thơ “Để cả mùa xuân cũng

nhỡ nhàng” nghe vừa ám ảnh, day dứt. không biết anh nghe được câu này có
day dứt không? Tiếng nghẹn ngào của trái tim lần đầu bị tổn thương cứ dằn
xuống những âm trắc nặng nề. Từ “cũng” dùng ở đây thật hợp lí. Em tưởng
mưa xuân, mùa xuân có mối duyên của nó. Thế mà trước sự nhỡ nhàng của
em, mùa xuân cũng thấy sự nhỡ nhàng. Hay là em thấy tủi duyên quá nên
dường như sự nhỡ nhàng ấy lan tỏa cả đất trời, cả mùa xuân? Anh đã lỗi hẹn
với em, lỗi hẹn với mùa xuân rồi!
Cái dáng “lầm lụi” của em trên đường về cứ nhòa đi trong đêm mưa.
Giờ đây là lúc em tự ngẫm lại mình. Khi em ra đi “Bữa ấy mưa xuân phơi
phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” sao mà xốn xang; lúc em ra về “
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay/ Hoa xoan đã nát dưới chân giày” sao mà ê
chề. Trước “Mưa bụi nên em không ướt áo”, sau “Áo mỏng che đầu mưa
nặng hạt”. Trước “Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ”, mẹ về vô tình mách bảo
một cơ hội. Sau “Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ”, mẹ có vô tình không
mà than tiếc một cơ duyên: “Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày” … Tất cả
những đổi thay ấy là do anh lỗi hẹn. Chỉ một lần lỗi hẹn mà uổng cả một
mùa xuân! Có ai đó từng nói: “Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm
động hay nhất, sâu bền nhất”. Tổn thương đầu đời này sẽ hẳn còn lưu lại mãi
qua mỗi xuân sau.
Nhưng em vẫn chờ đợi anh ạ, vẫn chờ đợi đêm hát năm sau. Không
biết em có thư tha cho lần lỗi hẹn này của anh không, nhưng em vẫn ngậm
ngùi tự hỏi lòng mình như đang tâm sự với anh:
“ Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?”
Em biết là khoảng cách giữa em và anh, bây giờ không còn đo đếm
bằng một thôi đê giữa thôn Đoài với thôn Đông, giờ đây giữa em và anh là
vời vợi xuân qua. Những câu hỏi tha thiết của em càng làm nhói đau những
trái tim đã từng một lần lỡ làng của cuộc hò hẹn đầu tiên.

Bài thơ khép lại một lỡ làng! Mưa xuân đã thôi bay nhưng nỗi đau,
vết thương lòng vẫn còn nguyên vẹn. “Mưa xuân” ám ảnh chúng ra, để ta
thương hơn những người em như thế, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi
người để giật mình tự hỏi: Đã khi nào ta lỗi hẹn với một ai.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×